I/ ĐỀ TÀI:
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT ÔN TẬP
HÌNH
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Hình học là một môn nghiên cứu có hình dạng và tính chất của
chúng dựa trên các đối tượng và các quan hệ khác nhau. Nội dung
hình học là những khái niệm, tính chất của các hình dạng được thu
thập qua sự sáng tạo. Môn hình học đặc biệt là tạo thuận lợi cho
việc rèn luyện tư duy, logíc. Ngay từ ban đầu nếu chú ý rèn luyện tư
duy cho các em một cách có hệ thống và nắm vững các kiến thức cơ
bản về hình học như các định nghĩa, tiên đề, định lý, thì việc học
môn hình học sẽ đem lại kết quả tốt. Ngược lại nếu các em chưa
lĩnh hội được vững chắc các khái niệm cơ bản của hình học, chưa
nắm vững các kiến thức cơ bản trong SGK thì không thể nào suy
luận được. Như vậy, nếu học sinh chúng ta không tích cực học tập,
học tập không có phương pháp thì không có năng lực học hình học.
Nâng cao chất lượng dạy và học đang là yêu cầu được đặt ra
đối với mỗi giáo viên, chất lượng học tập của học sinh không chỉ
phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài như: Nội dung dạy học, phong
cách dạy học của thầy mà còn phụ thuộc điều kiện bên trong đó là
sự giác ngộ về mục đích học tập, hứng thú trong học tập của học
sinh
1
Dạy học môn toán không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những
tri thức đơn lẽ, rèn luyện những kỹ năng riêng biệt cho học sinh mà
phải thường xuyên chú ý những hệ thống tri thức, kỹ năng tạo thành
mạch xuyên suốt chương trình. Ta được biết rằng hình học là nghệ
thuật chuyển đổi ngôn ngữ, ngôn ngữ hình vẽ, ngôn ngữ thông
thường, ngôn ngữ ký hiệu.
Nói chung muốn nâng cao kết quả học tập cho học sinh phải
biết kết hợp chặt chẽ hai mặt nói trên. Chính vì vậy mà trong tất cả
tiết học giáo viên phải có những hoạt động nhằm gây hứng thú cho
học sinh và tùy theo từng tiết học cần phải thiết kế những phương
pháp như thế nào cho đạt hiệu quả nhất.Như ta đã biết để phát triển
hứng thú nhận thức của học sinh cần phát triển tối đa tư duy tích
cực của học sinh . Do đó trong các tiết học ,đặt biệt là tiết ôn tập
chương giáo viên cần có những “Phiếu học tập” để giao về nhà cho
cá nhân, cho từng tổ nghiên cứu một số chuyên đề rồi báo cáo trước
lớp. Nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực hơn trong việc tìm được
“Sợi chỉ” liên kết giữa các kiến thức đã học với nhau.
Do đó, trong chuyên đề này tôi xin trình bày hai tiết ôn tập
chương I hình 6và hình 7 bằng "Phiếu học tập "để đảm bảo thời
gian đồng thời tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2
Mục tiêu của việc dạy học môn toán là: Trang bị tri thức kỹ
năng toán học và kỹ năng vận dụng Toán học, phát triển năng lực,
trí tuệ,… Để đạt được mục tiêu này cần tạo điều kiện cho học sinh
kiến tạo những dạng tri thức khác nhau.
Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to
lớn không chỉ trong quá trình mà cả đối với sự phát triển toàn diện,
sự hình thành nhân cách của trẻ. Hứng thú là yếu tố dẫn đến sự tự
giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực
và độc lập sáng tạo trong học tập.
Akônenski xem tạo hứng thú là một trong các con đường chủ
yếu để “Làm cho học tập trong nhà trường trở thành niềm vui:.
K.Đ. Usinski xem hứng thú là một cơ chế bên trong đảm bảo
học tập có hiệu quả .
