Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Skkn tạo hứng thú cho học sinh khi học môn âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.46 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC
MÔN ÂM NHẠC QUA TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ
Môn: Âm nhạc
Cấp học: Tiểu học
Tên tác giả: Nguyễn Thị Quyên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Tự
Chức vụ: Giáo viên Âm nhạc

NĂM HỌC 2018 – 2019
MỤC LỤC


A - Mở đầu
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
B- Nội dung
1. Cơ sở lí luận
1.1 Những vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài
a. Khái niệm cơ bản
b. Kiến thức
c. Kĩ năng
d. Thái độ và giá trị
2. Thực trạng
2.1 Những khó khan thuận lợi
2.2 Các biện pháp tiến hành


3. Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học âm nhạc qua trò
chơi giải ô chữ
3.1 Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Âm nhạc vào đầu mỗi tiết
học.
3.2. 3.2 Thay đổi không khí lớp học bằng các trò chơi giải ô chữ vào giữa tiết
học.
C – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề xuất, kiến nghị

A - MỞ ĐẦU

2/26

2
2
3
4
4
4
5
5
5
5
5
5
5
6
6
7

7
8
12
27
27
28


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục Tiểu học là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban
đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao
động". Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu
học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh
và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về
âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng
nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều
kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc.
Môn Âm nhạc bậc tiểu học ngày nay cũng được đánh giá ngang tầm với các
môn khác để các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện. Trong giảng
dạy bất kì một môn học nào, việc hướng dẫn học sinh học và hiểu bài, thực hiện
được yêu cầu của bài là rất cần thiết được giáo viên quan tâm., vì qua tiết học, nội
dung kiến thức được truyền tải đến học sinh một cách cụ thể; môn âm nhạc cũng
vậy. Với mục tiêu giáo dục cho học sinh cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thông qua
nội dung các bài hát, giúp học sinh cảm nhận được sự quan trọng của âm nhạc đối
với đời sống con người. Tạo cho học sinh một phong cách, tính bản lĩnh, tự tin, lạc
quan yêu đời. Biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Và qua các tiết
dạy và học môn Âm nhạc, giáo viên phát hiện những em có năng khiếu để bồi
dưỡng, động viên, giúp các em nhận ra thế mạnh của bản thân mình mà phát huy
trong cuộc sống.

Tuổi thơ hiếu động sống bằng tình cảm nên rất dễ tiếp cận với Âm nhạc.
Một bài hát hay với nội dung giáo dục tốt chắc chắn sẽ được các em tiếp thu dễ
dàng hơn, chính vì vậy mà các em cần được giáo dục Âm nhạc càng sớm càng tốt.
Trong quá trình triển khai giáo dục Tiểu học ở nước ta, đội ngũ đông đảo các giáo
viên đã, đang có những cố gắng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học để đảm
bảo và nâng cao chất lượng cho những giờ lên lớp. Vậy chúng ta phải có những
phương pháp dạy học hiện đại ra sao để nâng cao chất lượng
giờ học mà không làm các em quá sức, vừa học vừa chơi, góp phần phát triển năng
lực học tập của học sinh, trên cơ sở đó phát huy mặt tích cực của phương pháp
truyền thống.
Như chúng ta đã biết, hiện nay bộ môn Âm nhạc trong trường Tiểu học đã
được thực sự quan tâm với việc biên soạn nội dung, chương trình dạy học, đào tạo
3/26


đội ngũ giáo viên chuyên nghành, trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho từng trường
học. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để giảng dạy môn Âm nhạc đạt kết quả cao.
Nhưng qua việc thăm dò ý kiến và dự giờ thăm lớp của một số đồng nghiệp
tôi thấy một số giáo viên vẫn còn có những quan điểm chủ quan như: Chỉ cần dạy
các em biết hát, dạy đủ số bài là được, trong các bước tiến hành bài dạy các giáo
viên còn rất máy móc, phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn của SGV, chưa thực sự
chịu khó đầu tư cho từng bài dạy vào các bước dạy. Đặc biệt là khâu chuẩn bị bài
còn qua loa đại khái nên khi vào tiết dạy thường lúng túng, dẫn đến thiếu hoặc thừa
thời gian và kết quả là giờ học không đạt như mong muốn và yêu cầu của bài. Thực
tế giảng dạy ở lớp 3,4,5 năm học 2018 – 2019 và tìm hiểu phương pháp giảng dạy
của một số đồng nghiệp tôi thấy phần lớn các giáo viên hầu như không có sự đầu tư
các trò chơi bổ trợ cho kiến thức môn học, thường tận dụng luôn những trò chơi
truyền thống dẫn đến nhàm chán cho tiết học. Vì vậy học sinh hát thuộc lời ca,
đúng giai điệu và biết cách gõ đệm nhưng để hỏi các em rằng bài hát đó là của tác
giả nào? Dân ca gì? Tên bài hát là gì? thì rất ít em nhớ rõ. Vì Vậy, tôi mạnh dạn

