Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh tại trường THPT xuân hòa, tỉnh vĩnh phúc và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.94 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

----------***----------

LÊ THỊ NGỌC MAI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH
TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA, TỈNH VĨNH PHÚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

HÀ NỘI, 2017


LÊ THỊ NGỌC MAI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH
TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA, TỈNH VĨNH PHÚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ MINH TÂM

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến thầy giáo
TS. Hà Minh Tâm người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Thực vật - Vi
sinh, khoa Sinh – Kĩ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
đã giúp tôi trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
được thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xuân Hòa, ngày 16 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh tại
trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp bảo vệ môi
trường” là kết quả nghiên cứu của chính tôi. Trong quá trình nghiên cứu có
tham khảo sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, của một số tác giả
khác. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề
tài của mình. Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp
với kết quả của tác giả khác.
Xuân Hòa, ngày 16 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 2
4. Điểm mới của đề tài ................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Giới thiệu về đa dạng sinh học................................................................ 3
1.2. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.3. Ở Việt Nam ............................................................................................. 4
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7
2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 7
2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 7
2.4. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 7
2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 9
3.1. Thành phần loài....................................................................................... 9
3.1.1. Danh lục các loài............................................................................... 9
3.1.2. Đa dạng về các đơn vị phân loại..................................................... 15
3.1.3. Đa dạng về dạng sống ..................................................................... 16
3.1.4. Đa dạng về nguồn tài nguyên ......................................................... 16
3.1.5. Diện tích xanh (độ che phủ)............................................................ 17
3.1.6. Một số đặc điểm về phân loại ......................................................... 18
3.2. Biện pháp phát triển hệ thực vật nhằm phát triển kinh tế và phục vụ
giáo dục bảo vệ môi trường ......................................................................... 39


3.2.1. Giới thiệu 1 số cây trồng................................................................. 39
3.2.2. Một số hoạt động giới thiệu cây xanh, giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh thông qua sử dụng hệ thống cây trong trường..................... 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 42

1. Kết luận .................................................................................................... 42
2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 43
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

COP

Hội nghị các bên tham gia công ước đa dạng sinh
học

2

DT

Đường kính tán

3

ĐDSH

Đa dạng sinh học

4

IPGRI


Viện tài nguyên di truyền quốc tế

5

L. T. N. Mai

Lê Thị Ngọc Mai

6

Sd

Diện tích sân trường

7

St

Diện tích tán cây

8

Sx

Diện tích xanh

9

THPT


Trung học phổ thông

10

UICN

Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

11

UNEP

Chương trình môi trường liên hợp quốc

12

VQG

Vườn quốc gia

13

WWF

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Danh lục các loài cây được trồng tại trường THPT Xuân Hòa ........ 9
Bảng 2. Đa dạng ở mức độ ngành .................................................................. 15

Bảng 3. Đa dạng ở mức độ họ, chi, loài ......................................................... 15
Bảng 4. Diện tích tán cây ............................................................................... 17
Bảng 5. Độ che phủ của cây bóng mát trong sân trường THPT Xuân Hòa ... 17


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường THPT Xuân Hòa (thuộc phường Xuân hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc) là ngôi trường nơi tôi từng học tập. Nơi đây được biết đến là một
trong những ngôi trường có cảnh quan đẹp và có khí hậu trong lành với nhiều
loài cây trồng khác nhau. Tuy nhiên vấn đề trồng cây trong trường chỉ được
biết đến với công dụng làm cảnh và bóng mát song tính đa dạng thực vật, sự
đa dạng về giá trị tài nguyên, sinh học, sinh thái của các loài thực vật cũng
như đưa chúng vào giáo dục môi trường cho đối tượng học sinh như thế nào
thì vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Từ những lí do nêu trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng thực vật, sự đa dạng về giá trị tài nguyên
sinh thái của các loài thực vật trong trường. Từ đó đề xuất các giải pháp khai
thác hợp lí nguồn tài nguyên thực vật, góp phần phát triển kinh tế đồng thời
khơi dậy tình yêu thiên nhiên đất nước và ý thức bảo vệ môi trường của các
em học sinh. Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện
trạng hệ thống cây xanh tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc và đề
xuất giải pháp bảo vệ môi trường”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng danh lục các loài cây cảnh và cây bóng mát tại trường THPT
Xuân Hòa.
- Đánh giá tính đa dạng thực vật, sự đa dạng về giá trị tài nguyên, sinh
học, sinh thái các loài ở khu vực nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống.
- Đề xuất biện pháp phát triển hệ thực vật, phục vụ mục đích phát triển
kinh tế, học tập, nghiên cứu và giáo dục bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường.
- Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thực vật nhằm giáo dục bảo vệ môi

trường, đa dạng sinh học.

