Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Quan hệ thương mại việt – mỹ theo hiệp định thương mại việt – mỹ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.53 KB, 35 trang )

Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hồng Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TPHCM.
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH.
Tiểu Luận Môn:

LUẬT THƯƠNG MẠI.
Đề Tài:

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ THEO HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ.

Người TH:
GVHD:

Phạm Hồng Minh.

TSKH Đặng Cơng Tráng.

TPHCM 1 – 2010.
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

1


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Lời mở đầu.
Quan hệ thương mại Viêt - Mỹ là một nhân tố rất quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Mỹ kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam. Bình thường hố quan hệ Thương mại Việt Nam Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

2


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

Hoa Kỳ, đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại là chủ trương quan trọng và nhất quán của
Đảng và nhà nước ta về mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại nhằm thực hiện
nhiệm vụ do Nghị quyết Trung ương 4 ( khoá VIII ) đã đề ra “Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với
mở rộng hợp tác quốc tế, động viên cao độ nguồn lực trong nước là chính đi đơi với tranh thủ tối
đa với nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới” và
phải “Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, gia
nhập APEC, WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA.
Giữ vững và mở rộng thị trường đã tạo lập được với các liên minh Châu Âu, khôi phục thị trường
Nga và các nước Đông Âu; phát triển quan hệ chính ngạch với Trung Quốc; tăng cường quan hệ
buôn bán, hợp tác với Ấn Độ; mở rộng thị trường Mỹ, đẩy mạnh việc tìm thị trường mới ở Trung

Cận Đông, Châu Phi, Mỹ La tinh”.
Kể từ lúc Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, quan hệ thương mại song
phương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới được cải thiện và xúc tiến theo chiều hướng
tích cực với tốc độ cực nhanh. Nhưng phải đến tháng bảy năm 1995, khi Việt Nam và Mỹ thiết
lập quan hệ ngoại giao, hoạt động kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ hơn theo quyết định của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, một định hướng đúng đắn giúp Việt Nam cải thiện đáng kể về mọi mặt của
nền kinh tế. Quan hệ ngoại giao được thiết lập với Mỹ là cơ sở bảo đảm thiện chí của Việt Nam
muốn xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở một “luật chơi” bình đẳng với các nước, là cam kết
tôn trọng thực hiện quyền và nghĩa vụ của một chủ thể của luật quốc tế, hợp tác chặt chẽ với các
định chế quốc tế quan trọng như ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngoài những hợp tác
kinh tế đa phương khác như gia nhập Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương. Tất cả các động thái đầy đủ thiện chí của Việt Nam đã giúp quốc tế
mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Quan hệ Thương mại Việt - Mỹ là một hành động đột phá tích cực. Em đã chọn đề tài “
Quan hệ Thương mại Việt - Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ ," bởi qua hiệp định này
chúng ta có thể biết rõ hơn Việt Nam đã dần tiếp cận với “luật chơi” của Thương mại quốc tế khi
cam kết mở rộng một số lĩnh vực, theo đúng luật lệ của Thương mại Quốc tế cho dù ở một mức
độ hạn chế phù hợp với hiện trạng, hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu.
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

3


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hồng Minh

Tiểu luận khơng tập trung phân tích những nội dung của hiệp định thương mại Việt – Mỹ mà
chủ yếu làm rõ những mặt tích cực đã đạt được trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ

dựa trên những điều khoản đã được ký kết giữa hai bên trong “hiệp định thương mại Việt – Mỹ”.
Qua đó chúng em cũng xin đề ra những giải pháp chủ quan để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước nhằm tạo ra một mối quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở bảo đảm
được lợi ích của cả hai bên.

Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

4


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

Chương I: Những vấn đề chung về thương mại quốc tế và tổng quan về hiệp
định thương mại Việt – Mỹ.
1.Những vấn đề chung về thương mại quốc tế.
1.1.Khái niệm.
Thương mại quốc tế là một q trình trao đổi hàng hố giữa các nước thơng qua bn bán
nhằm mục đích kinh tế tối đa.Trao đổi hàng hố là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã
hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt
của các quốc gia. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước
tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
Ngày nay thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ
thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy phải coi trọng thương
mại quốc tế như là một tiêu đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một
cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên mơn hố quốc tế.
1.2.Q trình hình thành, phát triển và lợi ích của thương mại quốc tế.
Nói chung con người đã sớm tìm thấy lợi ích của thương mại quốc tế, nhưng những lý
thuyết về lợi ích của thương mại quốc tế chỉ thực sự xuất hiện ở thế kỷ 15 thông qua thuyết trọng

thương. Thuyết trọng thương ra đời và phát triển mạnh ở Châu Âu, mạnh mẽ nhất là ở Anh và
Pháp từ giữa thế kỷ 15, 16, 17 và kết thúc thời kỳ hồng kim của mình vào giữa thế kỷ 18. Các
tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa này là: Jean bordin, Mellon, Jully, Colbert, Thomas Mrm, Josias
Chhild, James Stewart…
Năm 1776 nhà kinh tế học cổ điển người Anh Adam Smith cho ra tác phẩm “nghiên cứu về bản
chất và nguyên nhân giàu có của các quốc gia”.Chính nhờ tác phẩm này mà nhiều người suy tôn
ông là cha đẻ của kinh tế học.
Năm 1817, nhà kinh tế học David Ricardo đã chứng minh: chuyên môn hố quốc tế có lợi
cho tất cả các nước và gọi kết quả là quy luật lợi thế tương đối (hay lý thuyết về lợi thế so sánh ).
Quy luật lợi thế so sánh nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khố của
phương thức thương mại. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc gia chun mơn hố sản xuất
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