nghiên cứu vấn đề: “Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Âm nhạc qua trò chơi
giải ô chữ”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài nhằm giúp giáo viên có thể sử dụng phương pháp quan sát
có hiệu quả trong daỵ học môn Âm nhạc. Tạo hứng thú học tập cho học sinh và
nâng cao chất lượng dạy học.
Khi nghiên cứu về các biện pháp để giảng dạy môn Âm nhạc ở Tiểu học tôi đã đi
sâu vào nghiên cứu các biện pháp tạo hứng cho học sinh khi học môn Âm nhạc và
thử nghiệm bằng sự quan tâm, trách nhiệm của mình để thu được kết quả cao, tạo
cho các em sự hứng khởi, biết tư duy sáng tạo trong quá trình học tập. Qua việc tìm
hiểu các hình thức dạy Âm nhạc, cách chuẩn bị cho bài dạy và cách tổ chức trò
chơi cho các em với mong muốn các em học môn Âm nhạc một cách thích thú và
hiệu quả cao hơn, các em sẽ khắc sâu được kiến thức Âm nhạc và hệ thống hóa
được kiến thức Âm nhạc đã học
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Chương trình sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3,4,5
- Phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc
- Nội dung chương trình môn Âm nhạc lớp 3,4,5
- Các giờ dạy Âm nhạc
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4/26


- Đọc tài liệu nghiên cứu về mục tiêu dạy môn Âm nhạc
- Xác định nhiệm vụ chủ yếu của môn Âm nhạc
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Lồng ghép các buổi thi đua biểu diễn giữ các nhóm, tổ, cá nhân để chọn lọc
ra đc các tiết mục, các nhận tố có năng khiếu.
5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 3E,4G,5G Trường Tiểu học Trung Tự năm học 2018 – 2019.

- Nội dung chương trình, tài liệu SGK, giáo trình giảng môn Âm nhạc.
- Các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, thông tin, tiểu sử các nhạc sĩ.

B. NỘI DUNG
5/26


1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài
a. Khái niệm cơ bản: Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó
khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách
tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là
một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được.
Mục tiêu của môn Âm nhạc nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng,
thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một
cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.
b. Kiến thức
- Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của
học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo
dục toàn diện cho học sinh.
- Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với
lứa tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm
nhạc thường thức.
c. Kĩ năng
- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm.
- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.
- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.
- Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động
theo nhạc…

d. Thái độ và giá trị
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà
nhân cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú,
lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin,
lòng tự trọng và các giá trị khác.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và
ngoài trường học.
- Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái,
học mà chơi, chơi mà học.Vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan
trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính
vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ cách tổ chức tiết học của
6/26


người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự
quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội.
2. THỰC TRẠNG
2.1 Những khó khăn, thuận lợi
* Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang.
- Giáo viên được trang bị tài liệu và phương tiện dạy học hiện đại.
- Học sinh đúng độ tuổi, trình độ tiếp thu tương đối đồng đều.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của các em.
- Ban Giám hiệu nhà trường sát sao, đầu tư cơ sở vật chất và quan tâm đến
việc giảng dạy của giáo viên.
- Trường có phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn
nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợt thi đua.
* Khó khăn:
- Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc cho cấp Tiểu

học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ
lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy, tôi nhận thấy thực tế việc học tập của các em trong việc tiếp thu
kiến thức khi học môn Âm nhạc.. Tôi thấy hầu như tất cả các em đều thích học môn
Âm nhạc. Nhưng khi kiểm tra các kiến thức của các em thì rất nhiều em nói câu
đầu của bài hát thành tên bài hát, kể cả các tác giả và những bài dân ca các em đều
trả lời chắp vá tác giả này với bài hát kia hoặc vùng miền không đúng với bài hát,
khi hỏi lại thì các em rất lúng túng và không giám khẳng định. Đại bộ phận các em
còn nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen cũ, hát tự do, tuỳ tiện không theo
một giai điệu cụ thể. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được
sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản của ca hát từ đó giúp các em
phát triển khả năng nghe nhạc, khả năng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức cho các êm từ
đó tạo cho các em niềm yêu thích khi học môn Âm nhạc
- Do vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người
thầy phải có mộtphương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho
các em với môn học.
- Mục tiêu của kinh nghiệm “Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Âm
nhạc” là: Xác định cơ sở thực tiễn, cơ sở lí luận của vấn đề cần nghiên cứu.
- Điều tra thực trạng việc học môn Âm nhạc của học sinh lớp 3, 4, 5.
7/26


