Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền trung (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 64 trang )

b

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HỢI

LỄ HỘI CẦU NGƯ CỦA
CƯ DÂN VEN BIỂN MIỀN TRUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa
Ngữ Văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, đặc biệt là cô
giáo - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất
mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hợi



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận
này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hợi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6.Cấu trúc của khóa luận.................................................................................4Z
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1 ......................................................... Error! Bookmark not defined.
ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI CẦU NGƯ CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ........................ 6
MIỀN TRUNG.................................................................................................. 6
1.1. Đối tượng thờ phụng .................................................................................. 6
1.1.1. Thờ cá...................................................................................................... 6
1.1.2. Thờ người có công .................................................................................. 8
1.2. Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội cầu ngư................................................ 9
1.2.1 Thời gian tổ chức ..................................................................................... 9

1.2.2. Địa điểm tổ chức .................................................................................. 11
1.3. Các hoạt động của lễ hội cầu ngư ............................................................ 12
1.3.1. Các hoạt động diễn ra trước lễ hội ........................................................ 12
1.3.2. Các hoạt động có tính chất nghi thức.................................................... 13
1.3.3. Các hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí ......................................... 18
Chương 2 ......................................................... Error! Bookmark not defined.


NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ CỦA CƯ
DÂN VEN BIỂN MIỀN TRUNG .................................................................. 24
2.1. Tục thờ cá Ông – tín ngưỡng cổ xưa của cư dân ven biển ...................... 24
2.1.1. Nguồn gốc tục thờ cá Ông .................................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm thờ cúng ............................................................................... 28
2.2. Hát bả trạo – hình thức diễn xướng đậm chất văn hóa vùng biển ........... 34
2.2.1. Về tên gọi "Hát bả trạo" ........................................................................ 34
2.2.2. Đặc điểm diễn xướng ............................................................................ 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những vùng đất giàu tài nguyên trên đất nước Việt Nam, miền
Trung là vùng đất nhiều sắc màu văn hóa, đa dạng mà vẫn riêng biệt về
cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, lối sống, ngôn ngữ, ẩm thực và con
người. Đó là di sản bằng đá Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) – tòa thành kiên cố
với kiến trúc độc đáo có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, duy nhất còn lại ở
Đông Nam Á và là một trong những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới;
Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) – kiệt tác của thiên nhiên với

nhiều kỷ lục thế giới như hang có kích thước lớn nhất, dài nhất, cửa hang cao
và rộng nhất, hồ ngầm đẹp nhất… Huế với sự tinh tế của Nhã nhạc cung
đình, sự thâm nghiêm của Quần thể di tích cố đô Huế – di sản được
UNESCO xem là “một thí dụ điển hình về đô thị hóa và kiến trúc của một
kinh đô phòng thủ, thể hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của
Việt Nam ở thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XIX”. Không chỉ vậy nhân dân
miền Trung, trải qua lịch sử, đã xây dựng được một bản sắc văn hóa vùng
miền đáng ngưỡng mộ và tự hào, điển hình là các lễ hội dân gian trong đó có
lễ hội cầu ngư.
Lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung là một hoạt động văn
hóa có từ lâu đời, được duy trì qua nhiều thế hệ. Ở đó, không chỉ duy trì
những vấn đề tín ngưỡng, các nghi thức cúng tế mà còn có nhiều trò chơi,
các hình thức vui chơi giải trí, các trò diễn… được trình diễn trong lễ hội, tạo
nên nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của ngư dân vùng biển rất sôi nổi,
vui tươi và cũng rất trang trọng, linh thiêng.
Lễ hội cầu ngư được tổ chức hàng năm mang màu sắc tâm linh trong ý
thức của cộng đồng ngư dân vùng biển, thể hiện tính nhân văn sâu sắc đáng
phát huy và giữ gìn.

1


Là sinh viên ngành Việt Nam học, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu về
văn hóa của dân tộc mình, đặc biệt là lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển
miền Trung để nâng cao kiến thức và góp phần bổ sung thông tin tư liệu cho
việc bảo tồn những giá trị truyền thống.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lễ hội cầu ngư là một trong những sinh hoạt văn hóa độc đáo của ngư
dân ven biển. Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu.

Có thể kể đến một số bài viết về nguồn gốc tục thờ cá Ông như Giao
lưu văn hóa Việt - Chăm nhìn từ tục thờ cá Ông của tác giả Nguyễn Thanh
Lợi [7]; Từ đền thờ Đức Ông, Đức Bà ở Cảnh Dương nghĩ về tục thờ cá voi
của người Việt của Nguyễn Xuân Đức [2]. Trong bài viết của mình, tác giả
Nguyễn Xuân Đức đã phản bác lại một số ý kiến về nguồn gốc tục thờ cá Ông
mà Nguyễn Thanh Lợi đã trình bày. Không đồng tình, sau đó tác giả Nguyễn
Thanh Lợi tiếp tục có bài viết Nói thêm về tục thờ cá Ông [10], để nói rõ và lý
giải kỹ hơn về vấn đề này. Có thể thấy, những ý kiến trao đổi của các nhà
nghiên cứu về nguồn gốc của tục thờ cá Ông của người Việt, đã có những gợi
ý nhất định cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận đề tài.
Trên trang điện tử baoquangngai.vn, tác giả Trịnh Phương có bài Tín
ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân. Theo đó “Tương truyền cá Ông được gắn
với những ngày đầu lập quốc của vua Gia Long. Khi Nguyễn Ánh bị Tây Sơn
truy đuổi, thủy quân của Nguyễn Ánh tháo chạy ra biển và gặp phải sóng to
gió lớn, trong lúc nguy khốn bỗng có một con cá Ông to lớn ghé đưa thuyền
vào bờ. Sau này khi thắng quân Tây Sơn và lên ngôi, nhớ ơn cứu mạng, vua
Gia Long đã phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng
miếu thờ cúng” [13]. Tác giả cho rằng tục thờ cá Ông được biết đến từ thời
Nguyễn.