J Diuây cho rằng việc giảng dạy phải kích thích được hứng
thú; Muốn vậy phải để cho trẻ em độc lập tìm tòi, thầy giáo chỉ là
người tổ chức, thiết kế,cố vấn.
Để tổ chức các hoạt động của học sinh ta có thể dùng các
phiếu học tập. Phiếu học tập là những công cụ cho phép cá thể hóa
hoạt động học tập của học sinh, tiết kiệm thời gian trong việc tổ
chức các hoạt động học tập, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong
việc thu thập và xử lý thông tin ngược.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
3
Xuất phát từ tình hình thực tế: đa số học sinh rất yếu môn hình
học, có số học sinh chưa nhận dạng được các khái niệm thông qua
hình vẽ, một số học sinh không nhận dạng được sự liên hệ giữa hình
vẽ trong bài mới với các khái niệm đã học, chưa có kỹ năng tái hiện
kiến thức, thậm chí 1 số học sinh không biết vẽ hình. Trong thực tế
giảng dạy thường có tình trạng "hiểu" nhưng lơ mơ đại khái.Những
học sinh yếu kém hình học thường có 3 đặc điểm:
- Nhiều lổ hổng về tri thức, kỹ năng
- Tiếp thu chậm.
- Phương pháp học tập chưa tốt
Ôn tập giữ một vị trí đặc biệt so với các hình thức củng cố. Ôn
lại không chỉ những gì lĩnh hội được trong bài lý thuyết mà khi cần
có thể nhắc lại cả tri thức đạt được trong luyện tập, đào sâu,ứng
dụng và hệ thống hoá.Trong việc ôn giáo viên phải coi trọng cả hai
mặt vừa nhớ ý nghĩa vừa nhớ máy móc, hướng dẫn học sinh phối
hợp cả hai cách nhớ này. nếu chỉ nhớ máy móc thì tri thức sẽ được
hiểu một cách hình thức và khi đột nhiên quên đi chi tiết nhỏ hay
toàn bộ thì không có cách nào khôi phục lại được. Còn nếu chỉ nhớ
ý nghĩa thì tri thức không thường trực trong óc,khi cần thiết lại phải
mất thời gian tái tạo lại dẫn đến vận dụng chậm không thành thạo.
Trước tình hình thực tế, với thời gian ít ỏi, trong một số tiết
học giáo viên không thể thực hiện một cách đầy đủ các nội dung cần
truyền đạt nên giáo viên còn sử dụng phương pháp thuyết trình hoặc
đàm thoại, ít thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh ít có hứng thú
học.
4
Chính vì vậy cần phải có giải pháp khắc phục tình trạng trên.
Đó là sử dụng các phương tiện dạy học: bảng phụ, bảng con, phiếu
học tập Thực tế thì việc học sinh tự tìm thấy chân lí,hiểu và tiếp
thu kiến thức một cách đầy đủ,chính xác là rất khó khăn nếu thiếu tư
liệu và sự hướng dẫn. Do vậy,trong bài viết này tôi đề cập đến
phương pháp dạy và học tiết ôn tập chương hình học mà trong
những năm qua tôi đã dạy và rút ra một số kinh nghiệm,và đã đem
lại một số kết quả khả quan
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Ta được biết ở chương 1 hình học 7 học sinh phải nhận biết và
hiểu được nội dung của các kiến thức sau:
- Khái niệm về hai góc đối đỉnh, về hai đường thẳng vuông góc,
về đường trung trực của đoạn thẳng.
- Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng: goác
so le trong,góc đồng vị.
- Hai đường thẳng song song,tính chất của hai đường thẳng
song song,các dấu hiệu nhận biết hai đương thẳng song song.
