SKKN: một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học các bài hát trong chương trình tiểu học
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Câu nói đó chẳng sai chút nào.
Thế hệ tương lai phải được trang bò tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh tuý nhất
và đặc sắc nhất của xã hội, có như vậy mới đuổi kòp với nhòp sống hiện đại
ngày nay. Vậy ai là người làm nhiệm vụ “trang bò” cho các em? Chính
những “người kó sư tâm hồn” đóng một vai trò hết sức quan trọng – những
người trực tiếp giảng dạy, giáo dục các em để hướng tới cái đích của “chân,
thiện, mỹ”. Luật giáo dục 1998 có viết: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mỹ và nghề nghiệp...”
Để thực hiện được điều đó còn phụ thuộc rất lớn vào nền giáo dục của
đất nước ta mà chòu ảnh hưởng nhất là “bậc giáo dục Tiểu học”. Ở bậc học
này, các em được hình thành những kiến thức sơ đẳng về “Tự nhiên, Xã hội
và Con người...” thông qua các môn học như: Toán, Tiếng Việt, Thể dục, Tự
nhiên và Xã hội (Khoa học, Lòch sư ûvà Đòa lí ở lớp 4,5) đó chính là bậc học
nền tảng cho bậc học tiếp theo đồng thời góp phần hình thành nên nhân cách
con người Việt Nam cho các em.
Trong khi đó, với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện đại thì nhu
cầu giải trí của mọi người càng cao; các tác phẩm âm nhạc “mì ăn liền” lần
lượt ra đời cuốn hút giới trẻ trong đó các em lại là những “nạn nhân đáng
thương” cần được quan tâm, chú ý đến. Các em hát làu làu các bài “nhạc trẻ
bốc lửa, yêu đương nhăng nhít” mà đổi lại là sự lơ đãng với các bài hát thiếu
nhi, những bài hát dễ thương, nhí nhảnh của lứa tuổi Tiểu học. Đó là một sự
bắt chước máy móc, hồn nhiên “vô tội vạ”.
Trước thực trạng đó, đòi hỏi cần phải có cách khắc phục kòp thời nhằm
đưa các em trở về sống đúng với lứa tuổi Tiểu học. Đặc biệt là phải làm sao
cho các em thấy được cái hay, cái đẹp của âm nhạc mà đích xác là thấy
được cái tiềm ẩn của nó. Vì lẽ đó, đã thôi thúc bản thân tìm ra các biện pháp
nhằm cải thiện tình hình cũng như góp phần vào việc phát triển khả năng âm
nhạc cho các em. Đó cũng là nội dung của bản sáng kiến “Một số biện pháp
giúp học sinh ham thích học các bài hát trong chương trình Tiểu học trường
Tiểu học Thiện Hưng B” năm học 2007-2008”.
II/Mục đích nghiên cứu:
Người thực hiện: Tạ Bích Chi Trang
1
SKKN: một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học các bài hát trong chương trình tiểu học
Qua bản sáng kiến nho nhỏ này giúp cho các em có thái độ đúng đắn
với việc học nhạc cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Âm
nhạc trong chương trình Tiểu học, làm nền tảng cho bậc học cao hơn đồng
thời hoàn thiện dần nhân cách cho các em trên con đường tiến tới “bức
tường nhân cách” trong suốt cuộc đời của mình.
III/ Giới hạn của đề tài:
Chỉ nghiên cứu phân môn Âm nhạc ở Tiểu học Trường Tiểu học Thiện Hưng
B năm học 2007-2008.
IV/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: chất lượng dạy và học môn Âm nhạc của giáo
viên và học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5 Trường Tiểu học Thiện Hưng B.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5 Trường Tiểu học
Thiện Hưng B.
V/ Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu như áp dụng các biện pháp để giúp học sinh ham thích học các bài hát
trong chương trình tiểu học một cách thường xuyên và đồng bộ thì sẽ giúp
phát triển toàn diện khả năng âm nhạc ở tiểu học, làm nền tảng cho bậc học
cao hơn.
VI/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nêu trên, bản thân đã xác đònh được những nhiệm vụ cần
nghiên cứu sau:
* Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
-Tìm hiểu luật giáo dục 1998.
-Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan
đến bộ môn Âm nhạc.
-Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học.
*Tìm hiểu thực trạng học tập môn Âm nhạc của học sinh, tình hình thực tế
của các lớp trong trường.
*Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh ham thích học các bài hát ở tiểu
học.