Lễ hội cầu ngư được giới thiệu như một nét văn hóa độc đáo của cư dân
ven biển miền Trung, có thể kể đến công trình Các lễ hội vùng biển miền
Trung của Trần Hồng [5]. Trong đó, tác giả đã giới thiệu về lễ hội cầu ngư và
các hình thức sinh hoạt văn hóa nổi bật của lễ hội nhưng mới chỉ dừng lại ở
những đánh giá khái quát mà chưa đi sâu phân tích các biểu hiện cụ thể của lễ
hội này.
Đề cập đến lễ hội cầu ngư ở một số địa phương ven biển miền Trung, có
bài viết của Hoàng Minh Tường, Tục thờ cá Ông ở làng Diêm Phố - Ngư Lộc,
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa [15]. Gần đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng

Vũ trong công trình Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi, đã
dành toàn bộ chương 2 để giới thiệu về Tín ngưỡng – lễ hội, trong đó Tín
ngưỡng thờ cúng cá Ông được nhìn nhận là một hình thức tín ngưỡng tiêu
biểu trong đời sống văn hóa của cư dân ven biển Quảng Ngãi [18]...
Một trong những biểu hiện độc đáo, làm nên bản sắc riêng của lễ hội
cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung, là múa hát bả trạo. Tác giả Thùy
Trang trong bài viết Miền Trung tưng bừng khai hội cầu ngư trên báo điện tử
vnexpress.net đã nhấn mạnh: “Hình thức múa hát đặc trưng của lễ hội cầu ngư
là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các
thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa
bội thu cho ngư dân. Hát múa bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ, vừa là hoạt động
nghệ thuật” [16].
Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thế thấy đề tài “Lễ hội cầu ngư của
cư dân ven biển miền Trung”, bước đầu đã được tiếp cận ở những mức độ
khác nhau. Đó là cơ sở khoa học, là gợi ý quan trọng để chúng tôi tiếp tục tìm
hiểu về tục thờ cá Ông với các biểu hiện văn hóa dân gian đặc sắc, dưới góc
nhìn của một sinh viên ngành Việt Nam học.


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu: Thấy được những nét văn hóa nổi bật của lễ
hội cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung; Góp phần quảng bá hình ảnh
văn hóa, du lịch của các tỉnh miền Trung tới độc giả, du khách trong và ngoài
nước.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ đặc điểm của lễ hội cầu ngư và chỉ ra
những biểu hiện văn hóa đặc sắc trong lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển
miền Trung.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền
Trung với thuộc tính riêng biệt của nó.

+ Phạm vi nghiên cứu:
- Lễ hội cầu ngư diễn ra ở rất nhiều địa phương ven biển, từ Bắc chí
Nam. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ khảo sát lễ hội cầu ngư ở một
số địa phương thuộc các tỉnh ven biển miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung được khai thác ở một
số phương diện cơ bản: đặc điểm nổi bật và các biểu hiện văn hóa đặc sắc.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liên ngành
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa
luận gồm 2 chương:


Chương 1. Đặc điểm lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung
Chương 2. Những nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội cầu ngư của cư dân
ven biển miền Trung


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI CẦU NGƯ CỦA CƯ DÂN
VEN BIỂN MIỀN TRUNG
Lễ hội cầu ngư có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng
của cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân các làng vạn chài. Qua thời gian,
lễ hội càng được củng cố trong cộng đồng ngư dân ven biển và trở thành lễ
hội truyền thống của bà con ngư dân. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết

xong, ngư dân tổ chức lễ tế cá Ông lồng ghép dưới hình thức lễ hội cầu ngư
và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Lễ hội cầu ngư lưu giữ trong mình tín
ngưỡng dân gian, phong tục tập quán cùng mối quan hệ mật thiết với đời sống
tâm linh. Tất cả những mối quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, có ảnh
hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại, cho đến ngày nay vẫn mang đậm
những đặc trưng văn hóa biển.
1.1. Đối tượng thờ phụng
1.1.1. Thờ cá
Đối tượng thờ phụng trong lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền
Trung đó chính là cá Ông (cá voi). Tục thờ cá là một trong những tín ngưỡng
dân gian khá phổ biến của cư dân ven biển miền Trung.
Tục thờ cúng cá Ông, còn gọi là thần Nam Hải, bắt nguồn từ tín
ngưỡng thờ cá của người Việt các tỉnh Bắc bộ. “Ông” là tiếng gọi tôn kính
của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn
khi lênh đênh trên biển cả. Trong dân gian, người Việt cũng như người Chăm
và người Hoa đều cho rằng cá voi không phải là loài cá bình thường mà là
một loài cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là sức vóc to lớn và sức chịu
đựng khác thường, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm và đặc biệt là sự


