Tải bản đầy đủ (.pdf) (545 trang)

Nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.96 MB, 545 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ BẢO VỆ
ĐẤT CHO CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TẠI CÁC VÙNG ĐỒNG BẰNG DƯỚI ẢNH
HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH.27)

MÃ SỐ: KHCN-BĐKH/11-15

Cơ quan chủ trì:

Viện Môi trường Nông nghiệp

Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Bùi Thị Phương Loan

HÀ NỘI-2015

1


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG



BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ BẢO VỆ ĐẤT
CHO CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TẠI CÁC VÙNG ĐỒNG BẰNG DƯỚI ẢNH HƯỞNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH.27)

MÃ SỐ: KHCN-BĐKH/11-15

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

ThS. Bùi Thị Phương Loan

PGS.TS. Mai Văn Trịnh

BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHCN-BĐKH/11-15


Hà Nội-2015

2


Những người thực hiện chính
TT

Họ và tên

Tổ chức công tác

1.

Th.S. Bùi Thị Phương Loan

Viện Môi trường Nông nghiệp

2.

Th.S. Nguyễn Thị Huệ

Viện Môi trường Nông nghiệp

3.

PGS.TS. Mai Văn Trịnh

Viện Môi trường Nông nghiệp


4.

TS. Nguyễn Văn Thiết

Viện Môi trường Nông nghiệp

5.

TS. Vũ Đình Tuấn

Viện Môi trường Nông nghiệp

6.

TS. Vũ Dương Quỳnh

Viện Môi trường Nông nghiệp

7.

TS. Trần Văn Thể

Viện Môi trường Nông nghiệp

8.

GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


9.

PGS.TS. Phạm Quang Hà

Viện Môi trường Nông nghiệp

10.

CN. Lục Thị Thanh Thêm

Viện Môi trường Nông nghiệp

11.

KS. Trần Vũ Nam

Viện Môi trường Nông nghiệp

12.

CN. Vũ Thị Hằng

Viện Môi trường Nông nghiệp

13.

KS. Phạm Thanh Hà

Viện Môi trường Nông nghiệp


14.

TS. Đinh Việt Hưng

Viện Môi trường Nông nghiệp

15.

CN. Phạm Thị Minh Ngọc

Viện Môi trường Nông nghiệp

16.

KS. Lê Văn Khiêm

Viện Môi trường Nông nghiệp

17.

ThS. Đỗ Thị Ngọc

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Duyên hải Nam Trung bộ

18.

ThS. Nguyễn Thu Thủy

Viện Môi trường Nông nghiệp


i


MỤC LỤC
Những người thực hiện chính ............................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................ vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 13
1.1.Kinh nghiệm quốc tế trong xác định và lựa chọn các kỹ thuật canh tác
nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ................................................. 13
1.2. Các kết quả nghiên cứu có liên quan ở trong nước ................................ 24
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................... 34
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 34
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 34
2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 34
2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp thực hiện .................................... 35
2.3.1. Nội dung thực hiện ................................................................................. 35
2.3.2. Phương pháp thực hiện .......................................................................... 37
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 73
3.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng ứng dụng các quy trình kỹ thuật canh tác
và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực dưới ảnh hưởng của BĐKH tại các
vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH ................................................. 73
3.1.1. Đánh giá những thay đổi về khí hậu các vùng đồng bằng ..................... 73
3.1.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp thông
qua kết quả điều tra .......................................................................................... 76

ii



3.1.3. Đánh giá hiện trạng các quy trình kỹ thuật canh tác đang được áp dụng
và khả năng tiếp nhận các quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ trong sản xuất
nông nghiệp tại 3 vùng đồng bằng ................................................................... 84
3.2. Tổng hợp dữ liệu và xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố cây trồng,
phân bố nhu cầu sử dụng nước và mức độ tổn thương của các cây trồng chủ
lực ở các vùng đồng bằng dưới tác động BĐKH ............................................ 97
3.2.1. Ứng dụng GIS trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cây
trồng chủ lực tại vùng ĐBSH ........................................................................... 97
3.2.2. Ứng dụng GIS trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cây
trồng chủ lực tại vùng ĐBDHMT .................................................................. 108
3.2.3. Ứng dụng GIS trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cây
trồng chủ lực tại vùng đồng bằng sông Cửu Long......................................... 122
3.2.4. Dự báo tiềm năng năng suất các cây trồng chủ lực áp dụng các quy
trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất tối ưu dưới tác động của BĐKH các vùng
đồng bằng ....................................................................................................... 132
3.2.5. Ứng dụng công nghệ tích hợp hệ thống trong đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đến cây trồng chủ lực theo các kịch bản BĐKH cấp vùng. 141
3.3. .. Nghiên cứu lựa chọn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho
các cây trồng chủ lực dưới tác động của BĐKH tại các vùng đồng bằng.. 158
3.3.1. Nghiên cứu lựa chọn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho
các cây trồng chủ lực dưới tác động của BĐKH tại vùng đồng bằng sông Hồng
........................................................................................................................ 159
3.3.2. Nghiên cứu lựa chọn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho
các cây trồng chủ lực dưới tác động của BĐKH tại vùng đồng bằng duyên hải
Miền Trung..................................................................................................... 179