- Tìm ra biện pháp giúp cho các em phát triển khả năng nghe nhạc, khả năng
ghi nhớ, hát đúng giai điệu, lời ca, nhớ đúng tên tác giả tác phẩm, nhớ được một số
nhà soạn nhạc nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới, khắc sâu kiến thức từ đó
tạo cho các em niềm yêu thích khi học môn Âm nhạc
2.2. Các biện pháp tiến hành:
Để đạt được mục đích giúp các em học sinh có hứng thú khi học môn Âm
nhạc tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu SGK, SGV Âm nhạc.
* Phương pháp điều tra, phân tích
- Khảo sát chất lượng, tìm ra những lỗi học sinh mắc phải khi học Âm nhạc,
phân tích nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục.
3. CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC ÂM
NHẠC QUA TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ
Để thực hiện tốt những vấn đề trên người giáo viên phải thực sự chuyên tâm
và đầu tư thời gian cũng như chịu khó học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Khi tổ chức
các trò chơi phải thực sự mới mẻ và phải tập trung trong kiến thức các em đã và
đang được học. Trò chơi muốn thực hiện tốt thì phải hướng và gợi ý để các em
tham khảo và tìm hiểu. Người giáo viên không nên coi nhẹ việc tổ chức trò chơi
cho các em. Không nên chỉ tổ chức trò chơi theo những tiết mà bài yêu cầu mà nên
tận dùng thời gian đưa trò chơi Âm nhạc đến với các em một cách thường xuyên,
giúp các em tổng hợp được kiến thức đã học. Ngoài những trò chơi mà SGV hướng
dẫn, ở đề tài này tôi xin đưa ra một số trò chơi: “Ô chữ bí mật”. HS thảo luận nhóm
để chơi trò chơi này.`
* Lưu ý: Khi áp dụng trò chơi này GV cần chuẩn bị kỹ về nội dung và đồ
dùng như: Kẻ trò chơi trên bảng phụ hoặc thiết kế lật ô chữ trên power point. Về
mặt thời gian giáo viên từ lựa chọn sao cho phù hợp với tiết học để tổ chức cho các
em với phương châm: Vui để học - Học để vui chơi.
3.1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Âm nhạc vào đầu
mỗi tiết học.
a. Mục tiêu của biện pháp:
Với biện pháp này không những giúp các em tổng hợp một cách có hệ thống

8/26


các kiến thức Âm nhạc, ôn lại được những gì đã học ở bài cũ mà còn giúp giáo viên

có cách giới thiệu bài mới nhẹ nhàng, thu hút sự chú ý của học sinh vào tiết dạy tạo
không khí lớp học vui tươi, sôi nổi.
b.Nội dung thực hiện.
Trong nội dung này tôi đưa ra 3 trò chơi 1, 2, 3. Dự kiến cho mỗi trò chơi là
3 đến 5 phút.
* Trò chơi 1:
Dùng cho tiết 1 - Lớp 3.
Học Hát bài: Quốc ca Việt Nam
Nhạc và lời: Văn Cao
Để tạo hứng thú cho học sinh ngay đầu tiết hoc và để ôn lại các kiến thức đã
học ở lớp 1 và lớp 2 giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 6 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi. Lựa chọn và
trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời
sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang
nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em
sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là năm giây.

M
C
T

H Ậ

T

Ú
H
L


A
Ú
L
À

V
C

Í
H

Q
U

C
C
A

U
I
N
H
Â
Y


G
C
Y


O
X

N
A

N

H

Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
1. Hàng ngang thứ nhất gồm 3 chữ cái. Đây là tên một bài hát sáng tác của nhạc sĩ
Xanh Xanh nói về rất nhiều các loại quả của lớp 1 như: Quả đất, quả khế, quả
trứng, quả pháo.
(Đáp án: Quả)
2. Hàng ngang thứ hai gồm 6 chữ cái. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ
Lưu Hữu Phước tron bài có câu: “Cùng nhau múa xung quanh vòng cùng nhau múa
cùng vui”
(Đáp án: Múa vui)
3. Hàng ngang thứ ba gồm 5 chữ cái. Bài hát: Gà gáy dân ca của vùng miền này.
9/26


(Đáp án: Cống)
4. Hàng ngang thứ tư gồm 9 chữ cái. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Phan Nhân
mà trong bài hát có câu: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan.
(Đáp án: Chú ếch con)
5. Hàng ngang thứ năm gồm 9 chữ cái. Em hãy hát lại câu hát sau và cho biết đây
là câu hát có trong bài hát nào: “Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh chim đậu
trên cành chim hót líu lo”

(Đáp án: Lí cây xanh)
6. Hàng ngang thứ sáu gồm 9 chữ cái. Đây là một bài hát sáng tác của nhạc sĩ
Hoàng Lân nói về giọng hát của hai chú chim Họa mi và Sơn ca.
(Đáp án: Thật là hay)
Gợi ý trả lời hàng dọc: Đây là một bài hát mà các em thường hát trong lễ chào
cờ. Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của bài hát này.
(Đáp án: Quốc ca)

Văn Cao (15 tháng 11, 1923 – 10 tháng 7, 1995) là một nhạc sĩ huyền thoại
của Việt Nam. Ông là tác giả của "Tiến quân ca" - quốc ca của nước Việt Nam,
đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Bên
cạnh tư cách là một nhạc sĩ, Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm
giá trị.
Đưa ra lời giới thiệu vào bài dạy: Bài hát Quốc ca Việt Nam được nhạc sĩ
Văn cao viết tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền – Hà nội. Ban đầu bài hát có
10/26


tên là Tiến quân ca sang tác vào năm 1944 và được sủ dụng làm quốc ca từ năm
1945
Trò chơi 2:

