Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 6 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 100-105

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
Đỗ Văn Hào - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
Ngày nhận bài: 05/4/2019; ngày chỉnh sửa: 08/5/2019; ngày duyệt đăng: 21/5/2019.
Abstract: A Gifted High school is a school for gifted students, with special competencies. To teach
these gifted students, teachers must master their competencies and have special teaching methods
that can be met them. Therefore, the school should have a specific plan, a long-term strategy for
training and retraining of teachers according to a standard framework of competence for Gifted
High school teachers.
In this article, we present some theoretical issues about developing teachers in Gifted High schools.
Keywords: Teacher staffs, Gifted High school.
1. Mở đầu
Đội ngũ giáo viên (GV) trường trung học phổ thông
(THPT) chuyên là đội ngũ chất lượng cao so với mặt
bằng GV THPT nói chung. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi
mới giáo dục trong thời kì hiện nay, đòi hỏi cán bộ quản
lí, đội ngũ GV trong trường THPT chuyên phải thay đổi
từ tư duy đến chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội
mới có thể đáp ứng được sự phát triển trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế về giáo dục.
Đối với cấp THPT, với vấn đề số lượng đội ngũ GV,
cần phải căn cứ tỉ lệ học sinh (HS) trên GV theo yêu cầu
của trường THPT chuẩn quốc gia; chất lượng phải hướng
tới chuẩn trình độ, chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu của nhà
trường và những yêu cầu đổi mới hội nhập quốc tế; cơ
cấu phù hợp theo chuyên môn gồm môn học và vị trí
công tác. Theo đó, phát triển đội ngũ GV là làm cho đội


ngũ này biến đổi thành những người có năng lực và phẩm
chất mới cao hơn, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu. Sự phát triển đội ngũ GV chủ yếu thể hiện ở các mặt:
phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
năng lực hoạt động thực tiễn, số lượng đội ngũ GV, cơ
cấu đội ngũ GV.
Quản lí phát triển đội ngũ GV phải vừa đáp ứng được
mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài trong tương lai
của tổ chức; trước hết phải giúp cho đội ngũ GV phát huy
được tính tích cực chủ động, sáng tạo, thấy được tiềm
năng của họ để có thể tạo điều kiện cho họ cống hiến ở
mức cao nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao
nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, hướng họ vào việc
phục vụ lợi ích của tổ chức, của cộng đồng và của xã hội,
đồng thời phải đảm bảo được những lợi ích về tinh thần
và vật chất với mức độ thỏa đáng cho mỗi cá nhân GV.
Bài viết này đề cập một số vấn đề lí luận về phát triển
đội ngũ GV trường THPT chuyên.
2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên trung học
phổ thông chuyên
2.1.1. Yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ
giáo viên
* Đủ về số lượng: Đội ngũ GV THPT được xác định
trên cơ sở: số lượng lớp học và định mức biên chế theo
quy định của Bộ GD-ĐT. Theo quy định về biên chế GV
THPT: Theo Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày
31/10/2008 của Bộ GD-ĐT Hướng dẫn định mức biên
chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt được bố

trí không quá 3,1 biên chế. Do đó, số GV trường THPT
chuyên là: số GV cần có = số lớp chuyên x 3,1.
* Đạt chuẩn về chất lượng: Trình độ đào tạo của GV
trường THPT chuyên phải đạt trình độ tối thiểu là đại
học, trình độ đào tạo chính quy.
* Đồng bộ về cơ cấu: Đội ngũ GV trường THPT
chuyên phải đồng bộ cơ cấu về giới tính, bộ môn giảng
dạy, trình độ đào tạo, độ tuổi, thâm niên công tác của GV.
2.1.2. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên
trung học phổ thông chuyên
* Phẩm chất chính trị và đạo đức: Nhận thức tư
tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân; chấp
hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước; chấp hành quy chế của
ngành, quy định của nhà trường; có đạo đức, nhân cách
và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; đoàn kết
trong quan hệ đồng nghiệp.
* Trình độ chuyên môn: GV được đào tạo theo đúng
chuẩn trình độ, nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của
chương trình, sách giáo khoa của môn học; có kiến thức
cơ bản và chuyên sâu đảm bảo đầy đủ, chính xác, có hệ
thống; có kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm; có
kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
của HS; có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và
nhân văn, công nghệ thông tin, ngoại ngữ.

