Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mô hình “câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.38 KB, 6 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 26-31
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0187

MÔ HÌNH “CÂU LẠC BỘ GIA ĐÌNH GIÁO DỤC SỚM TRẺ EM TỪ 0 – 3 TUỔI”
1
1 Khoa

Từ Đức Văn và 2 Nguyễn Thị Nhỏ

Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 Khoa Giáo dục; Học viện Quản lí giáo dục

Tóm tắt. Giáo dục sớm cho trẻ em từ 0 - 6 tuổi, đặc biệt từ 0 - 3 tuổi là “giai đoạn vàng”
đã được các nước phát triển (Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc..) quan tâm từ những năm 60 của
thế kỉ trước và đem lại kết quả vô bờ trong sự phát triển của trẻ. Ở nước ta, việc nghiên
cứu, tiếp nhận những kết quả đó đã được quan tâm và triển khai từ những năm đầu của thế
kỉ XXI. Đặc biệt trong những năm gần đây Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng
con người (Tiếng Anh là IPD) đã triển khai mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm
cho trẻ 0 - 3 tuổi”. Qua việc triển khai mô hình này ở một số địa phương theo 10 chủ đề
giáo dục sớm cho trẻ 0 - 3 tuổi, chúng tôi đã khẳng định: Mô hình câu lạc bộ gia đình có
tính khoa học và thực tiễn cao. Với các chủ đề giáo dục sớm cho trẻ 0 - 3 tuổi đã giúp các
bậc cha mẹ dễ hiểu, dễ thực hành, thực sự thu hút sự tham gia tích cực của các thành viên
tham gia câu lạc bộ và đáp ứng nhu cầu của các bậc cha mẹ về nội dung, phương pháp giáo
dục sớm cho trẻ em ở vùng nông thôn.
Từ khóa: Giáo dục sớm, trẻ em 0 - 3 tuổi, mô hình, câu lạc bộ gia đình.

1.


Mở đầu

Trong những năm đầu thập niên của thể kỉ XXI, các công trình nghiên cứu về giáo dục
sớm cho trẻ em 0 - 6 tuổi của một số nước phát triển [1; 2; 3] đã được du nhập, vận dụng và triển
khai cho trẻ em Việt Nam. Trong đó phải kể đến việc tiếp nhận, tổ chức nghiên cứu có hệ thống
bài bản của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (Viết tắt tiếng Anh là IPD
- INSTITUTE OF EDUCATION FOR POTENTIAL DEVELOPMENT) [4]. Với việc triển khai
nghiên cứu và đánh giá kết quả trên, một loạt bài báo đã được công bố trên tạp chí; trong đó có
giáo dục sớm trẻ em thông qua gia đình trong điều kiện ở nước ta [5; 6]. Nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 3 tuổi (giai đoạn vàng) và sự thiếu hụt trong chăm sóc
giáo dục trẻ ở lứa tuổi này (hơn 3 triệu trẻ em, chủ yếu là trẻ từ 0 – 3 tuổi chưa được đến trường);
năm 2014 Viện IPD đã phối hợp với Hội phụ nữ tỉnh Thanh Hóa và Hội phụ nữ thành phố Hà Nội
(các huyện Gia Lâm - Hà Nội; Đông Sơn, Thiệu Hóa - Thanh Hóa); với chính quyền địa phương,
Hội khuyến học tỉnh, thành xây dựng và triển khai thí điểm thành công “Mô hình câu lạc bộ gia
đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”.
Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015
Liên hệ: Từ Đức Văn, e-mail:

26


Mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”

2.1.1. Mục tiêu của “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ sức khỏe
và hạnh phúc của các cặp vợ chồng khi quyết định sinh con, mang thai chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục sớm trẻ từ 0 - 3 tuổi.
- Huy động được các đối tượng tham gia sinh hoạt câu lạc bộ để được tiếp cận những kiến
thức, kĩ năng và phương pháp giáo dục sớm, đảm bảo sự bình đẳng cho mọi trẻ em, nhất là trẻ em
chưa có điều kiện đến trường lớp mầm non.
- Xây dựng mạng lưới hỗ trợ tại địa phương, huy động sự tham gia của chính quyền, các tổ
chức xã hội và cộng tác viên cơ sở trong xây dựng và đảm bảo chất lượng sinh hoạt câu lạc bộ [6].

2.1.2. Đối tượng tham gia câu lạc bộ
Tham gia câu lạc bộ gia đình về giáo dục sớm, đối tượng tham gia câu lạc bộ phải có các
tiêu chí sau:
+ Các cặp vợ chồng có ý định sinh con;
+ Các bà bầu và chồng;
+ Cha mẹ, ông/bà, người giúp việc trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ, người đỡ đầu đang
nuôi trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi;
+ Tự nguyện đăng kí tham gia sinh hoạt câu lạc bộ giáo dục sớm.