Tổ chức vào tiết 12 - Lớp 4
Học bài hát: Cò lả
Dân ca đồng bằng Bắc bộ
Để tạo hứng thú cho học sinh ngay đầu tiết học và để ôn lại các kiến thức đã
học ở các lớp dưới giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 6 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi. Lựa chọn và
trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời

sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang
nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em
sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là năm giây
Â

M N

H

B


I

Ơ
H

N
N


V
I
L

C
Ò
L



N

Ơ

G
N
I

G

N

G

H

E

Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
1. Hàng ngang thứ nhất gồm 6 chữ cái. Đây là một môn học năng khiếu trong
trường Tiểu học.
(Đáp án: Âm nhạc).
2. Hàng ngang thứ hai gồm 4 chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau:
“Hòa bình là tia nắng ấm thắm hồng môi bé xinh, nhịp nhàng cùng cất tiếng hát
tay…tay bé ngoan”
(Đáp án: Vòng).
3. Hàng ngang thứ ba gồm 13 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca Ba Na, dịch lời
Tô Ngọc Thanh.
(Đáp án: Bạn ơi lắng nghe)
4. Hàng ngang thứ tư gồm 7 chữ cái. Câu hát sau trong bài hát nào:

“Khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời, mùa xuân đến ngàn hoa hé cười”
(Đáp án: Inh lả ơi).
- Đáp án ô chữ hàng dọc là: Cò lả.
- Đưa ra lời giới thiệu vào bài dạy: Điệu Cò lả là một trong những làn điệu hát ru
11/26


dân ca đồng bằng Bắc bộ- Việt Nam. Ca ngợi cuộc sống thanh bình của người nông
dân, họ luôn lạc quan trong lao động. Điệu Cò là một điệu có vần được bắt nguồn
từ câu thơ lục bát:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
* Trò chơi 3.
Dùng cho tiết 13 - lớp 5.
Ôn hát bài: Ước Mơ TĐN số 4
Để tạo hứng thú cho học sinh ngay đầu tiết học và để ôn lại các kiến thức đã
học ở lớp 4 và lớp 5 giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 5 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi. Lựa chọn và
trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời
sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang
nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em
sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là năm giây.
T
K

H
H



C

G
O

L
I
N

Ơ

M

E

Ư

C
M

U
I
H
I

H



U


P

H

Ư



C

I

M

H

A

Y

H

Ó

T

Gợi ý trả lời câu hỏi hàng ngang.
1. Ô chữ gồm 11 chữ cái. Đây là tên tác giả bài hát: Reo vang bình minh.
(Đáp án: Lưu Hữu Phước)

2. Ô chữ gồm 7 chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau:
“Vui liên hoan thiếu nhi …Ta ca hát vang lên niềm vui”.
(Đáp án: thế giới)
3. Ô chữ gồm 4 chữ cái. Giáo viên đàn giai điệu câu hát trên cho học sinh nghe
nhạc, hát lại câu hát trên và đoán tên bài hát



hót le

te.

Nó hót la ta

Nó hót le te la ta (mà) nó bay vô nhà
Bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác theo lời đồng dao.
12/26


(Đáp án: Con chim hay hót).
4.Ô chữ gồm 2 chữ cái. Đây là tên nốt nhạc nằm ở dòng kẻ thứ nhất.
(Đáp án: Mi)
5.Ô chữ gồm 5 chữ cái. Bài hát Chim sáo là bài hát dân ca của vùng miền này.
(Đáp án: Khơ me).
- Gợi ý trả lời câu hỏi hàng dọc: Đây là tên bài hát nhạc Trung Quốc lời Việt An
Hòa.
(Đáp án: Ước)
3.2. Biện pháp 2: Thay đổi không khí lớp học bằng các trò chơi giải ô chữ vào
giữa tiết học.
3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Với biện pháp này giúp thay đổi không khí lớp học, tổng hợp được kiến thức
đã học của học sinh và giúp giáo viên có cách giới thiệu chuyển tiếp nhẹ nhàng gắn
kết giữa các nội dung trong bài một cách hài hòa, giúp giáo viên dùng thay thế các
trò chơi hiện có trong thiết kế tạo không khí lớp học vui tươi, sôi nổi.
3.2.2. Nội dung thực hiện.
Trong nội dung này tôi đưa ra 3 trò chơi 4, 5, 6. Dự kiến cho mỗi trò chơi
khoảng 4 phút
*Trò chơi 4:
Tổ chức vào tiết 32 - Lớp 3. Học bài hát tự chon: Mèo đi câu cá
Trò chơi Âm nhạc: Thi kể tên các con vật có trong bài hát
Để tạo không khí sôi nổi của lớp học sau khi học xong bài hát và để ôn lại
các kiến thức đã học ở lớp 3 và lớp 4 GV sẽ cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 5 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi. Lựa chọn và
trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời
sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang
nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em
sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là năm giây