5


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất thì
thương mại sẽ có lợi cho cả hai nước.
Quy luật lợi thế tương đối nói rằng: “các nước hay cá nhân nên chuyên mơn hố trong việc
sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp hơn thì sẽ có lợi ích
kinh tế lớn hơn”.
Nếu khơng có thương mại quốc tế thì mỗi nước sẽ phải sản xuất cả hai loại hàng vào các
chi phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm là giá trị nội địa của mỗi sản phẩm bán ra ở thị trường
trong nước .
Thương mại quốc tế có tính chất sống cịn vì một lý do cơ bản là ngoại thương mở rộng
khả năng soản xuất và tiêu dùng của một nước.Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dung

tất cả các mặt hàng với số lương nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản
xuất trong khi nước thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không mua bán.
Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội với tiến bộ khoa học kĩ thuật,
phạm vi chun mơn hố ngày càng cao số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người
ngày một dồi dào, sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng.
Còn nhiều lý do khác khiến cho thương mại quốc tế rất quan trọng trong thế giới hiện đại.
Một trong những lý do đó có thể là thương mại quốc tế tối cần thiết cho chun mơn hố để có
hiệu quả kinh tế cao trong ngành công nghiệp hiên đại. Chuyên môn hố quy mơ lớn làm chi phí
sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện trong hàng hoá các nước sản
xuất.
Sự khác nhau về sở thích và mức cung cầu là những nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện
thương mại quốc tế. Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối ở hai nước giống hệt nhau,
thương mại quốc tế vẫn có thể xảy ra do sự khác biệt về sở thích.
2.Tổng quan về hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
2.1.Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Từ trước năm 1986 là một quốc gia có nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vận hành theo
cơ chế mệnh lệnh, hành chính. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế trì trệ,
kém hiệu quả, kém linh hoạt, kém năng động.Tuy nhiên trong những năm gần đây Chính phủ đã
thay đổi cơ chế quản lý cùng với xu thế tồn cầu hố đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng , sự ra
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

6


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

đời của các liên minh kinh tế,các khu vực mậu dịch tự do( NAFTA , AFTA) . Việt nam cũng
đang dần đổi mới để phù hợp với xu thế của thời đại bằng chính sách mở cửa nền kinh tế thu hút

sự đầu tư nước ngoài và với chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu , hàng hố của Việt nam đã có
mặt trên nhiều thị trường nước ngồi . Ví dụ như : EU , Nhật Bản , Hàn Quốc , ASEAN ,
NICS…
Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên
tới trên 1300 tỷ USD và hứa hẹn là thị trường cung cấp các sản phẩm máy móc , cơng nghệ phục
vụ cơng nghiệp hố , hiện đại hố ở Việt nam. Do đó việc ký kết và thông qua hiệp định thương
mại giữa hai nước là điều cần kiện thiết cho cả Việt nam và Mỹ thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh
tế, thương mại song phương .
2.2.Lợi ích mà Việt Nam thu được trong quan hệ thương mại với Mỹ.
- Phát triển quan hệ ngoại thương theo hướng xuất khẩu: Việt Nam đang tích cực hồ nhập vào
nền kinh tế thế giới, chuyển sang nền kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu. Thị trường xuất
khẩu của Việt Nam còn rất nhỏ bé do chúng ta chậm hơn các nước khác trong quá trình hội nhập
quốc tế.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hố của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ tăng lên khi Việt Nam
được hưởng quy chế tối huệ quốc. Ngoài ra Hoa Kỳ cịn có thể dành cho Việt Nam hưởng lợi ích
từ Hệ thống ưu đãi thuế quan chung ( Generalized System of Preferences- GSP). Đây là một
chương trình đem lại lợi ích hầu như một cách độc quyền cho các nước đang phát triển bằng cách
Hoa Kỳ loại bỏ thuế quan nhập khẩu đối với một số sản phẩm nào đó, nhằm giúp các nước kém
phát triển dễ dàng tiếp cận vào thị trường Mỹ. Những loại hàng nào chỉ ra một cách cụ thể hai
điều kiện để được hưởng GSP thì được miễn thuế nhập khẩu. Hai điều kiện đó là: hàng hố đó
thuộc danh mục được hưởng GSP và đáp ứng nguyên tắc xuất xứ từ các nước đang phát triển
được hưởng lợi ( Beneficiary Developing Coutry-BDC). Ngoài ra Hoa Kỳ sẽ bật đèn xanh trong
việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Diễn đàn kinh tế châu ÁThái Bình Dương (APEC). Qua đó, Việt Nam có thể mở rộng thị phần của mình tại thị trường
Mỹ cũng như trên thị trường thế giới thông qua việc xuất khẩu những loại hàng hố mà Việt Nam
có lợi thế.
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