iii



3.3.3.Nghiên cứu lựa chọn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho
các cây trồng chủ lực dưới tác động của BĐKH tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long. .............................................................................................................. 201
3.4. . Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ
đất phù hợp/ tối ưu cho cây trồng chủ lực để giảm tác động của BĐKH .. 214
3.4.1. Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ
đất cho vùng Đồng Bằng Sông Hồng ............................................................ 214
3.4.2. Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ
đất cho vùng Đồng Bằng Duyên Hải Miền Trung ......................................... 238
3.4.3. Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ
đất cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................................................... 264
3.5.Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình và đào tạo, tập huấn,
nâng cao năng lực cho nông dân thích ứng với BĐKH trong canh tác cây
trồng chủ lực ở các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH ............. 283
3.5.1. Đánh giá hiệu quả mô hình................................................................ 283
3.5.2. Đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu
trong canh tác cây trồng chủ lực ở các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của
BĐKH ............................................................................................................ 292
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................. 303
4.1.Kết luận ...................................................................................................... 303
4.2. Đề nghị ....................................................................................................... 307
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 309
Phụ lục 1: ........................................................................................................... 312
Chi tiết các công thức, quy mô, liều lượng, cơ cấu mùa vụ, giống và két quả bố
trí thí nghiệm cho từng đối tượng cây trồng ..................................................... 312
Phụ lục 2: ........................................................................................................... 491

iv



Chi tiết nhu cầu nước cho các cây trồng chủ lực tại vùng ĐBSH, ĐBDHMT và
ĐBCSL .............................................................................................................. 491
Phụ lục 3:Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác có triển vọng cho các cây
trồng chủ lực của 3 vùng đồng bằng ................................................................. 506
Phụ lục 4: ....... Các bản đồ tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất của 5 cây
trồng chủ lực năm 2050 tại vùng ĐBSH, ĐBDHMT và ĐBSCL ..................... 512

v


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ môi trường

BTB

Bắc trung bộ

CROPWAT

Mô hình mô phỏng nhu cầu nước của cây trồng

DARD

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


DBTT

Dễ bị tổn thương

DEM

Bản đồ độ cao

DSSAT

Mô hình tính toán hỗ trợ ra quyết định trong
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghịêp

ĐBDHMT

Đồng bằng duyên hải miền trung

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

FAO

Tổ chức nông lương thế giới


GSO

Tổng cục Thống kê

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

IAE

Viện Môi trường Nông nghiệp

IPCC

Ban liên chính phủ về biến đỏi khí hậu

IRRI

Viện lúa thế giới

KHCN:

Khoa học công nghệ

vi



KTTV

Khí tượng thủy văn

MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MT

Môi trường

MTNN

Môi trường nông nghiệp

MTNT

Môi trường nông thôn

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNN


Phát triển nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SAS

Phần mềm xử lý thống kê

SPSS

Chương trình tính toán thống kê SPSS

SRI

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TN

Thí nghiệm


TNMT

Tài nguyên và Môi trường

VNĐ

Việt Nam Đồng

VAAS

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

WB

Ngân hàng thế giới

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo đánh giá của IPCC (2007) và Stern (2009), khi quá trình
biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ chịu
những tác động ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực và cả tích cực, tuy nhiên
chiều hướng tiêu cực chiếm đa số. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả
năng phát sinh, phát triển của cây trồng làm thay đổi về năng suất và sản lượng,
nhiệt độ tăng làm băng tan, nước biển dâng đẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn
và ngập mặn làm suy giảm chất lượng nước và đất trồng, nhiều vùng không thể
tiếp tục canh tác hoặc giảm năng suất; nhiệt độ tăng còn gây ra những đợt nắng

