Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Nguyên nhân khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra đầu tiên nãm 1997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.02 KB, 1 trang )

NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ XẢY
RA Ở THÁI LAN ĐẦU TIÊN NĂM 1997.
* Bọn đầu cơ tiền tệ : Tỷ phú G. Soros, Tiger, Orbisc, Mumar, Panthern và Jaquat trong khoảng tháng 6
– 7/1997 có 10 – 15 tỷ USD được tung ra cho mục đích đầu cơ tại Thái Lan.
* Do sư tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ với các sản phẩm có giá thành sản xuất thấp đã làm cho các
nước Đông Nam Á mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thái Lan do mất ưu thế canh tranh
trong 1 số ngành có giá lao động rẻ, cộng thêm sự suy giảm của ngành điện tử nên tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu năm 1996 là – 0,2 %, trong khi đó những năm 1994 – 1995 là 22 % và 25 %.
* Do 1 tỷ trọng lớn dòng vốn chảy vào các hợp đồng buôn bán bất động sản, giá đất vào những năm 80
và giữa những năm 90 đã tăng vọt lên mất vượt xa so với tiêu chí bền vững về mặt kinh tế : Người tra
đã kiếm được những khoản tiền lớn chỉ trong phút chốc, từ đó đẩy mạnh tiêu dùng và thêm nhiều vụ đầu
tư hơn nữa vào bất động sản. Việc sử dụng đất làm khoản đặt cọc đi vay đã tạo điều kiện thả nổi hơn
nữa do giá đất tăng vọt. Thị trường chứng khoán tăng đột ngột và hình thành 1 cơ cấu hình chóp, các cơ
hội ngắn hạn để dành được các khoản doanh thu khổng lồ đã áp đảo những toan tính hợp lý đơn thuần.
- Tính đến giữa những năm 90 đã xuất hiện tình trạng dư cung về bất động sản và giá cổ phiếu giảm
xuống do đầu tư cổ phiếu của nước ngoài chuyển hướng sang nơi khác.
* Nhiều khoản nợ ngắn hạn tới mức báo động :
Việc dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các vụ đầu tư dài hạn đã hình thành nên những yếu tố
cấu thành của cuộc khủng hoảng  những khoản nợ tăng vọt.
- Việc xuất khẩu giảm xuống tạo nên mức tăng trưởng gần bằng 0.
-Tình trạng nợ nước ngoài đã đặt Thái Lan vào vị trí dễ bị tổn thương . Thêm vào đó những nổ lực chắp
vá để giải quyết các tập quán gian lận trong những ngân hàng thương mại có quy mô trung bình, khiến
các nhà chức trách phải tốn hàng tỷ bạc, tiếng đồn về sự giải thể các công ty tài chính lớn, sự bất ổn
định về chính trị và sự thiếu niềm tin vào chính phủ, kim ngạch xuất khẩu giảm xuống và cuộc khủng
hoảng diễn ra vào cuối năm 1996. Việc thiếu linh hoạt trong cơ chế tỷ giá hối đoái và những nổ lực yếu
kém của ngân hàng Thái Lan trong việc bảo vệ đồng tiền chống sự tấn công của hoạt động đầu cơ, tích
trữ đã khiến ngân hàng Thái Lan đi vào tình trạng phá sản  Thị trường bất động sản lúc này đã bảo
hòa, thị trường chứng khoán giảm sút và giá bất động sản hạ thấp, các công ty bắt đầu phải hứng chịu
các khoản lỗ khổng lồ từ việc tiến hành những vụ đầu tư gián tiếp của mình . Giá bất động sản giảm
khiến cho các khoản nợ vay trước đó đã từng được coi là tốt, nay trở thành các khoản nợ khó đòi, những
khoản đặt cọc trở thành không đủ đối với các khoản cho vay bị đòi. Những người cho vay nước ngoài lo


lắng và lượng tiền dễ dàng từ nước ngoài bị cạn kiệt. Cảnh giác trước tình hình vỡ nợ và do thiếu các
khoản tiền lưu động các ngân hàng lúc này từ chối gia hạn các khoản vay mà trước đó theo thói quen lẽ
ra đương nhiên được gia hạn, vốn lưu động bị cạn kiệt. Các nhà cung cấp đòi hỏi phải trả tiền mặt trước
khi giao hàng. Ngay cả những công ty có tình trạng tài chính tốt cũng thấy không thể thanh toán được
các hóa đơn vì họ bỗng nhiên bị đòi phải trả nợ và lại phải trả tiền trước cho các nhà cung cấp. Các
doanh nghiệp không thể tự trang trải cho mình và trở nên bị phá sản.
- Sự rút vốn là tất yếu khi người ta dự kiến đồng tiền sẽ bị sụt giá. Việc mở cửa và khả năng chuyển đổi
đầy đủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này. Những khoản tiền lớn chạy khỏi Thái Lan. Ngân
hàng Thái Lan cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối và cố gắng 1 cách vô vọng để bảo vệ tỷ giá hối đoái cố
định. Do ngân hàng trung ương bắt đầu hết nguồn dự trữ ngoại hối, đồng tiền xuống giá chi phí hoàn trả
các khoản nợ quốc tế tăng lên. Thị trường tín dụng bị phong tỏa và các hoạt động lan truyền bắt đầu
xuất hiện.
- Ở Thái Lan duy trì lãi xuất cao làm hủy diệt nhiều doanh nghiệp trước đó đã từng hoạt động rất thành
công và sự sụt giá tự do của đồng tiền đã không thể nào chặn lại được.

×