VII/Phương pháp nghiên cứu:
Người thực hiện: Tạ Bích Chi Trang
2
SKKN: một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học các bài hát trong chương trình tiểu học
Để làm được điều mà đã nêu trên thì ngay từ đầu năm đã lập ra những
việc cần làm trong năm học, tìm ra những biện pháp nhằm tạo mọi điều kiện
cho các em có dược sự ham thích, niềm đam mê âm nhạc qua các phương
pháp sau:
-Phương pháp điều tra.
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
-Phương pháp kiểm tra đánh giá.
-Phương pháp đối chứng.
-Phương pháp hỗ trợ: Toán thống kê.
VIII/ Kế hoạch thực hiện:
-Tháng 9 / 2007 lập đề cương.
-Tháng 10 / 2007 điều tra thực trạng.
-Tháng 11/ 2007 thu thập số liệu, điều tra xử lí số liệu.
-Tháng 12 / 2007 đến tháng 2/2008 thống kê, phân tích số liệu.
-Tháng 3 / 2008 viết đề tài, nộp bản thảo.
-Tháng 4 / 2008 chỉnh sửa và hoàn thành đề tài.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lí luận của đề tài:
1/ Thuận lợi:
-Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các đoàn thể trong
nhà trường và các bạn đồng nghiệp tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và
học môn Âm nhạc: sắp xếp một phòng học nhạc, nhạc cụ(đàn organ), trang
thiết bò phục vụ cho môn học.
-Được trang bò những kiến thức nhạc lí từ trường sư phạm, luyện tập
để sử dụng thành thạo nhạc cụ phục vụ cho việc giảng dạy.
-Được học bồi dưỡng về môđun Âm nhạc.
2/Khó khăn:
- Đặc điểm, tình hình nhà trường có nhiều điểm lẻ nên khó khăn trong
việc vận chuyển nhạc cụ làm hạn chế việc học tập của các em.
- Trang thiết bò phục vụ cho giảng dạy còn thiếu thốn: máy nghe băng,
máy hát đóa... làm cho việc tiếp thu bộ môn giảm sút phần nào.
Người thực hiện: Tạ Bích Chi Trang
3
SKKN: một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học các bài hát trong chương trình tiểu học
II/ Tìm hiểu thực trạng trước khi nghiên cứu:
Như đã nêu trên, hiện trạng các “dòng nhạc chạy theo thời đại” đang
dần tiến sâu vào tâm hồn các em ở lứa tuổi tiểu học một cách âm thầm,
lặng lẽ mà không hay không biết. Xuất hiện ngày càng nhiều học sinh cứ
“ tua đi tua lại” những ca từ của “ các bài hát mì ăn liền”, nào là nhạc
rốc, nhạc ráp đến” yêu đương nhăng nhít”. Ngược lại, các em lại quá lơ
là với việc học các bài hát ở tiểu học khi đến lớp, đến trường.
Nói như vậy nhưng không có nghóa là tất cả các em đều có chung một
tư tưởng tình cảm đối với việc học bộ môn. Cho nên theo thống kê đầu
năm thì mức độ yêu thích bộ môn Âm nhạc được chia ra làm 5 mức cụ
thể như sau:
Người thực hiện: Tạ Bích Chi Trang
Khối
TS
HS
Đầu năm học
Rất
nhiều
Nhiều TB Ít Rất ít
I 82 10 12 17 18 27
II 85 14 12 19 17 23
III 62 10 9 15 12 16
IV 77 5 6 19 20 31
V 64 9 4 30 8 13
4
SKKN: một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học các bài hát trong chương trình tiểu học
III/ Nguyên nhân:
Khách quan: Sự phát triển của các phương tiện truyền thông như: Tivi,
đài, internet. . . đều rầm rộ, các tác phẩm “ nhạc trẻ thời đại mới “ lần lượt
ra đời, các em chỉ nghe và bắt chước một cách máy móc “ như con vẹt “.
Chủ quan: thiếu sự quan tâm, nhắc nhở, uốn nắn kòp thời củ gia đình, bản
thân các em lại muốn được thể hiện là người lớn.
