Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

thử nghiệm mô hình câu lạc bộ bệnh đái tháo đường tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.71 KB, 136 trang )







T
T
H
H
Ư
Ư
Û
Û


N
N
G
G
H
H
I
I
E
E
Ä
Ä
M
M



M
M
O
O
Â
Â


H
H
Ì
Ì
N
N
H
H




C
C
A
A
Â
Â
U
U



L
L
A
A
Ï
Ï
C
C


B
B
O
O
Ä
Ä


B
B
E
E
Ä
Ä
N
N
H
H



N
N
H
H
A
A
Â
Â
N
N




Đ
Đ
A
A
Ù
Ù
I
I


T
T
H
H
A

A
Ù
Ù
O
O


Đ
Đ
Ư
Ư
Ơ
Ơ
Ø
Ø
N
N
G
G
T
T
A
A
Ï
Ï
I
I





T
T
H
H
A
A
Ø
Ø
N
N
H
H


P
P
H
H
O
O
Á
Á


H
H
O
O
À

À


C
C
H
H
Í
Í


M
M
I
I
N
N
H
H




(đã chỉnh sửa)





Chủ nhiệm đề tài : BS CKI NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

Cơ quan chủ trì : BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Cơ quan quản lý : SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



MỤC LỤC

Nội dung Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1


TỔNG QUAN Y VĂN 2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 13

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
1. Thiết kế nghiên cứu 14
2. Đối tượng nghiên cứu 14
3. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 14
4. Giai đoạn nghiên cứu 15
5. Phương pháp thu thập số liệu 15
6. Biến số nghiên cứu 16
7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 20
8. Tiêu chuẩn các dữ liệu nghiên cứu 20

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
21
1. Xây dựng mô hình 21
2. Khảo sát về đặc điểm bệnh lý 24

3. Khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành KAP 35
- Khảo sát KAP lần 1 35
- Nguồn cung cấp thông tin 49
- Khảo sát KAP lần 2 50
4. Khảo sát về chỉ số sinh học 60
- Kết quả của nhóm 1 61
- Kết quả của nhóm 2 62
5. Chỉ số hấp dẫn 64

KẾT LUẬN 65

KIẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


PHỤ LỤC 1 75
1. Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường 76
2. Tiêu chí câu lạc bộ chuẩn 78

PHỤ LỤC 2 80
1. Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường 81
2. Những tiêu chuẩn chăm sóc y tế cho bệnh nhân ĐTĐ 85
3. Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành KAP 88

PHỤ LỤC 3 89
1. Phiếu khảo sát đặc điểm bệnh lý BN ĐTĐ (mẫu số 1) 90
2. Phiếu khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành 94
của BN ĐTĐ (mẫu số 2)
3. Phiếu theo dõi bệnh nhân đái tháo đường (mẫu số 3) 99


PHỤ LỤC 4 108
1. Danh sách bệnh nhân nhóm 1 tham gia phỏng vấn 109
2. Danh sách bệnh nhân nhóm 2 tham gia phỏng vấn 117

PHỤ LỤC 5 125
1. Sơ đồ tổ chức ngành y tế TP. Hồ Chí Minh 126
2. Sơ đồ MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ BỆNH NHÂN ĐTĐ 127
3. Kế hoạch tổ chức câu lạc bộ 128
của TTYT quận 1, 7, 10 và Bình Thạnh

PHỤ LỤC 6 129
1. Nội dung 10 bài sinh hoạt câu lạc bộ
2. Câu hỏi lượng giá trước và sau giáo dục

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ DỊCH THUẬT

- AADE American Association of Diabetes

Educators
- ADA American Diabetes Association
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
- BHYT Bảo hiểm y tế
- BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
- BN Bệnh nhân
- BS Bác só
- BV Bệnh viện
- CLB Câu lạc bộ
- DCCT Diabetes Control and Complications Trial
- DSME Diabetes Self-Management Education

Giáo dục tự quản lý đái tháo đường
- ĐD Điều dưỡng
- ĐH Đường huyết
- ĐTĐ Đái tháo đường
- HA Huyết áp
- IDF International Diabetes Federation
Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới
- KAP Knowledge, Attitudes, Practices
Kiến thức, thái độ, thực hành
- NDGĐ Nhân dân Gia đònh
- NHANES National Health and Nutrition Examination
Survey
- NS Non-significant (Không có ý nghóa thống kê)
- SMBG Self-monitoring of blood glucose
Tự theo dõi đường huyết
- TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- TT Trung tâm
- TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khoẻ
- TTYT Trung tâm y tế
- TƯ Trung ương
- T4G Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ
- UKPDS United Kingdom Prospective Diabetes Study
- WHO World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới



1

ĐẶT VẤN ĐỀ


• Đái tháo đường hiện là vấn đề cần quan tâm trong chiến lược
chăm sóc sức khoẻ của quốc gia, nhất là các nước đang phát triển
như Việt Nam vì bệnh gia tăng nhanh chóng, gây hậu quả nặng nề
và tốn kém. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường của các nhóm tuổi trên
toàn cầu năm 2000 là 2.8%, dự báo sẽ tăng lên 4.4% vào năm
2030, trong đó tăng gấp đôi tại thành phố của các nước đang phát
triển
(91)
. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng từ
2.5% năm 1994
(5)
đến 6.6% năm 2004
(1, 70)
.
• Giảm biến chứng và tử vong là tiêu chí quan trọng của việc chăm
sóc bệnh nhân đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu lâm sàng lớn
như DCCT
(77)
và UKPDS
(8, 81, 82)
đã chứng minh lợi ích của việc
kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và rối loạn lipid máu. Trên thế
giới, tại các nước tiên tiến đã áp dụng mô hình quản lý đái tháo
đường
(76)
(model of diabetes management) với hoạt động của đội
chăm sóc bệnh nhân (diabetes care team)
(85, 87)
gồm nhiều thành

viên ở các chuyên khoa khác nhau để có thể can thiệp tích cực
nhằm tối ưu hoá việc chăm sóc, đạt hiệu quả chung cuộc và nâng
chất lượng cuộc sống với chi phí hợp lý
(14)
, trong đó nhấn mạnh
đến giáo dục tự quản lý DSME (diabetes self-management
education) mà người bệnh giữ vai trò chủ động
(12)
.
• Việt Nam hiện chưa có mô hình quản lý đái tháo đường. Thành phố
HCM đã có mô hình quản lý sức khoẻ cộng đồng như chương trình
chống lao. Nhưng không thể áp dụng mô hình này đối với bệnh đái
tháo đường vì lao là một bệnh lây, can thiệp chủ động bởi nhân
viên y tế trong một thời gian nhất đònh 6 - 9 tháng, khác với đái
tháo đường là một bệnh mãn tính, không lây, cần phải điều trò,
chăm sóc suốt đời. Hiệu quả điều trò dựa chủ yếu vào sự thay đổi
lối sống và kỹ năng tự chăm sóc của người bệnh hoặc thân nhân.
Do đó, phải tổ chức giáo dục thường xuyên để bệnh nhân và gia
đình có kiến thức, thái độ và thực hành đúng nhằm tự quản lý tốt
bệnh. Ngoài ra, kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và rối loạn
lipid máu còn cần sự can thiệp tích cực của thầy thuốc qua tham
vấn, điều trò, theo dõi.
• Vì vậy, xây dựng một mô hình quản lý đái tháo đường như thế nào
để có thể đáp ứng những yêu cầu trên, vừa đạt hiệu quả vừa phù
hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay của TP. HCM nói riêng và Việt
Nam nói chung là điều cấp thiết.