nóng, hạn hán kéo dài làm nhiều vùng thiếu nước để tiếp tục canh tác. Sự thay
đổi về thời tiết khí hậu làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học,
đặc biệt là thiên địch làm phát sinh bệnh dịch ảnh hưởng đến phát triền của cây
trồng. Hơn nữa các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão
sớm, muộn, mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ,...
Trong canh tác nông nghiệp, cây trồng là đối tượng bị chi phối nhiều
bởi các phương tiện sản xuất như đất đai, khí hậu, nước; trong khi các phương
tiện để sản xuất này lại chịu tác động lớn của tự nhiên, biến đổi khí hậu như thay
đổi lượng mưa, thiên tai, hạn hán, xâm lấn mặn… dẫn đến tác động lớn đến sinh
trưởng, năng suất và điều kiện để đảm bảo năng suất cây trồng. Vì thế đòi hỏi
phải có các giải pháp, các cải tiến kỹ thuật canh tác phù hợp để đảm bảo được
năng suất cây trồng mà lại bảo vệ được môi trường đất sản xuất trong những
điều kiện và vùng sinh thái cụ thể.
Ba vùng đồng bằng lớn của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH),
đồng bằng Duyên Hải Miền Trung (ĐBDHMT), đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) có diện tích trồng trọt lớn, đóng vai trò là các vùng kinh tế chủ lực
đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước và xuất khẩu. Các cây trồng ở ba

1


vùng đồng bằng rất đa dạng và các cây trồng chủ lực của vùng là các cây lương
thực thực phẩm như lúa, ngô, lạc, đậu tương, mía chiếm chủ yếu. Tuy nhiên các
vựa lúa lớn của cả nước này hàng năm đã chịu ảnh hưởng lớn và ngày một tăng
từ các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết bất thường mang lại. Nhiều vùng đất đã
không thể tiếp tục canh tác hoặc sụt giảm sâu năng suất do ngập lụt, xâm lấn
mặn, hạn hán, sâu bệnh… đặc biệt là các tỉnh ven biển của ba vùng đồng bằng.
Để đàm bảo an ninh lương thực của vùng cũng như của cả nước và xuất khẩu ở
các vùng đồng bằng này thì việc nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh
tác phù hợp cho các cây trồng chủ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ

được môi trường đất sản xuất, giảm thiểu phát thải, giảm chi phí đầu tư nhưng
vẫn đảm bảo được năng suất và giá trị sản phẩm trồng trọt chính là sự lựa chọn
tối ưu để nâng cao giá trị thăng dư trong sản xuất các cây trồng chủ lực của Việt
Nam trên các vùng sinh thái chính.
Việc lựa chọn nhóm cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc và mía) để
nghiên cứu vì đó là những cây trồng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở các
vùng sinh thái, có tỷ khối lớn về giá trị, về an sinh xã hội, về xuất khẩu và đang
chịu các tác động trực tiếp của BĐKH. Đó cũng là đối tượng cây trồng mà thế
giới quan tâm liên quan đến phát thải khí nhà kính trong các hệ canh tác ngập
nuớc và cạn.
Với bất kỳ kịch bản nào, kể cả kịch bản BĐKH lạc quan nhất (theo con
đường dưới 20C) thì bài toán cho ngành trồng trọt của Vịêt nam để bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia, bảo đảm giá trị nông sản kể cả tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu là một bài toán khó, đầy thách thức. Điều này đang đe dọa đến an ninh
lượng thực ở Việt Nam trong tương lai khi nhiều vùng đất trở nên khô hạn hoặc
bị nước mặn xấm lấn do biến đổi khí hậu gây ra.
Do vậy, các mô hình canh tác, quy trình canh tác có năng suất cao chỉ sau
thời gian ngắn đã không còn phát huy hiệu quả, tính bền vững kém và nhất là