H
C


Â

N
Đ
N
H
Y


G
À
G
Á
Đ

À
N

Y
B

M


U
U

À

T
À

N

L

I


A

Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
13/26

V

U

I


1. Hàng ngang thứ nhất gồm 10 chữ cái. Đây là tên một bài háy dân ca Thái, trong
bài hát có câu: “Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn”.
(Đáp án: Ngày mùa vui)
2. Hàng ngang thứ hai gồm 6 chữ cái. Đây là tên một loại nhạc cụ dân tộc có một
dây và loại đàn này còn có tên khác là Độc huyền cầm.
(Đáp án: Đàn bầu)
3. Hàng ngang thứ ba gồm 4 chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau:
“Em yêu đóa sen…. giữa đồng Tháp Mười mênh mông”.
(Đáp án: hồng)
4. Hàng ngang thứ tư gồm ba chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau:
“La la lá la lá la, cùng múa… dưới trăng”.
(Đáp án: Hát)
5. Hàng ngang thứ năm gồm 9 chữ cái. Đây là tên một loại nhạc cụ gắn liền với
chàng Ooc- phê và nhạc cụ này được coi là biểu tượng Âm nhạc
(Đáp án: Đàn Lia)
- Gợi ý trả lời câu hỏi hàng dọc: Đây là một bài hát dân ca của dân tộc Cống Khao
thuộc tỉnh Lai Châu. Bài hát vẽ lên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp với tiếng gà gáy
báo hiệu bình minh lên, một ngày mới bắt đầu.

(Đáp án: Gà Gáy).
*Trò chơi 5:
Dùng trong tiết 15- Lớp 5.
Ôn tập TĐN số 3, số 4
Kể chuyện Âm nhạc: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu.
Để tạo không khí sôi nổi của lớp học sau khi ôn xong hai bài TĐN số 3, số 4
và để ôn lại các kiến thức đã học giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí
mật”.
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 9 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi. Lựa chọn và
trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời
sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang
nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em
sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là năm giây

Ư



C

M

Ơ

14/26


H


P

O

H

À

A

N
M

N

G
U

B
H

N
L
À
M


U

A

O
V
Ă
N
L
U


M
N
U
N

A
T
N

B
G
I
G



N

O

N


R
H


Đ

I
I

X


A
U

N

H

Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
1. Hàng ngang thứ nhất gồm 5 chữ cái. Em hãy nghe giai điệu sau hát câu hát đó và
cho biết tên bài hát là gì?

(Đáp án: Ước mơ)
2. Ô chữ gồm 5 chữ cái. Bài hát Lý cây xanh là bài hát dân ca vùng này
(Đáp án: Nam Bộ).
3. Hàng ngang thứ ba gồm 9 chữ cái. Đây là tác giả bài hát: Những bông hoa,
những bài ca.
(Đáp án: Hoàng Long)
4. Hàng ngang thứ tư gồm 6 chữ cái. Đây là tên bài hát, trong bài có câu: “Nắm tay

nhau bắt tay nhau, vui cùng vui múa ca”.
(Đáp án: Múa vui).
5. Ô chữ gồm 7chữ cái. Đây là hình ảnh nổi bật ở chính giữa lá cờ Đội
(Đáp án: Măng non).
6. Hàng ngang thứ sáu gồm 2 chữ cái. Đây là một dụng cụ dùng để bắn tên được
nhắc đến trong câu truyện: “Ngọc- tiếng hát diệu kì”.
(Đáp án: Nỏ)
7. Ô chữ gồm hai chữ cái. Đây là tên nốt nằm ở khe thứ hai.
(Đáp án: La)
15/26


8. Ô chữ gồm 11 chữ cái. Câu hát sau trong bài hát nào: “Em yêu màu cờ xanh
xanh yêu cánh chim hòa bình, em cất tiếng ca vang vang vui bước chân tới trường”
(Đáp án: Bầu trời xanh)
9. Ô chữ gồm 11 chữ cái. Đây là tên tác giả của bài hát: Con chim hay hót.
(Đáp án: Phan Huỳnh Điểu).

- Từ hàng dọc là: Cao Văn Lầu
- Giới thiệu nối tiếp sang phần 2: Hôm nay các em sẽ được nghe một câu chuyện kể
về danh nhân Âm nhạc Việt Nam đó là nghệ sĩ Cao Văn Lầu.
*Trò chơi 6.
Dùng trong tiết 23 - Lớp 5.
Ôn tập 2 bài hát: Hát Mừng, Tre ngà bên lăng Bác
Ôn tập TĐN số 6
Để tạo không khí sôi nổi của lớp học sau khi ôn xong hai bài hát và để ôn lại
các kiến thức đã học giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 9 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi. Lựa chọn và
trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời

sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang
nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em
sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là năm giây
16/26