IV/ Một số biện pháp thực hiện:
Qua việc nắm bắt được tình hình học tập chung của các khối lớp trong
trường ngay từ đầu năm học đã tiến hành những việc làm như sau:
1. Tổ chức lớp học sinh động qua “ tiếng đàn và giọng hát”.
Âm nhạc là một môn học tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của
con người. Nó như một “món ăn tinh thần” đòi hỏi phải trải qua một quá
trình “chế biến” lâu dài mà người thưởng thức phải chòu nhiều tác động. Vốn
dó là một môn nghệ thuật mà được tiếp xúc qua hai giác quan chính là “tai”
và “mắt” nên chỉ có tiếng đàn mới có thể chuyển tải nhanh nhất những giai
điệu “vui nhộn, nhí nhảnh” hay “mượt mà, êm dòu” của các bài hát trong
chương trình tiểu học. Cũng nhờ đó mà kích thích hứng thú học tập và thấy
được cái hay, cái đẹp của nó. Ngoài ra, người tổ chức, điều cũng rất quan
trọng, để các em thấy được tính chất, tình cảm của bài hát đòi hỏi phải có sự
thể hiện nó qua phần biểu diễn của giáo viên (GV). Nếu như chỉ được
“nghe” để mà cảm nhận thì thật quá khó đối với các em. Vì ở mức độ đó
chắc chắn sẽ là một bậc cao hơn khi được cả “tai nghe” lẫn “mắt thấy”.
Mặt khác, đàn là một công cụ góp phần thành công trong việc tạo
thêm hứng thú học tập âm nhạc. Bởi lẽ, khi giai điệu của bài hát vang lên
qua tiếng đàn tiết học trở nên sinh động hẳn, hầu hết các em hướng về GV,
tập trung cao độ để hát cho đúng nhạc, đúng nhòp, nét mặt hớn hở, háo hức.
Lúc đó mới nhận thấy được sức mạnh của âm nhạc, nó nhanh chóng làm
thay đổi tâm trạng của con người. Vì vậy, càng đòi hỏi người GV phải chuẩn
bò thật tốt cho việc sử dụng nhạc cụ của mình để các em thấy được “cái sức
mạnh tiềm ẩn” đó, khi mà muốn tìm tòi, khám phá vô hình chung đã trở
thành một động lực học tập tích cực đáng được phát huy. Có như vậy thì
quãng đường đi đến đỉnh cao của sự ham thích đã bắt đầu được rút ngắn lại
một ít, theo chiều hướng khả quan hơn.
2. Vận dụng phương pháp đọc lời ca theo tiết tấu:
Người thực hiện: Tạ Bích Chi Trang
5
SKKN: một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học các bài hát trong chương trình tiểu học
Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu của cả một quá trình để đi đến mức độ
của sự cảm nhận. Liệu các em có cảm thấy thích thú với các bài hát mà
chẳng hát được câu nào cả không? Dẫu biết rằng khi được nghe giai điệu mà
cảm thấy thinh thích thì sẽ làm đòn bẩy cho việc thực hành hát, biểu diễn...
nhưng nếu
không thuộc lời ca mà nhớ giai điệu thì có thể hiện bài hát tự nhiên, thoải
mái được không? Chắc chắn sẽ không đạt được kết quả cao nhất.
Vì vậy, trước hết phải có cách nào mà giúp cho các em thuộc lời ca
nhanh nhất. Qua thời gian giảng dạy đã rút ra được một số kinh nghiệm nho
nhỏ sau:
• Đọc lời ca theo tiết tấu. Ví dụ: khi dạy bài hát “Quê hương tươi đẹp, lớp
1 - Dân ca Nùng” trong bước hướng dẫn đọc lời ca:
Quê hương em biết bao tươi đẹp...
x x x x x x x
Trong bước đọc mẫu thì GV vừa đọc vừa gõ theo tiết tấu. Còn khi cả lớp
đọc thì GV gõ đệm theo.
• Dặn dò lớp hát đầu giờ, giữa giờ bài hát mà trong tuần đang học. Chẳng
hạn, tuần này học hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn, nhạc và lời Phạm
Tuyên” thì dặn các em hát bài này vào đầu giờ và vào giữa giờ. Nhờ vậy,
mà trong cả 1 tuần các em vẫn nhớ giai điệu bài hát.
• Chơi trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. Cả lớp hát các bài hát đã học
và chỉ ngừng lại khi bạn mình đã tìm được đồ vật mà các bạn đã giấu. Khi
hát nhiều lần kết hợp với trò chơi làm cho các em háo hức tập trung vào bài
hát và vô tình những bạn nào chưa thuộc lời ca cũng hòa nhập theo các bạn
luôn một thể.
Từ việc đọc lời ca thuần thục cũng góp phần giúp các em nhanh chóng hát
đúng giai điệu và gõ đệm đúng nhòp, phách, tiết tấu lời ca là tất nhiên.