2


chưa đưa các yếu tố về biến đổi khí hậu vào quy hoạch, lựa chọn kỹ thuật canh
tác phù hợp. Vì vậy, việc đánh giá thực địa, bố trí các thí nghiệm để lựa chọn
được các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất phù hợp cho các cây trồng
chủ lực không chỉ góp phần duy trì ổn định sản xuất mà còn mang tính chất chủ
động ứng phó thông minh mới biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng và phổ biến quy trình, kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí

hậu cho các cây trồng chủ lực tại các vùng sản xuất khối điểm (đồng bằng sông
Hồng; đồng bằng duyên hải Miền Trung; Đồng bằng sông Cửu Long);
2.2. Mục tiêu cụ thể:
1. Điều tra và đánh giá được hiện trạng áp dụng các quy trình kỹ thuật trong
canh tác và bảo vệ đất cho các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng
(ĐBSH, ĐBSCL, BTB (Thanh Nghệ Tĩnh) Duyên hải TB) phù hợp với bối
cảnh biến đổi khí hậu (hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn; rét hại, …);
2. Xây dựng được quy trình canh tác có triển vọng cho mỗi cây trồng chủ lực
(lúa, ngô, đậu tương, lạc, mía…) tại mỗi vùng bảo đảm năng suất, bảo vệ
đất có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của BĐKH theo tiêu
chí cụ thể (hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn; rét hại, …);
3. Xây dựng được 2 mô hình áp dụng các quy trình lựa chọn được cho mỗi
cây trồng chủ lực cho mỗi vùng nghiên cứu;
4. Phổ biến rộng rãi các quy trình canh tác và bảo vệ đất đã được xây dựng và
lựa chọn nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và đảm bảo
sảnxuất bền vững cho 600 lượt nông dân, cán bộ khuyến nông tại các vùng
nghiên cứu.

3


3. Các sản phẩm của đề tài
Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác
và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu (BDKH.27)” được thực hiện trong 3 năm (2013-2015),
thuộc chương trình khoa học công nghệ (BDKH11-15) phục vụ chương trình
mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu. Mục tiêu của đề tài là tập trung vào (i)
Điều tra và đánh giá được hiện trạng áp dụng các quy trình kỹ thuật trong canh
tác và bảo vệ đất cho các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng (ĐBSH,
ĐBSCL, BTB (Thanh Nghệ Tĩnh) Duyên hải TB) phù hợp với bối cảnh biến đổi

khí hậu (hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn; rét hại, …); (ii) Xây dựng được quy
trình canh tác có triển vọng cho mỗi cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc,
mía…) tại mỗi vùng bảo đảm năng suất, bảo vệ đất có khả năng thích nghi với
các điều kiện bất lợi của BĐKH theo tiêu chí cụ thể (hạn hán, ngập úng, xâm
lấn mặn; rét hại, …); (iii) Xây dựng được 2 mô hình áp dụng các quy trình lựa
chọn được cho mỗi cây trồng chủ lực cho mỗi vùng nghiên cứu; (iiii) Phổ biến
rộng rãi các quy trình canh tác và bảo vệ đất đã được xây dựng và lựa chọn
nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và đảm bảo sản xuất
bền vững cho 600 lượt nông dân, cán bộ khuyến nông tại các vùng nghiên cứu.
Cho đến ngày 20 tháng 11 năm 2015 đề tài đã hoàn thành:
3.1.

Kết quả của đề tài theo nội dung công việc:

Nội dung 1. Tổng quan các phương pháp lựa chọn quy trình canh tác
và bảo vệ đất cho các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu
4/4 chuyên đề về tổng quan kinh nghiệm thế giới về cách tiếp cận, các
phương pháp lựa chọn quy trình canh tác và bảo vệ đất để thích ứng với biến

4


đổi khí hậu và tổng quan các quy trình canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ
lực của vùng đồng bằng dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nội dung 2. Điều tra, đánh giá hiện trạng diễn biến khí hậu, ứng dụng
các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các
vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH
1. Điều tra khảo sát
Điều tra khảo sát: Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát tại 12 tỉnh thuộc

ĐBSH (Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình), ĐBDHMT (Nghệ An,
Hà Tĩnh, Huế, Bình Định) và ĐBSCL (Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Long
An) với 1116 cán bộ và nông dân;
2. Chuyên đề
36/36 chuyên đề về Đánh giá diễn biến khí hậu và những ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến canh tác cây trồng chủ lực tại vùng đồng bằng và đánh giá
hiện trạng ứng dụng các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng
chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH; Phân tích, đánh giá
và xây dựng các loại bản đồ
3. Bản đồ
Xuất và trình bày các loại bản đồ. Hoàn thành 37 bản đồ các loại, trong đó:
+ 3 bản đồ hiện trạng phân bố cây trồng dưới tác động của BĐKH ở ĐBSH,
ĐBDHMT, ĐBSCL
+ 12 bản đồ về mức độ tổn thương đối với các cây trồng chính dưới tác động của
BĐKH ở vùng ĐBSCL và ĐBDHMT, ĐBSH
+ 10 bản đồ hiện trạng nhu cầu sử dụng nước của các cây trồng chủ lực tại 3
vùng đồng bằng