2.2.

Triển khai hoạt động của câu lạc bộ

Câu lạc bộ được triển khai theo một quy trình khoa học gồm ba bước: chuẩn bị, tiến hành,
kết thúc với nội dung cụ thể, tường minh, đảm bảo chắc chắn đi đến thành công.

2.2.1. Bước chuẩn bị
- Rà soát các chính sách liên quan chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi):
Tập trung vào các thiếu hụt chính sách trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thơ giai đoạn 0 đến 3 tuổi.
Các chuyên gia đã tiến hành rà soát 40 văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Chính
phủ và các bộ, ngành liên quan:

+ Hai bộ Luật: Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật giáo dục;
+ Năm Nghị định của Chính phủ;
+ Tám Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ 25 văn bản của các Bộ, Ngành [4].
Từ các văn bản trên trong Hội thảo khoa học của Viện nghiên cứu IPD đều nhất trí khẳng
định:
• Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta liên quan đến gia đình và giáo dục
mầm non đã ban hành tương đối đầy đủ, từng bước thể chế hóa các chủ trương, quan điểm lớn của
Đảng và Nhà nước đối với việc chắm sóc và giáo dục mầm non. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội
hiện đại, cần có các giải pháp thực thi về giáo dục nâng cao kiến thức về giáo dục cho cha mẹ trẻ
27


Từ Đức Văn và Nguyễn Thị Nhỏ

[6]; tuy nhiên trong thực tế, chưa đề cập vai trò của gia đình là trường học và cha mẹ là người thầy
đầu tiên của trẻ em; đặc biệt trẻ em từ khi còn là thai nhi đến 3 tuổi;
• Luật chỉ coi giáo dục trẻ em từ sau khi ra đời (3 tháng tuổi) đến dưới 18 tuổi, mà chưa
coi thai nhi trong bụng mẹ là đối tượng con người cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Chính
vì vậy, văn bản chưa đề cập đến việc phổ biến kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ trong giai đoạn
đầu đời cho các bậc cha mẹ và người trực tiếp nuôi trẻ ở gia đình; Thực tiễn giáo dục trẻ mầm non
ở nước ta hàng năm vẫn còn hơn 70% trẻ dưới 3 tuổi chưa được đến trường, lớp mầm non. Thực
trạng trên cho thấy: đối với trẻ em đang còn là thai nhi đến 3 tuổi chưa được quan tâm đúng mức
trong việc giáo dục trẻ tại gia đình cũng như trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trẻ chưa được
hưởng quyền bình đẳng trong việc chăm sóc, giáo dục; nhất là ở vùng dân tộc ít người, vùng sâu,
vùng xa. Đó chính là bất cập trong giáo dục mầm non hiện nay mà viện IPD đang nghiên cứu,
đánh giá và đề xuất các giải pháp sớm khắc phục những bất cập nêu trên. Vì vậy, Viện IPD đã tiến
hành thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
- Khảo sát thực trạng để chọn các địa phương tham gia câu lạc bộ:
Trên cơ sở khảo sát, Viện nghiên cứu IPD đã quyết định chọn các huyện Gia Lâm (Hà Nội)

và Đông Sơn, Thiệu Hóa (Thanh Hóa) làm địa bàn triển khai Câu lạc bộ.
- Tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình Câu lạc bộ tại hai tỉnh, thành được chọn tham gia câu
lạc bộ.
Đối tượng tham dự hội thảo gồm: Ban điều hành câu lạc bộ xã, cán bộ chủ chốt các ban,
ngành, đoàn thể cấp huyện, xã, trưởng thôn, ban giám hiệu trường mầm non, ban chủ nhiệm và
hướng dẫn viên câu lạc bộ.
- Biên soạn tài liệu:
Để phục vụ cho hoạt động của câu lạc bộ, các chuyên gia viện IPD đã biên soạn các tài liệu
phục vụ Hội thảo; Tài liệu tập huấn ban chủ nhiệm và hướng dẫn viên câu lạc bộ; Tài liệu hướng
dẫn thực hành giáo dục sớm trẻ em tại gia đình.
- Tổ chức 04 lớp tập huấn, đào tạo: đối tượng gồm các cán bộ chủ chốt cấp xã, thôn và các
hướng dẫn viên tình nguyện về nội dung, phương pháp giáo dục sớm gồm 10 chủ đề.
- Thành lập câu lạc bộ: Viện đã chỉ đạo các địa phương thành lập 4 câu lạc bộ Gia đình
giáo dục sớm cho trẻ em từ 0 - 3 tuổi tại cộng đồng.

