Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề tài tiểu luận môn Công nghệ chế biến sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.72 KB, 4 trang )

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SỮA
1. Nội dung tiểu luận
Đối với mỗi đề  tài trong bảng 1, các nhóm sinh viên thực hiện tiểu luận với nội  
dung chính sau:
­ Tổng quan sản phẩm (giới thiệu sản phẩm, yêu cầu chất lượng sản phẩm, thị 
trường).
­ Các nguyên, phụ liệu. 
­ Quy trình sản xuất điển hình   (sơ  đồ  công nghệ, sơ  đồ  thiết bị  (nếu có), 
thuyết minh các quá trình, thông số công nghệ…). Có thể mô tả quy trình của  
một công ty cụ thể hoặc quy trình tham khảo tài liệu.
­ Thiết bị.
­ Phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm.
Bảng 1. Danh sách đề tài tiểu luận môn Công nghệ chế biến sữa
Nhó
m

Đề tài

1
2
3
4
5
6
7
8

Công nghệ sản xuất sữa thanh trùng không đường
Công nghệ sản xuất sữa thanh trùng có đường
Công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng không đường
Công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường


Công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng có đường
Công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng không đường
Công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng ít béo, không đường
Công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường và bổ sung vi chất dinh  
dưỡng
Công nghệ  sản xuất sữa tiệt trùng có đường và bổ  sung vi chất dinh 
dưỡng
Công nghệ sản xuất sữa đặc có đường lon thiếc
Công nghệ sản xuất sữa đặc có đường hộp nhựa
Công nghệ sản xuất sữa đặc có đường hộp giấy
Công nghệ sản xuất sữa bột nguyên kem
Công nghệ sản xuất sữa bột gầy
Công nghệ sản xuất sữa chua trắng từ sữa tươi
Công nghệ sản xuất sữa chua trắng từ sữa bột
Công nghệ sản xuất sữa chua có mứt quả
Công nghệ sản xuất sữa chua uống hộp giấy
Công nghệ sản xuất kem cây
Công nghệ sản xuất sữa chua uống men sống
Công nghệ sản xuất phomat
Công nghệ sản xuất bơ
Công nghệ sản xuất sữa chua kefir

9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23


24

Công nghệ sản xuất kem hộp

2. Quy định hình thức báo cáo tiểu luận
Xem mẫu đính kèm


TRÍCH DẪN NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mục tiêu của việc trích dẫn nguồn tài liệu
­

Giúp người đọc nhận biết công việc mà bạn đã nghiên cứu và thực hiện.

­

Giúp người đọc tìm được nguồn tài liệu gốc để có thêm thông tin.

­

Tạo ra sức mạnh cho các luận cứ của bạn.


­

Ghi nhận công lao của các tác giả khác.

Một số lưu ý khi trích dẫn nguồn tài liệu
Mọi ý kiến có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả  và mọi  
tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ  rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham 
khảo. 
Phải trích dẫn khi sử dụng kết quả, số liệu, hình ảnh, hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ, từ 
ngữ, ý tưởng, … của một nguồn tài liệu khác, ngay cả  khi không sử  dụng nguyên  
văn. Phải ghi nguồn trích dẫn ngay sau vị trí  tham khảo từ một nguồn tài liệu khác, 
kể cả là tác giả của tài liệu đó là chính mình.
Trong quy định này, việc trích dẫn trong báo cáo tiểu luận được thực hiện theo kiểu  
IEEE  (Reference Order). Việc thực hiện trích dẫn theo đúng quy cách được thực  
hiện   dễ   dàng,   tự   động   với   sự   hỗ   trợ   của  Word   2007/2010  hoặc  phần   mềm 
Endnote. Không nên thực hiện trích dẫn một cách thủ  công vì việc thay đổi (chèn 
thêm hoặc xóa các trích dẫn) sẽ rất phức tạp, nhất là trong trường hợp có nhiều trích  
dẫn.
Kiểu trích dẫn IEEE
Theo hướng dẫn kiểu trích dẫn IEEE, các tham khảo được đánh số và trình bày theo  
thứ  tự  xuất hiện trong luận văn. Khi tham chiếu đến các tham khảo trong văn bản, 
đặt các số của các tham khảo trong ngoặc vuông. Ví dụ: [1], [2]
Các lưu ý khi trích dẫn theo kiểu IEEE:


Tên tác giả: ghi theo thứ tự Tên (ghi tắt) và Họ, sử dụng et al. trong trường hợp  có ba 
tác giả hoặc hơn.
Ví dụ: 
Hai tác giả: J. K. Author and A. N. Writer

Ba tác giả hoặc hơn: J. K. Author et al.
Tiêu đề của bài báo (hoặc của một chương, một bài báo hội nghị, một phát minh,…)  
ghi trong dấu ngoặc kép.
Tiêu đề của tạp chí hoặc sách: dùng kiểu chữ nghiêng. 
Các quy tắc này giúp cho người đọc phân biệt các loại tham khảo dễ dàng. Cách đặt 
các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, ngày tháng năm và trang thì tùy thuộc vào  
loại tham khảo được trích dẫn (sách, bài báo, bài đăng tại hội nghị, …). Xem các ví  
dụ sau đây và tuân theo chính xác các chi tiết. Ví dụ: đặt dấu phẩy sau tên tác giả và 
tựa sách, các số trang trích dẫn được ghi sau pp., ghi tắt tất cả các tháng, sử dụng ba 
ký tự đầu (ví dụ: Jun.).
Thông tin nào không tìm được thì có thể bỏ qua.



×