5


+ 12 bản đồ tác động theo kịch bản nước biển dâng đến sản xuất các cây trồng
chủ lực 3 vùng đồng bằng
Nội dung 3. Nghiên cứu lựa chọn các quy trình kỹ thuật canh tác và
bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của
BĐKH;
1. Bố trí TN đồng ruộng lựa chọn quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất đối
với các cây trồng chủ lực
- Đã hoàn thành 80 thí nghiệm tại 6 tỉnh thuộc 3 vùng đồng bằng;
o Vùng ĐBSH: tại tỉnh Thái Bìnhvà Nam Định (lúa trong điều kiện bị hạn,

mặn, phèn, ngập; lạc xuân trong điều kiện bị hạn, rét hại);
o Vùng DHMT: tại tỉnh Nghệ An và Bình Định (lúa trong điều kiện vùng
đất trồng bị hạn, mặn, ngập; ngô trong điềukiện hạn, rét; lạc, đậu tương,
mía trong điều kiện hạn);
o Vùng ĐBSCL: tại tỉnh Kiên Giang và Long An (lúa trong các điều kiện
ngập, mặn, hạn, phèn; lạc, mía trong điều kiện hạn).
- Bố trí 32 thí nghiệm đối với cây lúa, lạc, ngô, đậu tương vùng ĐBSH:
+ Lúa: 16 thí nghiệm trong các điều kiện ngập, mặn, hạn, phèn (6 TN trong điều
kiện mặn; 6 TN trong điều kiện hạn; 2 TN trong điều kiện ngập; 2 TN trong điều
kiện phèn)
+ Ngô: 8 thí nghiệm trong các điều kiện rét hại, hạn và mặn (6 TN trong điều
kiện hạn, rét hại ; 2TN trong điều kiện mặn)
+ Lạc: 4 thí nghiệm trong các điều kiện rét hại, hạn
+ Đậu tương: 4 thí nghiệm trong các điều kiện rét hại, hạn
Bố trí thí nghiệm đối với cây lúa, lạc, ngô, đậu tương, mía vùng ĐBDHMT (28
thí nghiệm)

6


+ Lúa: 14 thí nghiệm trong các điều kiện ngập, mặn, hạn, (2 TN trong điều kiện
mặn; 6 TN trong điều kiện hạn; 6 TN trong điều kiện ngập; )
+ Ngô: 8 thí nghiệm trong các điều kiện hạn và mặn (6 TN trong điều kiện hạn ;
2 TN trong điều kiện mặn)
+ Lạc: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn
+ Đậu tương: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn
+ Mía: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn
- Bố trí thí nghiệm đối với cây lúa, lạc, mía vùng ĐBSCL (20 thí nghiệm)
+ Lúa: 16 thí nghiệm trong các điều kiện ngập, mặn, hạn, phèn (2 TN trong điều
kiện mặn; 6 TN trong điều kiện hạn; 6 TN trong điều kiện ngập; 2 TN trong

điều kiện phèn)
+ Lạc: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn
+ Mía: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn
2. Chuyên đề
17/17 chuyên đề so sánh lựa chọn quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ
đất đối các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng; Đánh giá hiệu quả và lựa
chọn kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất tối ưu đối với các cây trồng chủ lực tại các
vùng đồng bằng (ĐBSH, ĐBDHMT, ĐBSCL) dưới tác động của BĐKH
1.

Quy trình: 12/12 quy trình cho 3 vùng đồng bằng

Xây dựng 12 quy trình cho các cây trồng chủ lực ở 3 vùng ĐBSH; ĐBDHMT và
ĐBSCL
+ 04 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho 4 cây
trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng (Lúa; ngô; lạc; đậu tương)