100

Email:



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 100-105

* Nghiệp vụ sư phạm: Lập kế hoạch dạy học trong
năm học phù hợp với đặc điểm của trường và lớp được
phân công giảng dạy; phát huy được tính năng động sáng
tạo, chủ động học tập của HS; biết cách hướng dẫn HS
tự học; sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với
đối tượng HS; biết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ
dùng dạy học; ngôn ngữ giảng dạy trong sáng, trình bày
rõ ràng, mạch lạc các nội dung của bài học; biện pháp
giáo dục HS cá biệt phù hợp; tổ chức các buổi ngoại khóa
hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp;
thường xuyên trao đổi góp ý với HS về tình hình học tập;
ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong
cách nhà giáo.
2.1.3. Những yêu cầu đổi mới giáo dục đặt ra đối với
trường trung học phổ thông chuyên và đội ngũ giáo viên
trường trung học phổ thông chuyên hiện nay
Mục tiêu phát triển hệ thống trường THPT chuyên
được xác định “Xây dựng và phát triển các trường THPT
chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có
chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang
thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ phát hiện những HS có tư chất thông minh, đạt
kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành những
người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tin dân
tộc, có ý thức tự lực; có nền tảng kiến thức vững vàng;

có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức
khỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp
ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì CNH, HĐH,
hội nhập quốc tế”.
Với đặc thù riêng của trường chuyên, đội ngũ cán bộ
quản lí, GV cần được tuyển chọn kĩ đảm bảo đủ số lượng,
hợp lí về cơ cấu. Ngoài việc đạt mức cao theo các tiêu
chuẩn quy định, đội ngũ cán bộ quản lí, GV trường chuyên
cần có thêm các tiêu chuẩn khác phù hợp với mục tiêu phát
triển của nhà trường. Đội ngũ GV cốt cán là lực lượng
nòng cốt cho việc giảng dạy bộ môn, có khả năng tổ chức
các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học ở các
mức độ khác nhau, đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng
cao hiệu quả dạy học và giáo dục. Đội ngũ GV trường
THPT chuyên là những người có hiểu biết rộng hơn, am
hiểu sâu sắc hơn về một lĩnh vực chuyên môn, về chính trị
- xã hội; biết dấn thân trong công tác, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm trong hành động; vận dụng tốt khoa
học giáo dục hiện đại; nắm bắt và xử lí nhanh thông tin;
nhạy bén với cái mới; có năng lực cao trong tổ chức thực
hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học; có tối
thiểu những kĩ năng lãnh đạo - quản lí nhóm; có kĩ năng
giao tiếp, thuyết phục, tập hợp, cuốn hút và khả năng nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng nghiệp…
2.1.4. Xây dựng Khung năng lực của giáo viên trường
trung học phổ thông chuyên

Khung năng lực GV trường THPT chuyên gồm:
Nhóm các năng lực chung cơ bản nền tảng cá nhân;
Nhóm các năng lực cốt lõi xuyên chức năng; Nhóm năng

lực chuyên biệt (đăc thù), thực hiện vai trò, chức năng
nghề nghiệp hay theo kĩ thuật. Trong đó, nhóm năng lực
nghề nghiệp được cấu trúc bởi các lớp năng lực: năng lực
kiến thức chuyên môn; năng lực phương pháp kĩ thuật;
năng lực chuyên gia, tư vấn kĩ thuật; năng lực quản lí ở
vị trí tầng cao nhất của mô hình. Các lớp năng lực trên
được đặt trên năng lực cá nhân như: kĩ năng giao tiếp,
liêm chính; tính chuyên nghiệp; sáng tạo; độ tin cậy; sẵn
sàng để tìm hiểu và chất lượng, hiệu quả cá nhân.
Như vậy, khung năng lực của GV THPT nói chung và
GV trường THPT chuyên nói riêng là tập hợp (mô tả) các
nội dung, yêu cầu của một hoặc một số công việc cần thiết
để thực hiện vai trò: nhà giáo; nhà nghiên cứu; nhà quản
lí, chuyên gia; nhà hoạt động xã hội cộng đồng. Với mỗi
vai trò, cần phải có các năng lực tương ứng; tất cả các năng
lực này được đặt trên nền tảng, tri thức, giá trị văn hóa cốt
lõi của mỗi người GV để tạo thành năng lực mới toàn vẹn
làm nên sự khác biệt ở mỗi GV, đó là: Ý thức chính trị,
đạo đức nghề nghiệp; Động lực tự thân hay năng lực sáng
tạo, đổi mới, tính chuyên nghiệp, sự liêm chính, sự cảm
nhận, biết tự chủ và làm chủ định hướng tầm nhìn phù hợp
với sứ mệnh phát triển nhà trường.
Sau khi nghiên cứu các mô hình năng lực hay khung
năng lực của các công trình đã được công bố, tác giả xin
đề xuất các tiêu chí trong khung năng lực đối với GV
trường THPT chuyên như sau:
- Năng lực sư phạm: Xây dựng kế hoạch, mục tiêu và
tài liệu dạy học; Tổ chức quá trình dạy học; Quản lí môi
trường dạy học; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HS; Lập kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi;