1


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên ngành
Thực vật học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về sinh thái học, tài
nguyên thực vật, đa dạng sinh học sau này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài giúp cho việc sử dụng hợp lí hệ
thống cây xanh trong giảng dạy chuyên môn và giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh. Đây cũng là cơ sở được sử dụng để gắn biển tên khoa học cho
các loài cây trong khuôn viên nhà trường tăng sự hiểu biết của học sinh về các
loài thực vật và nâng cao ý thức bảo vệ một hành tinh xanh.
4. Điểm mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu xây dựng danh lục các loài cây trồng
tại trường THPT Xuân Hòa.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về đa dạng sinh học
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về đa dạng sinh học. Tuy
nhiên có thể hiểu một cách ngắn gọn: “Đa dạng sinh học là sự phong phú của
sinh giới từ mọi nguồn trên trái đất, bao gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài
và đa dạng hệ sinh thái”.
1.2. Trên thế giới
Hoạt động của con người đã có những tác động vô cùng to lớn đến thiên
nhiên, một trong số đó đã và đang làm suy giảm đa dạng sinh học trầm trọng.

Nó có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân con người cũng như các sinh vật trên
trái đất. Rất nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức
việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên phạm vị toàn thế
giới. Đó là hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (UICN), chương trình môi
trường liên hợp quốc (UNEP), tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF),
viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI). Thỏa thuận quốc tế giải quyết các
vấn đề về đa dạng sinh học được gọi là công ước về đa dạng sinh học. Thỏa
thuận này được thông qua và ký kết tại hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc
năm 1992 ở Rio de Janeiro, khi mà các vấn đề về môi trường trên thế giới
xuất hiện ngày một rõ. Công ước được 192 nước thành viên tham gia ký kết
cùng với ủy ban châu âu nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học sử dụng
bền vững các tài nguyên của thế giới và chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi
ích của việc sử dụng nguồn gen.. Hai mươi mục tiêu trong mục tiêu đa dạng
sinh học Aichi đã được thông qua trong hội nghị các bên tham gia công ước
đa dạng sinh học lần thứ 10 (COP10) ở Nagoya (Nhật Bản) năm 2010. Theo
như những thỏa thuận đã thông qua tại COP10, các mục tiêu này được thực
hiện tới năm 2020 và các nước thành viên sẽ thảo luận để đưa ra giải pháp.
Các chiến lược chính trị khác nhau được đưa ra thảo luận để ngăn chặn, hạn

3


chế sự suy giảm đa dạng sinh học bao gồm: pháp luật, thuế, luật cấm, phạt
tiền, trợ cấp, ưu đãi hay bồi thường. Tháng 10 năm 2012, đại diện các nước
thành viên của công ước đa dạng sinh học đã tham dự hội nghị các bên tham
gia công ước đa dạng sinh học lần thứ 11 (COP11) tại Ấn Độ nhằm thảo
luận làm thế nào để ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học. IUCN và hiệp
hội địa lí quốc gia cùng liên kết trong đại hội bảo tồn thế giới IUCN 2016
lần đầu tiên diễn ra tại Hoa Kì từ ngày 01-10 tháng 9 tại Hawaii, tại đây đưa
ra các vấn đề chúng ta phải đối mặt cũng như đề xuất các giải pháp để giải

quyết chúng. Đại hội bảo tồn thế giới IUCN 2016 đánh dấu sự bảo tồn toàn
cầu đầu tiên đưa ra cam kết chung cải thiện thế giới thông qua khoa học,
thăm dò và giáo dục để giữ gìn và bảo vệ vô số loài và hệ sinh thái của trái
đất cho thế hệ mai sau.
1.3. Ở Việt Nam
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt
Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Chiến lược quốc gia quản lý hệ
thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí
hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ
sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của
các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ-Miến Điện, Nam Trung Quốc và
Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong
những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng
10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới
(Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu
bảo tồn và Phát triển kinh tế). Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có
khoảng 17000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có 2200 loài, ngành Rêu 480
loài, ngành Khuyết lá Thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp

4


bút 2 loài, ngành Dương xỉ 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín
13000 loài. WWF đã thực hiện những dự án bảo tồn các Vườn Quốc gia
(VQG) như bảo tồn VQG Bạch Mã (1993); VQG Vũ Quang (1995); VQG
Cát Tiên (1998); VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (2000). Từ năm 2003 tới nay,
thông qua nhiều dự án, điển hình như sáng kiến Hành lang đa dạng Sinh học,
dự án Hành lang xanh, và dự án Dự trữ các-bon và Bảo tồn Đa dạng Sinh học
(CarBi), WWF đã thành công nối liền gần 300.000 ha rừng, kết nối 02 khu

bảo tồn Saola và Khu bảo tồn Thiên nhiên Xe Sáp, Lào tạo hành lang đa dạng
sinh học liền mạch - môi trường sống lý tưởng cho loài Sao la đặc hữu. Trong
đó, WWF đặc biệt hỗ trợ thành lập hai khu bảo tồn Sao La tại Quảng Nam và
Thừa Thiên Huế, trực tiếp tác động để mở rộng Vườn Quốc gia Bạch Mã. Đặc
biệt vào năm 2013, hệ thống máy bẫy ảnh đã ghi nhận hình ảnh của Sao la,
đánh dấu sự phát hiện trở lại của một trong những loài thú quý hiếm nhất trên
thế giới sau 15 năm tìm kiếm. Bên cạnh các công trình mang tính chất chung
về taxon hay vùng lãnh thổ cả nước, còn rất nhiều công trình về kết quả
nghiên cứu đa dạng thực vật của mỗi khu vực và các Vườn quốc gia, Khu bảo
tồn thiên nhiên, như Đa dạng thực vật các Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh
Bình), Hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng),
Pù Mát (Nghệ An), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng
Nai), Yok đô (Đắk Lắk), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên -Huế),
Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mũi Cà Mau (Cà Mau),. Đa dạng thực vật các Khu
bảo tồn nhiên nhiên Khau Ca (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Chạm
Chu (Tuyên Quang), Hữu Liên (Lạng Sơn), Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử
(Quảng Ninh). Các khu vực Tây Bắc; vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La;
vùng ven biển Phong Điền (Thừa Thiên - Huế); Khu Di sản thiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long; Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh. Tuy nhiên, các công
trình này chủ yếu chỉ dừng lại ở các công trình công bố trong tài liệu; ở một

5


số Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Khu du lịch sinh thái,... cũng tiến hành những
nghiên cứu xây dựng danh lục và gắn biển tên khoa học các loài thực vật cho
đơn vị mình, nhằm phục vụ việc nghiên cứu của các nhà khoa học, việc học
tập của học sinh - sinh viên, việc tham quan của khách du lịch và định hướng
giáo dục môi trường,... nhưng không phải ai cũng có thể đến tham quan được.
Trường THPT Xuân Hòa là ngôi trường có diện tích không lớn nhưng hệ

thống các loại cây được trồng trong khuôn viên nhà trường lại rất đa dạng về
số lượng taxon cũng như về đặc điểm hình thái, nhưng cho đến nay vẫn chưa
có công trình nghiên cứu nào đánh giá về thành phần loài cũng như giá trị tài
nguyên các loài cây ở nơi đây cũng như đề xuất phương hướng sử dụng tài
nguyên thực vật vào công tác giáo dục, bảo tồn. Chính vì vậy, công trình
nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh tại trường THPT Xuân
Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường” của chúng tôi là
công trình đầu tiên đề cập đến lĩnh vực này tại đây.