7


+ 05 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho 3 cây
trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Duyên hải miền Trung
+ 03 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho 3 cây
trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (Lúa; lạc; mía)
Nội dung 4. Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và
bảo vệ đất phù hợp/tối ưu cho các cây trồng chủ lực để giảm tác động của
biến đổi khí hậu
1. Xây dựng mô hình: 24 mô hình trình diễn đã được thực hiện tại 3 vùng đồng
bằng
+ Vùng ĐBSH: Hoàn thành 8 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật

canh tác và bảo vệ đất dưới tác động của BĐKH cho cây lúa, lạc, Ngô và đậu
tương tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình (Giấy xác nhận kết quả triển khai mô
hình ở tỉnh Thái Bình; Giấy xác nhận kết quả triển khai mô hình ở tỉnh Nam
Định).
+ Vùng ĐBDHMT: Hoàn thành 10 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác và bảo vệ đất dưới tác động của BĐKH cho cây lúa, lạc, Ngô và
đậu tương tại 2 tỉnh Nghệ An và Bình Định (Giấy xác nhận kết quả triển khai
mô hình ở tỉnh Nghệ An; Giấy xác nhận kết quả triển khai mô hình ở tỉnh Bình
Định).
+ Vùng ĐBSCL: Hoàn thành 6 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác và bảo vệ đất dưới tác động của BĐKH cho cây lúa, lạc và mía tại 2
tỉnh Kiên Giang và Long An (Giấy xác nhận kết quả triển khai mô hình ở tỉnh
Long An; Giấy xác nhận kết quả triển khai mô hình ở tỉnh Kiên Giang).
2. Chuyên đề

8


24/24 chuyên đề về Đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn các quy trình kỹ
thuật canh tác và bảo vệ đất được lựa chọn đối với các cây trồng chủ lực tại các
vùng đồng bằng
Nội dung 5. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình và đào tạo, tập
huấn, nâng cao năng lực cho nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu trong
canh tác cây trồng chủ lực ở các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của
BĐKH
1. Xây dựng tài liệu tập huấn : 03 tập tài liệu tập huấn về
+ Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số
cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng
+ Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số
cây trồng chủ lực vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung

+ Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số
cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long
2. Đào tạo, tập huấn
Phổ biến rộng rãi các quy trình canh tác và bảo vệ đất đã được xây dựng và
lựa chọn nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và đảm bảo
sản xuất bền vững cho 600 lượt nông dân, cán bộ khuyến nông tại các vùng
nghiên cứu
+ Vùng ĐBSH: Tập huấn Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện
pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng cho
200 lượt người tham gia (Hoàn thành 2 lớp tập huấn/ tỉnh x 2 tỉnh (Nam Định,
Thái Bình) x 50 người/lớp)
+ Vùng ĐBDHMT: Tập huấn Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các
biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng Duyên Hải

9


Miền Trung cho 200 lượt người tham gia (Hoàn thành 2 lớp tập huấn/ tỉnh x 2
tỉnh (Nghệ An, Bình Định) x 50 người/lớp)
+ Vùng ĐBSCL: Tập huấn Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện
pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long
cho 200 lượt người tham gia (Hoàn thành 2 lớp tập huấn/ tỉnh x 2 tỉnh (Long
An, Kiên Giang) x 50 người/lớp)
3.2.

Sản phẩm chính của đề tài

3.2.1. Sản phẩm dạng II.
12 Quy trình kỹ thuật canh tác các cây trồng chủ lực ở 3 vùng ĐBSH;
ĐBDHMT và ĐBSCL (quyết định công nhận cấp cơ sở)

+ 04 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho
4 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng (Lúa; ngô; lạc; đậu tương)
+ 05 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho
3 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Duyên hải miền Trung
+ 03 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho
3 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (Lúa; lạc; mía)
Bản đồ: Hoàn thành 37 bản đồ các loại, trong đó:
+ 3 bản đồ hiện trạng phân bố cây trồng dưới tác động của BĐKH
+ 12 bản đồ về mức độ tổn thương đối với các cây trồng chính dưới tác
động của BĐKH
+ 10 bản đồ hiện trạng nhu cầu sử dụng nước của các cây trồng chủ lực
+ 12 bản đồ tác động theo kịch bản nước biển dâng đến sản xuất các cây
trồng chủ lực

10


Báo cáo: Báo cáo kết quả năm 2013; báo cáo kết quả năm 2014; báo cáo
kết quả năm 2015; Báo cáo tổng hợp giai đoạn 2013-2015
Cơ sở dữ liệu: Đĩa CD lưu trữ các sản phẩm của đề tài
Báo cáo chuyên đề: 86 báo cáo chuyên đề đã phản ánh đúng, đầy đủ các
nội dung nghiên cứu được tổ chuyên gia nghiệm thu kết quả (có biên
bản nghiệm thu chuyên đề kèm theo) bao gồm: .4/4 chuyên đề thuộc nội
dung 1; 36/36 chuyên đề thuộc nội dung 2; 17/17 chuyên đề thuộc nội
dung 3; 24/24 chuyên đề thuộc nội dung 4; 5/5 chuyên đề thuộc nội
dung 5;
3.3.2. Sản phẩm dạng III. Bài báo; sổ tay chuyên khảo
Bài báo: Đăng 3 bài trên các tạp chí Nông nghiệp và PTNT, tạp chí
khoa học đất
+Bài 1: Bùi Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Huệ, Lục Thị Thanh Thêm, 2015.