cảm nhận và tâm linh như con người. Cho đến bây giờ nhiều người vẫn nghĩ
như vậy. Do đó, việc thờ phụng rất tôn nghiêm.
Từ điển bách khoa [3] cho biết: Cá voi thuộc loài động vật có vú thuộc
bộ catalea, họ Balaceidac – bề ngoài giống cá nhưng có máu nóng, thở bằng
phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Tổ tiên của cá voi có lẽ là một loài động
vật ăn thịt sống ở trên cạn, 70 – 60 triệu năm về trước chuyển xuống nước. Do
môi trường nước có độ ma sát lớn, nên trên thân thể của cá có những biến đổi
để thích nghi như thân trần, hình thoi, thuôn về phía đuôi, kết thúc bằng vây
đuôi với 2 cánh nằm ngang. Chi trước biến thành vây ngực, chi sau, da, lông,
các tuyến mỡ, tuyến mồ hôi và tai ngoài đều bị thái hóa, dưới da có lớp mỡ

dày, cổ thể hiện không rõ, mũi có 1 hoặc 2 lỗ có van, phổi rất dễ co giãn, mắt
bé, cột sống có từ 41 đến 98 đốt, xương sườn có 17 đôi, nhưng chỉ có 10 đôi
nối liền, thính giác phát triển mạnh, nên xác định chính xác hướng chuyền âm
tới. Nhờ xoang khí ở sọ và việc tách hệ thần kinh hai tai nên vị giác và xúc
giác khá nhạy.
Cá voi là loài động vật xương sống lớn nhất hiện nay, có thân dài từ 12
đến 33 mét tùy theo loài, có con nặng đến 150 tấn, là loài động vật thở bằng
phổi nên thường nổi lên mặt nước để hít thở, cùng với đặc tính tự nhiên là
thường hay tựa vào thuyền bè, các vật trôi nổi trên biển khi có bão tố, gió to
rồi cùng vào bờ. Từ đặc điểm này ngư dân tin rằng cá voi đã cứu giúp con
người và họ đã tôn cá voi là vị thần biển.
Việc cá Ông liên tục cứu giúp ngư dân miền biển lúc giông to gió lớn
đã khiến cho tục thờ cá Ông đã trở thành một nét văn hóa của Việt Nam.
Niềm tin của ngư dân càng được nhân lên khi cá Ông được triều đình
phong kiến nhà Nguyễn ban sắc phong tặng cá Ông là “Nam Hải cự tộc Ngọc
Lân tôn Thần”, và cho các làng biển nhận làm Thành Hoàng. Liên tiếp trong
nhiều thế kỷ, các triều đại vua khác nhau đã ban sắc phong cho thần Nam Hải,


chính thức công nhận tục thờ cúng cá Ông tại các làng quê dọc ven biển miền
Trung. Lăng Ông luôn được làng chài thờ cúng quanh năm và đặc biệt vào
mùa xuân hay mùa thu hằng năm, lễ hội cúng cá Ông theo nghi lễ truyền
thống, rất trang trọng.
1.1.2. Thờ người có công
Cầu ngư là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân Việt
Nam. Lễ hội có nhiều tên gọi như: Lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ông,
lễ cúng ông, lễ nghinh ông, lễ nghinh ông Thủy tướng... Tên gọi tuy khác
nhau nhưng tất cả đều có chung một quan niệm: cá Ông là sinh vật thiêng ở
biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển.
Lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung về đối tượng thờ

phụng ngoài thờ cá, ngư dân ở đây thường phối thờ cá Ông cùng với các vị
Thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm như: Ngũ Hành Nương
Nương, Hữu Lý Ngư, Tả Lý Lịch… Ngoài ra có địa phương trong lễ hội cầu
ngư còn là dịp tưởng nhớ đến người có công gúp dân làng.
Lễ hội cầu ngư là hội của nhân dân làng Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận
An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội được tổ chức vào ngày 12
tháng Giêng để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công biệt
danh của Trương Thiều, người gốc miền Bắc, là người có công khai khẩn và
truyền nghề đánh bắt cho dân trên đầm, phá và ngoài biển khơi. Các nghi lễ
diễn ra trong lễ hội cầu ngư là cuộc đối thoại giữa người sống với người đã
khuất. Nó cộng gộp về ý thức nguồn cội thiêng liêng và là cách thể hiện thế
giới tâm linh của cộng đồng. Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng
thờ thành hoàng; tín ngưỡng thờ nghiệp tổ và tín ngưỡng thờ quỷ thần.
Từ việc tôn thờ một hiện tượng tự nhiên, một sinh vật có mối quan hệ
gắn bó lâu đời với ngư dân trong phương thức sinh tồn đã trở thành một hình
thức tín ngưỡng và cũng từ một hình thức tín ngưỡng đã có sự tích hợp những


giá trị văn hóa phi vật thể, trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng
của ngư dân làm nghề biển hàm chứa những giá trị nhân văn.
1.2. Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội cầu ngư
1.2.1. Thời gian tổ chức
Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguyên Đán cả nước
lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền
thống gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu,
lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ
cơm mới, lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng
biển... đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc
dân tộc. Suốt một dải duyên hải miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận,
Tết Nguyên Đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay

chuẩn bị ngay lễ hội cầu ngư.
Tục thờ cá Ông, hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư hàng năm ở vùng
biển nước ta vẫn được các ngư dân vùng biển miền Trung lưu giữ đậm nét
văn hóa cội nguồn. Với thời tiết gió mưa, bão tố bất thường, giữa cái chết và
sự sống luôn đe dọa tính mạng con người. Họ chỉ biết cầu trời khấn Phật xin
các Thần linh phù hộ, độ trì, cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió
hòa đánh bắt được nhiều cá, ngư dân được ấm no hạnh phúc, tai qua nạn khỏi
ngoài biển khơi gặp khi sóng to gió lớn, bão tố bất ngờ, đang ở biển khơi chưa
kịp vào nơi ẩn nấp. Cầu xin thần Phật, các đấng Thần linh nơi sông nước, biển
khơi, các vị thần Hà Bá, Thổ địa, Thủy thần, các đấng Âm linh, các Cô hồn,
cá Ông luôn phù hộ, cứu giúp cho ngư dân được mạnh khỏe làm ăn được
mùa, gia đình ấm no hạnh phúc. Với lòng thành kính, tin tưởng Trời Phật,
Thần linh ngư dân ở vùng biển miền Trung nơi nào cũng lập miếu, đình thờ,
xây các lăng mộ cá Ông, đình thờ các vị Thần ngư để cúng tế, tổ chức các lễ
hội rất linh đình, nghiêm trang.


Ngày tháng tổ chức lễ hội cầu ngư ở từng địa phương từ sau Tết
Nguyên Đán mỗi nơi lấy ngày tháng, thời tiết thuận lợi của từng vùng tùy
theo thời tiết, con trăng, mùa cá nổi có khác nhau. Có nơi lấy ngày phát hiện
cá Ông lụy, có nơi lấy ngày cá Ông được triều đình sắc phong, có nơi kết hợp
với lễ xuống mùa đi biển để tổ chức, cũng có nơi kết hợp với lễ lệ nông
nghiệp như lễ cầu mưa, lễ cầu an để tổ chức. Lễ hội này được tiến hành, coi
như một hình thức “ngày giỗ ông” vậy. Có nơi tổ chức hàng năm hay 2, 3
năm một lần hoặc cũng có nơi khi có điều kiện mới tổ chức.
Nói chung chung lễ hội cầu ngư ở ven biển miền trung được tổ chức
trong khoảng thời gian từ tháng Giêng âm lịch đến tháng 12 âm lịch tập trung
nhiều nhất vào tháng Giêng và tháng 2 âm lịch. Trong đó nổi bật nhất là các lễ
hội ở:
-


Thanh Hóa: làng Diễm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc trước tổ chức

vào ngày 23 tháng 12 âm lịch (ngày cá Ông giạt vào làng), sau đổi ngày 15
tháng Hai âm lịch, từ năm 1945 đổi sang các ngày 22 – 24 tháng Hai âm lịch.
- Ở Quỳnh Lưu Nghệ An vào ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch
-

Ở Đà Nẵng: Thanh Khê (6/1 âm lịch), Mân Thái, Thọ Quang (26/1 âm

lịch), Tân Chính (16/2 âm lịch).
- Ở Quảng Nam: Tam Hải (20/1 âm lịch), Cẩm Thanh (10/2 âm lịch).
-

Ở Quảng Ngãi: An Vĩnh (Lý Sơn) (20/2 âm lịch), An Bảng ( 15/1 âm

lịch), Bình Thạnh (18/1 âm lịch và 15/8 âm lịch), Bình Thuận (15/2 âm lịch
và 16/2 âm lịch), Bình Dương (8/1 âm lịch và 15/7 âm Lịch), Nghĩa An (16/1
âm lịch), Phổ Thạnh (3/1 âm lịch).
- Ở Bình Định: Nhơn Hải (12/2 âm lịch), Đề Gi (10/4 âm lịch), Tiên
Châu (15/12 âm lịch), Lăng Ông ở 72 Nguyễn Huệ (Quy Nhơn) (5/2 âm lịch).
- Ở Khánh Hòa: Trí Nguyên (12/5 âm lịch), Khánh Cam (16/4 âm lịch),
Cam Linh (16/7 âm lịch), Bà Hà 1 (16/2 âm lịch), Xương Huân (23/6 âm


lịch), Cù Lao (16/6 âm lịch), Trường Tây (16 và 17/7 âm lịch), Vĩnh Trường
(11/2 âm lịch).
-

Ở Bình Thuận: Thủy Tú (20/6 âm lịch), Bình Thạnh (16/6 âm lịch),


Hưng Long (15-17 âm lịch), Hiệp Hưng, Bình Hưng (15 và 17/2 âm lịch),
Liên Hương, Tả Tán (15 và 17/2 âm lịch).
Như vậy là sau khi ăn Tết Nguyên Đán, các phường chài, vạn chài đều
tổ chức lễ hội cầu ngư, ngày tháng được ấn định thường xuyên của từng làng,
xã, vùng miền khác nhau, để các ngư dân biết tục lệ ngày giờ đã quy định mà
sắp xếp, tụ họp để tổ chức lễ hội cầu ngư được đông đủ.
1.2.2. Địa điểm tổ chức
Lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung, tại mỗi địa phương,
địa điểm tổ chức khác nhau.
Lễ hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc
(Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng
năm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu
hút hàng nghìn lượt người tham gia. Được tổ chức trang nghiêm với lễ rước
thuyền Long Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế
lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước
thuyền Long Châu cầu khấn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an;
trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiều hải sản từ biển khơi và cầu được bình
an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi.
Tại Thừa Thiên - Huế, lễ hội cầu ngư làng Thái Dương thị trấn Thuận
An, huyện Phú Vang đã diễn ra ngày 17 và sáng 18 tháng 2 tại sân đình Thái
Dương theo chu kỳ cứ 3 năm tổ chức một lần (tam niên đáo lệ).
Tại thành phố Đà Nẵng, lễ hội cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven
biển các phường Hòa Hiệp, Xuân Hà, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Mân Thái,


