Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tiếp nhận văn hoá đại chúng của sinh viên Việt Nam hiện nay: Phương thức và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.64 KB, 9 trang )

Tiếp nhận văn hoá đại chúng của sinh viên
Việt Nam hiện nay: Phương thức và giải pháp
Đặng Thị Tuyết1
1

Viện Văn hoá và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Email:
Nhận ngày 20 tháng 8 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 10 năm 2019.

Tóm tắt: Sinh viên (SV) đại diện cho lực lượng lao động tương lai của đất nước, tiềm lực, trí
tuệ, trí lực của họ quyết định sự phát triển của đất nước cả trong tương lai gần và xa. SV là tầng
lớp có tri thức, có sức trẻ, năng động, sáng tạo, nhanh nhạy, dễ nắm bắt, tiếp thu cái mới, cái tích
cực, phân biệt được cái tiêu cực, bảo thủ,… Vì thế, có thể khẳng định SV là tầng lớp xã hội mà ở
đó tiếp nhận và hội nhập văn hoá, lựa chọn các loại hình văn hoá đại chúng (VHĐC) được thể
hiện rõ ràng, đầy đủ nhất. Nếu được trang bị một phông văn hoá tốt, họ sẽ biết lựa chọn những
sản phNm VHĐC phù hợp, tiếp cận được tinh hoa văn hoá nhân loại mà vẫn giữ gìn và phát huy
bản sắc dân tộc.
Từ khóa: Sinh viên, tiếp nhận, văn hóa đại chúng.
Phân loại ngành: Văn hóa học
Abstract: Students represent the future workforce of the country, with their potential, intellect, and
intelligence determining the country's development both in the near and far future. Students are
knowledgeable, with vitality, dynamism, creativity, and awareness to new things, easily grasping
and absorbing new and positive things, and distinguishing them with the negative ones and those
not wanting renovation. Therefore, it is possible to assert that students are the social stratum where
the reception and integration of culture, and the selection of types of popular culture, are
demonstrated most clearly and fully. If equipped with a good cultural background, they will know
how to choose the appropriate popular cultural products, approaching the quintessence of the
culture of humanity while preserving and bringing into play the national identity.
Keywords: Students, reception, popular culture.
Subject classification: Cultural studies


83


Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 - 2019

1. Đặt vấn đề
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có
sự “thay da đổi thịt” lớn, đặc biệt là về kinh
tế. Bước chuyển về kinh tế đã tạo đà cho sự
thay đổi về văn hoá, xã hội. Sự biến đổi về
thang đo giá trị trong xã hội, sự thay đổi
trong lối sống, thói quen, hành vi của người
dân đã dần tiệm cận với những giá trị chung
toàn cầu, nhất là trong giới trẻ. Những hiện
tượng nảy sinh qua âm nhạc, thời trang, và
lối sống cho thấy một lớp văn hoá mới văn hoá giới trẻ - đã ra đời, hoàn toàn phù
hợp với những biến đổi về cơ cấu kinh tế,
xã hội của đất nước trong thời đại mới.
Có thể thấy trong những năm qua, đời
sống văn hoá người dân có nhiều chuyển
biến tích cực và sôi động hơn, người dân và
doanh nghiệp được tham gia sáng tạo và thụ
hưởng. Hệ thống rạp chiếu phim, nhà hát…
được làm mới, phát triển thêm theo hướng
hiện đại để chiều lòng du khách. Các tuần lễ
văn hoá Pháp, tuần lễ văn hoá Đức, tuần lễ
văn hoá Ấn Độ, tuần lễ văn hoá Nhật
Bản… thường xuyên được tổ chức. Bên
cạnh các buổi quảng bá, giới thiệu nền điện
ảnh, âm nhạc, các tuần lễ văn hoá này còn

giới thiệu về Nm thực, về thời trang đất
nước mình. Các ngày hội văn hoá của các
quốc gia cũng thường được tổ chức ở Hà
Nội, như Lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản, Lễ
hội hoa hồng Bungari. Các ngày lễ của
nước ngoài như lễ Halloween, Valentine,
Cosplay… đã trở thành sinh hoạt giải trí
thường xuyên của SV. Đây là dịp giao lưu,
gặp gỡ bạn bè, là dịp để họ được chơi, được
hòa vào nhịp sống văn hóa đương đại.
Tham gia các lễ hội cũng là cách để SV thể
hiện và chia sẻ các giá trị cá nhân của mình
với cộng đồng xã hội. Nhiều tổ chức SV
qua các lễ hội, đề cao tính tự lập, tự chủ,
84