- Tiên đề Ơ-clit
- Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song của ba đường
thẳng
Về kĩ năng :
- Biết đo góc hợp bởi hai tia chung gốc,các góc tạo bởi hai
đường thẳng cắt nhau
5
- Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc ,hai đường thẳng song
song,hai góc đối đỉnh
Chúng ta chỉ có một tiết ôn tập (tiết 15). (Theo phân phối
chương trình cũ bài ôn tập này có hai tiết )Với thời gian tại lớp ít ỏi
như vậy nên ta cần tận dụng thời gian ở nhà của học sinh. Trong tiết
này tôi chuẩn bị mỗi học sinh hai phiếu học tập:
Phiếu số 1: Gồm có ba cột : cột thứ nhất ghi các khái niệm ,cột
thứ hai các hình vẽ ,cột thứ ba các tính chất tương ứng với các hình
vẽ cột bên giao về nhà trong tiết học trước,học sinh soạn các yêu
cầu trên phiếu học tập ở nhà,Phiếu này giao về nhà trong tiết học
trước. Trong phiếu này thay vì yêu cầu các em đọc hình vẽ và cho
biết mỗi hình vẽ cho biết những kiến thức gì? Có thể xem đây là
một “trò chơi” khôi phục tài liệu “bí hiểm”.Giáo viên thông
báo :Đây là mẫu giấy duy nhất còn sót lại trong tài liệu. Em hãy
khôi phục lại cột thứ ba của tài liệu dựa vào những kiến thức đã
học liên quan đến hình vẽ tương ứng ở cột thứ hai.Ai khôi phục đầy
đủ nhất sẽ được thưởng
- Phiếu số 2:Câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra củng cố các
kiến thức ở phiếu học tập 1, rèn luyện kĩ năng vẽ hình,các bài
tập tự luận
Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1:(3phút ) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
- Cho học sinh kiểm tra việc soạn bài trên phiếu học tập số 1 đã
phát trong tiết học trước Kiểm tra theo vòng tròn ,trên cùng
một dãy bàn :
6
HS1 - HS2, HS 2 - HS 3,HS 3 - HS 4,HS4- HS1 .
- Học sinh báo cáo tình hình soạn bài của các bạn .
- Giáo viên nhận xét chung và khiển trách những học sinh
không soạn bài ở nhà
Hoạt động 2: (15phút )Nhận biết khái niệm thông qua hình vẽ
Kiểm tra bài cũ:
(Bảng phụ ghi các hình vẽ ở phiếu học tập số1)
- Thay cho việc kiểm tra truyền thống là khi gọi học sinh lên
bảng thầy hỏi trò trả lời, tôi chia lớp thành 8 nhóm đại diện
nhóm lên bốc thăm (1-8 )để chọn câu hỏi cho mình và chọn
thăm để đặt câu hỏi cho nhóm khác
- Mỗi nhóm đặt câu hỏi xoay quanh kiến thức về hình vẽ mình
đã bốc thăm, yêu cầu nhóm khác trả lời và ngược lại ( mỗi
thành viên trong nhóm chỉ được trả lời một lần ) tuỳ theo câu
hỏi mà nhóm trưởng phân công thành viên trong nhóm trả lời
hoặc nhóm nầy yêu cầu trực tiếp một học sinh trong nhóm kia
trả lời
- Học sinh ở các nhóm khác nhận xét câu trả lời của bạn và giáo
viên bổ sung chốt lại các kiến thức cần ghi nhớ .Cho điểm
nhóm nào có câu hỏi hay nhất và nhiều câu trả lời đúng nhất .
- Ví dụ: nhóm học sinh chọn hình 2
y '
x '
y
x
9 0
°
O
7
Câu hỏi :
- Hình 3 cho biết kiến thức gì? ( đường thẳng xx
'
vuông góc với
yy' )
- Nếu hai đường thẳng xx
'
và
yy'cắt nhau tại O và xÔy = 90
0
thì
số đo các còn lại ? (xÔy
'
=x
'
Ôy = x
'
Ôy
'
)
- Làm thế nào để vẽ hai đường thẳng xx
'
và
yy' vuông góc với
nhau tại O.(vẽ xÔy = 90
0
,vẽ tia đối của tia Ox là tia O x' tia
đối của tia Oy là tia Oy')
- Để chứng minh hai đường thẳng vuông góc vói nhau ta có thể
chứng minh như thế nào ?( Hai đường thẳng đó cắt nhau và
trong các góc tạo thành có một góc vuông )
Nếu cần giáo viên có thể hỏi thêm câu hỏi bổ sung để chốt
kiến thức
Cuối cùng giáo viên chốt lại nội dung các kiến thức ở phiếu
học tập số 1 sau khi cho học sinh đọc lại các hình vẽ và nêu lại các
tính chất đã học.