7



Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

- Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, do vậy nhu
cầu về vốn, cơng nghệ là rất lớn. Những nhu cầu này có thể đáp ứng qua hình thức đầu tư hấp
dẫn để thu hút nguồn vốn FDI, trong đó có các cơng ty của Mỹ, do vậy nền kinh tế Việt Nam
không chỉ tiếp nhận một khối lượng vốn lớn mà còn tiếp cận được công nghệ "nguồn" hiện đại.
Hơn thế các cán bộ Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm kinh doanh quốc tế hiện
đại thông qua tiếp xúc với các chun gia nước ngồi, cơng nhân Việt Nam có thể được tham gia
các lớp bồi dưỡng kiến thức, tay nghề do phía Hoa Kỳ tổ chức.
- Đầu tháng 5/1997, hai bên đã đồng ý cử đại sứ nhằm phát triển quan hệ giữa hai nước. Việt
Nam luôn xác định là khép lại quá khứ, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn tập trung phát triển
kinh tế. Như vậy, quan hệ kinh tế Việt- Mỹ là một tất yếu khách quan không những phù hợp với
xu thế vận động của thời đại mà còn thể hiện ý nguyện của nhân dân hai nước.
2.3.Lợi ích mà Mỹ thu được trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Vị trí địa lý của Việt Nam có thuận lợi đáng kể là nằm trên các đường hàng không và hàng
hải quốc tế quan trọng. Hệ thống cảng biển là cửa ngõ không những cho nền kinh tế Việt Nam
mà cả các quốc gia lân cận, đặc biệt là vùng Tây Nam lục địa Trung Hoa. Vị trí địa lý của Việt
Nam tạo khả năng phát triển các hoạt động trung chuyển, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hoá
qua các khu vực lân cận. Sự thuận lợi về vị trí địa lý là một tài ngun vơ hình. Tài ngun thiên
nhiên rất phong phú và đa dạng bao gồm đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên
biển...Sự phân bố các tài nguyên là phân tán và trong một số trường hợp ,điều kiện khai thác cịn
tương đối khó khăn, địi hỏi có nguồn vốn lớn và cơng nghệ hiện đại.
- Dân cư và nguồn lao động Việt Nam liên quan nhiều tới việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới
và khu vực. Quy mô dân số lớn, chiếm 1,3% dân số thế giới, đứng thứ 13 trong số các nước đông
dân nhất. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, tư chất người lao động Việt Nam rất cần cù,
sáng tạo với nhiều ngành nghề cổ truyền, tiếp thu nhanh nghề nghiệp mới. Lao động Việt Nam
được đào tạo ở nhiều nguồn khác nhau, trình độ văn hố, khoa học, tay nghề kỹ thuật đang được
nâng cao, có khả năng ứng xử linh hoạt, có thể tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế.

Tuy nhiên, sức lao động của Việt Nam còn hạn chế về thể lực, về trình độ tổ chức kỷ luật, về khả
năng hợp tác trong cơng việc và cịn thiếu nhiều việc làm.
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

8


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

- Trong phạm vi khu vực Đơng Nam Á- Tây Thái Bình Dương, Việt Nam có vị trí địa lý chính
trị quan trọng: quan hệ hợp tác với Việt Nam là một nước cờ khơng thể bỏ qua trong trị chơi cân
bằng lực lượng của các cường quốc trong tương lai gần để giành giật và phát triển ảnh hưởng của
mỗi cường quốc kinh tế ở khu vực này, một khu vực đầy tính năng động và có thể trở thành một
trung tâm kinh tế thế giới trong thể kỷ 21.
2.4.Những nội dung chủ yếu của hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
Hiệp Định thương mại Việt Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 là một sự kiện đánh dấu bước phát
triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ ngày hai quốc gia lập quan hệ ngoại giao. Hiệp
định dài gần 120 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục, đề cập đến 4 nội dung chủ yếu:
Thương mại hàng hố, Thương mại dịch vụ, Sở hữu trí tuệ và Quan hệ đầu tư. Như vậy có nghĩa
là bản Hiệp định này tuy được gọi là Hiệp định về quan hệ thương mại nhưng không chỉ đề cập
đến lĩnh vực thương mại hàng hoá. Khái niệm “ thương mại ” ở đây được đề cập theo ý nghĩa
rộng, hiện đại, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và có tính đến đặc
điểm kinh tế của mỗi nước để quy định sự khác nhau về khung thời gian thực thi các điều khoản.
Do Mỹ đã tuân thủ tất cả các luật lệ của WTO và là một trong những nước tự do hoá thương mại
nhất trên thế giới nên hầu như tất cả các điều khoản trong Hiệp định, Mỹ đều thực hiện ngay.
Còn Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên kèm theo bản Hiệp
định là 9 bản phụ lục có quy định các lộ trình thực hiện cho phù hợp với Việt Nam . Hiệp định

được xây dựng trên hai nguyên tắc quan trọng đó là nguyên tắc “tối huệ quốc” và “đối xử quốc
gia”. Khái niệm “Tối huệ quốc” (đồng nghĩa với Quan hệ Thương mại bình thường) mang ý
nghĩa hai bên cam kết đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước kia không kém phần thuận
lợi so với cách đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước thứ ba (đương nhiên không kể đến
các nước nằm trong Liên minh thuế quan hoặc Khu vực mậu dịch tự do mà hai bên tham gia, ví
dụ Mỹ sẽ khơng được hưởng những ưu đãi của ta dành cho các nước tham gia Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN (AFTA) và ta cũng không được hưởng tất cả các ưu đãi Mỹ dành cho các nước
khác trong Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Còn khái niệm “Đối xử quốc gia” thì
nâng mức này lên như đối xử với các công ty trong nước. Hai khái niệm này quan trọng vì chúng

Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH cơng nghiệp TPHCM

9


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

được đề cập đến ở hầu hết các chương của bản Hiệp định. Ngoài ra, các phụ lục được dùng để
liệt kê các trường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai khái niệm trên.
Chương 1: Thương mại hàng hoá gồm 9 điều.
Chương 2: Quyền Sở hữu trí tuệ gồm 18 điều.
Chương 3: Thương mại dịch vụ gồm 11 điều.
Chương 4: Phát triển Quan hệ đầu tư gồm 15 điều.
Chương 5: Những điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Chương 6: Những điều khoản minh bạch và quyền được kháng cáo.
Chương 7: Những điều khoản chung.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét những nội dung chủ yếu của Hiệp định.
2.4.1 Thương mại hàng hoá :