Hướng dẫn HS nghiên cứu bài học; Ứng dụng công nghệ
vào dạy học; Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học.
- Năng lực chuyên môn: Kiến thức chuyên môn;
Năng lực dạy chuyên; Hợp tác trong dạy chuyên sâu;
Sáng tạo trong giảng dạy; Cập nhật kiến thức cơ bản và
chuyên sâu; Kiến thức về ngoại ngữ; Kiến thức về công
nghệ thông tin; Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của HS.
- Năng lực nghiên cứu khoa học, công nghệ: Xác
định vấn đề nghiên cứu; Xây dựng kế hoạch nghiên cứu;
Tổ chức, hợp tác nghiên cứu; Đánh giá kết quả nghiên
cứu; Chuyển giao và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học;
Thu thập và xử lí số liệu; Tranh luận, trao đổi học thuật;
Viết báo cáo, báo cáo kết quả nghiên cứu, bảo vệ kết quả;
Phân tích, tổng hợp đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Năng lực cá nhân: Phẩm chất chính trị, đạo đức nhà
giáo; Định hướng mục tiêu và lập kế hoạch phát triển

101


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 100-105

nghề nghiệp; Năng lực tự học, tự bồi dưỡng; Tư vấn, hỗ
trợ kiến thức cho HS; Khả năng hợp tác làm việc theo
nhóm; Khả năng nghiên cứu khoa học; Khả năng tiếp tục
học cao hơn; Khả năng thu thập, trao đổi, phân tích thông
tin để cập nhật tri thức; Khả năng thích nghi và xử lí các

tình huống mới.
- Năng lực hoạt động xã hội: Tham gia hoạt động
chính trị, xã hội; Quản lí và phối hợp với gia đình HS;
Trách nhiệm trong cộng đồng; Tổ chức hoạt động xã hội
cho HS; Thiết lập mối quan hệ với cộng đồng xã hội;
Năng lực dự báo nhu cầu xã hội; Năng lực tư vấn, hướng
nghiệp cho HS.
Dựa trên các tiêu chí trong khung năng lực được xây
dựng ở trên, tác giả đề xuất các cấp độ năng lực của GV
trường THPT chuyên cần đạt được. Với các cấp độ này
có thể làm cơ sở để đánh giá chính xác năng lực hiện tại
của GV cũng như năng lực của GV sau khi được đào tạo,
bồi dưỡng. Cụ thể các cấp độ năng lực như sau:

Cấp độ 5
Cấp độ 4
Cấp độ 3
Cấp độ 2
Cấp độ 1

Năng lực
của GV

Năng lực
sư phạm

Năng lực
chuyên môn

- Cấp độ 1: Có hiểu biết. Đây là cấp độ năng lực cơ

bản của GV trường THPT, tất cả GV đạt chuẩn đào tạo
đều đạt cấp độ này. Trong trường THPT chuyên, GV đạt
cấp độ này có thể tham gia giảng dạy ngoài chuyên.
- Cấp độ 2: Am hiểu. Đây là cấp độ năng lực trên
chuẩn của GV trường THPT. Đối với GV trường THPT
chuyên thì mức độ này là cơ bản, GV có kiến thức
chuyên sâu nhưng ở mức trung bình, năng lực giảng dạy
chuyên sâu lại rất hạn chế, chưa thể trực tiếp tham gia
giảng dạy chuyên sâu.
- Cấp độ 3: Thực hiện chưa hoàn chỉnh. Đây là cấp
độ năng lực đạt mức khá đối với GV trường THPT
chuyên. Ở cấp độ này, GV có kiến thức chuyên sâu đạt
mức khá, năng lực giảng dạy chuyên sâu chưa cao, kinh
nghiệm giảng dạy chuyên chưa nhiều, nên chỉ có thể phụ
giảng cho những GV đang giảng dạy chuyên sâu cho HS.
- Cấp độ 4: Thuần thục. Ở cấp độ năng lực này, GV
đạt được kiến thức ở mức độ giỏi cả về kiến thức chuyên
sâu cũng như có kinh nghiệm giảng dạy chuyên sâu. Đây
là cấp độ dành cho những GV có thành tích cao trong
giảng dạy chuyên sâu thông qua thành tích của công tác
bồi dưỡng HSG các cấp.
- Cấp độ 5: Sáng tạo, thay đổi. Với cấp độ này, ngoài
năng lực thuần thục về kiến thức chuyên sâu, năng lực
giảng dạy chuyên, kinh nghiệm trong dạy chuyên sâu,
GV còn phải có năng lực nghiên cứu khoa học, có các
“năng lực mềm” khác như ngoại ngữ, công nghệ thông
tin và năng lực tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng. Đây là
cấp độ rất ít GV có thể đạt được trong trường THPT
chuyên.
Như vậy, đối với GV trường THPT chuyên cần phải

có các tiêu chí và các cấp độ về năng lực; tùy từng GV sẽ
có cấp độ năng lực khác nhau theo các tiêu chí khác nhau
(xem bảng 1).
Bảng 1. Cấp độ năng lực của GV trường THPT chuyên
Tiêu chí đánh giá

Cấp độ năng lực

Xây dựng kế hoạch, mục tiêu và tài liệu dạy học
Tổ chức quá trình dạy học
Quản lí môi trường dạy học
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Lập kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi
Hướng dẫn HS nghiên cứu bài học
Ứng dụng công nghệ vào dạy học
Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học
Kiến thức chuyên môn
Năng lực dạy chuyên
Hợp tác trong dạy chuyên sâu

102

1
1
1
1
1
1
1
1

1
1
1

2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

4
4

4
4
4
4
4
4
4
4
4

5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 100-105

Năng lực
nghiên cứu
khoa học công nghệ


Năng lực
cá nhân

Năng lực
hoạt động
xã hội

Sáng tạo trong giảng dạy
Cập nhật kiến thức cơ bản và chuyên sâu
Kiến thức về ngoại ngữ
Kiến thức về công nghệ thông tin
Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
HS
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Tổ chức, hợp tác nghiên cứu
Đánh giá kết quả nghiên cứu
Chuyển giao và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học
Thu thập và xử lí số liệu
Tranh luận, trao đổi học thuật
Viết báo cáo, báo cáo kết quả nghiên cứu, bảo vệ kết
quả
Phân tích, tổng hợp đánh giá kết quả nghiên cứu
Phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo
Định hướng mục tiêu và lập kế hoạch phát triển
nghề nghiệp
Năng lực tự học, tự bồi dưỡng
Tư vấn, hỗ trợ kiến thức cho HS
Khả năng hợp tác làm việc theo nhóm

Khả năng nghiên cứu khoa học
Khả năng tiếp tục học cao hơn
Khả năng thu thập, trao đổi, phân tích thông tin để
cập nhật tri thức
Khả năng thích nghi và xử lí các tình huống mới
Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Quản lí và phối hợp với gia đình HS
Trách nhiệm trong cộng đồng
Tổ chức hoạt động xã hội cho HS
Năng lực thiết lập mối quan hệ với cộng đồng xã hội
Năng lực dự báo nhu cầu xã hội
Năng lực tư vấn, hướng nghiệp cho HS

2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ
thông chuyên theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực
Quản lí nguồn nhân lực dựa trên năng lực luôn
gắn với việc xác định năng lực, xây dựng khung năng
lực và sử dụng khung năng lực đó như một căn cứ để
tuyển dụng, quản lí, phát triển nhân viên cũng như
làm cơ sở cho các hoạt động khác của công tác quản
lí nguồn nhân lực. Hệ thống quản lí nguồn nhân lực
dựa trên năng lực tập trung vào việc xác định các
năng lực cần thiết để đạt được hiệu quả thực thi công