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ứng dụng các quy trình canh tác và bảo vệ đất
cho cây trồng chủ lực tại 3 vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu. Tạp chí khoa học đất Việt Nam, số 46, 2015
+Bài 2: Nguyễn Văn Thiết, Bùi Thị Phương Loan, Mai Văn Trịnh. Tính toán
lượng nước tưới và xây dựng bản đồ nhu cầu nước cho lúa, ngô, lạc, đậu tương
vụ xuân vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn số 22 kỳ 2 tháng 11 năm 2015
+Bài 3: Lê Văn Khiêm, Bùi Thị Phương Loan, Vũ Dương Quỳnh, Trần Vũ
Nam, Vũ Đình Tuấn. Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác đến năng suất cây
ngô trong điều kiện khô hạn trên đất cát biển Hải Hậu, Nam Định. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn số 24 kỳ 2 tháng 12 năm 2015.
Xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật: 03 sổ tay kỹ thuật vùng

11


+ Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích
ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng (Giấy phép xuất bản số 110/QĐ-GTVT)
+ Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích
ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng Duyên
hải miền Trung(Giấy phép xuất bản số 112/QĐ-GTVT)
+ Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích
ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng sông
Cửu Long (Giấy phép xuất bản số 111/QĐ-GTVT)
Đào tào:
+Giấy xác nhận tham gia và sử dụng số liệu của đề tài làm nghiên cứu sinh –
Bùi Thị Phương Loan
+ Giấy xác nhận tham gia và sử dụng số liệu của đề tài làm luận văn thạc sỹ Phạm Thanh Hà
+


Giấy xác nhận tham gia và sử dụng số liệu của đề tài làm luận văn tốt nghiệp

Đại học (3 sinh viên)
Báo cáo tài chính: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm

12


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Kinh nghiệm quốc tế trong xác định và lựa chọn các kỹ thuật canh

tác nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp về biến đổi khí hậu, nhu cầu
giảm nhẹ biến đổi khí hậu nhưng phải đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu đã
được FAO (2006) đúc kết và chuyển giao cho nhiều quốc gia. Như vậy, quan
điểm của FAO về xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp trong
bối cảnh biến đổi khí hậu cần đảm bảo cả thích ứng và giảm nhẹ mới mang tính
chất bền vững, các giải pháp giảm nhẹ nhưng không thích ứng với điều kiện thời
tiết, tự nhiên cũng bị loại bỏ.
Quan điểm lựa chọn các giải pháp thích ứng của FAO được nhiều quốc
gia trên thế giới vận dụng thành công. Theo đó, lựa chọn các kỹ thuật canh tác
trong bối cảnh biển đổi khí hậu được xác định theo 3 nhóm gồm (1) Phát triển
các giống cây trồng mới có năng suất cao; (2) Quản lý dinh dưỡng và biện pháp
kỹ thuật canh tác; (3) Cải thiện hệ thống canh tác. Theo quan điểm của FAO,
mặc dù các nhóm giải pháp được xác định nhưng quy trình lựa chọn giải pháp
nào để áp dụng lại không đơn giản mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế sản xuất.
FAO cho rằng nếu các giống cây trồng bi suy thoái hoặc điều kiện canh tác cây

trồng đó không còn phù hợp (quá thiếu nước hoặc quá thừa nước) thì cần thay
thế bằng các cây trồng mới, hoặc các giống mới phù hợp hơn. Trong điều kiện
này hệ thống giống cây trồng truyền thống sẽ bị thay đổi mà không phải bao giờ
cũng nhận được sự đồng thuận cao từ nông dân và chính quyền địa phương.
Đối với thay đổi về biện pháp kỹ thuật canh tác và quản lý dinh dưỡng
cũng được FAO ưu tiên khuyến cáo đối với các vùng sản xuất nông nghiệp bị
tác động của biến đổi nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật
bón phân như sử dụng phân đạm chậm tan cho các vùng nông nghiệp bị xói mòn
cao hoặc bị ngập ứng lớn;… Quyết định lựa chọn giải pháp nào cũng được FAO
khuyến cao cần dựa vào các điều kiện cụ thể của đất đai, dạng tác động để có