An Hải Tây, Quận Thanh Khê, Bắc Mỹ An… Lễ hội được diễn ra trong hai
ngày đêm vào các ngày trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm.
Lễ hội cầu ngư ở Bình Định, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi để cầu xin
cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Lễ hội

cầu ngư thường được tổ chức ở lăng thờ cá voi vào dịp mùa xuân. Đây là nơi
cải táng hài cốt của cá voi (cá Ông) chết trôi dạt vào bờ.
Như vậy, địa điểm diễn ra lễ hội cầu ngư ở từng địa phương có sự khác
nhau. Nhưng chủ yếu vẫn được tổ chức trên bãi biển hay lăng thờ cá Ông.
1.3. Các hoạt động của lễ hội cầu ngư
1.3.1. Các hoạt động diễn ra trước lễ hội
Lễ hội cầu ngư xuất phát từ đời sống của người dân vùng biển “đi trên ba
tấc nang” (con thuyền nhỏ bé, mong manh), biệt lập trong nghề sông nước.
Chính vì lênh đênh trên biển mưu sinh, nên con người có thể gặp nguy bất cứ
lúc nào. Mỗi khi gặp sóng to, gió lớn, người dân thường cầu cứu Đức ngư
Ông. “Những lúc đó, Ngài xuất hiện, có khi đi trước dẫn đường, có khi đi
dưới lòng mê. Thật lạ kỳ, trời lập tức êm hẳn. Vì thế, với chúng tôi, cá Ông là
biểu tượng của sự thiêng liêng, uy quyền, cứu nhân độ thế” [4].
Sau này, theo lý giải khoa học, người ta đã chứng minh hiện tượng cá voi
hay cứu người. Nhưng trong tiềm thức của người dân vùng biển, cá Ông là vị
thần của biển cả, có vị trí quan trọng, được tôn kính hết mực. Mỗi làng biển
đều có lăng thờ cá Ông. Khi Ngài lụy (mất đi) thì được ngư dân chôn cất
nghiêm trang và sau thời gian sẽ mang cốt Ông về thờ tại lăng.
Tùy theo mỗi địa phương, lễ hội cầu ngư được tổ chức trong vòng 2
hoặc 3 ngày. Tuy diễn ra chỉ vài ngày nhưng công tác chuẩn bị cho phần lễ
khá công phu. Trước ngày diễn ra lễ hội khoảng nửa tháng, các chư phái tộc
của làng, vạn trưởng, ban phụng sự di tích Lăng, chính quyền địa phương
cùng họp bàn để bầu ra Ban tổ chức lễ hội. Trong khi đó, vài ngày trước thời


gian tổ chức lễ hội, các tàu thuyền đánh cá tập trung về neo đậu gần bờ, treo
cờ Tổ quốc. Đồng thời, Ban tổ chức cùng nhân dân dựng rạp, trang trí bàn thờ
rực rỡ và trang nghiêm tại nơi diễn ra lễ.
Lễ vật cúng được chuẩn bị gồm: Hương, đèn, giấy tiền, hoa, rượu,
bánh, chuối, cháo, xôi, chè, gạo, muối, heo quay (hoặc gà), khoai lang, sắn,

đường bát, trứng, bánh tráng. Điều quan trọng và đặc biệt là không cúng các
loại thủy sản như cá, tôm, cua… làm lễ vật, đó là thành lệ và cấm kỵ
Tổ chức lễ hội cầu ngư trên bãi biển, có dựng rạp, có cắm cờ gồm: 2 lá
cờ vuông, 8 lá cờ đuôi nheo, thêu 4 màu xanh, đỏ, trắng, vàng, 8 cây cờ
phướn truyền thống và 1 lá cờ Tổ quốc lớn. Ngoài cờ xí, còn có đội nhạc lễ
bát âm và trống, chiêng.
Phần lễ được các ngư dân chuẩn bị rất cẩn thận từ khâu chuẩn bị lễ
vật, bầu Ban tổ chức, dọn dẹp lăng thờ cá Ông và nơi diễn ra lễ hội cho buổi
lễ trang nghiêm sắp diễn ra. Về phần hội các đội tham gia chuẩn bị kĩ càng về
tiết mục múa hát như hát bả trạo và phần thi các trò chơi như đua thuyền, kéo
co, thi lắc thuyền thúng, đan lưới… các đội có sự phân công tìm ra những
thanh niên trai tráng khỏe mạnh để đua thuyền, hay cho phần thi đan lưới cần
những người phụ nữ khéo tay.
Như vậy các hoạt động diễn ra trước lễ hội được các ngư dân vùng biển
tiến hành chuẩn bị rất chu đáo, tỉ mỉ làm sao cho buổi lễ được diễn ra thành
công tốt đẹp.
1.3.2. Các hoạt động có tính chất nghi thức
Lễ hội cầu ngư được tổ chức rất nghiêm trang, bài bản đúng với phong
tục lễ nghi của từng địa phương vùng ven biển có thờ cúng cá Ông. Xây dựng
Dinh thờ cá Ông rất to và đẹp đẽ. Xây dựng Lăng Ông rất lớn để hài cốt cá
Ông hàng trăm hài cốt lớn nhỏ. Có nơi để hài cốt từng đống một Ngài, có nơi
xây mộ to giữa đình thờ đem hài cốt Ông bỏ vào trong xây nắp kín như huyệt


mộ. Hầu hết đều xây dựng Dinh thờ, Lăng mộ Ông phải ở gần cửa biển, gần
làng, Vạn của ngư dân, những nơi thường là chỗ tắp cá Ông lụy vào, nơi neo
đậu thuyền của ngư dân từng làng, từng Vạn đã được quy định.
Trong nghi lễ cầu ngư, người ta thiết lập bàn thờ gần mép biển, hướng
ra khơi, đó là điểm chung địa phương nào cũng như thế. Về phần lễ vật cúng
không cúng lễ vật bằng hải sản, đây là điều cấm kỵ từ xa xưa đến nay.