2


TỔNG QUAN Y VĂN

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Dòch tễ
• Bệnh đang gia tăng nhanh: tỷ lệ bệnh đái tháo đường của các
nhóm tuổi trên toàn cầu năm 2000 là 2.8%, theo dự báo của
WHO sẽ tăng lên 4.4% vào năm 2030, tức từ 171 triệu người
sẽ tăng 366 triệu, tăng gấp đôi ở thành phố của các nước
đang phát triển, phần lớn trong nhóm tuổi 45 - 64
(91)
.
• Năm 2007, 05 nước có số người mắc bệnh cao nhất là n Độ
(40.9 triệu), Trung Quốc (39.8 triệu), Hoa Kỳ (19.2 triệu), Nga
(9.6 triệu) và Đức (7.4 triệu)
(40)
.
• Riêng vùng Tây Thái bình dương năm 2000 có khoảng 30
triệu người lớn mắc bệnh, đến năm 2025 số người mắc bệnh
sẽ tăng 56 triệu
(47)
.
• Việt Nam: theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay tỷ lệ người
mắc bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi 30 - 64 chiếm 2.7%. Ở
các thành phố, tỷ lệ này cao hơn tới 4.4%.
• Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc bệnh cũng đã gia tăng:
từ 2.5% năm 1994
(5)
đến 6.6% năm 2004
(1, 70)

.
• Sự gia tăng nhanh chóng này do nhiều yếu tố. Sự phát triển
nhanh kinh tế, xã hội, công nghiệp và đô thò hóa diễn ra tại
những nước đang phát triển làm thay đổi mô hình bệnh tật và
lối sống, dẫn đến:
1. Gia tăng tuổi thọ, tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng và thiếu dinh
dưỡng đang giảm dần nhưng gia tăng tỷ lệ các bệnh mãn
tính, không lây như bệnh đái tháo đường, tim mạch.
2. Thừa cân, béo phì.
- Khẩu phần ăn nhiều chất béo bão hòa, dư năng lượng.
- Thiếu hoạt động thể lực.
2. Tử vong
Đái tháo đường đứng hàng thứ tư về nguyên nhân gây tử vong
toàn cầu. Mỗi năm khoảng 3.8 triệu người chết vì biến chứng
(40)
.
3. Biến chứng
Đái tháo đường gây nhiều biến chứng cấp và mãn nguy hiểm,
dẫn đến tử vong hoặc tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và
tăng chi phí
• 2% bệnh nhân đái tháo đường bò mù sau 15 năm, 10% giảm
thò lực trầm trọng
(89)
.
• > 50% đái tháo đường bò biến chứng thần kinh, là nguyên
nhân gây bất lực ở nam giới
(89)
.
• 10 - 20% bệnh nhân đái tháo đường chết vì suy thận
(40, 89)

.

3

• Đái tháo đường là nguyên nhân thường nhất gây đoạn chi
không do tai nạn
(89)
.
• Đái tháo đường tăng nguy cơ bò bệnh tim mạch và đột q,
50 - 80% tử vong do biến chứng tim mạch
(40, 89)
.
4. Chi phí
• Chi phí trực tiếp chiếm khoảng 2.5 - 15 % ngân sách chi cho
y tế hàng năm
(89)
.
• Ở Mỹ năm 2002 là 132 tỷ đô la, trong đó chi phí trực tiếp 92
tỷ, chi phí gián tiếp 40 tỷ vì tàn phế, mất việc, chết sớm
(39,
47)
.
• Tại n Độ chi phí chăm sóc trung bình là 10.000 rupi (227 đô
la) ở thành phố và 6.260 rupi (142 đô la) ở nông thôn. Chi
phí chăm sóc ở thành phố tăng gấp đôi từ năm 1998 đến
2005
(62)
.

II. MÔ HÌNH QUẢN LÝ

1. Mô hình quản lý bệnh mãn tính
• Bệnh mãn tính là bệnh kéo dài trên 3 tháng, do đó chăm sóc
bệnh nhân mãn tính hoàn toàn khác với chăm sóc bệnh
nhân cấp tính
(83)
.
• Thập niên 1990, Wagner đưa ra mô hình chăm sóc bệnh
mãn tính
(84)
. Đặc điểm của mô hình này là:
- hợp tác tích cực giữa người bệnh và thầy thuốc
- người bệnh tự quản lý, có trách nhiệm với bệnh của mình
- thống nhất chăm sóc theo những hướng dẫn chuẩn,
khuyến cáo dựa trên chứng cứ được cập nhật liên tục
- áp dụng không chỉ cho người bệnh mà cả trong cộng
đồng
- không ngừng nâng chất lượng chăm sóc để đạt hiệu quả
chung cuộc, giảm biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc
sống với chi phí hợp lý
- nhưng thực hiện không hề dễ dàng.
• Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của mô hình: vì
là bệnh mãn tính, cần chăm sóc hàng ngày nên bệnh nhân
và thân nhân phải giữ vai trò chủ động. Sự liên kết chặt chẽ
với nhân viên y tế giúp người bệnh và gia đình làm tốt việc
tự chăm sóc
(15, 34, 52)
.
• Glasgow đưa ra cách chăm sóc theo từng bước: không áp
dụng giống nhau cho tất cả mọi người, những bệnh nhân có
nguy cơ cao sẽ nhận được sự chăm sóc tích cực hơn. Cách

thức này càng chứng minh tính hợp lý của việc quản lý
bệnh
(31)
.