đưa ra nhiều thông điệp về nghĩa cử nhân
văn, bảo vệ môi trường, chung tay vì cộng
đồng. Nếu nhìn ở khía cạnh tích cực, lễ hội
thực sự là nơi trao gửi và giao lưu không
chỉ văn hoá, mà còn là nơi nuôi dưỡng, trao
gửi tình yêu thương. Đó thực sự là một sân
chơi lành mạnh, bổ ích và giá trị cho các
bạn SV bởi nó tạo môi trường giao lưu văn
hóa, nâng cao sự hiểu biết, hòa nhập của
SV với các nền văn hóa trên thế giới.
Sự tích cực, chủ động tiếp nhận VHĐC
của SV chính một phần nhờ vào bối cảnh
kinh tế xã hội đặc thù của đất nước trong
bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá. Trong

quá trình toàn cầu hóa văn hóa, những đỉnh
cao tiến bộ của nhân loại sẽ có sự gặp gỡ,
được lan truyền và nhân rộng. Từ đó xác
lập, phổ biến những giá trị và chuNn mực
mang tính nhất thể hóa ở phạm vi toàn cầu
trên cơ sở đối thoại văn hóa.
Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành
công nghiệp văn hoá (CNVH) đáp ứng nhu
cầu văn hóa đa dạng và phức tạp của xã hội,
đặc biệt là đối với SV. Nó góp phần tạo nên
quá trình đa dạng hóa và dân chủ hóa về tri
thức cho xã hội, đáp ứng một cách dễ dàng,
sẵn có, thông qua việc tiêu dùng những sản
phNm VHĐC. Là ngành nghề sản xuất các
sản phNm văn hóa và cung cấp dịch vụ văn
hóa, CNVH lấy sự hài lòng, thỏa mãn nhu
cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ
yếu. Không những thế, CNVH còn biến mỗi
cá nhân thụ hưởng văn hoá trở thành những
nhà sản xuất như Paul Willi (1990) cho rằng:
“Những quá trình của sự hàng hoá hoá làm
cơ sở cho “một nền văn hoá chung” trong
việc tiêu dùng những thực hành của người
trẻ tuổi… Nền văn hoá đương đại không
phải là một bề mặt vô nghĩa hay hời hợt mà
nó kéo theo sự sáng tạo ý nghĩa tích cực bởi
tất cả mọi người với tư cách là những nhà


Đặng Thị Tuyết


sản xuất văn hoá” [1]. Sự ngập tràn thông tin
từ các dạng văn hóa truyền thông, truyền
hình giải trí, quảng cáo khuếch trương hình
ảnh các tập đoàn đa quốc gia hàng ngày
đang tác động đến thói quen hưởng thụ văn
hóa và lối sống SV.
Hiện nay, sự phát triển của ngành
CNVH mang lại nhiều cơ hội để SV tiếp
nhận các sản phNm VHĐC. Nó cũng mang
lại những hiệu ích quan trọng trong việc
phổ biến VHĐC đến với một đối tượng tiếp
nhận đa dạng, năng động và ưa khám phá,
sáng tạo như SV. Qua việc tiếp nhận
VHĐC, SV đã tích lũy, tiếp thu được tinh
hoa văn hóa nhân loại, biết khát vọng, sống
nhân văn hơn và cũng biết trân trọng hơn
tinh hoa văn hóa dân tộc. Bài viết phân tích
phương thức và các giải pháp nâng cao khả
năng tiếp nhận VHĐC của sinh viên Việt
Nam hiện nay.
2. Phương thức tiếp nhận văn hóa đại
chúng của sinh viên Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, Internet có vai trò
thiết yếu đối với thế hệ 9x,10x. Thế hệ này
đã trở thành những con người lớn lên trọn
vẹn trong không gian số, hay còn gọi là
những “digital native”. Năm 2001, Mark
Prensky đã đưa ra khái niệm “digital
native” chỉ những người cuộc đời họ vây

xung quanh bởi sử dụng máy tính, trò chơi
điện tử, nhạc số, video, điện thoại di động
và tất cả những vật phNm sinh ra từ thời đại
kỹ thuật số và có vô số cách hành xử khác
nhau. Những “digital native” đã phát triển
những biểu hiện về mặt tâm lý vô cùng mới
so với những thế hệ trước.
Công nghệ và truyền thông đang giữ vai
trò hết sức quan trọng trong hoạt động giải

trí. “Dường như chẳng có gì có thể kiếm
được dễ dàng cho bản sắc dân tộc hoặc tôn
giáo, lòng yêu nước. Và bởi vì những điều
hấp dẫn này lại được phóng đại lên hoặc
được truyền bá bởi một hệ thống các
phương tiện truyền thông hoàn hảo nhắm
tới một nền VHĐC, cho nên chúng đã gây
nên hiệu quả rất dễ nhận thấy” [2, tr.576].
Nhờ sự phát triển của công nghệ, truyền
thông, sản phNm VHĐC trở nên dễ tiếp cận
hơn, rẻ hơn, thậm chí nó làm được quá
nhiều điều kì diệu giúp con người thoả mãn
bất kì giấc mơ giải trí nào. Trong điện ảnh
đó là kĩ xảo 3D, 4D, 5D, 6D, giúp con
người chinh phục nhiều tác phNm phim bom
tấn đạt độ chính xác cao và chân thật, sống
động. Công nghệ cũng giúp ngành công
nghiệp thời trang bước sang một trang
mới với việc xử lí chất liệu, quảng bá
thương hiệu. Trong âm nhạc, ngay cả với