Ban nghi lễ là 3 vị chánh tế, tả ban, hữu ban, phân hiến và 08 học trò
gia lễ, 04 bồi tế, 01 đánh trống, 01 đánh chiêng, 01 đánh trống xây chầu, 02
người cầm che lọng, 18 người cầm cờ hội làng, cờ phướn ngũ sắc, ban nhạc
cổ dân tộc: kèn, nhị, bầu, sáo, nguyệt, tam, tứ, tranh, trống, chiến, xập xỏa…
Đội múa hát bả trạo.
Các bước tiến hành có thể thay đổi chút ít ở các địa phương nhưng vẫn
đảm bảo những nguyên tắc chính. Lễ hội cầu ngư ở đây được tổ chức trong 3
ngày 2 đêm.
Ngày thứ nhất: Buổi sáng Ban tổ chức và các lão ngư, chủ tế, các vị
tả ban, hữu ban và phân hiến thiết lập bàn thờ Chánh điện, tả ban, hữu ban,
sắp xếp bàn hương án, cờ, lọng, cây nêu, vật phẩm cúng tế, hương, hoa, đèn
đầy đủ. Ngư dân đưa kiệu ra cửa biển, một bàn án có đầy đủ vật phẩm, cúng
đọc văn tế, đoàn thuyền cờ xí rực rỡ rước Ông từ biển vào bãi biển. Đoàn
nghinh rước Ông chờ sẵn khiêng sắc phong của Ông, đội học trò gia lễ đứng
xếp hai hàng sau chủ tế và phân hiến hai tay nâng đèn thắp sáng, tiếp theo là
đội hát bả trạo chèo rập ràng theo tiếng sanh của Tổng Mũi, đi đầu là cờ lọng,
trống, chiêng, ban nhạc dân tộc, 4 người khiêng kiệu rước Ông và sắc chỉ có 2
lọng che 2 bên, hai hàng học trò gia lễ và đội hát bả trạo, dân làng, Vạn cầm
cờ nối tiếp đi từ bãi biển rước Ngài về ngự tại Chánh điện thờ, làm lễ Vọng, lễ
Nghinh Ông và các Thủy thần cùng về an vị.


Buổi chiều, thiết lập bàn thờ ngoài sân để làm lễ tế cô hồn và đọc Văn
tế, phát lộc, rải gạo muối, đốt vàng mã, áo giấy, đốt văn tế.
Ngày thứ hai:
Buổi sáng tổ chức lễ Chính Thức, đó là lễ cúng Nghinh Thần, đọc Văn
tế lễ hội cầu ngư - lễ Xây Chầu hát bả trạo. Hiến lễ: Dâng lễ lên Thần linh,
gồm có Sơ hiến lễ và Chung hiến lễ. Phần Sơ hiến lễ có đọc văn tế gọi là đọc
chúc. Tiếp theo là vào tế lễ: Xướng và Nhạc. Đốt văn, phục vị, nhạc chỉ, lễ
tất.

Buối tối: Tổ chức sân khấu hát bội tại Võ ca
Ngày thứ ba:
Buổi sáng: Tổ chức hội đua ghe giữa làng này, làng kia, vạn này, vạn
kia. Có các đội đua của nam và các đội đua của nữ. Tố chức đua lắc thúng cá
nhân, từng 4 thúng một lần, có khi đến 6, 7 lần, ai dẫn đầu ¼ thì vào bán kết,
tứ kết, chung kết. Chọn thuyền thúng đứng nhất, nhì, ba để lãnh thưởng. Đua
thuyền nam nữ cũng chọn ra nhất, nhì, ba để lãnh thưởng. Các trò chơi dân
gian khác chỉ trao thưởng cho người đứng đầu mà thôi.
Buổi chiều: Tiếp tục các trò chơi dân gian
Buổi tối: Đến Võ ca xem hát bội
Lúc nửa đêm về sáng: Lễ cúng tế, đưa Ông về lăng, về với biển khơi.
Đọc văn tế, mong Ông phù hộ cho ngư dân, vụ mùa thắng lợi, tôm cá đầy
khoang, ngư dân làng, vạn được ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, cuộc
sống yên vui, khi gặp nạn ngoài biển khơi, kêu Ngài đến cứu hộ kịp thời.
Phần tế với các nghi thức dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, đốt văn tế,
lễ rước đưa ngài và các Thần linh về Dinh về biển khơi, có cờ xí lọng, khiêng
kiệu, học trò gia lễ, trống chiêng ban nhạc dân tộc, đội hát bả trạo, hò đưa linh
Ông rất nghiêm trang, thành kính theo nghi lễ tục lệ của ngư dân vùng biển.