H O À N G
C H
T R E N G À B Ê N
M

C
H
Ú
L

Đ

A
À

Ă
N
Ó

C H C O N
N G B Á C
G L Â N
N


M Ộ T
S I

- Giáo viên gợi ý trả lời câu hỏi hàng ngang.
Hàng ngang thứ nhất gồm 2 chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát
sau: “Cho em về … hát, dưới mái tóc tre ngà”.
(Đáp án: Ca)
1. Hàng ngang thứ hai gồm 9 chữ cái. Đây là tên nhạc sĩ đã sáng tác bài TĐN số 6.
(Đáp án: Hoàng Hà).
2. Hàng ngang thứ hai gồm 9 chữ cái. Đây là câu hát có trong bài hát nào: “Chú
ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan”.
(Đáp án: Chú ếch con).
3. Hàng ngang thứ tư gồm 16 chữ cái. Đây là tên một bài hát viết về Bác của nhạc
sĩ Hàn Ngọc Bích. Trong bài có các hình ảnh tiếng chim, tiếng sáo diều.
(Đáp án: Tre ngà bên lăng Bác)
4. Hàng ngang thứ năm gồm 7 chữ cái. Đây là tác giả của bài hát: “Lớp chúng ta
đoàn kết”.
(Đáp án: Mông Lân).
5. Hàng ngang thứ sáu gồm 3 chữ cái. Hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau: “…
gió đâu về mà đu đưa, đu đưa”
(Đáp án: Đón).
6. Hàng ngang thứ bảy gồm 3 chữ cái. Hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau:
“Hãy xua tan những mây mù đen tối, để bầu trời tươi mãi…. màu xanh”
(Đáp án: Một).
7. Hàng ngang thứ tám gồm 2 chữ cái. Đây là tên nốt nhạc nằm ở dòng kẻ thứ ba.
(Đáp án: Si).
- Gợi ý trả lời ô chữ hàng dọc: Đây là tên bài TĐN số 6, trong bài sử dụng những
hình ảnh: Súng, hòa bình.
(Đáp án: Chú bộ đội).
17/26



Sau khi chơi xong trò chơi giáo viên giới thiệu vào nội dung thứ 2: Ôn tập
TĐN số 6 (Trích nhạc trong bài: Chú bộ đội)
3.3. Biện pháp 3: Giúp tổng hợp kiến thức Âm nhạc bằng các trò chơi giải ô
chữ vào cuối tiết học.
3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Với biện pháp này giúp tổng hợp được kiến thức đã học của học sinh và giúp
giáo viên kiểm tra lại một cách có hệ thống những kiến thức Âm nhạc của học sinh
và đưa ra những củng cố tổng kết bài học khắc sâu được kiến thức, giúp học sinh
nhớ kiến thức tốt hơn
3.3.2. Nội dung thực hiện.
Trong nội dung này tôi đưa ra 4 trò chơi 7, 8, 9, 10. Dự kiến cho mỗi trò chơi
khoảng 5 phút
* Trò chơi 7.
Dùng cho tiết 16 - Lớp 3.
Kể chuyện Âm nhạc: Cá heo với Âm nhạc
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
Để tổng hợp kiến thức sau khi học xong hai nội dung chính giáo viên sẽ cho
học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để mở rộng, khắc sâu kiến thức.
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 9 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi.Lựa chọn và trả
lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời sai
câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang nếu
đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em sẽ
nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là 5 giây.
B

À


I

C

C

O
X
Q
Q
G
A

N
O
U
U
À

C
È


Y

N
L

A
G

H
H
B
C
M

Đ
À
I
O
Ó
C
U

I
H
G Á
M N
A
N G
A V
À V

O N G
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý.

18/26


Y

O

C

I
U


I

N
T

N

A

M


1. Ô chữ hàng ngang thứ nhất gồm 10 chữ cái. Đây là tên bài hát của nhạc sĩ Phan
Trần Bảng, giáo viên đánh giai điệu một câu hát trong bài cho học sinh nghe.
(Đáp án: Bài ca đi học)
2. Hàng ngang thứ hai gồm 5 chữ cái. Đây là tên bài hất dân ca cống- Lai
Châu.Trong bài có hình ảnh: Con gà, nắng sáng, nương, rừng, đồng xanh.
(Đáp án: Gà gáy)
3. Hàng ngang thứ ba gồm 10 chữ cái. Đây là tên bài dân ca Pháp, trong bài có câu:
‘‘Hòa tiếng hát véo von, giọng hát vui say sưa”.
(Đáp án: Con chim non).
4. Hàng ngang thứ tư gồm 6 chữ cái. Đây là bài hát dân ca thái, trong bài có câu