những nghệ sĩ đã qua đời cũng vẫn đều
đặn kiếm ra tiền. Công nghệ “Hologram”
đã dựng lại hình ảnh ba chiều điệu nhảy
moonwalk của Micheal Jackson tại lễ trao
giải Billboard 2014. Không chỉ làm sống
lại những người đã chết, các kế hoạch liên
quan đến “Hologram” còn là dựng lại
hình ảnh thời trẻ, ví dụ một Madonna ở
tuổi 27 trên sân khấu. Và dường như sự
phát triển của công nghệ để dành riêng
cho đối tượng làm chủ được công nghệ và
đam mê khám phá như SV. Truyền thông
đại chúng không chỉ có tác động định
hướng lối sống mà còn định hướng về hệ
giá trị, quan niệm về bản thân, về xã hội,
về văn hoá tiêu dùng. Truyền thông đại
chúng làm cho các sản phNm không chỉ có
ý nghĩa tiêu dùng, mà còn có ý nghĩa như
biểu tượng văn hoá, thông qua chúng,
nhân cách cá nhân được khẳng định.
85


Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 - 2019

Truyền thông đại chúng định hình
VHĐC. Tác động của truyền thông đại
chúng đến VHĐC là sự nổi lên của “nền
văn hoá gắn với công nghệ mới”, mà có thể
kể ra các thể loại thành viên của nó như:

các fan hâm mộ The Beatles, các hippies ở
những thập niên 50, 60 của thế kỉ trước, hay
những kẻ “nghiện games” “nghiện mạng”,
hoặc những cộng đồng “thờ phụng” công
nghệ cao… ngày nay.
Nhờ sự phát triển của truyền thông, SV
tiếp cận VHĐC dễ dàng hơn, tiện ích hơn,
cập nhật, đa dạng và rẻ hơn. Phương thức
tiếp nhận VHĐC của SV hầu hết là từ
Internet và mạng xã hội. SV có nhiều sự
chọn lựa VHĐC phù hợp với điều kiện cá
nhân. Không những thế, công nghệ và
truyền thông giúp SV tương tác, bày tỏ
quan điểm cá nhân cũng như có thể đồng
thời là những nhà sáng tạo, sản xuất các sản
phNm VHĐC.
Sự chủ động, thích khám phá các yếu tố
mới lạ là một đặc trưng tiêu biểu của tâm lý
SV. Trong bối cảnh hiện nay, SV quan tâm
hơn tới những yếu tố mới lạ, trẻ trung của
VHĐC. Quá trình tiếp nhận VHĐC ảnh
hưởng mạnh đến hành vi ứng xử trong quan
hệ bạn bè của SV. Đó là xu hướng rộng mở
hơn và có nhiều dấu hiệu về các hình thức
kết bạn, tạo dựng mối quan hệ lậu dài. SV
thích kết giao để học hỏi, cũng là cách qua
đó họ định hướng cho sự phát triển của
chính mình. Trong gia đình, trong mối quan
hệ với người thân, SV biết cách quan tâm,
yêu thương và bộc lộ cảm xúc hơn. SV cho

rằng ảnh hưởng tích cực của VHĐC ngoài
việc giúp họ thư giãn, giải trí, tái tạo năng
lượng cho cuộc sống, còn giúp họ có động
lực học ngoại ngữ, giúp họ hoà nhập với
bạn bè quốc tế, giúp họ có cơ hội đi du lịch
nhiều hơn. Sản phNm VHĐC cũng giúp SV
86

nhìn cuộc sống nhân văn, nhẹ nhàng hơn,
biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.
Nhu cầu của SV thông qua văn hoá giới
trẻ để khẳng định vai trò, vị trí của mình
trong hệ thống chung của xã hội. Đó là môi
trường để họ tìm tòi và định hình hướng đi,
lối sống - hay còn gọi là bản sắc - cho riêng
mình. Cũng chính vì thế, xã hội cần có cái
nhìn cởi mở, rộng lượng hơn, và tôn trọng
để giới trẻ được trải nghiệm, hình thành và
xác lập thế giới của riêng mình. Trong bối
cảnh hội nhập, lại làm chủ được công nghệ,
SV có cơ hội trải nghiệm, cọ xát, thNm thấu
với văn hoá bên ngoài là đương nhiên.
Cũng từ đó, họ đặt ra yêu cầu khác hơn về
quyền được thụ hưởng các sản phNm văn
hoá phù hợp với mình.
Đặc biệt, vì tự tìm hiểu mọi thứ trên
mạng, nên tuy còn hơi sớm, nhưng đã có
thể nhận xét là SV ngày càng giỏi trong
việc tự nhận thức (về bản thân), tự lực, độc