4


From "Chronic disease management: what will it take to improve care for
chronic illness?" Effective Clinical Practice, August/September 1998. 1:2-4.
2. Mô hình quản lý đái tháo đường
• Đái tháo đường là bệnh mãn tính, hiệu quả điều trò dựa chủ
yếu vào sự thay đổi lối sống của người bệnh
(44)
. 95% công
việc là do bệnh nhân tự chăm sóc, nhưng muốn đạt hiệu quả
cần thay đổi và thực hành nhiều việc cùng một lúc
(22)
.
• Nhưng chọn một mô hình nào có thể áp dụng trong cộng
đồng, phù hợp với văn hóa, nhu cầu và khả năng của bệnh
nhân cũng như của nhà nước. Từ những năm 1990, Mỹ và
u châu áp dụng mô hình quản lý đái tháo đường sau. Nội
dung của mô hình này gồm 2 phần chính:
1. Những can thiệp của hệ thống chăm sóc sức khoẻ (Health
care system interventions) gồm:
- Quản lý bệnh (Disease management): từ này được dùng
đầu tiên vào cuối thập niên 1980 tại Mayo Clinic.
- Quản lý trường hợp bệnh (Case management): cho
những ca phức tạp, khó kiểm soát và chi phí cao.

2. Giáo dục bệnh nhân tự quản lý bệnh DSME (diabetes self-
management education) gồm nhiều hình thức
(75)
:
- Ở cộng đồng (ngoài cơ sở điều trò, nhà, trường học hay nơi
làm việc), dành cho người lớn đái tháo đường type 2.
- Tại nhà cho trẻ em hoặc người trẻ bò đái tháo đường type 1.

5

- Ngắn hạn 1 - 2 tuần ở trại hè, nơi làm việc, trường học.



From “The effectiveness of disease and case management for people
with diabetes. A Systematic Review”. Am J Prev Med
24 April 2002


• Năm 2005, Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới ấn hành
“Hướng dẫn toàn cầu”, cung cấp cách chăm sóc bệnh nhân
hiệu quả trong những điều kiện khác nhau
(43)
.
• Hàng năm, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đều xuất bản
tiêu chuẩn chăm sóc y tế bệnh nhân đái tháo đường và tiêu
chuẩn quốc gia về chương trình giáo dục tự quản lý trên tạp
chí Diabetes Care
(12, 13)
.

• Ở các nước phát triển, chất lượng chăm sóc bệnh nhân đã
cải thiện trong 10 năm qua, nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện
hơn nữa.
Tại Mỹ năm 2002 cứ 5 bệnh nhân đái tháo đường thì còn 1
người chưa kiểm soát được đường huyết với HbA1c > 9%, 2
người có LDL cholesterol ≥ 3.4

mmol/L (≥ 130 mg/dL), cứ 3
bệnh nhân ĐTĐ thì 1 người không được khám mắt hay bàn
chân hàng năm
(67)
. Còn theo Grant
(36)
khảo sát ở 30 trung
tâm y khoa nổi tiếng, tỷ lệ BN được kiểm tra hàng năm khá
cao: 97.4% được thử HbA1c, 96.6% được đo HA, 87.6%
được thử cholesterol.
3. Đội chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường (diabetes care
team)
• Elliot Joslin đầu tiên đưa ra khái niệm "diabetes team". Vào
cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 80, nhiều BS biết lợi
ích của đội và đến nay vẫn được xem là mô hình tốt nhất
cho việc chăm sóc bệnh nhân bò bệnh mãn tính như đái tháo
đường
(76, 85, 86, 87)
. Nhóm này gồm bác só (BS gia đình, chăm

6

sóc sức khoẻ ban đầu, chuyên khoa ), điều dưỡng và các

chuyên viên khác có liên quan như dinh dưỡng, vật lý trò liệu,
chuyên khoa bàn chân, dược só, bảo hiểm y tế, nhà giáo
dục, tâm lý v…v… Các thành viên trong đội phải hiểu rõ
nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với nhau, áp dụng
thống nhất tiêu chuẩn chăm sóc theo những hướng dẫn
chuẩn, khuyến cáo dựa trên chứng cứ được cập nhật liên
tục. Trong đó, người bệnh giữ vai trò chủ động
(12)
.
• Kế hoạch quản lý phải cụ thể cho từng BN. Mục tiêu điều trò
và chăm sóc phải phù hợp với tuổi, thời khoá biểu học tập hay
làm việc, chế độ luyện tập, thói quen ăn uống, tình trạng xã
hội và cá nhân, yếu tố văn hoá, tôn giáo, có biến chứng hoặc
bệnh tật khác kèm theo không?
(14)
. Kế hoạch quản lý phải
được các thành viên trong nhóm hiểu rõ và đồng ý hợp tác
thực hiện. Nhưng quan trọng nhất là “Giáo dục Tự quản lý”
DSME (Diabetes Self Management Education) nghóa là người
bệnh và thân nhân được hướng dẫn những kỹ năng để tự theo
dõi, chăm sóc
(12)
.
• Staged Diabetes Management

(SDM) là cách tiếp cận có hệ
thống của đội chăm sóc sức khoẻ để ngăn ngừa, phát hiện và
điều trò bệnh nhân ĐTĐ, gồm quy trình chăm sóc theo từng
thời kỳ dựa trên những hướng dẫn thực hành của ADA, AADE,
IDF, WHO. SDM ra đời từ năm 1988, hiện áp dụng ở 800 đòa

điểm trên toàn thế giới
(54, 55)
.
4. Giáo dục tự quản lý ĐTĐ
DSME Diabetes Self-Management Education
• Bất kỳ hình thức giáo dục nào như bướm, sách bỏ túi, chiếu
phim, bài báo cáo, kỹ thuật thay đổi hành vi… cũng đều tốt hơn
là không giáo dục trong chăm sóc bệnh nhân bò bệnh mãn
tính vì cải thiện được sự tuân thủ và hiệu quả điều trò. Chương
trình giáo dục không áp dụng giống nhau cho mọi bệnh
nhân
(53)
.
• Vào những năm 1990 giáo dục đã chuyển từ hình thức cổ điển
chỉ là sự thụ động của người tham dự ở những thập niên 1970
- 1980 sang chủ động. Hình thức này tác động đến thái độ
của bệnh nhân gấp 150 - 300% hình thức cổ điển
(33)
.
• Giáo dục tự quản lý bệnh được xem là phần quan trọng trong
chăm sóc đái tháo đường, vì tối ưu hoá việc kiểm soát rối loạn
biến dưỡng, giảm biến chứng cấp và mãn, nâng chất lượng
cuộc sống và giảm chi phí. Sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu không
đúng, không có kỹ năng tự chăm sóc làm người bệnh vô tình
không tuân thủ điều trò
(45)
. Ngay từ năm 1875, Bouchardat đã

7


biết giáo dục bệnh nhân thử đường niệu mỗi ngày, chế độ ăn
giảm năng lượng và tập thể dục.
• Trong giáo dục tự quản lý bệnh, bệnh nhân đái tháo đường
được cung cấp kiến thức về sinh lý bệnh, cách nhận biết sớm
những biến chứng, lợi ích và tác dụng phụ của thuốc, chế độ
ăn, tập luyện
(64)
, cũng như biết tự thử đường máu, phân tích
kết quả, hoặc biết thay đổi chế độ điều trò khi bò bệnh cấp
tính
(24)