hát:
“Nghe tiếng chuông reo vui rộn ràng,
Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng”
(Đáp án: Xòe hoa)
5. Hàng ngang thứ năm gồm 4 chữ cái. Trong bài hát của nhạc sĩ Xanh Xanh có
nhắc tới một loại quả mà lăn lông lốc, đó là quả gì?
(Đáp án: Quả bóng).
6. Hàng ngang thứ sáu gồm 6 chữ cái. Đây là bài hát của cố nhạc sĩ Văn Cao được
hát trong các buổi lễ chào cờ.
(Đáp án: Quốc ca Việt Nam)
7. Hàng ngang thứ bảy gồm 10 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca Thái, trong
bài có câu hát:
“Ngoài đồng lúa chín thơm
Con chim hót trong vườn”
(Đáp án: Ngày mùa vui).
8. Hàng ngang thứ tám gồm 2 chữ cái. Đây là tên nốt nhạc nằm ở khe thứ hai.
(Đáp án: La)
9. Hàng ngang thứ chín gồm 3 chữ cái. Em hãy tìm từ còn thiếu trong câu hát sau:
“Chị … nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu”
(Đáp án: Ong).
- Gợi ý trả lời câu hỏi hàng dọc: Đây là tên một loại đàn phím điện tử thường xuyên
được sử dụng trong những giờ học Âm nhạc.
(Đáp án: Ooc gan)
* Trò chơi 8.
Dùng cho tiết dạy 26-Lớp 4.
19/26


Học hát bài Chú voi con ở Bản Đôn
Nhạc và lời: Phạm Tuyên

- Để tổng hợp kiến thức sau khi học xong hai nội dung chính giáo viên sẽ cho học
sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để mở rộng, khắc sâu kiến thức.
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 9 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi.Lựa chọn và trả lời
đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời sai
câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang nếu
đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em sẽ
nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là 5 giây
C

H

I
N

M
G

S
Ô

N
Đ

G
A
C

Á
N

P
A
N
H

O
G
H


A

T
Ú


C

C

M

B

Á



U


N

G

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý.
1. Hàng ngang thứ nhất gồm 7 chữ cái. Đây là tên bài hát dân ca Khơ Me, sưu tầm
Đặng Nguyễn. Bài hát kể về một loài chim và trong bài có nhắc tới loại quả Đoong
Boong.
(Đáp án: Chim sáo).
2. Hàng ngang thứ hai gồm 10 chữ cái. Đây là tác giả của bài hát Khăn quàng thắm
mãi vai em
(Đáp án: Ngô Ngọc Báu)
3. Hàng ngang thứ ba gồm 3 chữ cái. Đây là tên nốt nhạc nằm ở khe thứ nhất.
(Đáp án: Pha)
4. Hàng ngang thứ tư gồm 3 chữ cái. Bài hát Chúc mừng là bài hát nhạc của nước
nào.
(Đáp án: Nga)
5. Ô chữ gồm 7 chữ cái. Đây là loại nhạc cụ gồm có 4 dây, có thân đàn gần giống
đàn Nguyệt nhưng cần đàn ngắn hơn, đàn dùng móng để gảy, dây đàn làm bằng
kim loại nên có âm thanh trong và hơi đanh.
(Đáp án: Đàn tứ)
6. Ô chữ gồm 8 chữ cái. Đây là tên bài hát nhạc Nga, lời việt: Hoàng Lân, thường
20/26


được dùng trong những buổi gặp mặt.
(Đáp án: Chúc mừng)
- Gợi ý trả lời câu hỏi hàng dọc: Đáp án: Sô Panh

- Đây là tên một nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan sinh năm 1810 tại thành phố

Vec-sa-va và mất năm 1849 tai Pa-ri nước Pháp, ông không những là một nhạc sĩ
thiên tài mà cũng là một nghệ sĩ biểu diễn Piano kiệt xuất.
Về nhà các em hãy đọc câu chuyện kể Âm nhạc: Thời niên thiếu của SôPanh để tìm hiểu kĩ hơn về người nhạc sĩ này.
*Trò chơi 9:
Tổ chức vào tiết 8- Lớp 4.
Học hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh
Nhạc và lời: Phong Nhã
- Để tổng hợp kiến thức sau khi học xong bài hát giáo viên sẽ cho học sinh
chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để mở rộng, khắc sâu kiến thức.
Cách chơi và luật chơi như sau:
Có 8 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi. Lựa chọn và
trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời
sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang

21/26


nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em
sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là 5 giây
E

M

Y

N
C

O


N

P

H

I

U

H

Ò

A

B

S

O

N

Đ

À

N


N

H





N

G

V

À

N

G

C

O

N

C

H


I

M

C
M

H
Ã

Ê

I
I

M

N

O

Ì

N

H

R

I


N

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
Hàng ngang thứ nhất gồm 3 chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát
sau: “Trên đường gập ghềnh, ngựa…nhanh nhanh nhanh nhanh”.
(Đáp án: Phi).
1. Hàng ngang thứ hai gồm 12 chữ cái. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn
Đức Toàn viết về chủ đề hòa bình.
(Đáp án: Em yêu hòa bình)
2. Hàng ngang thứ ba gồm 3 chữ cái. Đây là tên một nốt nhạc nằm ở dòng kẻ thứ 2.
(Đáp án: Son).
3. Hàng ngang thứ tư gồm 6 chữ cái. Đây là một nhạc cụ dân tộc có một dây, người
biểu diễn thường dùng vĩ để kéo, nó có âm thanh mềm mại gần giống giọng người.
(Đáp án: Đàn nhị)
4. Hàng ngang thứ lăm gồm 8 chữ cái. Đây là tên của bài TĐN số2(Giáo viên đàn
giai
điệu
câu
nhạc
đó
học
sinh
nghe

trả
lời)