lập, bản lĩnh, thích đổi mới và có mục tiêu
rõ ràng. Các phương tiện truyền thông đại
chúng mới như điện thoại, Internet đã tạo
tiền đề thúc đNy quá trình cá nhân hoá của
SV trong xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở các
khía cạnh: có vật sở hữu riêng, có thể thể
hiện cá tính, tính cách riêng của mình trên
những đồ vật, vật dụng ấy, có thể lựa chọn
dịch vụ hoặc sản phNm tuỳ theo mục đích
của mình. Không gian mạng xã hội cùng
với văn hoá tham gia giúp SV có cơ hội
được đóng góp và thể hiện bản thân. Mạng
xã hội với văn hoá tham gia giúp nhiều SV
kết nối với nhau và tạo ra một cộng đồng
gắn bó. Youtube mang đến một không gian
văn hoá bình đẳng và tương đối đại chúng,
xoá nhoà các ranh giới và khoảng cách.
Không chỉ nỗ lực giải quyết các vấn đề cá
nhân, SV còn bày tỏ những mối quan tâm


Đặng Thị Tuyết

với những sự kiện văn hoá, xã hội và chính
trị. Nhờ đó, khả năng kết nối, khả năng lan
toả của VHĐC ngày càng rộng mở. Công
nghệ đã thay đổi cách SV tiếp nhận và nhận
thức về thế giới. Sự phát triển của mạng xã
hội, cùng các tính năng ngày càng mạnh mẽ
của nó, đã hình thành ở SV một tâm thế chủ

động và tự tin. SV thích chia sẻ, thích lên
tiếng và mong muốn được lắng nghe. Khát
khao thể hiện cái tôi thẳng thắn và mãnh
liệt, SV không ngần ngại khi thể hiện
chính kiến riêng, ngay cả khi đi ngược ý
kiến của thế hệ trước, thậm chí tách biệt
suy nghĩ số đông. Đặc biệt, việc tiếp cận
thông tin trên mạng, SV ngày càng giỏi
trong việc tự nhận thức về bản thân, tự lực,
thích đổi mới và hướng tới mục tiêu. Họ
cũng có nhiều đòi hỏi hơn cho sản phNm
hay dịch vụ. Bìa tạp chí Time số tháng
5/2013 từng đăng hình một thiếu nữ tuổi
teen chụp ảnh tự sướng với dòng tiêu đề
nổi tiếng và khá shock: “Thế hệ của tôi,
tôi, chính bản thân tôi”.
SV thể hiện khả năng sáng tạo với nhân
vật trung tâm là chính mình, chứ không cần
thông qua một hình ảnh khác mang tính
thông điệp và dấu ấn cá nhân. Chính vì thế,
chưa bao giờ, tính chất nghệ thuật lại dự
phần vào đời sống thường nhật rộng khắp
như hiện nay. Mỗi SV, nếu muốn, đều có
thể là một nghệ sĩ, thu hút sự chú ý, lắng
nghe và theo dõi…Và đó là lí do sự tiếp
nhận VHĐC trở nên vô cùng quan trọng,
không chỉ cộng đồng dân tộc mà ở từng cá
thể đơn lẻ.
Có thể nói, nền tiểu văn hoá tuổi trẻ trên
với sự xuất hiện của lớp công chúng mới

năng động với những nhu cầu thNm mĩ mới
thực sự mang lại một bức tranh đầy màu sắc
cho văn hoá đương đại. Với sự hỗ trợ của
truyền thông, công chúng chủ động không

chỉ là người thụ hưởng mà còn chủ động
sáng tạo ra các sản phNm văn hoá. Do đó,
văn hoá từ chỗ là sản phNm đặc quyền của
tầng lớp tinh hoa, giờ đây hoà trộn trong đời
sống thường nhật, với những con người bình
thường, nhịp sống bình thường. Đó cũng là
cách lan toả tầm ảnh hưởng của VHĐC tới
SV một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Truyền thống dân tộc cùng những tiêu
chí của thời đại khiến SV cởi mở hơn
nhưng cũng cNn trọng hơn trong việc tiếp
nhận các yếu tố văn hoá bên ngoài, trong đó
có VHĐC. Yêu thích khám phá cái mới, cái
tiến bộ, nhân văn của thời đại để làm giàu
vốn văn hoá dân tộc, vừa nằm trong tâm lý
tiếp nhận của SV, vừa nằm trong xu thế
chung của thời đại. Tuy vậy, những ma trận
các sản phNm VHĐC với sự hậu thuẫn của
truyền thông cũng mang lại nhiều hệ luỵ.
Đó là sự lệ thuộc vào truyền thông, bị
truyền thông dẫn dắt. Nó dẫn đến một bộ
phận SV tiếp nhận thụ động, dễ adua, bắt
chước, sống với các giá trị ảo, thậm chí, ảnh
hưởng không nhỏ tới hành vi và đạo đức
của họ. Tình trạng phạm tội ngày càng trẻ