1
1
1
1

2

2
2
2

3
3
3
3

4
4
4
4

5
5
5
5

1

2

3

4

5

1

1
1
1
1
1
1

2
2
2
2
2
2
2

3
3
3
3
3
3
3

4
4
4
4
4
4
4


5
5
5
5
5
5
5

1

2

3

4

5

1
1

2
2

3
3

4
4


5
5

1

2

3

4

5

1
1
1
1
1

2
2
2
2
2

3
3
3
3

3

4
4
4
4
4

5
5
5
5
5

1

2

3

4

5

1
1
1
1
1
1

1
1

2
2
2
2
2
2
2
2

3
3
3
3
3
3
3
3

4
4
4
4
4
4
4
4


5
5
5
5
5
5
5
5

vụ và phát triển các năng lực đó trong lực lượng lao
động. Trong đó, tư duy về năng lực trở thành một
“sợi chỉ” xuyên suốt trong toàn hệ thống tổ chức, từ
khâu lập kế hoạch đến tuyển dụng, tổ chức thực thi
công tác, khen thưởng, kỉ luật. Đây cũng là nền tảng
quan trọng hàng đầu trong quá trình quản lí tài năng
của tổ chức.
Sau đây, chúng tôi đề xuất ma trận cho việc phát triển
đội ngũ GV trường THPT chuyên theo khung năng lực
như sau (xem bảng 2).

103


VJE

STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 100-105

Bảng 2. Ma trận trong công tác phát triển ĐNGV trường trung học phổ thông chuyên
Lập
Chức năng
Tổ
Chỉ
Kiểm
kế
chức
đạo
tra
Quá trình
hoạch
Phân tích năng lực của GV THPT chuyên theo khung năng lực
X
Phân tích công việc nhà trường so với ĐNGV chuyên hiện nay
X
Quy hoạch, phát triển đội ngũ GV hiện tại về số lượng, cơ cấu
X
Tuyển dụng, tuyển chọn GV chuyên theo vị trí việc làm
X
X

Sử dụng GV phù hợp yêu cầu về chuyên môn trong nhà trường
X
X
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực theo khung năng lực
X
X
X
và khung công việc
Đánh giá GV THPT chuyên theo khung năng lực
X
X
X
Tạo cơ chế chính sách thuận lợi cho sự phát triển năng lực của GV
X
X
X
Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí trong phát triển đội ngũ GV
X
X
X
Đánh giá chất lượng đội ngũ GV sau đào tạo bồi dưỡng
X
X
X
X

Theo ma trận về việc phát triển đội ngũ GV trường
THPT chuyên theo khung năng lực như trên, có một số
vấn đề cần làm sáng tỏ hơn, như:
2.2.1. Quy hoạch nguồn nhân lực dựa trên năng lực

Nội dung này bao gồm hoạch định, tạo nguồn, thu hút và
tuyển dụng dựa trên năng lực. Việc hoạch định nguồn nhân
lực dựa trên năng lực cần căn cứ vào chiến lược của tổ chức
nhà trường, hoạt động này bao gồm việc lập danh sách ứng
viên cho các vị trí quan trọng được xác định trên cơ sở nhu
cầu của tổ chức; xác định tiêu chuẩn năng lực của vị trí công
việc được hoạch định; xếp hạng ứng viên dựa trên so sánh
năng lực thực tế với năng lực cần có theo yêu cầu của vị trí
được hoạch định. Trong đó, phân tích công việc theo năng lực
là hoạt động đặc biệt quan trọng, giúp xác định danh sách các
năng lực cần có đối với từng vị trí việc làm, xác định tiêu
chuẩn tối thiểu bắt buộc cần có đối với vị trí đó.
2.2.2. Đào tạo và phát triển dựa trên năng lực
Đào tạo theo năng lực là lấy người học làm trung tâm,
kết quả đào tạo được đánh giá bằng kết quả thực thi của
người học tại nơi làm việc, thông qua kĩ năng và mức độ
ứng dụng trên thực tế. Cần tổ chức đánh giá năng lực phục
vụ cho hoạt động đào tạo và phát triển thông qua việc so
sánh giữa tiêu chuẩn năng lực cần đáp ứng với năng lực hiện
tại cũng như với nhu cầu đào tạo, chiều hướng phát triển.
Trên cơ sở đó, các cơ quan tổ chức có thể lập quy hoạch
nhân sự, luân chuyển để phát triển hay bố trí lại nhân sự cho
phù hợp năng lực, lập kế hoạch đào tạo nhằm trang bị những
năng lực khuyết thiếu hoặc nâng cao năng lực còn yếu so
với yêu cầu vị trí hiện tại hoặc so với quy hoạch phát triển
nhân sự trong tương lai. Từ đó, cơ quan, đơn vị đánh giá
được năng lực hiện tại của nhân lực so với cấp độ yêu cầu
của từng năng lực đối với một vị trí; xác định được những
năng lực nào cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thành