Đến nay vẫn còn lưu giữ phong tục thờ Ông và tổ chức lễ hội cầu ngư hàng
năm.
Tại Quảng Nam, theo truyền thống, lễ hội được diễn ra trong thời gian
3 ngày đêm. Ngày đầu tiên diễn ra nghi thức lễ cúng trần thiết bài vị, rồi tiến
hành theo lễ nghinh Ông; ngày thứ hai diễn ra nghi thức đại lễ tế thần. Nghi
thức lễ nghinh Ông còn gọi là nghinh thần, có nơi thực hiện lễ nghinh Ông cả
dưới biển lẫn trên bờ còn gọi là nghinh thủy lục. Thông thường lễ hội nghinh
Ông có lễ rước và lễ tế truyền thống. Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân
xuống thuyền ra biển. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con
nghênh đón. Cùng với thuyền rước Thuỷ tướng, có nhiều ghe lớn nhỏ tháp

tùng ra biển. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước Ông về lăng.
Lễ tế diễn ra trang trọng sau lễ rước với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu
an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông. Lễ chánh tế được tiến hành
vào lúc nửa đêm ngày thứ hai bước sang sáng ngày thứ ba. Bắt đầu buổi lễ
cầu ngư, vị chủ xướng tuyên bố khởi lễ. Sau phần giới thiệu là bài văn tế kể
về quá trình hình thành vùng đất quê hương và ý nghĩa thiêng liêng của tục lệ
cầu ngư. Tất cả mọi người dự lễ đều thành kính dâng trọn niềm tin sâu sắc và
lòng biết ơn đối với biển. Phần tế đủ nghi thức lễ lục cúng, đọc văn tế ca ngợi
công đức của thần, cầu xin cho thần ban cho vạn chài mùa bội thu, thuyền ra
khơi xuôi chèo mát mái, khi trở về tôm cá đầy ghe. Phần tiếp theo là lễ cúng,
dâng lên bàn thờ mâm lễ vật gồm hoa quả, heo quay và một số món khác
nhưng tuyệt nhiên không có bất kỳ loại hải sản nào. Khi vị chủ lễ lên chủ trì
phần cúng thì có một vị cao niên, tinh thần minh mẫn, trí tuệ đọc bài văn cúng
gồm có ba phần: mở đầu là cúng cá Ông, tiếp theo là lễ cúng Tiền hiền, Hậu
hiền, những bậc tiền nhân có công lập nên làng xã và cuối cùng là cúng âm
linh cô bác còn gọi là cô hồn, âm hồn. Nội dung văn tế cô hồn biểu hiện sự
thương yêu cho những kẻ bất hạnh và lòng nhân ái của con người đối với


những vong hồn người khốn khổ đã khuất. Lễ cúng kéo dài gần một giờ, sau
đó là phần hội cầu ngư.
Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư lăng Nam Hải làng Hưng Lương, lễ chính là
tế Nam Hải Ngọc Lân. Thông qua tế lễ ngư dân bày tỏ niềm kính tín, chiêm
tượng thần linh, đồng thời gửi gắm ước nguyện thiêng liêng là cầu mùa bội
thu và cầu an cho vạn chài. Nghi lễ tế cá Ông tương tự nghi thức tế Thành
hoàng. Bởi vậy có nhà nghiên cứu gọi cá Ông là Thành hoàng vạn chài. Nhân
sự thực hiện cuộc tế là một ban khánh tiết do vạn chài cử ra, gồm các bậc cao
niên đức độ, gia đình trọn vẹn, hòa thuận và không bị vướng tang. Người
đứng chánh tế phải tập quỳ, tập lạy hàng tháng trước đó và phải ăn chay, dọn
mình sạch sẽ ba ngày trước lễ tế. Khi tế lễ thần nếu lạy sai cũng sẽ bị vạn chài

bắt vạ.
Theo thông lệ, lễ hội được diễn ra trong quỹ thời gian 3 ngày đêm.
Ngày đầu tiên diễn ra nghi thức lễ cúng trần thiết bài vị, rồi tiến hành nghi lễ
nghinh thần, lễ an thần; ngày thứ hai diễn ra nghi thức đại lễ tế thần.
Nghi thức lễ đầu tiên, có nơi còn gọi lễ vọng, được bắt đầu từ sáng sớm
với mục đích cáo giỗ và cầu xin thần Nam Hải báo ứng cho vạn chài điềm
lành dữ trong năm. Lễ được cử hành trang nghiêm, dâng đủ ba tuần rượu và
đọc văn cúng. Bản văn cúng ca ngợi công đức của cá Ông trong việc giúp đỡ
các vạn chài. Nghi thức lễ nghinh thần, có nơi còn gọi là nghinh ông
Sanh (tức Đông Hải Ngọc Lân), có lăng thực hiện lễ nghinh thần cả dưới biển
lẫn trên bờ (nghinh thủy lục), được di chuyển về ngự tại điện lăng để chứng lễ
tế thần Nam Hải. Sau đó là lễ di thỉnh cô bác, chư vị tiền hiền vãn ngự các nơi
trong vạn chài về lăng cùng phụ hưởng.
Tiếp đến là lễ tế cô hồn tại sân lăng Nam hải với các lễ vật gồm: bát
cháo thánh (cháo hoa), bát gạo, muối, trầu cau, rượu cùng hương đăng, đồ
vàng mã. Khởi sự tế, vị chánh bái gõ ba hồi mõ sau đó dâng tuần rượu đọc