 Những quyền về thương mại: Cả hai bên cam kết thực hiện những quyền thương mại theo
chuẩn mực quốc tế và WTO. Tuy nhiên, đây là lần đầu Việt Nam đồng ý thực hiện quyền về
xuất nhập khẩu một cách cởi mở, tuân theo những quy định chặt chẽ của WTO. Do vậy,
những quyền đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty do Mỹ đầu tư, và tất cả các cá
nhân và công ty Mỹ hoạt động tại Việt Nam theo Hiệp định này sẽ được tiến hành trong từng
giai đoạn từ 3- 6 năm (được áp dụng dài hơn đối với một số mặt hàng nhạy cảm).
 Quy chế tối huệ quốc: Việt Nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ quốc đối
với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào mỗi nước (mức thuế quan này là 50% đối với các quốc
gia không nhận được MFN). Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức
cắt giảm điển hình là từ 1/3 đến 1/2 ) đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu
Mỹ quan tâm như các sản phẩm vệ sinh, phim, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, xe gắn máy,
điện thoại di động, video games, thịt cừu, bơ, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, các loại rau xanh
khác, nho, táo và các loại hoa quả tươi khác, bột mỳ, đậu tương, dầu thực vật, thịt và cá đã
được chế biến, các loại nước hoa quả...Việc cắt giảm thuế quan các mặt hàng này được áp
dụng dần dần trong giai đoạn 3 năm. Phía Mỹ thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của
Hiệp định song phương.

Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

10


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

 Những biện pháp phi quan thuế: Phía Mỹ, theo quy định của WTO sẽ khơng có những rào
cản phi quan thuế (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may); trong khi đó, Việt Nam đồng ý loại
bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với một loạt các sản phẩm nông nghiệp và cơng nghiệp
(các linh kiện lắp ráp, thịt bị, các sản phẩm cam quýt...) trong giai đoạn từ 3 -7 năm, phụ

thuộc vào từng mặt hàng. Cấp giấy phép nhập khẩu: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp
giấy phép một cách tuỳ ý, và sẽ tuân thủ theo các quy định của Hiệp định WTO. Về việc định
giá trị đánh thuế hải quan và các khoản phí hải quan, Việt Nam cần tuân thủ các luật lệ của
WTO đối với việc định giá các giao dịch và định giá thuế hải quan, cũng như hạn chế các
khoản phí hải quan đánh vào các dịch vụ được thanh tốn trong vịng 2 năm.Về phía Mỹ, theo
Luật Thương mại Mỹ, các công ty của Việt Nam và các nước khác đều sẽ được cấp giấy phép
hoạt động khi có yêu cầu. Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực
phẩm: Hai bên cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO; các quy định về kỹ thuật, và
những thước đo về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia,
và chỉ được áp dụng trong chừng mực cần thiết để giải quyết những mục đích chính đáng
(bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống của động vật, sinh vật).
 Mậu dịch quốc doanh: Cần phải được thực thi theo các quy định của WTO (ví dụ, các doanh
nghiệp quốc doanh Việt Nam trước kia chỉ tiến hành các cuộc giao dịch theo những mối quan
tâm về thương mại và cịn ít quan tâm tới các quy định của WTO).
2.4.2. Quyền Sở hữu trí tuệ.
Trên lĩnh vực bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, tuy Việt Nam chưa tham gia nhiều Điều ước Quốc tế
đa phương về bảo hộ quyền tác giả nhưng Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước Quốc tế đa
phương về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như Công ước Paris 1883, Thoả ước Madrid 1881,
Công ước Stockholm 1967...Việt Nam cũng đã ký kết các thoả thuận hợp tác song phương về Sở
hữu trí tuệ với Úc, Thái Lan, Pháp và tham gia Hiệp định khung về hợp tác Sở hữu trí tuệ của
các nước thành viên khối ASEAN. Chủ trương chung của Việt Nam là sẽ gia nhập Công ước
Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như chuẩn bị các điều kiện để
gia nhập WTO nhằm mở rộng toàn diện nguyên tắc “làm việc theo pháp luật” trong lĩnh vực bảo
hộ Sở hữu trí tuệ trên quy mơ quốc tế. Hiệp định Quyền tác giả được ký giữa Việt Nam và Mỹ
ngày 27/6/1997 giúp Việt Nam tăng cường thêm một bước công tác quản lý các hoạt động văn
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