và manh động hơn, xu hướng sống thực
dụng, chạy theo vật chất, ích kỉ cá nhân
đang ngày càng nhiều.

3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận
văn hóa đại chúng của sinh viên
3.1. Giáo dục gia đình
Hãy bắt đầu từ sự giáo dục trong gia đình,
cái nôi văn hoá đầu tiên của SV. Gia đình
có tác dụng giáo dục văn hoá, bảo lưu các
giá trị văn hoá truyền thống. Vì thế, người
ta thường ví gia đình là trường học đầu
tiên và người mẹ là người thầy đầu tiên
87


Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 - 2019

của đời người. Sự hình thành những
chuNn mực giá trị văn hoá tốt đẹp của gia
đình không chỉ củng cố các mối quan hệ
gia đình, mà còn tạo tiền đề quan trọng để
mỗi cá nhân tiếp tục hoàn thiện giá trị nhân
cách khi hoà nhập vào môi trường xã hội.
Văn hoá gia đình chính là cái nôi, nơi
tạo lập và tiếp thu văn hoá. “…mối liên
kết giữa các thành viên trong gia đình giữ
vai trò quan trọng đối với việc tiếp thu và
sử dụng các thông điệp từ hệ thống truyền
thông đại chúng vì những nhu cầu và lợi

ích của họ. Họ có thái độ phê phán, nhiều
khi gay gắt đối với việc quảng bá bạo lực
và việc lạm dụng hình ảnh phụ nữ, trẻ em
trong các chương trình phim, quảng cáo…
vì mục đích thương mại. Điều ấy có nghĩa
rằng, truyền thống văn hoá gia đình, nền
tảng của gia phong rất có ý nghĩa trong
tương tác giữa VHĐC và văn hoá gia
đình” [6].
Có thể coi truyền thống văn hoá gia đình
là một bộ phận hợp thành nền văn hoá dân
tộc, với hệ thống những giá trị, chuNn mực
điều chỉnh hành vi và điều tiết mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình. Do đó,
ông bà, cha mẹ phải làm gương cho con
cháu về văn hoá, về đạo đức. Người Việt đã
đúc kết “giỏ nhà ai, quai nhà nấy”, “ở bầu
thì tròn, ở ống thì dài”, như một quy luật,
một triết lý giáo dục văn hoá, đạo đức trong
gia đình.
Có thể nói, xã hội hiện đại với sự phân
hoá lao động cao đã dẫn đến tình trạng
nhiều phụ huynh phó mặc giáo dục con cái
cho nhà trường. Kinh tế thị trường và sự tự
do cạnh tranh lợi nhuận đã có thể đưa con
người vượt ra ngoài những sự kìm toả của
gia đình để tìm thấy một thứ hạnh phúc
khác gắn liền với các điều kiện vật chất, sự
sang giàu về tiền bạc, sự xoá bỏ các ràng
88


buộc về huyết thống, thế hệ và giới tính…
Do đó, cần phát huy sức mạnh của gia đình
bởi chỉ khi được nuôi dưỡng trong một bầu
không khí được tiếp nhận sức sống mãnh
liệt của các giá trị truyền thống thì khi lớn
lên, đến lượt mình, chính SV mới có đủ
năng lực để tiếp tục lưu giữ và phát huy
những giá trị đó cho thế hệ mai sau. Đồng
thời, các bậc phụ huynh cũng cần cố gắng
cập nhật về công nghệ, những xu hướng
mới trong xã hội để có sự định hướng tốt
hoặc đồng hành cùng con em, hướng họ đến
những yếu tố tích cực, hiện đại, lên án phê
phán những yếu tố tiêu cực. Tương lai
không xa, việc SV xa lạ, đứt gãy với các giá
trị truyền thống dân tộc không còn là nguy
cơ. Do đó, xây dựng văn hoá gia đình trở
nên vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả
giáo dục cho giới trẻ.
3.2. Xây dựng môi trường văn hóa trong các
trường đại học
Nhà trường là nơi con người với con người
(thầy và trò) cùng hoạt động chiếm lĩnh các
mục tiêu văn hóa, theo những cách thức văn
hóa, dựa trên những phương tiện văn hóa
trong những môi trường văn hóa đặc thù.
Nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các
giá trị văn hóa nhân loại. Nhà trường cũng là
nơi đào tạo, rèn luyện những lớp người

mới - chủ nhân gìn giữ, sáng tạo văn hóa cho
tương lai.
Văn hóa học đường là môi trường để
giáo dục và rèn luyện nhân cách con người,
đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu môi trường học
đường bị xuống cấp thì nhà trường không
thực hiện được chức năng truyền tải tri
thức, các giá trị, chuNn mực văn hóa đến thế
hệ trẻ. Thực tế, nhiều trường đại học chưa
quan tâm xây dựng văn hóa học đường, vì