6


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài cây bóng mát và cây cảnh thuộc trường THPT Xuân Hòa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Toàn bộ khuôn viên trường THPT Xuân Hòa.
2.3. Thời gian nghiên cứu
- Tháng 3/2016: Lựa chọn đề tài xây dựng đề cương.
- Tháng 4: Thu thập tài liệu viết đề cương.
- Tháng 5/2016 đến tháng 3/2017: Viết cơ sở lí luận, thực hiện các nội
dung nghiên cứu.
- Tháng 3/2017: Viết khóa luận và các chương còn lại. Nộp đề tài nghiên
cứu cho giáo viên hướng dẫn.
- Tháng 5/2017: Bảo vệ khóa luân.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng danh lục các loài cây trồng.
- Giới thiệu đặc điểm nhận biết.
- Đánh giá sự đa dạng về đơn vị phân loại, dạng sống, giá trị tài nguyên.

- Đánh giá diện tích xanh (độ che phủ) sân trường.
- Đề xuất giải pháp phát triển hệ thực vật nhằm giữ cân bằng sinh
thái, tạo cảnh quan, phát triển kinh tế và phục vụ cho giáo dục.
- Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thực vật nhằm giáo dục bảo vệ
môi trường, đa dạng sinh học.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng
phối hợp các phương pháp phổ biến đã và đang được áp dụng hiện nay cụ
thể là:


7


1) Nghiên cứu tài liệu
Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tư liệu, kết quả có liên
quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã công bố, đăng tải trên các
phương tiện thông tin chính thức. Đây được xem là cơ sở dữ liệu rất quan
trọng.
2) Nghiên cứu thực địa
Chúng tôi tiến hành điều tra toàn bộ trường THPT Xuân Hòa. Trong khu
vực điều tra chúng tôi thực hiện thống kê tất cả các cây cảnh và cây bóng
mát.
3) Phân loại
Để tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và
nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]
và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [15].
Để xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt
Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003) [8], [9], [10]. Nếu vẫn còn nghi ngờ
kết quả, chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại.

Để chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực
vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005) [2] và Trung
tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường Đại học quốc gia Hà Nội công bố
(2001) [17].
Để đánh giá về giá trị tài nguyên (khoa học và giá trị sử dụng), chúng tôi
căn cứ vào Danh lục đỏ Việt Nam (2007) [3], Sách đỏ Việt Nam (2007) [4],
Từ điển cây thuốc Việt Nam [6].
Việc sắp xếp các họ, chi, loài dựa vào Cẩm nang tra cứu và nhận biết các
họ thực vật hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) và bổ sung của
Takhtajan (2009) [18].
Công thức xác định diện tích xanh

Sx =


��


��

× 100

Trong đó:
Sx là diện tch xanh
St là diện tích tán cây
Sd diện tích sân trường
4) Viết báo cáo
Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó lập
danh sách các loài, đánh giá sự đa dạng về thành phần loài, về giá trị bảo
tồn, về



phân bố và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác theo quy định.

8


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần loài
3.1.1. Danh lục các loài
Trường THPT Xuân Hòa có diện tích không lớn nhưng các cây trồng tại
đây rất đa dạng cả về thành phần loài và đặc điểm hình thái. Qua nghiên cứu
chúng tôi đã xác định được 60 loài thuộc 35 họ, 2 ngành. Ngành hạt trần có 2
họ với 2 loài, các họ còn lại thuộc ngành hạt kín.
Bảng 1. Danh lục các loài cây được trồng tại trường THPT Xuân Hòa
Tên loài
STT

Khoa học

Giá trị

Dạng
Việt Nam

tài

sống

Số cá thể


nguyên

GYMNOSPERMATOPHYTA - ngành Hạt trần
1. Araucariaceae - Họ Bách tán
1.

Araucaria

Bách tán

Gỗ

Ca; G

4

heterophylla Franco
2. Cupressaceae - Họ Pơ mu
2.

Juniperus chinensis L.

Tùng tháp

Gỗ

Ca; G

8


MAGNOLIOPHYTA - ngành Ngọc lan (Hạt kín)
3. Acanthaceae - Ô rô
3.

Justicia gendarussa

Thanh táo

Thảo

Ca; T



Dạ yến thảo

Thảo

Ca



Burm. f.
4.

Ruellia coerulea
Morong

4. Amaryllidaceae – Náng

5.

Hymenocallis littoralis

Bạch trinh

(Jacq.) Salisb.

biển

9

Thảo

Ca; T




5. Anacardiaceae - Họ Xoài
6.

Dracontomelum

Sấu

Gỗ

Ca; G; T


4

Xoài

Gỗ

Ca; Q;

2

duperreanum Pierre
7.