* Với cách làm nầy tôi thấy học sinh trong lớp trở nên sôi nổi
hơn, các em hứng thú hơn vì mọi đối tượng trong lớp ( giỏi ,khá
,trung bình, yếu ) đều có thể đăt câu hỏi cho bạn. Khi học sinh đặt
câu hỏi cho bạn chúng ta có thể nhìn thấy :
- Những điều mà học sinh chưa kịp hiểu ở những tiết học trước.
- Những sai lầm cơ bản mà chúng ta chưa kịp sữa chữa
- Có thể tìm thấy những ý tưởng hay ,sáng tạo của các em qua
câu hỏi và đáp án của câu hỏi mà các em đặt ra cho bạn .
8
* Phiếu học tập nầy giúp các em có tư liệu để học tập, tư liệu
nầy do tự các em hoàn chỉnh ,nên nó luôn khắc sâu trong trí nhớ
của các em ,Giúp các em nhận dạng một kiến thức nào đó và dễ
dàng tìm ra được phương pháp chứng minh một bài toán ,.có thể
giúp các em có thể chuyển đổi thành thạo các ngôn ngữ hình học
:Ngôn ngữ thông thường ,ngôn ngữ hình vẽ và ngôn ngữ kí hiệu
Đặc biệt hơn giáo viên có thể truyền tải hết những kiến thức trong
một thời gian nhất định .
Hoạt động 3 :(15 )Kiểm tra thông hiểu kiến thức
Học sinh hoạt động cá nhân đọc và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
1,2 trong phiếu học tập số 2(học sinh trung bình trở xuống)giải thích
vì sao những câu còn lại sai ?
Câu 1: Khẳng định nào sau đây đúng:
a. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
b. Hai góc đối đỉnh thì bù nhau.
c. Hai góc đối đỉnh thì phụ nhau.
d. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng:
a. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
b. Hai góc so le trong thì bằng nhau.
c. Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng a ta chỉ vẽ được duy
nhất một đường thẳng song song với đường thẳng a.
d. Hai đường thẳng cùng song song với 1 đường thẳng thì chúng
song song với nhau .
9
Câu 3,4 : Cho học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi 3,4 :
gọi 2 học sinh lên bảng vẽ hình ,nêu thứ tự các bước vẽ .
- Giáo viên kiểm tra kỹ năng vẽ hình của cả lớp ,nhận xét
Câu 5 :.
a)Để tính số đo một góc ta thường sử dụng những tính chất nào ?
b)Các phương pháp để chứng minh hai đường thẳng vuông
góc ,hai đường thẳng song song
Học sinh thảo luận nhóm (4nhóm ) nhóm 1,2 câu a nhóm 3,4 câu b
Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi của mình giống
như trò chơi "đối mặt" lần lượt mỗi đội nêu ra nội dung một tính
chất hay định lý đội nào nêu được nhiều hơn thì thắng .Hai đội còn
lại có thể bổ sung
Giáo viên chốt lại:
1. Để tính số đo của một góc ta thường sử dụng các tính chất:
- Hai góc kề bù .
- Hai góc đối đỉnh ,
- Hai góc so le trong ,hai góc đồng vị tạo bởi một đường
thẳng cắt hai đường thẳng song song
2. Để chứng minh hai đường thẳng song song :
- Có một đường thẳng cắt hai đường thẳng và tạo ra một
cặp góc so le trong bằng nhau hoặc đồng vị bằng nhau .
- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường
thẳng thứ ba thì song song với nhau .
10
- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường
thẳng thứ ba thì song song với nhau.
- Dùng tiên đề Ơclit để chứng minh phản chứng
3. Để chứng minh hai đường thẳng vuông góc :
- Hai đường thẳng đó cắt nhau và trong các góc tạo thành
có một góc vuông
- Hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với
nhau .
- Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai
đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng
kia .
Hoạt động 4 : (12phút )Làm bài tập 57, 58 sách giáo khoa
Giáo viên cùng học sinh xây dựng phương pháp giải
Học sinh lên bảng trình bày lời giải
Dựa vào cơ sở nào để tính AÔB
hs : AÔB =AÔy +yÔB
+ Tính AÔy dựa vào cơ sở nào
AÔy =OÂa so le trong
và a song song với Oy
+Tính BÔy dựa vào cơ sở nào
yÔB + OBb' =180
0
Trong cùng phía
Và b song song với Oy
Dựa vào cơ sở nào để tính x?
b '
y
H 3 9
x ?
1 3 2
°
3 8
°
b
a
B
A
O
H 4 0
D
C
B
A
x ?
9 0
°
9 0
°
1 1 5
°
11
Đồng vị với góc 115
0
Cần phải chứng minh BC song
song với AD
Mà BC và AD cùng vuông góc
với AB
Hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục hoàn thành phiếu học tập của
mình
Tiết sau nộp để giáo viên kiểm tra Em nào hoàn thành sẽ được
thưởng '
Tiết 14: ÔN TẬP CHƯƠNG I HÌNH 6
Học xong chương này học sinh cần nhận biết :
- Các khái niệm: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, độ dài
đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
- Kỹ năng : vẽ đoạn thẳng đi qua hai điểm: Vẽ 3 điểm thẳng
hàng, ba điểm không thẳng hàng, biết vẽ đoạn thẳng có độ dài
cho trước và vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
Do đó trong tiết ôn tập này GV cần giúp HS hệ thống lại các
kiến thức đã học bằng các “Phiếu học tập” với nội dung điền vào
chỗ trống, chọn câu trả lời đúng, sai hoặc vẽ hình theo yêu cầu.
Quan trọng nhất là giáo viên cần tạo tâm lý thoải mái, thuận
lợi cho việc học, tạo sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy với trò, giữa trò
với trò. GV cần đưa ra những yêu cầu ở mức độ thích hợp nhất với
12
trình độ các em.Ta biết rằng nội dung quá dễ hoặc quá khó đều
không gây được hứng thú. Như vậy để HS luôn tìm thấy cái mới cần
phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh.
Do đó trong tiết học này tôi chuẩn bị các phiếu học tập có nội
dung:
- Phiếu số 1: Gồm có ba cột:
+ Cột thứ nhất: Số thứ tự.
+ Cột thứ hai: Các hình vẽ liên quan đến các khái niệm đã học.
+ Cột thứ ba: (để trống) Ghi các kiến thức đã học liên quan đến các
hình vẽ tương ứng.
Phiếu này giao về nhà trong tiết học trước. Trong phiếu này
thay vì yêu cầu các em đọc hình vẽ và cho biết mỗi hình vẽ cho biết
những kiến thức gì? Có thể xem đây là một “trò chơi” khôi phục tài
liệu “bí hiểm”.Giáo viên thông báo :Đây là mẫu giấy duy nhất còn
sót lại trong tài liệu. Em hãy khôi phục lại cột thứ ba của tài liệu
dựa vào những kiến thức đã học liên quan đến hình vẽ tương ứng ở
cột thứ hai.Ai khôi phục đầy đủ nhất sẽ được thưởng
- Phiếu số hai: Ghi các câu hỏi điền khuyết và trắc nghiệm để củng
cố các kiến thức đã học trong phiếu số một.Bài tập vận dụng các
kiến thức đã học để vẽ hình theo yêu cầu đề bài và bước đầu tập suy
luận.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận biết khái niệm thông qua hình vẽ
a. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.(3 phút )
- Cho HS kiểm tra chéo nhau.