11



Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hồng Minh

hố thơng tin nhằm ngăn chặn việc phổ biến các tác phẩm có nội dung không lành mạnh tại Việt
Nam, hạn chế tệ sử dụng tác phẩm của Mỹ mà không chịu trả tiền để kinh doanh kiếm lời của
một số tổ chức và cá nhân trong nước. Ngồi ra, thơng qua việc thực hiện Hiệp định, các tác
phẩm của Mỹ sẽ được lựa chọn kỹ hơn và phổ biến ở Việt Nam với nội dung và hình thức tốt
hơn. Quyền Sở hữu trí tuệ được đề cập trong chương 2 của Hiệp định. Việt Nam nhất trí tn thủ
hồn tồn các quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong tất cả các lĩnh vực
trong một khuôn khổ thời gian ngắn bao gồm: Việc bảo hộ bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên
cơ sở TRIPs được thực thi trong 12 tháng; bảo hộ các bí mật thương mại và bản quyền trên cơ sở
TRIPs được thực thi trong 18 tháng. Việt Nam đồng ý thực hiện những biện pháp bảo hộ mạnh
mẽ hơn trong một số lĩnh vực khác như tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, bảo
hộ bản quyền đối với các động vật và thực vật, bảo hộ những dữ liệu kiểm tra bí mật được trình
cho các Chính phủ. Đối với trường hợp bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá, sẽ
được thực hiện theo giai đoạn là 30 tháng. Theo Hiệp định thương mại song phương, phía Mỹ
cam kết thực thi quyền Sở hữu trí tuệ được ký kết kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực
trừ các nghĩa vụ tại Điều 8 và Điều 3.1 liên quan đến việc bảo hộ thiết kế bố trí (topography)
mạch tích hợp được thi hành sau 24 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định cũng quy
định trường hợp có xung đột giữa các quy định của Hiệp định này và Hiệp định giữa Chính phủ
Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan
hệ về quyền tác giả, ký tại Hà Nội ngày 27/6/1997 thì các quy định của Hiệp định này được ưu
tiên áp dụng trong phạm vi xung đột.
2.4.3. Thương mại dịch vụ.
Thương mại dịch vụ được đề cập trong chương 3 của Hiệp định. Chương này áp dụng cho các
biện pháp của các bên có ảnh hưởng tới dịch vụ thương mại. Các cam kết chung bao gồm: Các
quy định của khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS) bao gồm Tối huệ
quốc, Đãi ngộ quốc gia và Pháp luật quốc gia.Về các lĩnh vực và ngành cụ thể:
 Các dịch vụ pháp lý: Các nhà dịch vụ Mỹ có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức chi nhánh,

công ty 100% vốn Mỹ; các chi nhánh này nhận được giấy phép hoạt động là 5 năm và có thể
được gia hạn mỗi lần khơng q 5 năm. Các dịch vụ kế toán, kiểm toán: Cho phép công ty
100% vốn Mỹ được hoạt động trong lĩnh vực này. Giấy phép được cấp trên cơ sở từng trường
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

12


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hồng Minh

hợp, có hiệu lực trong 3 năm, khơng có giới hạn sau đó. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các
cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi trong 2 năm đầu, khơng giới hạn sau đó.
 Các dịch vụ kiến trúc: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ được phép kinh doanh. Có thể cung
cấp các dịch vụ cho các cơng ty nước ngồi trong 2 năm đầu, sau đó khơng hạn chế.
 Các dịch vụ kỹ thuật: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các
cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi trong 2 năm đầu, sau đó khơng giới hạn.
 Các dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan: Cho phép cơng ty 100% vốn Mỹ. Có thể
cung cấp dịch vụ cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi trong 2 năm đầu, sau đó khơng
hạn chế.
 Các dịch vụ quảng cáo: Chỉ các liên doanh với các đối tác Việt Nam mới được phép kinh
doanh một cách hợp pháp các dịch vụ quảng cáo. Phần góp vốn của phía Mỹ khơng vượt q
49% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51%
và 7 năm sau sẽ khơng hạn chế về tỷ lệ góp vốn từ phía Mỹ trong các liên doanh.
 Các dịch vụ tư vấn quản lý: Chỉ thông qua các công ty liên doanh 5 năm sau khi Hiệp định
có hiệu lực được phép lập các công ty 100% vốn Mỹ.
 Các dịch vụ viễn thơng:
- Các dịch vụ viễn thơng có giá trị gia tăng: liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh
doanh dịch vụ viễn thông sau 2 năm (3 năm đối với dịch vụ Internet), vốn của Mỹ không quá

50% vốn pháp định của liên doanh.
- Các dịch vụ viễn thông cơ bản (bao gồm mobile,cellular và vệ tinh): liên doanh với đối tác
Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thơng sau 4 năm, vốn đóng góp phía Mỹ khơng
q 49% vốn pháp định của liên doanh.
- Dịch vụ điện thoại cố định: liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ
viễn thơng sau 6 năm, vốn đóng góp của phía Mỹ khơng q 49% vốn pháp định của liên doanh.
Phía Việt Nam có thể xem xét những yêu cầu tăng vốn đóng góp từ phía Mỹ khi Hiệp định này
được xem xét lại sau 3 năm.
 Các dịch vụ nghe nhìn: Bao gồm các dịch vụ sản xuất và phân phối phim, các dịch vụ chiếu
phim. Liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ nghe nhìn, vốn đóng góp
phía Mỹ khơng q 49% và sau 5 năm hạn chế về vốn này sẽ là 51%.
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

13


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

 Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan: Cho phép cơng ty
100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngồi trong 3
năm đầu tiên, sau đó khơng hạn chế.
 Các dịch vụ phân phối ( bán buôn và bán lẻ): Được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp
định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ khơng q 49%. Sau 6 năm Hiệp định có hiệu lực
hạn chế về vốn này sẽ được bãi bỏ.
 Các dịch vụ giáo dục: Chỉ dưới các hình thức liên doanh, 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu
lực sẽ được phép lập trường học với 100% vốn Mỹ.
 Các dịch vụ tài chính:
- Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm không bắt buộc: được phép lập liên doanh sau

3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ khơng q 50%. Sau 5 năm được phép
100% vốn Mỹ.
- Các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm
trong xây dựng...): được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, khơng giới hạn
vốn đóng góp của phía Mỹ, sau 6 năm được phép 100% vốn Mỹ.
 Các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan khác:
- Các nhà cung cấp, công ty thuê mua tài chính và ngồi ngân hàng: được phép thành lập cơng
ty liên doanh trong vịng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép 100% vốn Mỹ.
- Ngân hàng: sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Mỹ được phép thành
lập ngân hàng chi nhánh 100% vốn Mỹ tại Việt Nam .Trong thời gian 9 năm đó các ngân hàng
Mỹ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó phần góp vốn của đối
tác Mỹ không dưới 30% và không quá 49%.
- Các dịch vụ chứng khoán: các nhà kinh doanh chứng khoán Mỹ chỉ được lập văn phòng đại
diện tại Việt Nam .
 Các dịch vụ y tế: Được phép thành lập các cơ sở chữa bệnh 100% vốn Mỹ. Vốn đầu tư tối
thiểu cho bệnh viện là 20 triệu USD, phòng khám đa khoa là 2 triệu và phòng khám chuyên
khoa là 1 triệu USD.
 Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan:

Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

14


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

- Các dịch vụ khách sạn và nhà hàng: các công ty cung cấp dịch vụ Mỹ cùng với việc đầu tư xây
dựng khách sạn nhà hàng được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Mỹ.