Mangifera indica L.

G; T
6. Annonaceae – Na
8.

Annona squamosal L.

Na

Gỗ

Q; T

2

7. Apocynaceae - Họ Trúc đào

9.

Adenium obesum

Sứ thái lan

Gỗ

Ca; T

2

Hoa sữa

Gỗ

Ca; T

48

Ca; R; T

1

(Forsk.) Roem. &
Schult.
10.

Alstonia scholaris (L.)
R. Br.


8. Araliaceae - Nhân sâm
11.

Scheflera octophylla

Ngũ gia bì

(Lour.) Harms.

chân chim

Gỗ

9. Arecaceae - Họ Cau
12.

Chrysalidocarpus

Cau vàng

Bụi

Ca; T

9

Roystonea regia

Cau vua/


Gỗ

Ca

114

(H.B.K) Cook,

bụng

Livistona chinensis

Cọ xẻ

Gỗ

Ca; T

3

Mật cật

Thảo

Ca

1

lutescens H. Wendl.

13.

14.

(Jacq.) R. Br.
15.

Rhapis excels (Thunb)
Henry ex Rehd

10


10.Asteraceae – Cúc
16. Bidens pilosa L.

Cúc sinh viên Thảo

T



Ca; T

1

Ca; Q; T

3


11.Bombacaceae - Gạo
17.

Ceiba pentandra (L.)

Bông gòn

Gỗ

Gaertn.
12.Caricaceae - Đu đủ
18.

Carica papaya L.

Đu đủ

Thảo

13.Combretaceae - Họ Bàng
19.

Terminalia catappa

Bàng

Gỗ

Ca; G; T


14

L.
14.Commelinaceae - Họ Thài lài
20.

Tradescantia

Lẻ bạn

Thảo

Ca; T



spathacea Sw.
15.Convolvulaceae - Khoai lang
21.

Ipomoea batatas (L.)

Khoai lang

Thảo

R; T




Poir.in Lamk.
16.Crassulaceae - Họ Thuốc bỏng
22.

Kalanchoe

Trường sinh

blossfeldiana

Blossfield

Thảo

Ca;T



17.Euphorbiaceae - Thẩu dầu
23.

Acalypha wilkesiana

Tượng tai đỏ Bụi

Ca; T



Cô tòng


Bụi

Ca; T



Euphorbia

Trạng

Bụi

Ca; T

3

pulcherrima Wild. Ex

nguyên

Muell.-Arg.
24.

Codiaeum variegatum
(L.) Blume,

25.

Klotzsch


11


26.

Hura crepitans L.

Gạo gai

Gỗ

Ca; G; T

1

27.

Manihot esculenta

Sắn

Bụi

R; Cu



Crantz,
18.Fabaceae - Họ Đậu

28.

Acacia auriculiformis

Keo

Gỗ

G



Bauhinia acuminata

Hoa ban

Gỗ

Ca

22

L.

trắng

Delonix regia (Bojer

Phượng


Gỗ

Ca; G

6

Điệp

Gỗ

Ca; G

4

Senna surattensis

Muồng hoa

Gỗ

Ca; T

6

(Burm. f.) Irwin &

vàng

A. Cunn. ex Benth.
29.

30.

ex Hook) Raf.
31.

Peltophorum
pterocarpum (DC.)
Backer ex K. Heyne

32.

Barneby,
19.Heliconiaceae - Họ Chuối pháo
33.

Heliconia

Chuối mỏ

platystachuys Bak.

phượng

Thảo

Ca



R; T




20.Lamiaceae - Họ Bạc hà
34.

Perilla frutescens (L.)

Tía tô

Thảo

Britt.
21.Lecythidaceae - Họ Lộc vừng
35.

Barringtonia

Lộc vừng

acutangula (L.)
Gaertn

12

Gỗ

Ca; R

6



22.Lythraceae - Họ Bằng lăng
36.

Lagerstroemia

Bằng lăng

Gỗ

Ca; G

10

speciosa
23.Meliaceae - Họ xoan
37.

Aglaia odorata Lour.

Ngâu

Gỗ

Ca; T

9

38.