Trời sáng
lên

bầy
chim
hót
vang
(Đáp án: Nắng vàng)
5. Hàng ngang thứ sáu gồm 9 chữ cái. Đây là tên của bài TĐN số 4.
(Đáp án: Con chim ri)
6. Hàng ngang thứ bảy gồm 9 chữ cái. Đây là một bài hát nhạc nước ngoài mà các
em đó được học ở lớp 3. Trong bài có câu: Lời thân ái thiết tha, rộn vang tới chốn
xa, càng mến yêu quê nhà.
22/26


(Đáp án: Con chim non)
7. Ô chữ gồm 3 chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau:
“Làm sao cho khăn quàng thắm…. vai em”
(Đáp án: mãi)
Trả lời câu hỏi hàng dọc: Phong Nhã

Phong Nhã là một nhạc sĩ rất thân thuộc với thiếu nhi Việt Nam.Ông sinh
ngày 4 tháng 4 năm 1942 tại Hà Nam. Ông viết rất nhiều bài hát cho lứa tuổi thiếu
nhi như: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhiên nhi đồng, bài ca sum họp, Đội ta
lớn lên cùng đất nước….
* Trò chơi 10
Tiết 28 - Lớp 5.
Ôn tập 2 bài hát
Kể chuyện Âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng
- Để tổng hợp kiến thức sau khi học xong hai nội dung trên giáo viên sẽ cho học
sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để mở rộng, khắc sâu kiến thức.
Cách chơi và luật chơi như sau:

Có 8 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi. Lựa chọn và
trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời
23/26


sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang
nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em
sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là 5 giây
H
E
Đ
K

1.

C
O
M
Ô
C
H

H
A
T
T

Ú
B
H



B
É
A
P


N
N
L

Đ
G
H
Á


O
S
I

I
A
Ơ
Ô

N
N
T


A
Ơ

O
M
A

V
E
N

Ă

N

L



U

H

O

À

Ô


Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
Hàng ngang thứ nhất gồm 8 chữ cái. Đây là tên của bài TĐN số 6
(Đáp án: Chú bộ đội)
2. Ô chữ gồm 6 chữ cái. Hãy điền cụm từ còn thiếu trong câu hát sau: “Hoa nào
tươi thắm nhất đó là ………….”.
(Đáp án: hoa bé ngoan)
3. Ô chữ gồm 8 chữ cái. Đây là tác giả của bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa.
(Đáp án: Thanh Sơn)
4. Ô chữ gồm 11 chữ cái. Đây là tên của bài TĐN số 7.
(Đáp án: Em tập lái ô tô).
5. Hàng ngang thứ năm gồm 2 chữ cái. Đây là nốt nhạc nằm ở dòng kẻ phụ thứ
nhất.
(Đáp án: Đô).
6. Ô chữ gồm 9 chữ cái. Đây là tác giả của bản: Dạ cổ hoài lang.
(Đáp án: Cao Văn Lầu)
7. Ô chữ gồm 5 chữ cái. Bài hát: Màu xanh quê hương là dân ca của vùng miền
này.
(Đáp án: Khơ Me).
8. Ô chữ gồm 5 chữ cái. Đây là tác giả của bài hát: Ước mơ- Nhạc: Trung Quốc.
(Đáp án: An Hòa)
- Gợi ý trả lời câu hỏi hàng dọc: Bét- tô- ven

24/26


Lút-vích van Bét-thô-ven sinh ngày17 tháng 12 năm 1770 và mất ngày 26
tháng 3 năm 1827. Ông là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời
gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai
đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có
thể được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được

khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới
rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau. Ông đã có nhiều sáng
tác nổi tiếng như: Thư gửi Ê-li-dơ, Bản Sô- nát ánh trăng ….
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Với hình thức tổ chức các trò chơi như trên tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt
tình của học sinh, các em rất say mê và chỉ mong học thật giỏi môn này.
Cuối năm học 2016- 2017 tôi đã tiến hành khảo sát qua kiểm tra cuối năm tôi đã
thu được kết quả thực tế thể nghiệm bản thân.
* Kiểm tra thu được:
Lớp


số

3D

42

4G

45

5G

54

T

Năm học
Học kì 1

Học kì 2
Học kì 1
Học kì 2
Học kì 1
Học kì 2

SL
15
25
20
25
25
30

%
35
60
44
56
47
56

Kết quả
H
SL
%
25
60
17
65

22
49
20
45
25
47
24
47

C
SL
2
0
3
0
4
0

%
4
0
7
0
8
0

Nhìn vào bảng số liệu của hai học kì thấy chất lượng của học sinh tăng lên rõ
rệt:
25/26



×