- Các dịch vụ đại lý và điều phối du lịch lữ hành: được phép lập liên doanh, phần góp vốn phía
Mỹ khơng q 49% và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 5 năm sau hạn
chế này sẽ được bãi bỏ.
2.4.4. Quan hệ đầu tư.
 Các cam kết chung bao gồm: Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều được nước đối tác
cam kết bảo hộ, Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Mỹ không bị sung công các khoản
đầu tư của họ tại Việt Nam.
 Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đối tác Mỹ được đem về nước các khoản lợi nhuận
và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia.
 Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Phía Mỹ cam kết thực hiện
ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ bỏ dần các TRIMs không phù hợp với các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như những quy định về tỷ lệ số lượng hoặc giá trị
sản xuất trong nước.
 Đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết thực hiện chế độ Đối xử quốc gia với một số ngoại lệ.
Việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được dần huỷ bỏ hoàn toàn đối với hầu hết các khu vực trong
giai đoạn 2, 6 hoặc 9 năm (tuỳ thuộc vào loại khu vực đầu tư, ví dụ, đầu tư trong các Khu Công
nghiệp hay trong khu vực sản xuất), tuy nhiên Việt Nam duy trì quyền áp dụng thẩm tra giám sát
trong những khu vực ngoại lệ nhất định.
 Loại bỏ việc giới hạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định hiện nay đối với phần
góp vốn phía Mỹ trong các cơng ty liên doanh ít nhất phải 30% vốn pháp định; loại bỏ những
quy định bán cổ phần phía Mỹ trong liên doanh cho đối tác Việt Nam. Phía Mỹ chưa được
thành lập cơng ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá
30% vốn của một công ty cổ phần. Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vịng 3 năm sau khi
Hiệp định có hiệu lực.
 Bộ máy nhân sự của liên doanh: Trong vòng 3 năm huỷ bỏ quy định về số thành viên nhất
định người Việt Nam trong Ban giám đốc; giới hạn mạnh mẽ các vấn đề trong đó “sự nhất trí”
của ban giám đốc phải đạt được (ví dụ, trong vấn đề đó các thành viên Việt Nam có quyền phủ
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

15



Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

quyết); cho phép các nhà đầu tư Mỹ được phép tuyển chọn nhân sự quản lý khơng phụ thuộc vào
quốc tịch. Phía Việt Nam cũng cam kết ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ loại bỏ dần tất cả
các đối xử không công bằng về giá đối với các công ty và các cá nhân Mỹ như phí lắp đặt điện
thoại và các dịch vụ viễn thơng khác, các phí vận tải, thuê mướn nhà xưởng, trang thiết bị, giá
nước và dịch vụ du lịch. Trong vòng 2 năm sẽ bỏ chế độ hai giá đối với đăng ký ô tô, giá dịch vụ
cảng và giá đăng ký điện thoại. Trong vòng 4 năm sẽ bỏ hẳn chế độ hai giá đối với mọi hàng hoá
và dịch vụ kể cả giá điện hay vé máy bay.

Chương II: Quan hệ thương mại Việt – Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
1.Quan hệ Việt – Mỹ trước khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
Nhìn từ góc độ lịch sử, quan hệ thương mại Việt – Mỹ đã bắt đầu cách đây hơn 150 năm ,
với những thương vụ lẻ tẻ . Thậm chí ngay trong thời kì Hoa kì đơn phương áp đặt lệnh cấm vận
đối với việt nam (Từ 5/ 64 – 2/94 ) thông qua con đường gián tiếp , Việt nam có thể xuất khẩu
sang Mỹ tuy rằng không đáng kể. Thời kỳ 1986 – 1989 xuất khẩu của Việt nam sang Hoa kì gần
như bằng không. Nhưng đến năm 1990, Việt nam xuất sang Hoa kì một lượng hàng trị giá
khoảng 5000USD, năm 1991 tăng lên 9000USD, năm 1992 tăng lên 11000USD và năm 1993 là
58000USD.
2.Quan hệ Việt – Mỹ sau khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
- Ngày 3/2/1994 Tổng thống Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với việt
nam. Tiếp đó Bộ thương mại Mỹ chuyển Việt nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Việt Nam,
Cuba) lên nhóm Y – là nhóm ít hạn chế về thương mại hơn (gồm Mông Cổ, Lào, Campuchia,
Việt Nam, cùng một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ). Bộ vân tải và Thương mại Mỹ cũng bỏ
lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam được nhập cảnh Mỹ.
Trong năm này thì Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ lượng hàng hố trị giá 50,5 triệuUSD

(Trong đó hàng nơng nghiệp chiếm 38,3 triệu USD tức 76% giá trị suất khẩu sang hoa kỳ) và
hàng phi nông nghiệp chiếm 12,15 triệu USD (24%).
- Ngày 11/7/1995 Hoa kỳ tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Năm
1995, Việt nam xuất khẩu sang hoa kỳ 200 triệu USD ( gấp 4 lần năm 1994 ) trong đó hàng nông
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