• Có nhiều hình thức hướng dẫn, giáo dục BN như tổ chức cuộc
thăm viếng tại nhà hàng tháng, tíếp xúc qua điện thoại hàng
tuần về cách chỉnh liều insulin, theo dõi ĐH, BN báo cáo các
kết quả tự theo dõi ….
• Nếu bệnh nhân có kiến thức, có kỹ năng thực hành nhưng
không chòu áp dụng thì việc giáo dục cũng chưa mang lại hiệu
quả
(74)
, do đó hướng dẫn thay đổi hành vi quan trọng hơn giáo
dục đơn thuần
(50)
. Cung cấp kiến thức để dần dần thay đổi
thái độ và lối sống của BN được xem là chìa khoá thành công
của DSME
(50)
.
• Theo Glasgow
(32)

lý tưởng là mục tiêu của DSME phải rõ ràng,
những can thiệp thay đổi hành vi phải thực tế, dễ thực hiện,
bệnh nhân thoải mái tự nguyện tham gia, mang lại hiệu quả
lâu dài, cải thiện chất lượng cuộc sống với chi phí thấp.
• Norris trong một phân tích tổng hợp
(58)
, khảo sát từ năm 1980
- 1999 đã tìm thấy 72 nghiên cứu ngẫu nhiên có chứng xác
đònh hiệu quả của DSME đối với nhiều tiêu chí như kiến thức,
tự theo dõi ĐH, thay đổi chế độ ăn, chất lượng cuộc sống.
• Một phân tích tổng hợp của Gary
(30)
gồm 18 nghiên cứu ngẫu
nhiên có chứng cho thấy giáo dục can thiệp hành vi làm giảm
đường huyết 24 mg/dL, HbA1c 0.43% và cân nặng 3 lbs.
• Năm 1997 IDF xuất bản “Tiêu chuẩn toàn cầu về giáo dục
ĐTĐ”, được sửa đổi vào năm 2003
(42)
và cũng trong năm này,
IDF đề ra “Chiến lược toàn cầu để nâng cao sự hiểu biết về
ĐTĐ” trong cộng đồng
(41)
.
• ADA khuyến cáo ít nhất hàng năm phải đánh giá kiến thức và
kỹ năng tự chăm sóc của bệnh nhân ĐTĐ và tổ chức giáo dục
liên tục
(12, 13)
.
• Nhưng ngay ở những nước phát triển như Anh quốc, chỉ có
25% BN gốc châu Á tham gia chương trình giáo dục

(80)
hoặc
theo Clement 50 - 80% bệnh nhân thiếu kiến thức và kỹ
năng
(23)
. Do đó một trong những mục tiêu chăm sóc sức khoẻ
của Mỹ đến năm 2010 là tăng từ 40% bệnh nhân ĐTĐ nhận
được sự giáo dục vào năm 1998 lên 60%
(58)
.

8

• Có rất ít số liệu về mức độ hiểu biết về đái tháo đường ở các
nước đang phát triển.

9


III. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
1. Khảo sát sự hiểu biết của cộng đồng về đái tháo đường
• Năm 1999 Wee phỏng vấn 1.337 người dân ở Singapore với 45
câu hỏi, > 60% đạt điểm kiến thức trung bình
(88)
.
• Khảo sát 26.001 người dân ở Chennai, thành phố lớn phía nam
n Độ, với 5 câu hỏi, kiến thức rất hạn chế 25% không biết
bệnh ĐTĐ, chỉ 22.2% biết bệnh có thể ngăn ngừa được và 19%
biết bệnh gây nhiều biến chứng. 47.5% đạt điểm kiến thức
trung bình, trong đó điểm 0 là 14.4%, chỉ có 2.9% đạt điểm tối

đa. Ngay nhóm người dân bò bệnh ĐTĐ đạt điểm tối đa cũng chỉ
là 10.1%, trong đó 41% biết bệnh có thể ngăn ngừa được và
40.6% biết bệnh gây nhiều biến chứng
(25)
.
2. Khảo sát KAP của bệnh nhân đái tháo đường
• Khảo sát kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc của 342 BN tại
bệnh viện Najran ở Saudi Arabia năm 1998. Kết quả về kiến
thức, 56% BN biết các triệu chứng hạ ĐH, nhưng chỉ có 15%
biết những biến chứng mãn. Còn về kỹ năng tự chăm sóc, 6%
tự thử đường niệu, 1% tự thử đường máu, nhưng có đến 76% tự
chích insulin
(46)
.
• Ambigapathy phỏng vấn 100 bệnh nhân tại bệnh viện
Kesihatan thuộc quận Manjung, Perak của Mã Lai năm 2003,
87% đạt ≥ 50% tổng số điểm về kiến thức, 98% có thái độ tích
cực và 99% đạt ≥ 50% tổng số điểm về thực hành, nhưng chỉ
56% đạt điểm tối đa
(11)
.
• Hồ Bích Thủy khảo sát sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường của
205 bệnh nhân ngoại trú và 122 bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
Nhân dân Gia Đònh năm 2000, tỷ lệ tốt chiếm 28.7% ở nhóm
nội trú và 50.7% ở nhóm ngoại trú
(2)
.

IV. KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT
• Kiểm soát đường huyết được xem là vấn đề cốt lõi của kế

hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường. Theo 2 nghiên cứu
lớn DCCT Diabetes Control and Complications Trial của Viện Y
Tế Quốc gia Hoa Kỳ tiến hành trong 10 năm (1983-1993), gồm
1.441 bệnh nhân ĐTĐ type 1 tham dự và UKPDS UK
Prospective Diabetes Study của Anh quốc với 5.102 bệnh nhân
ĐTĐ type 2 đã chứng minh kiểm soát đường huyết chặt chẽ làm
giảm các biến chứng. Nếu giảm 1% HbA1c giảm 35% biến
chứng mạch máu nhỏ, 25% tử vong do ĐTĐ và 18% nhồi máu
cơ tim
(77, 81, 82)
.