3. Dự đoán trước những chỗ khó hát, dễ hát sai.
Đọc được lời ca chỉ mới là bước đầu của cả một quá trình học hát, nếu
hát mãi mà chẳng đúng giai điệu thì liệu có thích bài hát đó không? Đúng
như vậy, cho nên phải có cách nhằm giúp cho các em ngay từ đầu học với
bất kì bài hát nào cũng có thể hát đúng cao độ, trường độ bài hát. Trong bất
cứ bài hát thường có một vài chỗ khó hát, dễ bò nhầm lẫn giữa hát và đọc,
hoặc nhầm lẫn giữa tiết tấu bài hát với ý nghóa của lời ca. Chẳng hạn trong
Người thực hiện: Tạ Bích Chi Trang
6
SKKN: một số biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học các bài hát trong chương trình tiểu học
bài “Lớp chúng ta đoàn kết, lớp 3 – nhạc và lời : Mộng Lân” có câu “Giúp
đỡ nhau xứng đáng trò ngoan” khi hát sẽ thành “Giúp đỡ nhau xứng đáng tro
ngoan”. Hoặc bài “Em yêu hòa bình, lớp 4 – nhạc và lời : Nguyễn Đức
Toàn” dễ bò nhầm lẫn về tiêt tấu trong câu hát : Em yêu hòa bình yêu đất
nước Việt Nam, khi hát câu này các em sẽ hát 3 chữ “yêu đất nước” liền
mạch nhau vì cứ tưởng rằng hát giống như chỗ “yêu hòa bình” mà lẽ ra phải
hát là “yêu / đất nước”. Cũng có những bài vừa nhầm cả cao độ lẫn tiết tấu
như bài Chò Ong Nâu và em bé, lớp 3 – nhạc và lời : Tân Huyền, câu hát :
“Em đã thấy chò bay” hát thành “Em đa thấy chò bay” còn chỗ “Làm mật
ong nuôi đời” các em thường hát ngắt ở chỗ “Làm mật ong / nuôi đời”, đúng
ra phải hát là “Làm mật ong nuôi / đời”. Vì vậy, để làm được điều đó phải
tìm tòi, phát hiện ra trước khi dạy cho các em hát ở lớp và bản thân người
GV giảng dạy phải đầu tư thật kó cho mỗi tiết dạy. Có như vậy, các em mới
nhanh chóng hát đồng đều, rõ lời cũng như đúng cao độ, trường độ bài hát.
Khi hát thuộc mà còn hát hay nữa thì việc các em có “cảm tình” với bài hát
là tất nhiên, từ đó sẽ tiến tới việc phát hiện ra nét đẹp trong từng bài hát.
4. Phát huy tối đa hoạt động “ múa phụ hoạ” trong một số tiết học Âm
nhạc.
Âm nhạc rất đa dạng “hát thường đi đôi với múa, nhún chân, nghiêng
đầu – nói chung là vận động phụ hoạ”. Đối với học sinh cũng vậy, nếu cứ
ngồi hát “suông” không thì không thể nào vui nhộn bằng việc hát kết hợp
với vận động theo nhạc. Đồng thời, khi vận động theo nhạc vô tình lời bài
hát càng được khắc sâu hơn nhờ các động tác có liên quan đến lời ca. Chẳng
hạn, với bài “Đàn gà con – nhạc Phillipenco ở lớp 1 ”, bài hát có 2 lời khi
hát các em thường dễ lẫn lộn giữa lời 1 và lời 2. Nhưng khi vận động theo
nhạc thì các em tự phân biệt được lời 1 là: “Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn”
(dùng 2 tay làm động tác đi bằng 2 chân của đàn gà con), còn lời 2 là:
“Uống nước vào là no căng diều”(làm động tác uống nước). Hay ở bài “Chò
Ong Nâu và em bé – nhạc và lời: Tân Huyền, lớp 3” cũng có 2 lời, khi mới
học các em thường lẫn lộn “Chú gà trống mới gáy” với “Hoa nở những cánh
thắm” nhưng sau khi phụ họa các em nhớ rất rõ đâu là câu hát của lời 1, đâu
là câu hát của lời 2. Nhờ vậy, các em càng thích được biểu diễn, nhờ “múa”
mà “hát” đúng lời.
Để phối hợp ăn ý, nhòp nhàng giữa hát và biểu diễn thì không đơn
giản chút nào. GV phải giúp đỡ, khơi gợi cho các em; trước hết, GV làm mẫu
- học sinh thực hiện theo, HS khá, giỏi biểu diễn – cả lớp biểu diễn theo, rồi
Người thực hiện: Tạ Bích Chi Trang
7