16


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

nghiệp là 152USD ( chiềm 76% giá trị xuất khẩu sang Hoa kỳ ) hàng phi nông nghiệp chiếm 48
triệu USD(24%).
- Năm 1996 là năm hai nước bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp định thương mại song phương.
Xuất khẩu đạt 306 triệu USD trong năm này.
- Năm 1997, Đại sứ Mỹ và Đại sứ Việt Nam nhậm chức tại Thủ Đô mỗi nước, đồng thời hai
nước thoả thuận thiết lập quan hệ song phương về bản quyền để tạo điều kiện cho sản phẩm trí
tuệ có mặt tại thị trường Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam trong năm này sang Mỹ đạt 372
triệu USD. Hàng nông nghiệp chiếm 46% (106,5 triệu USD) hàng phi nông nghiệp đạt 54%
(126,203triệu USD).
Năm 1998 và 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng đạt 519,5
triệu USD và 601,9 triệu USD.
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 827,4 triệu USD, tăng 37,4% so
với năm 1999.
Riêng quý I năm 2001xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 74,4 triệu USD (so với
46,4 triệu USD cùng kỳ năm 2000).
3.Quan hệ thương mại Việt – Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
3.1.Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.

Mỹ là nước lớn với dân số 271,8 triệu người và là một trong những nước có thu nhập bình
quân đầu người cao nhất. Thế giới xem Mỹ là thị trường khổng lồ vì có sức mua lớn khoảng
7.000 tỷ USD/năm. GDP năm 1999 của Mỹ là 9.256 tỷ USD (gấp 300 lần Việt Nam ).Trên thế
giới có 100 tập đồn kinh tế làm ăn có hiệu quả nhất thì có 61 tập đồn là của Mỹ. Theo số liệu
của Bộ Thương mại thì năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ là 960 tỷ USD nhưng kim ngạch
nhập khẩu của họ lên tới 1.230 tỷ USD, trong đó hàng dệt may khoảng 40 tỷ USD, hải sản 7,431
tỷ USD, cà phê 2,820 tỷ USD, dầu thô 35,192 tỷ USD và giày dép 13-14 tỷ USD. Mấy năm qua
hàng Việt Nam vào Mỹ phần lớn phải chịu mức thuế cao tới 40% nhưng kim ngạch xuất khẩu
của ta sang Mỹ vẫn tăng đáng kể. Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, năm 1994 kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ ở mức 50,4 triệu USD nhưng đến 1996 đã lên đến 308
triệu USD và trong năm 1999 là 601,9 triệu USD, tăng gấp 12 lần, bình quân một năm tăng
64,2%, cao gấp gần 3 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có một số mặt hàng
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

17


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

xuất khẩu sang Mỹ đã đạt kim ngạch khá và tăng qua các năm như cà phê, giày dép, đồ thêu ren,
rau quả, cao su...Việt Nam cũng xuất sang Mỹ dầu thô, hàng may mặc. thịt cá, hải sản tươi sống,
sành sứ, gốm, đồ da, đồ bọc da, đồ gỗ gia dụng...Riêng mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2000 đã đạt gần 123 triệu USD, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm
1999 và chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Ngân hàng thế giới (WB)
nhận định khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu và nhóm
hàng hố như gạo, dệt may, cà phê, hải sản... xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể tăng từ 600
triệu USD hiện nay lên 800 triệu USD/năm.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ xuất khẩu sang thị trường Mỹ những mặt

hàng có thuế suất nhập khẩu bằng “0” như cà phê, tôm đông lạnh, quế và cao su tự nhiên ngày
càng nhiều (trung bình tăng 10%). Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này đạt gần
300 triệu USD. Những mặt hàng đang chịu mức thuế cao cũng được đưa nhanh vào thị trường
Mỹ như giày dép năm 1995 mới xuất sang Mỹ được 7 triệu USD, đến năm 1996 lên đến 39 triệu
USD, năm 1998: 111 triệu USD và hiện nay đã trở thành nước đứng thứ 12 trong số các nước
xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ; hàng dệt may xuất sang Mỹ cũng tăng khoảng 3- 4 lần,
năm 1995 là 2,7 triệu USD, năm 1997 là 7 triệu USD và năm 1999 là 70 triệu USD...chắc chắn,
khi Hiệp định thương mại có hiệu lực mức thuế các mặt hàng này sẽ giảm từ 1,5 đến 2 lần, hàng
dệt may giảm từ 2,5 đến 10 lần, dầu mỏ giảm 4 lần, gạo giảm 3 lần. Các mặt hàng như dứa, mật
ong của Việt Nam trước đây nhập vào Mỹ mức thuế thường cao gấp 10 lần so với các nước
khác. Nhưng khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cũng như những Hiệp định liên quan khác có
hiệu lực, tất cả các mặt hàng có thuế suất cao sẽ giảm xuống ngang bằng mức thuế suất các nước
khác có quan hệ tối huệ quốc, sẽ thực sự là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
hàng hoá của mình sang Mỹ vì khi đó hàng Việt Nam vào Mỹ thuế trung bình sẽ giảm từ 40%
xuống 3%. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam thâm
nhập thị trường Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, từ đó góp phần
nâng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Mỹ.
* Hàng nông sản:
Khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, ta sẽ thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị
trường tiêu thụ nông sản. Mặt hàng rau tươi xuất sang Mỹ chênh lệch giữa có MFN và phi MFN
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

18


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

là 10% và 50% nên khi có MFN, nước ta có thể xuất khẩu hàng chục triệu USD rau quả tươi sang