10

• Đường huyết không ổn đònh thường ít biểu hiện lâm sàng khiến
bệnh nhân không nhận biết được nếu bệnh nhân không theo
dõi đường huyết thường xuyên và tình trạng tăng đường huyết
lâu dài sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mục tiêu của
điều trò là kiểm soát tốt được đường huyết đói và sau ăn mà
không gây hạ đường huyết.
• Đường huyết tương tónh mạch phản ánh nồng độ glucose trong
máu tương đối chính xác. Đường huyết tương lúc đói là mẫu
đường huyết được lấy sau hơn 8 giờ nhòn đói
(79)
.
• HbA1c hay A1c

hiện nay là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình
trạng kiểm soát đường huyết trong thời gian 3 tháng trước đó.
HbA1c được tạo bởi sự glycate hoá aminoacid valin và lysine

trên chuỗi β của hemoglobine A
(68)
.
Mối tương quan giữa HbA1c và đường huyết tương trung
bình
(13)

ĐH trung bình A1C (%)
mg/dL mmol/L
6 135 7.5
7 170 9.5
8 205 11.5
9 240 13.5
10 275 15.5
11 310 17.5
12 345 19.5

• Mục tiêu kiểm soát đường huyết tốt theo ADA
(13)
:
- HbA1c (A1c) < 7%
- Đường huyết tương lúc đói 90 - 130 mg/dL (5 - 7.2 mmol/L)
- Đường huyết tương 2 giờ sau ăn < 180 mg/dL (10 mmol/L)
Còn theo IDF, kiểm soát đường huyết tốt khi
(43)
:
- HbA1c (A1c) < 6.5%
- Đường huyết tương lúc đói 110 mg/dL (6 mmol/L)
- Đường huyết tương 1- 2 giờ sau ăn < 145 mg/dL (8 mmol/L)
• Nhiều nghiên cứu cho thấy đường huyết sau ăn liên quan chặt

chẽ với HbA1c
(16, 57, 65, 71)
và khi giảm mức đường huyết sau ăn
sẽ giảm đáng kể HbA1c
(17)
.
• Nhưng thực tế việc kiểm soát đường huyết rất phức tạp, do
nhiều yếu tố góp phần.
- Tại Mỹ, theo một điều tra năm 1999 - 2000, chỉ có 37% bệnh
nhân đạt HbA1c < 7% và 37.2% có HbA1c > 8%
(48)
. Còn theo
Grant khảo sát ở 30 trung tâm y khoa nổi tiếng, tỷ lệ BN có
HbA1c < 7% là 34%
(36)
. Mức kiểm soát đường huyết ở bệnh

11

nhân ĐTĐ type 2 giảm từ 44.5% (NHANES III 1988 - 1994)
xuống 35.8% (NHANES 1999 - 2000)
(48)
.
- Ở châu Á, nghiên cứu cắt ngang của nhóm Diacare-Asia, khảo
sát tình trạng kiểm soát ĐH của 24.317 bệnh nhân tại 230 trung
tâm điều trò bệnh ĐTĐ của các nước Bangladesh, Trung quốc,
n độ, Indonesia, Mã lai, Philippine, Singapore, Hàn quốc, Sri
lanka, Đài loan, Thái lan và Việt nam vào năm 1998: HbA1c
trung bình 8.6 ± 2%, với 55% bệnh nhân có HbA1c > 8%. Nhóm
có HbA1c cao hơn ở các nước Trung quốc, n độ, Philippine và

Việt nam. Tỷ lệ biến chứng mắt, thần kinh, đạm niệu cũng
nhiều hơn ở nhóm này. Nhiều bệnh nhân chưa từng được xét
nghiệm HbA1c
(21)
. Một nghiên cứu khác ở Mã Lai năm 1997, có
đến 70.3% BN kiểm soát ĐH kém
(7)
.
- Tại Việt Nam, Diacare-Asia năm 2003 khảo sát 1.404 bệnh
nhân ĐTĐ tại 24 cơ sở điều trò trên toàn quốc, ghi nhận có đến
gần 80% được xếp vào loại kiểm soát ĐH kém, qua đánh giá
HbA1c. Kết quả cũng ghi nhận ĐH trung bình là 11.3 ± 5.1
mmol/L, trong đó ĐH đói là 8.9 ± 3.5 mmol/L và ĐH sau ăn
trung bình 2 giờ là 12.0 ± 4.1 mmol/L
(27)
.
- Tại TP. HCM, Hồ Bích Thủy năm 2000, khảo sát tình trạng kiểm
soát đường huyết của 205 bệnh nhân ngoại trú (đo đường huyết
đói) và 122 bệnh nhân nội trú (đo HbA1c) tại bệnh viện Nhân
dân Gia Đònh, cho thấy mức độ kiểm soát đường huyết rất kém,
61.95% bệnh nhân ngoại trú có đường huyết > 1.4 g/l và
73.77% bệnh nhân nội trú có HbA1c > 8%
(2)
.
- Tại Huế, theo tác giả Nguyễn Hải Thủy 1999-2000, nồng độ
HbA1c của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại bệnh viện trung ương là
9.96 ± 3.38% cao gấp hai lần so với nhóm chứng (4.87 ±
0.28%) mà nguyên nhân chủ yếu là do không kiểm soát đường
huyết sau ăn và không được kiểm tra đường huyết thường
xuyên

(4)
.

V. KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ
• Các kết quả từ nghiên cứu UKPDS cho thấy rằng sự kiểm soát
đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đã làm giảm
nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ, nhưng lại không có tác độâng
đáng kể lên các biến chứng mạch máu lớn
(49)
. Do đó, ngăn ngừa
biến chứng mạch máu lớn, còn cần phải kiểm soát huyết áp, cải
thiện rối loạn mỡ máu, không hút thuốc. Điều trò tích cực tăng HA
làm giảm đáng kể các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ
và nguy cơ tử vong
(81, 82)
.

12

• Cứ giảm 10 mmHg huyết áp tâm thu trung bình giảm 13% nguy
cơ tương đối của biến chứng mạch máu nhỏ, 15% của bất kỳ tử
vong do đái tháo đường và 11% nhồi máu cơ tim
(8)
.
• Kiểm soát tốt lipid máu giảm 25 - 55% nguy cơ bệnh mạch vành
và 43% tử vong
(35)
.
• Do đó, muốn đạt mục tiêu điều trò, phải kiểm soát cả 3 yếu tố là
đường huyết, huyết áp và mỡ máu. Theo khuyến cáo của ADA

(13)

- HA < 130/80 mmHg
- Triglycerides < 150 mg/dL (1.7 mmol/L)
- Cholesterol toàn phần < 200 mg/dL (5.2 mmol/L)
- LDL cholesterol < 100 mg/dL (2.6 mmol/L)
- HDL cholesterol > 40 mg/dL (1.1 mmol/L) ở nam
> 50 mg/dL (1.3 mmol/L) ở nữ
• Nhưng trên thực tế, rất đáng lo ngại vì tỷ lệ đạt theo khuyến cáo
của ADA quá thấp.
- Ngay tại Mỹ 1999 - 2000, 35.8% đạt HA tâm thu < 130mmHg và
HA tâm trương < 80mmHg, 51.8% có cholesterol ≥ 200 mg/dL
và chỉ có 7.3% bệnh nhân đái tháo đường đạt 3 mục tiêu điều
trò trên
(69)
.
- Grant khảo sát ở 30 trung tâm y khoa nổi tiếng, 65.1% có
cholesterol

toàn phần < 200 mg/dL, 46.1% có LDL-C < 100
mg/dL, nhưng chỉ 34% đạt HbA1c < 7%, 33% đạt HA < 130/80
mmHg
(36)
.
- Còn theo tác giả Saaddine, tỷ lệ BN kiểm soát kém đường
huyết là 20%, huyết áp là 33% và cholesterol là 40%
(67)
.
• Theo diễn tiến tự nhiên của đái tháo đường type 2 thì 60% bệnh
nhân sẽ cần insulin để kiểm soát tốt đường huyết

(92)
.