Đặng Thị Tuyết

vậy những hành vi lệch chuNn trong trường
học có cơ hội phát sinh, nảy nở, trong đó có
bạo lực học đường đang là vấn đề quan tâm
của ngành giáo dục và của toàn xã hội.
Không chỉ hướng SV đến các giá trị đạo
đức, nhà trường, bên cạnh việc đào tạo
nghề, còn cần có các kế hoạch cụ thể trang
bị các kiến thức nền tảng về văn hoá nghệ
thuật cho SV. Phải chăng sự thờ ơ hôm nay
của một bộ phận không nhỏ giới trẻ đối với
nghệ thuật dân tộc chính là sự phản chiếu
thờ ơ của hệ thống giáo dục đối với việc bồi
đắp, định hướng giá trị thNm mỹ; giáo dục
đạo đức; chăm lo đời sống văn hóa, tinh
thần cho giới trẻ?
Điều quan trọng hơn cả, hãy để tình yêu

văn hoá dân tộc tự nó thấm vào hồn các thế
hệ, đặc biệt là giới trẻ. Hãy để SV yêu nó
theo cách của mình bởi đâu phải cứ luôn ồn
ào, luôn nói yêu mới thực là yêu. Trách
nhiệm của nhà trường là phải quảng bá,
truyền đạt làm sao để họ cũng yêu mến âm
nhạc dân tộc như thế và hơn thế; để âm
nhạc dân tộc sống và chảy trong huyết quản
của họ như tình yêu với tổ tiên, quê hương,
nguồn cội; để sau tất cả những cái mới,
những ồn ào, họ luôn muốn tìm về sự bình
yên, sâu lắng nhất của tâm hồn. Nên tạo sân
chơi cho SV có nhiều sự tiếp xúc với nghệ
thuật truyền thống. Khi khán giả đến với
một loại hình nghệ thuật phải bắt nguồn từ
sự yêu mến, luyến nhớ và có thể tìm về ký
ức của mình. Hãy làm cho họ chú ý dần dần
để họ đến một lúc nào đó, đủ độ trải
nghiệm, họ sẽ thích thay vì bằng các biện
pháp tuyên truyền, thuyết giảng giáo điều.
Văn hóa nhà trường phải bắt đầu từ các
cấp quản lý, lãnh đạo các trường học; sau
đó đội ngũ nhà giáo cần coi giáo dục văn
hóa là nhân tố quan trọng, từ đó chú trọng
hình thành và phát triển nhân cách văn hóa

cho học sinh, góp phần thực hiện phong
trào “xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
Vai trò của các đoàn, hội cần được phát

huy mạnh mẽ hơn nữa không chỉ mang tính
phong trào mà cần đi vào chiều sâu, bài bản,
lớp lang bởi văn hoá là thứ thNm thấu, chuyển
hoá dần chứ không thể hô hào cổ động là
xong. Bên cạnh việc tổ chức các sân chơi văn
hoá văn nghệ lành mạnh để SV được sáng
tạo, cần có các sinh hoạt chuyên đề về văn
hoá như việc mời các diễn giả, các nhà phê
bình văn hoá nghệ thuật để tăng vốn hiểu biết
về mỹ học cho SV.
3.3. Quản lý văn hóa
Có thể nói, SV ngày nay có nhiều cơ hội
tiếp cận, hưởng thụ VHĐC nhưng cũng nảy
sinh nhiều hệ luỵ từ việc VHĐC ồ ạt xuất
hiện trên mọi diễn đàn, mọi phương diện
sống. Người ta cố gắng lí giải điều đó,
nhưng có thể quy về 3 nguyên nhân: (1) sự
xuất hiện xã hội tiêu dùng dẫn đến cuộc đua
về tiêu dung; (2) sự ra đời xã hội giải trí dẫn
đến cuộc đua thoả mãn cảm xúc vui vẻ, giải
trí; (3) sự phát triển nhanh của xã hội truyền
thông với cuộc chạy đua về kết nối bạn bè,
cộng đồng cùng sở thích, cùng đam mê.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, xã hội hiện đại
đem đến những lo âu và bấp bênh khi
những đổi thay ồ ạt đang diễn ra trên toàn
thế giới, bao gồm trong nó cả sự mơ hồ do
không hề có những chuNn mực nhất định
nào cho những thay đổi này. Đây là những
khó khăn mà thế hệ trẻ phải đối mặt trong

quá trình xây dựng bản sắc cho riêng mình,
những bản sắc đang trong giai đoạn định
hình, vụn vặt, rời rạc, thậm chí chứa đựng
nhiều mâu thuẫn. Quá trình này đòi hỏi SV
phải luôn tỉnh táo, độc lập, làm chủ được
89


Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 - 2019

những mối quan hệ cũng như tương lai của
bản thân. SV ngày nay dường như phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn. Những định
kiến dựa vào văn hoá truyền thống do vậy
sẽ chỉ làm tăng thêm nơi họ sự mơ hồ vốn
có. Văn hoá giới trẻ là một thực tế xã hội
cần được công nhận. SV rất năng động và
luôn nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Xã
hội cần khuyến khích điều đó cũng như
đồng hành, chấp nhận những thách thức
cùng họ. Sự cởi mở, tôn trọng, khách quan
là rất cần thiết trong việc hỗ trợ thế hệ trẻ
chọn lựa hướng đi trong tương lai.
Để nâng cao khả năng tiếp nhận VHĐC
của SV, các cơ quan quản lý văn hoá cần
thực sự quan tâm tới việc đề ra các thiết chế
cho SV: (1) tạo cho SV các không gian vui
chơi giải trí lành mạnh. Hiện nay, không
gian phục vụ việc vui chơi, giải trí dành
riêng cho SV còn thiếu và yếu, nhất là

không gian ngoài trời. Cần có sự nhận thức
đầy đủ và kịp thời của các cấp chính quyền
về việc định hướng sự tiếp nhận VHĐC cho
SV quan các hoạt động tuyên truyền, định
hướng, tạo cho SV không gian sáng tạo để
SV có bản lĩnh, có năng lực tiếp nhận các
sản phNm VHĐC có chất lượng, loại bỏ
những sản phNm yếu kém, phản văn hoá.
Có thể tổ chức các hoạt động văn hoá văn
nghệ tại địa bàn cư trú để tạo sân chơi lành
mạnh, tăng cường giao lưu, kết nối thế hệ
cho SV, thông qua đó lồng ghép các thông
điệp, các giá trị văn hoá; (2) xiết chặt công
tác quản lý, xét duyệt các sản phNm VHĐC
từ bên ngoài. Thực tế, nhiều sản phNm được
nhập lậu với nội dung phản văn hoá vẫn
tràn lan trên thị trường, vô tư xuất hiện trên
giảng đường, cantin, kí túc xá, phòng trọ…
Đặc biệt, vấn đề quản lý các sản phNm văn
hoá trên truyền thông cần phải làm một
cách bài bản, mạnh tay bởi đây là môi
90

trường tiềm Nn nhiều nguy cơ không lành
mạnh nhất đến SV. Không nên phó thác
việc giáo dục SV cho nhà trường hoặc các
hoạt động vui chơi của họ cho các hội, đoàn.
SV đã là công dân, họ có quyền lợi và trách
nhiệm ngang nhau với các đối tượng khác
trong xã hội. Do đó, các cấp, các ngành, các

nhà quản lý văn hoá cần quan tâm hơn nữa
tới SV thay vì trông cậy vào sự giáo dục của
nhà trường và các đoàn, hội; (3) truyền
thông cần đưa nhiều gương người tốt việc
tốt, cần có những tấm gương SV truyền cảm
hứng cho cộng đồng. Bên cạnh đó, các bình
luận của các chuyên gia văn hoá, nghệ thuật
cần được đưa tới gần hơn với SV bằng
những cách dễ tiếp nhận nhất như lồng ghép
trong các buổi ngoại khoá, tập huấn hoặc các
mà trình diễn của SV.
3.4. Tự giáo dục của sinh viên
Muốn xây dựng con người có tri thức, có
văn hoá thì quan trọng nhất là việc chính
con người tự giáo dục. Nhà trường hay gia
đình chỉ đóng vai trò định hướng, hỗ trợ sự
phát triển mỗi cá nhân. Cái gốc của trí tuệ
vẫn là do con người tự nhận thức, tự khai
sáng và tự lĩnh hội. Khi SV tự nhận thức
được suy nghĩ của mình là đúng hay sai thì
sẽ dẫn đến hành động và lời nói tuân theo
sự đúng - sai của tư duy ấy. Từ đó mới hình
thành nên thế hệ SV nhân văn, sống trách
nhiệm và sáng tạo.
SV cần chủ động học cho mình, vì tri
thức, kỹ năng và những ứng xử cần thiết
trong nghề nghiệp sau này, học để suy nghĩ,
tìm tòi và tự xác định những giá trị có thể
sống chết vì nó, chứ không thụ động “làm
theo thiên hạ” hay theo sắp đặt của mẹ cha

với tâm lý ỷ lại... Là thể hiện khí phách tuổi
hai mươi, “giữa đường thấy chuyện bất


