Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong tham vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.24 KB, 3 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ QUY ĐIỀU ĐẠO
ĐỨC TRONG THAM VẤN
1. Đạo đức trong tham vấn
• Khái niệm:
− Đạo đức (ethic) là những nguyên lý, quy tắc quy định hành vi phải
theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, tùy
theo thể chế chính trị xã hội mà các cá nhân sống trong đó.
− Đạo đức trong tham vấn là thước đo quyết định xem hành vi của nhà
tham vấn trong suốt quá trình tham vấn có đúng, có tốt, có làm sai làm
hại đến thân chủ hay không. Đồng thời đặt ra vấn đề nhà tham vấn đã
làm hết sức vì lợi ích của thân chủ hay chưa.
• Đạo đức trong tham vấn
− Ở pháp, Tâm lý học phát triển khá sớm, ngay đầu thế kỉ XX, nhưng
quy điều đạo đức hành nghề độc lập cho các nhà tâm lý học thực hành
mới được nhà nước thừa nhận 1986.
− Ở Việt Nam, các quy điều đạo đức đảm bảo quyền hành nghề luật cho
các luật sư mới được ban hành vào năm 2007. Còn ngành tâm lý học,
chưa được cấp mã số cho người hành nghề trợ giúp tâm lý và ngành
tham vấn vẫn chưa phát triển.
− Tham vấn là nghề đặc thù liên quan đến việc trợ giúp người có khó
khăn tâm lý. Nên đòi hỏi sự “trong sáng về đạo đức”, người làm công
việc tham vấn phải tuân theo những quy tắc hành nghề bắt buộc mới
nâng cao được vị thế và uy tín nghề nghiệp trong xã hội.
− Nếu người làm công việc tham vấn lạm dụng quyền lực tham vấn là
phi đạo đức, không tuân thủ các chuẩn mực đạo đức có thể làm hại
thân chủ.
− Hiện nay, các nhà tâm lý học làm công tác tham vấn ở Việt Nam chưa
chịu những quy định này, Hiện ở Việt Nam chỉ tồn tại những quy tắc
riêng lẻ do các trung tâm tham vấn, tư vấn ban hành và chỉ áp dụng
cho các thành viên của họ.



− Trên thế giới, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cung cấp sự hướng
dẫn cho các chuyên gia trong ngành trợ giúp, giúp làm rõ những trách
nhiệm của các chuyên gia tham vấn với xã hội, mang lại sự yên tâm
cho xã hội và giúp các chuyên gia duy trì tính chính trực trong nghề
nghiệp.
2. Quan điểm xây dựng quy điều đạo đức nghề nghiệp
− Những quy điều đạo đức chung:
Bí mật
Tôn trọng sự khác biệt
Trung thực
Nhiệt tình và quan tâm đến các nhu cầu của khách hàng
Tôn trọng quyền tự quyết của khàch hàng
Giữ đúng mối quan hệ nghề nghiệp
Luôn có có trách nhiệm nâng cao chuyên môn
Khuyến khích thân chủ chịu trách nhiệm vấn đề của mình
Không lạm dụng thân chủ, bảo vệ thân chủ
− Gert(1988) tin rằng những phán xét về mặt đạo đức nên dựa trên một
tập hợp “những chân lý mang tính toàn cầu”, tuy nhiên trong một số
tình huống việc áp dụng những chân lý mang tính toàn cầu không phù
hợp với các nền văn hóa, chính trị khác nhau nên quy điều đạo đức
cần được thể chế hóa dựa trên nền tảng pháp lý cụ thể của mỗi quốc
gia.
− Các tiêu chuẩn đạo đức ở Việt Nam và một số nước còn chưa được xây
dựng, nhưng các chuẩn mực đạo đức của Hiệp hội tham vấn Hoa Kỳ, các
hiệp hội tham vấn thế giới (Anh, Pháp, Canada…) vẫn được coi là tiêu
chuẩn hướng dẫn và đánh giá hành xử.
− Tính pháp lý của các nguyên tắc đạo đức thể hiện: Các nguyên tắc đạo đức
của nghề trợ giúp luôn được xây dựng dựa trên bộ luật bảo vệ con người do
các cơ quan luật pháp thông qua. Ở các nước trợ giúp tâm lý phát triển, việc

xây dựng các quy điều đạo đức là sự đảm bảo nghề nhiệp cho nhà tham vấn
và quyền lợi của thân chủ.


− Khi vi phạm các quy điều đạo đức nghề nghiệp nhà thâm vấn và các chuyên
gia tâm lý có thể bị kiện theo luật dân sự hoặc hình sự.
− Mặc dù các nguyên tắc đạo đức không phải là những tài liệu pháp lý nhưng
bất kể một nhà tham vấn bị liên quan đên một vụ kiện dân sự hay hình sự thì
những quy tắc của một hiệp hội chuyên môn có thể là một bộ phận quan
trọng cung cấp bằng chứng trong việc nhà tham vấn có tội hay vô tội.



×