Khaya senegalensis

Xà cừ

Gỗ

G; T

26

Xoan

Gỗ

G; T

5

A.Juss.
39.

Melia azedarach L.

24.Moraceae - Họ Dâu tằm
40.

Ficus elastica Roxb.

Đa


Gỗ

Ca; G; T

4

ex Horn.
41.

Ficus benjamina L.

Sanh

Gỗ

Ca

7

42.

Ficus hispida L. f.

Ngái

Gỗ

Q


3

43.

Ficus racemosa L.

Sung

Gỗ

Q; T; R

2

Q; T



T

1

25.Musaceae - Họ Chuối
44.

Musa x paradisiaca L.

Chuối

Thảo


26.Myrtaceae - Họ Sim
45.

Cleistocalyx

Vối

Gỗ

operculatus (Roxb.)
Merr. Et Perry
27.Nyctaginaceae - Họ Hoa giấy
46.

Bougainvillea

Hoa giấy

brasiliensis Rauesch.

Bụi

Ca; T

3

Ca; T

2 bụi


trườn
28.Oleaceae – Nhài

47.

Jasminum sambac (L.)

Nhài

Bụi

Ait.

13


29.Poaceae - Hòa thảo
48.

Bambusa ventricosa

Trúc phật bà

Gỗ

Ca

6 bụi


49.

Phyllostachys aurea

Trúc vàng

Gỗ

Ca; G

1 bụi

Cỏ nhật

Thảo

Ca



Carr.ex A.. & C. C.
Riv.
50.

Zoysia pacifica
(Gouds.) M. Hotta &
S. Kuroki

30.Rosaceae - Họ Hoa hồng
51.


Rosa chinensis Jacq.

Hồng

Bụi

Ca; T; D



52.

Prunus persica (L.)

Đào

Gỗ

Ca; T

12

Ca; D

2 bụi

Batsch
31.Rubiaceae - Cà phê
53.


Gardenia angustfolia

Dành dành

Bụi

(L.) Merr.
32.Rutaceae – Cam
54.

Citrus aurantifolia

Chanh

Bụi

Ca; Q; T

4 bụi

Quất

Gỗ

Ca; Q; T

2

Nguyệt quế


Bụi

Ca

3 bụi

(Christm. & Pazer)
Swingle
55.

Fortulella japonica
(Thunb.) Swingle

56.

Murraya paniculata
(L.) Jack

33.Sapindaceae - Họ Bồ hòn
57.

Dimocarpus longan

Nhãn

Gỗ

Lour.


14

Q; T

12


34.Solanaceae – Cà
58.

Solanum melongena

Cà tím

Thảo

Q

13

L.
35.Verbenaceae - Họ Cỏ roi ngựa
59.

Duranta repens L.

Găng

Bụi


Ca



60.

Lantana camara L.

Ngũ sắc

Bụi

Ca, T



1. Thứ tự của các ngành và các loài trong ngành được sắp xếp theo trật tự
bảng chữ cái, từ A-Z
2. Chú thích: Đ- dùng để đan lát; Ca- có giá trị làm cảnh; D- cho tinh dầu; Gcho gỗ; Nh- cho nhựa; R- cho rau ăn; T- làm thuốc; Q- quả ăn được.
∞: Số lượng nhiều, không đếm được.
3.1.2. Đa dạng về các đơn vị phân loại
Bảng 2. Đa dạng ở mức độ ngành
STT

Ngành

Họ
Số

Chi


Tỷ lệ

lượng (%)
1

Ngành Hạt trần

Số

Loài

Tỷ lệ

lượng (%)

Số

Tỷ lệ

lượng (%)

2

5,71

2

3,51


2

3,33

33

94,29

55

96,49

58

96,67

35

100

57

100

60

100

(Gymnospermatophyta)
2


Ngành Ngọc Lan
(Magnoliophyta)
Tổng

Bảng 3. Đa dạng ở mức độ họ, chi, loài
STT

Tên họ

Số chi

Tỷ lệ

Số loài

(%)

Tỷ lệ

Khoa học

Việt Nam

1

Acanthaceae

Ô rô


2

3,51

2

3,333

2

Anacardiaceae

Xoài

2

3,51

2

3,333

3

Apocynaceae

Trúc đào

2


3,51

2

3,333

15

(%)


×