Đánh
giá

X
X
X
X

công việc tốt hơn. Cần có các phương pháp khác nhau để
đánh giá và xếp hạng các loại năng lực khác nhau, đánh giá
được cấp độ quan trọng của các năng lực đối với từng công
việc cụ thể. Đây là căn cứ để cơ quan, đơn vị phối hợp với
các cơ sở đào tạo xây dựng khung chương trình và kế hoạch
bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu công việc.
2.2.3. Đánh giá nguồn nhân lực dựa trên năng lực
Đánh giá năng lực có những điểm khác biệt nhất định
so với đánh giá kết quả, hiệu quả làm việc. Đánh giá năng
lực nhằm vào quá trình, nỗ lực, và tiềm năng làm việc
của GV. Những nội dung ở từng cấp độ năng lực được
sử dụng như là công cụ đánh giá về năng lực, kết quả
công việc của GV. Khung năng lực giúp chỉ ra những
năng lực và khả năng tương thích mỗi cá nhân cần phải
đáp ứng cho từng vị trí cụ thể. Từ kết quả hoạt động đánh
giá năng lực nêu trên, cơ quan tổ chức xây dựng nên các
kế hoạch phát triển cá nhân dựa trên nguyện vọng của
nhân viên và để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm
yếu về năng lực, cải tiến năng suất làm việc của họ phù
hợp với các kế hoạch sử dụng nhân sự của tổ chức. Để
thực hiện điều đó, cần đánh giá chính xác, khách quan,
sát thực năng lực của nguồn nhân lực trong tổ chức.

2.2.4. Đãi ngộ theo năng lực
Việc thực hiện chế độ chính sách cho GV cần đồng bộ,
gắn kết hai yếu tố “năng lực” và “lương thưởng”, mức lương
gắn chặt với tính chất, đặc thù, độ phức tạp của công việc, vị
trí việc làm và đề cao năng lực cá nhân. Để thực hiện các
nguyên tắc này, cần có hệ thống đánh giá năng lực và kết quả
công tác một cách chuẩn xác, tập trung vào năng lực và chất
lượng công việc. Ngược lại, việc trả lương theo năng lực cũng
sẽ tác động trở lại khiến các thành viên trong tổ chức phải đề
cao trách nhiệm trong công tác đánh giá do gắn với lợi ích và
đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng thành quả chung.

104


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 100-105

3. Kết luận
Trường THPT chuyên mang một sứ mệnh và trọng
trách đặc biệt to lớn; là nơi phát hiện, đào tạo bồi dưỡng
nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Đi
cùng với đó là một trọng trách lớn đối với toàn bộ đội
ngũ quản lí và GV nhà trường. Để hoàn thành được
nhiệm vụ đó, đội ngũ GV đóng vai trò then chốt trong
công cuộc giáo dục địa phương cũng như của trường.
Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện
nay, năng lực của GV được đặt lên hàng đầu, do đó cần phải có
một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV theo tiếp cận quản

lí nhân lực. Để giải quyết được vấn đề đó, nhà trường cần thực
hiện một số biện pháp như: 1) Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng đổi mới giảng ít, học nhiều; 2) Kiện toàn
chế độ quản lí nhà giáo, thực hiện nghiêm túc chế độ đầu vào
GV, tuyển GV nghiêm ngặt; 3) Xây dựng quy chuẩn của GV
trường THPT chuyên. Quy định rõ tiêu chuẩn tư cách, yêu cầu
về đạo đức, phẩm chất của GV, hoàn thiện cơ chế thanh lọc,
cạnh tranh đối với GV không đủ phẩm chất và năng lực dạy
học; 4) Nâng cao chính sách đãi ngộ GV, tiến hành thực hiện
trả lương GV theo hiệu quả thành tích công tác.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2009). Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục.
[2] Thủ tướng Chính phủ (2010). Quyết định số
959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường
trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020.
[3] Bộ GD-ĐT (2010). Đề án Phát triển hệ thống trường
trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020.
[4] Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực (2002). Từ
chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát
triển nguồn nhân lực. NXB Giáo dục.
[5] Bùi Minh Hiền (2015). Quản lí và lãnh đạo nhà
trường. NXB Đại học Sư phạm.
[6] Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lí giáo dục - Một
số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục.
[7] Trần Kiểm (2015). Tiếp cận hoạt động trong quản lí
giáo dục (in lần thứ 8). NXB Đại học Sư phạm.
[8] Tạ Ngọc Tấn (2012). Phát triển giáo dục và đào tạo
- Nguồn nhân lực, nhân tài: Một số kinh nghiệm của