2.2.2. Bước tiến hành
• Tổ chức buổi ra mắt câu lạc bộ:
bộ.

- Đại diện ban điều hành trình bày về mục tiêu, nội dung các hoạt động của mô hình câu lạc

- Đại diện UBND xã đọc quyết định thành lập Ban chủ nhiệm, nhóm Hướng dẫn viên và
danh sách các thành viên tham gia câu lạc bộ.
- Ra mắt ban chủ nhiệm và hướng dẫn viên.
- Các đại biểu và thành viên câu lạc bộ phát biểu ý kiến chào mừng.
- Ban chủ nhiệm giới thiệu nội quy và lịch sinh hoạt câu lạc bộ hàng tuần.
- Biểu diễn văn nghệ chào mừng.
• Hình thức và phương pháp sinh hoạt câu lạc bộ:
28



Mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”

- Từng cá nhân suy nghĩ, động não.
- Thảo luận chung tập thể hoặc theo nhóm.
- Trình bày trước tập thể câu lạc bộ.
- Liên hệ thực tế, trao đổi kinh nghiệm.
- Sắm vai giải quyết tình huống.
- Thực hành ứng dụng các kĩ năng, phương pháp giáo dục sớm.
- Xem tranh, nghe hát, xem video clip.
- Sử dụng đồ chơi, vật liệu sẵn có để làm phương tiện giáo dục.
- Văn nghệ giải trí.
• Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ: Có 10 chủ đề gồm:
- Sự cần thiết phải giáo dục sớm cho trẻ thơ.
- Chuẩn bị tâm thế cho người phụ nữ khi mang thai và vấn đề thai giáo.
- Giáo dục sớm cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi phát triển vận động.
- Giáo dục sớm cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi phát triển cảm xúc và tình cảm xã hội.
- Giáo dục sớm cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi phát triển nhận thức qua khám phá khoa
học và xã hội.
- Giáo dục sớm cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ.
- Giáo dục sớm cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi phát triển toán học và tư duy logic.
- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi.
- Giáo dục sớm cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi phát triển mĩ thuật.
- Giáo dục sớm cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi phát triển sớm âm nhạc [4].
• Ứng dụng thực hành ở nhà:
Sau mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các thành viên tham gia sẽ ứng dụng những điều đã học
được cho bản thân, hướng dẫn thực hành cho các cháu ở gia đình và trao đổi với các người thân
trong gia đình về những điều đã được biết. Buổi sinh hoạt tiếp theo, mọi người sẽ trao đổi lại về
kết quả thực hành tại gia đình.
• Theo dõi, đánh giá chất lượng sinh hoạt câu lạc bộ:

- Ghi sổ nhật kí câu lạc bộ: Sổ nhật kí ghi đầy đủ danh sách ban chủ nhiệm, hướng dẫn viên
và các thành viên tham gia câu lạc bộ. Mỗi buổi sinh hoạt ghi rõ: Ngày tổ chức sinh hoạt; Chủ đề
sinh hoạt; Tên người hướng dãn viên; Số người tham dự buổi sinh hoạt; Đánh giá của tập thể các
thành viên về kết quả buổi sinh hoạt và kiến nghị.
- Nhận xét đánh giá của Ban chủ nhiệm và hướng dẫn viên.
Sau buổi sinh hoạt cuối mỗi tháng, ban chủ nhiệm và hướng dẫn viên hội ý khoảng 15 - 20
phút để nhận xét rút kinh nghiệm về hiệu quả các buổi sinh hoạt câu lạc bộ trong tháng đó và đề
ra kế hoạch cho tháng tiếp theo.

2.2.3. Bước kết thúc
Sau khi kết thúc hoạt động câu lạc bộ, Viện IPD đã thành lập đoàn đánh giá bao gồm các
nhà khoa học, nhà quản lí của Viện IPD, Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Gia
29


Từ Đức Văn và Nguyễn Thị Nhỏ

đình , Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội và tổ chức Hội thảo “Đề xuất
chính sách và giới thiệu mô hình câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi” nhằm phân
tích, đánh giá kết quả hoạt động của câu lạc bộ, rút bài học kinh nghiệm đồng thời công khai hóa
kết quả thực hiện mô hình câu lạc bộ.

2.3.