13


những giải pháp can thiệp về dinh dưỡng, quy trình canh tác nhưng ít làm xáo
trộn sản xuất hơn.
Cải thiện hệ thống canh tác để giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí
hậu ũng được FAO khuyến cao mạnh mẽ. Cùng đất có cơ cấu cây trồng không
phù hợp hoặc không hiệu quả đối trong điều kiện biến đổi khí hậu được khuyến
cáo cần phải thay đổi theo hướng có lợi hơn để đảm bảo sản xuất, né tránh rủi
do.
Bảng1.1. Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí
hậu trong nông nghiệp
Các nhóm giải pháp
(1) Phát triển giống cây trồng
o Cải tiến giống
o Nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi và hiệu quả
o Sử dụng cây trồng cố định đạm
(2) Quản lý chất dinh dưỡng và biện pháp kỹ thuật canh tác
o Nâng cao hiệu quả sử dụng Nitơ (giảm thẩm thấu và bay hơi, giảm trữ

lượng phát thải N2O)
o Điều chỉnh các mức bón phân theo nhu cầu của cây trồng (đồng bộ hóa)
o Sử dụng các loại phân bón phân giải chậm
o Bón phân đạm khi câu trồng đảm bảo hấp thu được
o Bón đạm trực tiếp vào đất để tăng cường khả năng tiếp cận
o Tái sử dụng chất thải như là nguồn dinh dưỡng
o Tránh bất kỳ bóndư thừa đạm
o Quản lý canh tác và tồn dư chất thải
o Giảm canh tác không cần thiết bằng cách sử dụng canh tác tối thiểu và

14


không canh tác.
o Tránh sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp
(3) Cải tiến hệ thống canh tác
o Luân canh cây lâu năm trong hệ thống cây trồng
o Trồng cây che bóng (giữa các cây trồng khác nhau hoặc giữa các hàng
của đồn điền) và tránh bỏ trống
o Áp dụng hệ thống canh tác giảm phụ thuộc đầu vào (ví dụ: luân canh
cây trồng sử dụng các loại cây họ đậu).
o Cải thiện hệ thống cây trồng và cảnh quan
o Kết hợp cây trồng và vật nuôi thành trang trại sản xuất khép kín bao
gồm cả đồng cỏ
Nguồn: FAO, 2006
Như vậy, có thể thấy rõ rằng các nghiên cứu trên thế giới và khuyến cáo
của FAO rằng việc lựa chọn các quy trinh canh tác mới trong điều kiện biến đổi
khí hậu cần trước kết dựa vào yếu tố khí hậu tác động đến sản xuất để quyết
định xem phù hợp để cải tiến kỹ thuật, biện pháp canh tác không để quyết định
đưa ra các can thiệp phù hợp. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và bản thân, tác giả

chuyên đề kiến nghị cần đưa ra các bước can xác định các giải pháp sau đây.

15


1. Xác định các thay đổi về
khí hậu (nhiệt độ, lương
mưa)

2. Đánh giá hiện trạng sản
xuất nông nghiệp và những
tác động do BĐKH

3. Đánh giá tiềm năng, nhu
cầu và khả năng tiếp nhận
công nghệ

4. Thử nghiệm công nghệ
và đánh giá tính khả thi
công nghệ

5. Phát triển và nhân rộng
các công nghệ hiệu quả

Hình 2.1. Trình tự xác định và lựa chọn công nghệ phù hợp với sản xuất
nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu
Theo đề xuất của tác giả chuyên đề, trình tự xác định và lựa chọn các kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu được lựa chọn theo
5 bước. Sau mỗi bước xác định cần có các đánh giá tiền khả thi và đánh giá kết
quả để sau mỗi bước ứng dụng có thể phát hiện ra những vấn đề tồn tại, bất hợp

lý để quyết định những điều chỉnh phù hợp.
Thực tế qua kết quả tổng quan cho thấy, trên thế giới không phân biệt
trình tự xác định và lựa chọn quy trinh kỹ thuật theo các đối tượng cây trồng. Cơ
sở mà các quốc gia không lựa chọn theo đối tượng cây trồng là do quy trình lựa
chọn tương đối giống nhau về điều kiện tự nhiên, cơ chế tác động và chỉ khác
nhau về đối tượng do vậy các bước xác định, lựa chọn quy trình canh tác bảo vệ

16


×