Đặng Thị Tuyết

bằng chẳng tha” thay vì đổ thừa thế hệ đi
trước về mọi điều mình chưa làm được...
Nếu SV tự chủ, tự giáo dục mình thành
người công dân có trách nhiệm, thì việc
nâng cao năng lực thNm mỹ để tiếp nhận
VHĐC sẽ mang lại hiệu quả. Giáo dục, như
ý nghĩa ngàn đời giản dị của nó, trước hết là
tự giáo dục, để nên người.
Ở thời đại trình độ nhận thức đã có bước
phát triển cao, tiếp nhận - biến đổi văn hóa
cũng không còn ở trong tình trạng tự phát
mà đã trở thành hành vi tự ý thức của con
người, trở thành xu thế tất yếu đáp ứng nhu
cầu phát triển văn hóa của mọi dân tộc. Do
vậy, việc xử lý các vấn đề liên quan tiếp
nhận - biến đổi văn hóa cũng cần phải được
quy chiếu từ nhãn quan của hành vi tự ý
thức, phải trở thành bộ phận của một hoạch
định văn hóa có ý nghĩa chiến lược và lâu
dài. Như vậy, nếu các cơ quan tổ chức, lãnh
đạo văn hóa có vai trò quan trọng về mặt xã
hội, thì mỗi SV cũng giữ vai trò không
kém, bởi con người chính là chủ nhân của
văn hóa, là chủ thể của mọi sáng tạo văn

hóa và do đó, xây dựng văn hóa phải bắt
đầu từ xây dựng con người văn hóa.
Bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, SV
đứng trước nhiều lựa chọn để thỏa mãn đời
sống tinh thần và xác lập hệ giá trị cho
riêng mình. Do đó, bản thân SV phải tích
cực, chủ động trau dồi tri thức, nâng cao thị
hiếu thNm mỹ của mình để thông qua việc
tiếp nhận VHĐC, hoàn thiện nhân cách, gìn
giữ được vốn văn hóa dân tộc và hội nhập
sâu rộng với bạn bè quốc tế.

quốc tế. SV đã chủ động tiếp nhận các yếu
tố mới lạ, hấp dẫn của VHĐC để khẳng
định cái tôi, khẳng định bản ngã. Trong
việc định hình phong cách, xác lập giá trị
riêng của SV, VHĐC can dự phần lớn vào
việc ấy. Nó giúp SV hoàn thiện nhân cách,
chuNn bị hành trang lập nghiệp. Tiếp nhận
VHĐC của SV có nhiều thuận lợi bởi mức
độ đậm đặc các sản phNm VHĐC vây
quanh cuộc sống của họ, nhưng kèm theo
đó cũng có vô số thách thức khi họ bị lạc
lối giữa mê cung của chính những sản phNm
tốt - xấu lẫn lộn. Chính vì thế, nhà trường,
gia đình, xã hội cần quan tâm, định hướng
cho SV để họ nhận thức được ngay cả trong
việc giải trí, cũng phải chọn lọc những sản
phNm lành mạnh, phù hợp để nâng cao năng
lực thNm mỹ, góp phần lành mạnh hoá lối

sống cho SV. Đồng thời, chính bản thân SV
cũng phải ý thức tự trau dồi vốn văn hoá để
nâng cao khả năng tiếp nhận VHĐC.

Tài liệu tham khảo
[1]
[2]
[3]
[4]

[5]

[6]

4. Kết luận
VHĐC đã trở thành nhịp sống quen thuộc,
gần gũi của SV trong bối cảnh hội nhập

[7]

Clotaire Rapaille (2017), Mật mã văn hoá, Nxb
Lao động, Hà Nội.
Edward Wadie Said (2015) Văn hoá và Chủ nghĩa
bá quyền, Nxb Tri thức, Hà Nội.
Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học thanh
niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Kim (Chủ biên) (2017), Tiếp biến
và hội nhập văn hoá ở Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Trường Lịch (2012), “Giao lưu và tiếp

nhận văn hóa thời hội nhập”, Diễn đàn văn
nghệ Việt Nam, (205), 2.
Mai Quỳnh Nam (2000), “Văn hóa đại chúng
và văn hóa gia đình”, Tạp chí Khoa học xã hội,
số 4 (72).
Hữu Ngọc (2015), Hồ sơ văn hoá Mỹ, Nxb Thông
tin và Truyền thông, Hà Nội.

91



×