Mỹ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của Mỹ (Thuế
suất của rau quả giảm từ 22 cent/kg xuống còn 1cent/kg và quả tươi giảm từ 10cent/kg xuống
0,4cent/kg, chè xanh từ 20% xuống 7%). Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 30
triệu USD hạt điều. Các chuyên gia Bộ Thương mại dự đốn kim ngạch xuất khẩu hạt điều có
thể tăng lên gấp đôi (60 triệu USD) nếu các doanh nghiệp sản xuất và chế biến mặt hàng này đáp
ứng được đòi hỏi về chất lượng. Nước ta mỗi năm xuất sang Mỹ trên 100 triệu USD cà phê. Các
nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đã có kinh nghiệm trụ ở thị trường Mỹ nên khả năng xuất khẩu
mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
* Hàng dệt may:
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ vừa được ký kết đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành dệt
may trong thời gian tới bởi Mỹ luôn đứng đầu các nước trên thế giới về nhập khẩu hàng dệt may.
Theo tình hình hiện nay, sau khi Việt Nam được hưởng Quan hệ Thương mại bình thường, Việt
Nam có thể xuất khẩu vào Mỹ với kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD ngay từ năm đầu tiên nếu chuẩn bị
tốt các điều kiện. Khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ có nhiều triển vọng do
giá lao động thấp, các cơng ty Mỹ sẽ tìm kiếm nguồn hàng giá thành rẻ với số lượng lớn tiêu thụ
ở Mỹ. Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam với chất lượng cao và chủng loại phong phú đã được
các thị trường khó tính Nhật và EU chấp nhận sẽ dễ dàng chinh phục khách hàng Mỹ nhất là khi
thuế quan bị cắt giảm bởi quy chế TNTR. Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, hàng dệt may là mặt
hàng được bảo hộ cao bằng hàng rào thuế quan và hạn ngạch, trong quan hệ song phương sẽ là
một trong những vấn đề nóng bỏng nhất. Nếu mở được thị trường này, hàng dệt may của Việt
Nam theo khả năng sản xuất có thể thu hút được các nước khác đầu tư vào Việt Nam làm hàng
xuất khẩu đi Mỹ.
* Hàng giày dép:
Mức tiêu thụ giày dép của Mỹ rất lớn, chỉ cần giành được 10% thị trường này cũng có thể đạt
kim ngạch trên 1,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép mà Việt Nam có thể đạt
được trong năm nay. Bà Châu Huệ Cẩm, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhận định với thị trường
Mỹ, hàng da giày của Việt Nam có thể tham gia vào thị trường “thượng lưu” nếu đi kèm với mác
của các hãng nổi tiếng như Adidas, Reebok. Còn với phân khúc thị trường “hạ lưu” thì phải cạnh
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM


19


Quan hệ thương mại Việt- Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

SV: Phạm Hoàng Minh

tranh với hàng của Trung Quốc. Tuy vậy, thị trường Mỹ cũng khơng khó tính, nếu đã vào được
thì khả năng trụ lại là khơng q khó khăn. Nhận xét về khả năng tăng tốc của ngành Da Giày
Việt Nam , một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Thương mại) khẳng định, với
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, thuế suất thuế nhập khẩu từ mức 35% trước đây sẽ chỉ còn 20%
đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Mỹ.
Trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, sản phẩm giày dép Việt Nam
xuất khẩu tới hơn 40 nước, trong đó thị trường chủ yếu là các nuớc EU, Mỹ, Nhật. Việt Nam
được đánh giá là một trong 5 nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU, do lợi thế giá
rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao.
* Hàng thuỷ - hải sản:
Mỹ là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản Các loại thuỷ sản nhập
khẩu nhiều là: Tơm, tơm hùm, sị, cua , trong đó tơm có giá trị lớn nhất (trên 2 tỷ
USD/năm ).Năm 1992 Mỹ nhập 4,8 tỷ USD thuỷ sản các loại. Năm 1998 con số này đã tăng lên
6,7 tỷ USD tăng 40% so với năm 1992. Năm 1999 nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ tăng lên mức kỷ
lục 9,3 tỷ USD. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ năm1994, nhưng với kim ngạch rất
nhỏ bé là 6 triệu USD. Tuy nhiên, đây là mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhất trong các
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ bởi vì Việt Nam chưa được hưởng chế độ
MFN của Mỹ nhưng mức chênh lệch giữa mức thuế phi MFN và mức MFN là không lớn lắm.
Nếu giá trị xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang Mỹ năm 1995 mới là 16,8 triệu USD thì năm 1996
đã tăng lên 28,5 triệu USD vào năm 1997 là 46,3 triệu USD. Giá trị xuất khẩu năm 1998 là 80,6
triệu USD tăng 89% so với năm 1997. Trong giai đoạn 1995-1999 kim ngạch xuất khẩu thủy sản
sang Mỹ tăng 6,5lần , từ 16,8 triệu USD lên 108,1 triệu USD. Năm 2000 mặt hàng này vẫn dữ vị
trí hàng đầu trong danh sách hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ với kim ngạch 242,9 triệu

USD chiếm 29,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ .
Trong các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ thì tơm và cua vẫn là các mặt hàng
chủ lực đặc biệt là tôm. Năm 1997 Việt Nam xuất khẩu được 3074 tấn tôm trị giá 31,32 triệu
USD chiếm 73,69% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Năm 1998 trị giá này lên tới
66,89 triệu USD tương đương 6125,7 tấn, nâng tỷ trọng tôm lên 83% tổng kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản sang Mỹ trong năm.
Khoa Thương Mại-Du Lịch -trường ĐH công nghiệp TPHCM

20



×