VI. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BỆNH NHÂN ĐTĐ TẠI TP. HCM
1. Đặc điểm đòa lý: TP. HCM gồm 24 quận huyện (19 nội thành và
5 ngoại thành), được chia thành 3 khu vực:
• Các quận nội thành cũ: gồm quận 1, 3, 5, 10, 11, Phú Nhuận.
• Các quận ven: gồm quận 4, 6, 8, Tân Bình, Tân Phú, Bình
Thạnh, Gò Vấp.
• Các quận mới và huyện ngoại thành: gồm quận 2, 7, 9, 12,
Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Bình Tân, Nhà Bè,
Cần Giờ.

2. Tổ chức ngành y tế TP. HCM: (phụ lục 5)
• Sở Y tế
• Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập gồm:
- 08 bệnh viện đa khoa.
- 20 bệnh viện chuyên khoa.

13

- 24 TTYT quận huyện, gồm 19 nội thành và 5 ngoại thành.
- 317 trạm y tế phường xã trực thuộc, gồm 254 trạm y tế
phøng và 63 trạm y tế xã.
• Mạng lưới y tế tư nhân: gồm các bệnh viện và phòng khám tư.
• 07 trung tâm không giường bệnh (T4G, TT Dinh dưỡng…)
• Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế.
• Các công ty dược và trang thiết bò y tế.


3. Tình hình quản lý bệnh nhân ĐTĐ tại TP. HCM
• Hiện nay, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và TTYT đều tiếp
nhận điều trò ngoại hoặc nội trú bệnh nhân ĐTĐ. Mạng lưới y
tế TP. HCM khá hoàn chỉnh: phần lớn TTYT đều có bác só
chuyên khoa nội tiết, trạm y tế đều có bác só nội tổng quát.
Bệnh viện đa khoa được phân công chỉ đạo tuyến về chuyên
môn cho TTYT.
Trung tâm y tế là cơ sở thực hiện chương trình phòng chống
bệnh. Từ năm 2003, thành phố đã triển khai Chương trình
phòng chống bệnh mãn tính không lây như đái tháo đường, tim
mạch.
• Về truyền thông sức khoẻ có nhiều phương tiện như truyền
hình, truyền thanh, internet, sách báo. Về giáo dục có các câu
lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường tại một số nơi tổ chức như
Hội Nội tiết, Trung tâm Dinh dưỡng, các bệnh viện Chợ Rẫy,
Nguyễn Tri Phương… nhưng chủ yếu chỉ là truyền thông, chưa
thể hiện rõ tính can thiệp tích cực nhằm thay đổi lối sống, chưa
lượng giá kỹ năng thực hành tự chăm sóc của người bệnh.
Chưa có khảo sát đầy đủ về kiến thức, thái độ, thực hành KAP
của bệnh nhân ĐTĐ.
• Can thiệp điều trò tại các cơ sở y tế chưa thống nhất, chưa có
sự phối hợp thành hệ thống giữa các chuyên khoa, chưa có
đội chăm sóc ĐTĐ như các nước. Nhân viên y tế chưa chủ
động can thiệp tích cực, nhất là cho số BN chưa đạt mục tiêu
điều trò theo khuyến cáo như kiểm soát kém cân nặng, ĐH,
HA, mỡ máu…
• Tham vấn còn mang tính thụ động, chỉ tùy thuộc vào yêu cầu
của người bệnh, chứ chưa chủ động dành cho số đối tượng có
nguy cơ.
• Tóm lại, hiện nay tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói

riêng chưa có mô hình quản lý ĐTĐ.

14

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

I. Mục tiêu Tổng quát:
Thử nghiệm mô hình câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường
tại Trung tâm y tế quận huyện TP. HCM từ tháng 12.2005
đến tháng 4.2007.

II. Mục tiêu Chuyên biệt:
1. Xây dựng mô hình câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường tại
trung tâm y tế quận huyện TP. HCM.
2. Khảo sát đặc điểm bệnh lý và thực trạng quản lý của nhóm
chứng và nhóm can thiệp.
3. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của nhóm
chứng và nhóm can thiệp.
4. Khảo sát chỉ số sinh học của BN chưa đạt mục tiêu điều trò
của nhóm chứng và nhóm can thiệp.

























15

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Thử nghiệm can thiệp cộng đồng.

II. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
1. Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường tổ chức tại trung tâm y tế
quận huyện TP. HCM.

2. Bệnh nhân đái tháo đường đã được xác đònh bệnh (phụ lục 2) và
đang điều trò tại trung tâm y tế quận huyện TP. HCM.


III. CỢ MẪU VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU
1. Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường:

• Nhóm 1 là nhóm can thiệp: chọn 04 TTYT để thử nghiệm mô
hình gồm 02 TTYT thuộc các quận nội thành, 01 TTYT ở vùng
ven và 01 TTYT ở các quận mới hoặc huyện ngoại thành.
Tiêu chuẩn loại trừ: CLB hoạt động không đúng tiêu chí (phụ lục
1).
• Nhóm 2 là nhóm chứng: 04 TTYT chưa triển khai mô hình câu
lạc bộ. Số lượng chọn TTYT thuộc 3 khu vực (nội thành, vùng
ven, ngoại thành) của TP. HCM cũng tương tự như nhóm can
thiệp.

2. Khảo sát KAP kiến thức, thái độ, thực hành
• Nhóm 1 là nhóm can thiệp: gồm bệnh nhân tham gia đều ≥ 7
buổi sinh hoạt của câu lạc bộ tổ chức tại 04 TTYT được chọn.
Cỡ mẫu cho nhóm can thiệp: 100 bệnh nhân tại mỗi TTYT.
Tiêu chuẩn loại trừ: BN vắng mặt ≥ 3 buổi sinh hoạt câu lạc bộ.
• Nhóm 2 là nhóm chứng: gồm bệnh nhân thuộc 04 TTYT chưa
có mô hình câu lạc bộ được chọn.
Cỡ mẫu cho nhóm chứng: 100 bệnh nhân tại mỗi TTYT.
Tiêu chuẩn loại trừ: BN có tham gia bất kỳ câu lạc bộ ĐTĐ.