13
- Báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà.
- GV nhận xét việc chuẩn bị và khiển trách những HS không
chuẩn bị tốt
b. Kiểm tra kiến thức ở phiếu số 1 (khám phá bí mật của tài liệu).
(15phút )
- GV gọi từng HS lên bảng đọc hình vẽ và “khám phá”
những kiến thức liên quan đến hình vẽ.
- Cho HS trong lớp bổ sung các kiến thức mà em biết nếu cần
giáo viên
có thể đặt câu hỏi gợi ý để các em ôn lại kiến thức.
-Ví dụ: Ở hình 1:
a
B
A
Có thể HS trả lời:
+ Ở hình 1: Điểm B thuộc đường thẳng a; Điểm A không
thuộc đường thẳng a.Ký hiệu : B
∈
a , A
∉
a
+ GV có gợi ý thêm quy ước đặt tên cho điểm và đường thẳng
như thế nào?
(Điểm: một chữ cái in hoa, đường thẳng: một chữ cái thường
hoặc
hai chữ cái in hoa)
+ Ở hình 2: GV gợi ý các điểm nằm cùng phía, các điểm nằm
khác phía đối với một điểm.
14
- GV chốt lại kiến thức sau mỗi hình vẽ.
- Yêu cầu HS về nhà bổ sung hoặc sữa chữa vào phiếu học học
tập
Hoạt động 2:
Kiểm tra việc thông hiểu kiến thức , kĩ năng vẽ hình(12phút)
*Kiểm tra việc thông hiểu kiến thức - Cho các em (sử dụng phiếu
học tập số 2) hoạt động nhóm (8 nhóm) trả lời các câu hỏi từ câu 1-
4 trên phiếu học tập của nhóm.
- Cho các nhóm khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV chốt kiến thức, HS hoàn thành nội dung các câu hỏi trên
phiếu học tập của mình.
*Rèn luyện hình vẽ theo yêu cầu để bài.
Bài tập 1:
- Gọi lần lượt 5 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu, cả lớp vẽ hình
vào vở.
- Cho HS nêu sự khác nhau giữa tia, đường thẳng và đoạn thẳng.
Hoạt động 3: Rèn luyện khả năng vận dụng (13phút )
Bài tập 2:
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình.
- HS hoạt động nhóm (4 nhóm) trên bảng nhóm.
-GV thu bảng nhóm trước khi chữa bài của các nhóm GV cùng HS
xây dựng chương trình giải.
Để trả lời câu a: GV nêu tình
huống:
-Có bao nhiêu phương pháp để
x
x
8 c m
4 c m
I
B
A
a)Điểm I có nằm giữa hai
15
chứng tỏ I nằm giữa hai điểm A
và B?
Có ba phương pháp :
+ A và B thuộc hai tia đối nhau
gốc I
+ AI + IB = AB
+ I thuộc tia AB và IA<IB
-Như vậy trong bài toán này ta
sử dụng phương pháp nào?
I thuộc tia AB và IA<IB
GV giới thiệu lời giải mẫu câu a
trên bảng phụ
- Tính IB dựavào hệ thức nào?
AI + IB = AB
- Khi nào có hệ thức AI + IB =
AB
I nằm giữa A và B
GV giới thiệu lời giải mẫu câu
b.
điểm A và B không? Vì sao?
Ta có I
∉
tia AB
mà IA<IB (4cm<8cm)
Nên I nằm giữa hai điểm A và B
b) So sánh IA và IB.