thế giới. NXB Chính trị - Hành chính.
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON...
(Tiếp theo trang 161)
2.2.4. Đề xuất một số bài tập thực hành và gợi ý công cụ
thực hiện
Bài tập 1: Tìm chuồng: Giả sử có một dãy các chữ cái
và các hình ảnh tương ứng với các chữ cái (được sắp xếp

ngẫu nhiên). Tìm cách nối các chữ về với hình tương ứng
có chữ cái/chữ số đó, sử dụng kĩ thuật hyperlink và hiệu
ứng chuyển động Motion Path. Dành cho trẻ từ 5-6 tuổi.
Bài tập 2: Mô phỏng trò chơi câu cá để bắt chữ cái.
Dùng kĩ thuật hyperlink và các nhóm hiệu ứng Exit và
Entrance. Dành cho trẻ từ 5-6 tuổi.
Bài tập 3: Mô phỏng theo trò chơi đào vàng để bắt
chữ cái. Dùng kĩ thuật hyperlink và các nhóm hiệu ứng
Exit và Entrance. Dành cho trẻ từ 5-6 tuổi.
Bài tập 4: Mô phỏng trò chơi ô cửa bí mật để dạy trẻ
về các chữ số. Dùng kĩ thuật hyperlink và các nhóm hiệu
ứng Exit và Entrance. Dành cho trẻ từ 5-6 tuổi.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy: trẻ mầm non được làm
quen với chữ cái là cần thiết. Trẻ cần được làm quen với
chữ cái mọi lúc, mọi nơi và thông qua một số trò chơi.
Điều này giúp trẻ hứng thú trong việc tiếp nhận câu chữ.
Để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với chữ cái, GV phải
tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt động
yêu thích, hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ. Trẻ
được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình,
cô chỉ là người hướng dẫn gợi mở. Để giúp trẻ làm quen

và nhận biết chữ cái tiếng Việt nhanh và hiệu quả, GV
mầm non cần thiết kế các hoạt động dựa phần mềm
PowerPoint như thiết kế một số tư liệu khi dạy trẻ làm
quen chữ cái tiếng Việt, thiết kế trò chơi ô chữ bí mật; thiết
kế slide dạy các chữ cái… Với các phần mềm như trên,
GV có thể mở rộng thêm các chủ đề khác trong quá trình
giảng dạy như: Dạy bé về làm quen toán học, về lĩnh vực
âm nhạc, lĩnh vực làm quen văn học, hoạt động điều khiển.
Tài liệu tham khảo
[1] Phan Lan Anh (2010). Trò chơi với sự phát triển khả
năng tiền đọc, viết của trẻ mầm non. Tạp chí Giáo
dục, số 230, tr 30-31.
[2] Đinh Hồng Thái (2010). Giáo trình phát triển khả
năng tiền đọc viết tuổi mầm non theo hướng tích
hợp. NXB Đại học Sư phạm.
[3] Đào Thanh Âm (chủ biên, 2003). Giáo dục học mầm
non (3 tập). NXB Đại học Sư phạm.
[4] Hồ Lam Hồng (2002). Những đặc điểm tâm lí của
hoạt động ngôn ngữ trong hoạt động kể chuyện của
trẻ mẫu giáo. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam.
[5] Lưu Thị Lan (1996). Những bước phát triển ngôn
ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi. Luận án phó tiến sĩ Khoa
học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Đinh Hồng Thái (2010). Giáo trình phát triển ngôn
ngữ tuổi mầm non. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Glenn Doman - Janet Doman (2015). Dạy trẻ biết
đọc sớm. NXB Lao động - Xã hội.


105



×