3. Khảo sát chỉ số sinh học: gồm bệnh nhân chưa kiểm soát tốt
đường huyết, mỡ máu hay huyết áp được chọn sau khi điều tra đặc
điểm bệnh lý. Chia làm 2 nhóm
• Nhóm 1: bệnh nhân có tham gia câu lạc bộ và được BS tham
vấn.
• Nhóm 2: bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ và không được
BS tham vấn.
Cỡ mẫu cho mỗi nhóm là 80 bệnh nhân.

16



Tiêu chuẩn loại trừ:
- HbA1c (A1c) < 7%
- Đường huyết đói < 7.2 mmol/L (130
mg/dL)
- Huyết áp < 130/80 mmHg
- Cholesterol < 5.2 mmol/L (200 mg/dL)
- LDL cholesterol < 2.6 mmol/L (100 mg/dL)
- HDL cholesterol > 1.3 mmol/L (50 mg/dL)
- Triglycerides < 1.7 mmol/L (150 mg/dL)

IV. GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng mô hình Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường tại
trung tâm y tế quận huyện TP. HCM.
2. Khảo sát KAP lần 1: tiến hành ở cả 2 nhóm 1 và 2 tại cùng một
thời điểm, ngay trước khi bắt đầu sinh hoạt câu lạc bộ. Trên cùng
một bệnh nhân, phỏng vấn theo 2 phiếu đặc điểm bệnh lý (mẫu số
1) và KAP (mẫu số 2) (phụ lục 3)
3. Khảo sát chỉ số sinh học: từ kết quả đặc điểm bệnh lý, chọn 80
BN cho mỗi nhóm. Lập phiếu theo dõi BN (mẫu số 3) (phụ lục 3)
• Khám đánh giá ban đầu và xét nghiệm lần 1 gồm (đường huyết
đói, cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C, HbA1c

).
• Khám đònh kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng.
• Xét nghiệm lần 2 sau 9 tháng theo dõi, cũng gồm xét nghiệm
như lần 1 (ĐH đói, cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C,
HbA1c


).
Điểm khác biệt giữa 2 nhóm:
• Nhóm 1: có tham gia câu lạc bộ và được BS tham vấn về chế
độ ăn, tập luyện, theo dõi và tuân thủ điều trò.
• Nhóm 2: không tham gia câu lạc bộ và không được BS tham
vấn.
4. Khảo sát KAP lần 2: tiến hành phỏng vấn mẫu số 2 trên bệnh
nhân tham gia câu lạc bộ đều, sau khi 04 TTYT được chọn tổ chức
đủ 10 buổi sinh hoạt.

V. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
1. Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường: kế hoạch triển khai thực
hiện, danh sách ban tổ chức và ban chủ nhiệm, lòch sinh hoạt,
chương trình mỗi buổi sinh hoạt, họ tên người hướng dẫn, nội dung
giáo dục, câu hỏi lượng giá trước và sau buổi học, danh sách bệnh
nhân tham dự mỗi buổi.


17


2. Khảo sát KAP và đặc điểm bệnh lý: dữ liệu thu thập dựa trên
bảng phỏng vấn đã thiết kế sẵn (2 phiếu khảo sát)
• Phiếu khảo sát đặc điểm bệnh lý (mẫu số 1) (phụ lục 3): gồm
các dữ liệu về đặc điểm dân số xã hội và nhân trắc của bệnh
nhân, 26 câu hỏi để thu thập thông tin về yếu tố nguy cơ, tiền
sử bệnh đái tháo đường, đặc điểm bệnh lý và thực trạng quản
lý bệnh.
• Phiếu khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành (mẫu số 2) (phụ lục
3): gồm các dữ liệu về đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân,

20 câu hỏi về kiến thức, 10 câu hỏi về thái độ và 10 câu hỏi về
thực hành, 02 câu hỏi về nguồn cung cấp thông tin.
3. Khảo sát chỉ số sinh học: dữ liệu thu thập dựa trên phiếu theo dõi
đã thiết kế sẵn (mẫu số 3) (phụ lục 3), gồm khám đánh giá ban
đầu, sau 3, 6, 9 tháng và kết quả xét nghiệm lần đầu, lần cuối sau
9 tháng.

VI. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
1. Các biến số liên quan đến đặc điểm dân số xã hội
• Giới: nam và nữ.
• Tuổi: được phân làm 3 nhóm:
- Nhóm tuổi trẻ: từ 16 - 40 tuổi.
- Nhóm tuổi trung niên: từ 41 - 60 tuổi.
- Nhóm tuổi già: > 60 tuổi.
• Dân tộc: được phân làm 2 nhóm:
- Kinh.
- Hoa hoặc các dân tộc khác.
• Nghề nghiệp
- Không lao động: gồm nhóm nghỉ ở nhà.
- Có lao động: gồm những nhóm còn lại.
• Trình độ văn hoá: được phân làm 2 nhóm:
- ≤ cấp II : gồm không biết chữ, cấp I và cấp II
- > cấp II: gồm cấp III và đại học.
• Tình trạng kinh tế: được phân làm 2 nhóm:
- Đủ ăn, khá giả.
- Nghèo: thu nhập bình quân đầu người 1 năm ≤ 06 triệu đồng.
2. Các biến số kiến thức, thái độ, thực hành
a. Thang điểm đánh giá kiến thức:
Trong một câu hỏi phỏng vấn, quy đònh chỉ có 1 lựa chọn đúng. Kiến
thức đúng được tính 1 điểm và kiến thức chưa đúng được tính 0

điểm. Tổng số điểm là 20 điểm.

18


Bảng 1
: Thang điểm đánh giá các kiến thức đúng:

STT

NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM

1 ĐTĐ là tình trạng tăng lượng đường trong
máu
Đúng 1
2 Bệnh ĐTĐ không lây nhiễm cho những
người xung quanh
Đúng 1
3 Xét nghiệm đường máu lúc đói 180 mg/dL
(10 mmol/L) có nghóa
Tăng đường máu 1
4 Insulin do cơ quan nào tiết ra? Tụy tạng 1
5 ĐTĐ có 2 nhóm chính là típ 1 và típ 2 Đúng 1
6 Tiểu nhiều và khát nước là dấu hiệu của Tăng đường máu 1
7 HbA1c là xét nghiệm cho biết lượng đường
trong máu
Trong 3 tháng vừa qua 1
8 Nguyên nhân chính gây bệnh ĐTĐ là do Cơ thể thiếu insulin 1
9 Yếu tố nào sau đây dễ dẫn đến bệnh ĐTĐ Béo phì 1
10 Đổ mồ hôi và run rẩy là dấu hiệu của Hạ đường máu 1