Ta có I nằm giữa hai điểm A và
B nên AI + IB = AB
Hay 4+IB =8
Suy ra IB =4 (cm )
Do đó :AI = IB =4cm
Điểm I có phải là trung điểm
của AB không? Giải thích
Ta có I nằm giữa hai điểm A và
B
AI = IB =4cm
Điểm I là trung điểm của AB
GV giới thiệu bài giải của 4 nhóm và lần lượt cho HS nhận
xét lời giải của nhóm mình so với bài mẫu. việc giải bài mẫu trước
khi nhận xét bài làm của HS sẽ giúp các em nhớ lâu hơn những sai
sót của mình và giúp em làm quen dần với suy luận có căn cứ.
Hoạt động 4 ; Hướng đẫn về nhà
16
Tiếp tục hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập ,tiết sau nộp
phiếu học tập để giáo viên kiểm tra .Em nào hoàn thành sẽ được
thưởng '
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Trước đây phân phối chương trình phần ôn tập chương là 2 tiết
nhưng hiện nay chỉ 1 tiết. Với 1 thời gian ít ỏi 45 phút cùng với
lượng kiến thức rất lớn như vậy nên rất khó khăn cho GV trong việc
thiết kế nội dung bài giảng và khó khăn cho HS trong việc tiếp thu
bài. Nhưng với sự chuẩn bị phương tiện dạy học như vậy tôi đã
hoàn thành tiết dạy đúng thời gian, hệ thống được nhiều kiến thức.
-Trong tiết này học sinh học sôi nổi , hơn mọi đối tượng đều có thể
tham gia đặt câu hỏi và trả lời .
-Việc ghi chép bài rất đầy đủ ,học sinh tự xây dựng được tư liệu để
tham khảo
-Cụ thể :
+Việc chuẩn bị bài cũ : 98% học sinh có chuẩn bị bài cũ
,trong đó năm trước không quá 80% '
+Tham gia xây dựng bài 100 % ,các tiết học khác 50%
VII KẾT LUẬN :
-Trên đây là các biện pháp để nâng cao việc tự học của các em ,tạo
được hứng thú cho các em khi học hình học ,tạo cho các em thói
quen lập luận có lô gich.Qua đó học sinh đã cố gắng tự học nhiều
hơn ,tạo thói quen học tập mới .Tự "khám phá " ra những kiến thức
17
mới đối với bản thân mình ,dù đó chỉ là một khám phá lại những gì
người khác đã biết .Bởi vì con người chỉ thực sự nắm vững những
cái mà chính mình đã giành được bằng hoạt động của bản thân .Học
sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì trải qua hoạt động nhận thức
của mình . Tôi nghĩ rằng thành công nhất trong phương pháp dạy
học nầy là thay đổi hình thức câu hỏi ,cách biến đổi những câu hỏi
khô khan thành các câu hỏi gần gũi các em hơn nhằm kích thích sự
tò mò cho các em Giúp các em phối hợp nhịp nhàng giữa chiếm
lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng .
-Phương pháp dạy học bằng "phiếu học tập "nầy đã tận dụng thời
gian tự học ở nhà của các em tạo điều kiện cho việc tiếp thu bài trên
lớp tốt hơn .Tôi nghĩ rằng phương pháp nầy không chỉ thực hiện
trên các tiết ôn tập mà có thể trên bất cứ tiết học nào.
VIII ĐỀ NGHỊ :
-Việc chuẩn bị cho một tiết dạy , nhất là tiết ôn tập chương đòi hỏi
sự đầu tư của giáo viên rất nhiều không những về phương pháp mà
còn về phương tiện dạy học do đó tốn rất nhiều thời gian .Tôi nghĩ
rằng chúng ta thường xuyên tổ chức hội thảo các chuyên đề về dạy
và học chẳng hạn như chuyên đề :Dạy và học tiết ôn tập chương ,
Để thống nhất phương pháp cũng như các phương tiện dạy học
,cung cấp các phương tiện dạy học tạo điều kiện cho hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình .
-Cung cấp các sáng kiến kinh nghiệm hay để giáo viên tham
khảo .Xem lại phân phối chương trình về các tiết ôn tập chương ,
18
chẳng hạn chương I hình học 6,7 chỉ có 1tiết ôn tập .Với thời lượng
như vậy rất khó để giáo viên hệ thống đầy đủ kiến thức .