Nhận xét từ mô hình câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em 0 – 3 tuổi

- Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 3 tuổi đã khẳng định
Mô hình câu lạc bộ có tính khoa học và thực tiễn cao.
- Việc triển khai mô hình một cách khoa học, cụ thể với các nội dung của 10 chủ đề bổ ích
giúp các bậc cha mẹ dễ hiểu, dễ thực hành đã thực sự thu hút sự tham gia tích cực của các thành

viên câu lạc bộ. Một số buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ ở Đông Sơn, Thiệu Hóa đã có tới hàng
trăm người tham gia vì nhân dân đã tới tham gia dự thính.
- Mô hình đã được đánh giá cao về tính thực tiễn, đạt được mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của
các bậc cha mẹ về nội dung, phương pháp giáo dục sớm cho trẻ em ở vùng nông thôn.
- Cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành trung ương đến các cấp chính quyền ở cơ sở, các tổ
chức cá nhân để có kinh phí nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương trên phạm vi toàn quốc, nhằm
đưa giáo dục sớm đến với cộng đồng.

3.

Kết luận

Việc tiếp tục triển khai và nhân rộng “Mô hình câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm cho trẻ
em 0 - 3 tuổi” quan trọng và cấp bách trong chiến lược “bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Tuy
nhiên chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai, tổng kết và bồi dưỡng cho trẻ em theo lí luận
và phương pháp mới nhất của giáo dục ngay từ sớm; có nghĩa là phải chú trọng nâng cao sự tu
dưỡng của các bậc cha mẹ, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ sở giáo dục mầm
non thì giấc mơ ấy hoàn toàn có thể thực hiện được. Với một đứa trẻ sinh ra bình thường chỉ cần
biết giáo dục đúng cách thì sự khỏe mạnh, thông minh, tính cách cao thượng, phẩm chất tốt đẹp
cùng khả năng sáng tạo phần nhiều phụ thuộc vào quá trình giáo dục ban đầu từ gia đình. Những
đứa trẻ như vậy sau này tất yếu sẽ có khả năng phát triển nổi trội hơn người. Nói theo cách của nhà
Tư tưởng người Pháp thế kỉ XVIII Helvetius “Cho dù là một đứa trẻ bình thường, chỉ cần giáo dục
đúng cách cũng sẽ trở thành một con người phi thường” [1;20].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS. Phùng Đức Toàn, 2009. Phương án 0 tuổi - Chiếc nôi ươm hạt giống tài năng (Dành cho
trẻ từ 0 – 6 tuổi). Nxb Lao động - Xã hội.
[2] Glenn Doman, Janet Doman, 2011. Dạy trẻ thông minh sớm. Nxb Lao động - Xã hội.
[3] Glenn Doman, Janet Doman, 2011. Tăng cường trí thông minh của trẻ. Nxb Lao động - Xã
hội.
[4] PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh và một số tác giả, 2014. Đề xuất chính sách và giới thiệu mô hình

câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0- 3 tuổi. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện Giáo dục
phát triển tiềm năng con người- IPD, tr.5-9.
[5] Từ Đức Văn, 2012. Gia đình với sự nghiệp giáo dục sớm. Tạp chí Giáo dục, số 288 (kì 26/2012), tr.11-12 và tr.20.
30


Mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”

[6] Từ Đức Văn, 2015. Giải pháp thực thi Giáo dục sớm tại các gia đình Việt Nam. Tạp chí Thiết
bị Giáo dục, Số Đặc biệt (4/2015), tr.159-161 và tr.168.
[7] Sở GD&ĐT Hà Nội - Trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ, 2014. Phương pháp
giáo dục Montessori trong điều kiện giáo dục mầm non tại thành phố Hà Nội (Kỉ yếu Hội thảo
khoa học).
ABSTRACT
Early education for children from birth to the age of three
Early education for children from birth to the age of six, and especially during the critical
period’ to the age of three was taken very seriously in the United States, Japan, and China in the
1960s. Studies on early education have shown that it’s very important in children’s development.
In Vietnam, the subject of early education has interested a number of researchers and they’ve
been doing research in early education for the last 10 or 15 years. In recent years, the Institute of
education for human Potential Development (IPD) has co-founded pilot clubs in which parents are
instructed how to teach their children at their own home until they are three years old. After pilot
clubs in some local provinces were found to be practical, this form of education was promoted by
high level figures. Specifically, 10 topics were designed by the IPD for parents to use to teach their
children at home. In short, the foundation of the pilot clubs met parents’ demand for both subject
matter and methods of early education for children in Vietnam and more parents are becoming
involved in the early education activities of these pilot clubs.
Keywords: Early education, children at the age of zero to three, club-family.

31




×