11 Bệnh nào sau đây KHÔNG phải là biến
chứng của ĐTĐ
Điếc tai 1
12 Ai cần thử đường máu để phát hiện bệnh
sớm?
Người > 45 tuổi 1
13 Người ĐTĐ nên ăn

Ăn làm nhiều bữa (3 bữa
chính và 2-3 bữa ăn phụ)
1
14 Thuốc viên uống hạ đường chỉ dùng cho
nhóm bệnh nhân ĐTĐ
Típ 2 1
15 Có thể phòng ngừa được bệnh ĐTĐ không? Có 1
16 Phát hiện sớm biến chứng thận bằng cách
thử
Đạm trong nước tiểu 1
17 Muốn phát hiện sớm biến chứng mắt, nên
khám chuyên khoa mắt đònh kỳ
1 lần / 1 năm 1
18 Bệnh nhân ĐTĐ nên chú ý cẩn thận khi làm
móng chân
Đúng 1
19 Ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, dùng thuốc chích
Insulin lúc nào?
Chỉ dùng khi thuốc uống
không hiệu quả
1
20 Muốn kiểm soát tốt đường máu, ngoài xét

nghiệm đường máu đói và HbA1c còn cần
theo dõi đường máu sau ăn
Đúng 1


19


Điểm kiến thức được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm kiến thức tốt > 70% tổng số điểm (15 - 20 điểm)
- Nhóm kiến thức trung bình 50 - 70% tổng số điểm (10 - 14 điểm)
- Nhóm kiến thức hạn chế < 50% tổng số điểm (0 - 9 điểm)
b. Thang điểm đánh giá thái độ:
Trong một câu hỏi phỏng vấn, quy đònh chỉ có 1 lựa chọn đúng. Thái
độ đúng được tính 1 điểm và thái độ chưa đúng được tính 0 điểm.
Bảng 2: Thang điểm đánh giá các thái độ đúng

STT

NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
1 Theo ông, bà khi bò bệnh ĐTĐ

Vẫn có thể sống vui
khoẻ nếu hiểu biết về
bệnh và biết cách tự
chăm sóc
1
2 Bệnh nhân ĐTĐ không nên thừa cân, béo phì Đồng ý 1
3 Muốn tránh biến chứng của bệnh ĐTĐ, cần
phải kiểm soát tốt đường máu (giữ đường máu

gần mức bình thường)
Đồng ý 1
4 Phụ nữ mang thai có tiền sử sinh con to > 4
kg, nên thử đường máu để phát hiện sớm
ĐTĐ thai kỳ
Đồng ý 1
5 ĐTĐ là một bệnh mãn tính, cần phải chữa trò
thường xuyên và lâu dài
Đồng ý 1
6 Ở bệnh nhân ĐTĐ, thuốc thì quan trọng hơn
chế độ ăn và luyện tập
Không đồng ý 1
7 Khi bò bệnh ĐTĐ, ông bà nên bỏ hút thuốc Đồng ý 1
8 Bệnh nhân ĐTĐ, có tăng huyết áp và rối loạn
mỡ máu, chỉ cần dùng thuốc hạ đường máu là
đủ
Không đồng ý 1
9 Khi được BS chỉ đònh dùng Insulin, thái độ của
ông, bà
Đồng ý 1
10 Để tự chăm sóc tốt bệnh ĐTĐ, người bệnh
cần được tham vấn, tham dự câu lạc bộ bệnh
nhân ĐTĐ
Đồng ý 1

Điểm thái độ được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm thái độ đúng ≥ 50% tổng số điểm (5 - 10 điểm).
- Nhóm thái độ chưa đúng < 50% tổng số điểm (0 - 4 điểm).



c. Thang điểm đánh giá thực hành:
Trong một câu hỏi phỏng vấn, quy đònh chỉ có 1 lựa chọn đúng. Thực
hành đúng được tính 1 điểm và thực hành chưa đúng được tính 0 điểm.

20

Bảng 3: Thang điểm đánh giá các thực hành đúng:

STT

NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
1 Cách nào tốt nhất để xác đònh bò bệnh
ĐTĐ
Thử đường máu 1
2 Làm cách nào để biết thừa cân? Dựa vào cân nặng và chiều
cao
1
3 Huyết áp của người ĐTĐ típ 2 nên là
bao nhiêu?
130/80 mmHg 1
4 Chế độ ăn hợp lý của người ĐTĐ nên
như thế nào?

Kiêng loại đường hấp thu
nhanh như (mứt, bánh ngọt,
nước ngọt)
1
5 Bệnh nhân ĐTĐ nên tập thể dục Hàng ngày 1
6 Khi bò hạ đường huyết, phải làm gì ? Uống nước đường khi còn tỉnh 1
7 Ở người ĐTĐ, tự chăm sóc bàn chân

như thế nào?
Tự quan sát chân mỗi ngày 1
8 Theo ông, bà điều trò bệnh ĐTĐ nên
như thế nào?
Tùy vào từng trường hợp, tuân
theo lời dặn của bác só
1
9 Khi tiêm Insulin nên chọn cách tiêm Luân phiên nhiều nơi 1
10 Phòng ngừa bệnh ĐTĐ bằng cách
nào?
Tránh thừa cân, béo phì và tập
thể dục đều đặn
1

Điểm thực hành được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm thực hành đúng ≥ 50% tổng số điểm (5 - 10 điểm).
- Nhóm thực hành chưa đúng < 50% tổng số điểm (0 - 4 điểm).

3. Các biến số nhân trắc và sinh học: vòng eo, vòng hông, huyết áp
tâm thu, huyết áp tâm trương, BMI, đường huyết đói, cholesterol,
triglycerid, LDL-C, HDL-C, HbA1c.
• BMI (kg/m
2
) = cân nặng (kg) / chiều cao x chiều cao (m)


• Vòng eo là vòng đi qua điểm giữa của bờ dưới xương sườn và
đỉnh mào chậu.
• Vòng hông là vòng lớn nhất qua mông.
• Đường huyết đói mmol/L: lấy máu tónh mạch vào buổi sáng nhòn

đói sau một đêm. Được đo bằng phương pháp enzyme với
glucose oxidase (GOD-PAP Method Enzymatic Colorimetric Test)
• HbA1c %

được đo bằng phương pháp sắc ký (cation exchange
chromatography).
• Mỡ máu gồm Cholesterol, Triglycerid, LDL-C, HDL-C mmol/L
- Cholesterol, Triglycerid, HDL-C được đo bằng phương pháp
enzyme (Enzymatic Colorimetric Test)
- LDL-C được tính theo công thức Friedewald:

21

LDL-C = TC (total cholesterol) − HDL-C − (TG triglycerid / 2.2).

×