Trên đây là một trong những kinh nghiệm của bản thân rút ra
trong quá trình dạy học tôi tin tưởng rằng nó cũng góp phần nhỏ
trong nhiệm vụ dạy và học của mình.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi sự
thiếu sót. Rất mong quý đồng nghiệp, Ban giám khảo góp ý bổ sung
để đề tài ngày đạt chất lượng cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
PHIẾU HỌC TẬP (Số 1 )
Tiết 14: ÔN TẬP CHƯƠNG I HÌNH 7
Đọc hình vẽ và dựa vào các kiến thức đã học hãy điền vào
chổ ( ) những khái niệm ,những tính chất tương ứng với các hình
vẽ đó Cho biết tính chất nào là định lí ?
Các khái niệm Hình vẽ Nội dung
.1)Hai góc đối đỉnh
O
y '
y
x '
x
Nếu hai đường thẳng xx
'
và
yy'cắt nhau tại O thì :
19
xÔy =x'Ôy' và xÔx'=yÔy'
2)
y '
x '
y
x
9 0
°
O
Nếu hai đường thẳng xx
'
và
yy'cắt nhau tại O và xÔy =
90
0
thì :
3)
x
x
B
A
d
d là đường trung trực của
đoạn thẳng AB
thì
.
4)
c
4
3
2
1
4
3
2
1
b
a
B
A
1) Nếu
∠
A
1
=
∠
B
3
thì :
2) Nếu a b thì :
.
20
.
5)
b
a
A
.
.
.
6)
c
b
a
1)
2)
7)
c
b
a
.
8)
n
m
A
B
C
D
Nếu On là tia phân giác của
BÔC,
Om là tia phân giác của AÔC
thì:
21
.
PHIẾU HỌC TẬP(Số 2 )
Tiết 14: ÔN TẬP CHƯƠNG I HÌNH 7
Câu 1: Khẳng định nào sau đây đúng:
e. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
f. Hai góc đối đỉnh thì bù nhau.
g. Hai góc đối đỉnh thì phụ nhau.
h. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng:
e. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
f. Hai góc so le trong thì bằng nhau.
g. Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng a ta chỉ vẽ được duy nhất
một đường thẳng song song với đường thẳng a.
h. Hai đường thẳng cùng song song với 1 đường thẳng thì chúng
song song với nhau .
Câu 3 :Cho hình vẽ bên ,hãy vẽ thêm
a) Các đường thẳng vuông góc với d đi qua Mvà N
b) Các đường thẳng song song với c đi qua Mvà N
22
Câu 4:Cho đoạn thẳng AB=28cm .Hãy vẽ đường trung trực của đoạn
thẳng AB
.Câu 5 :
a) Để tính số đo một góc ta thường sử dụng những tính chất
nào ?
b) Các phương pháp để chứng minh hai đường thẳng vuông
góc ,hai đường thẳng song song
23
A
B
d
M
N
PHIẾU HỌC TẬP(Số 1 )
Tiết 13: ÔN TẬP CHƯƠNG I HÌNH 6
Đọc hình vẽ và cho biết mỗi hình vẽ sau cho biết kiến thức
gì ?
Hãy điền vào chổ ( ) những kiến thức tương ứng với các hình vẽ
đó
S
T
T
Hình vẽ Những kiến thức cần ghi nhớ
1
a
B
A
2
D
B
C
3
B
A
C
4
b
a
H
24
5
m
n
6
x
x'
O
7
y
A
B
8
A
B
9
B
A
M
1
0
O
x
x
B
A
PHIẾU HỌC TẬP(Số 2 )
Tiết 13: ÔN TẬP CHƯƠNG I HÌNH 6
Dùng hình vẽ để trả lời từ câu 1 đến câu 4
y
x
C
B
A
O
Câu 1:Điền ký hiệu thích hợp vào ô vuông:
a) B xy ; b) O xy
25