văn tế. Nội dung văn tế cô hồn biểu hiện sự thương yêu cho những kẻ bất
hạnh và tình cảm cộng đồng nhân ái dành cho những kiếp người khốn khổ đã
khuất. Tế xong, vật tế lễ được tung ra khắp nơi để thí thực cô hồn.
Lễ thánh tế (đại lễ nghinh thần) được tiến hành vào lúc nửa đêm ngày
thứ hai bước sang sáng ngày thứ ba. Lễ vật gồm đầu heo, hoa quả, bánh
tráng. Phần tế đủ nghi thức lễ lục cúng, đọc văn tế ca ngợi công đức của thần,
cầu xin cho thần ban cho vạn chài mùa bội thu, thuyền ra khơi xuôi chèo mát
mái, khi trở về tôm cá đầy ghe. Sau đó ngư dân làm lễ xuống thuyền mở màn
cho một vụ mùa đánh bắt cá.
Lễ xây chầu hát bả trạo là nghi thức bắt buộc, mở màn cho buổi hát án,
trở thành một lệ không thể thiếu. Hát bả trạo là một bộ phận nghi lễ, thể hiện
diễn xướng tổng hòa nhiều yếu tố hát và múa với đạo cụ là mái chèo. Đội

hình trình diễn bao gồm các con trạo (tay chèo) dưới sự chỉ huy của các tổng
mũi, tổng thương, tổng lái và tổng khậu. Tất cả được xếp theo hình một chiếc
thuyền rồng – thuyền linh để đưa hồn cá Ông phiêu diêu miền cực lạc. Nội
dung xuyên suốt là tạ ơn và ca ngợi đức cá Ông, xin thần ban cho vạn chài
cuộc sống bình an, no đủ.
Là những người sống nhờ biển khơi, gắn bó với biển, thường xuyên phải
đối đầu, ứng phó với sóng gầm, gió dữ, con người rõ ràng có nhu cầu gửi gắm
niềm tin, cầu xin sự viện trợ ở một đối tượng nào đó. Họ đã gửi niềm tin của
mình vào thần ngư Nam hải, tức cá Ông. Ngư dân vạn chài lập lăng để thờ
phụng, mở lễ hội tế thần để cầu an, cầu mùa qua đó thể hiện ước vọng thiêng
liêng của ngư dân về cuộc sống bình an, phồn thịnh mà khía cạnh cụ thể ở đây
là được mùa biển.
1.3.3. Các hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí
Lễ hội là một từ ghép để chỉ chung hoạt động lễ và hội ở nước ta. Đây
là hai hoạt động được tổ chức đồng thời và gắn kết với nhau trong một không


gian, thời gian nhất định. Lễ là phần con người giao cảm với thần linh diễn ra
rất tôn nghiêm, hội là phần giao cảm giữa con người với con người thường
được tổ chức sôi động, đầy tính nhân văn.
Thường thì có lễ mới có hội và cũng nhiều trường hợp có lễ mà không
có hội. Tuy nhiên hoạt động này ít khi tách khỏi nhau. Mặc dù phần lễ được
coi là phần quan trọng và bắt buộc nhưng trên thực tế trong cuộc sống hội lại
có phần hấp dẫn hơn. Phần lễ thường diễn ra ngắn và thu hút những người cao
tuổi còn đa phần thời gian dành cho phần hội được đông đảo lớp trẻ tham gia
nhiệt tình. Đến với lễ hội người ta bao giờ cũng dành thời gian đầu tiên để
thắp hương lễ Phật, lễ Thánh tuy nhiên thời gian đó không nhiều. Thu hút
nhiều người vẫn là những địa điểm tổ chức hội tại khu vực xung quanh. Đó là
hoạt động giúp cho con người lấy lại thăng bằng trong cuộc sống, giải tỏa mệt
mỏi, tiếp thêm sức lực để bước vào một vụ sản xuất mới hăng say hơn và chắc

chắn hiệu quả sẽ tốt hơn.
Trong lễ hội cầu ngư, nếu phần lễ diễn ra long trọng, trang nghiêm,
thành kính thì phần hội lại diễn ra vui vẻ, náo nhiệt và lôi cuốn rất nhiều
người tham gia.
Như vậy, hội trong lễ hội cầu ngư là một dịp để ngư dân tụ hội nhằm
bàn bạc công việc thờ cúng cá Ông, ra quân đánh bắt cá. Hội có ý nghĩa rộng
lớn không chỉ là tổ chức vui chơi hội hè. Các hoạt động không thể thiếu trong
lễ hội cầu ngư là hội đua thuyền, thi lắc thúng chai, thi kéo co, đẩy gậy, đi cà
kheo, đấu võ, đánh vật, thi đan lưới, vật tay, vật chân, nhảy bao bố, bóng
chuyền, thi câu cá…Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, hát bội, còn
có một hình thức múa hát đặc trưng của lễ hội cầu ngư là múa hát bả trạo (bả:
nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một
con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.
Hát múa bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật. Bả trạo là


hoạt cảnh múa hát, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền,
kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh, rước hồn “Đức Ông”.
Hát bội là loại hình nghệ thuật quan trọng không thể thiếu được trong
lễ hội cúng cá Ông của ngư dân. Hát bội trong lễ hội này còn gọi là hát thứ lễ,
hát án hay hát cúng lăng. Khai chầu hát thường là những tuồng tích có tính
chất “đánh đông dẹp bắc” như Tiết Nhơn Quý chinh đông, Lưu Kim Đính hạ
san, Mộc Quế Anh dâng cây... Kết thúc kì hát bao giờ cũng có màn “tôn
vương”, coi như hết cơn bĩ cực đến thời thái lai, thường là tuồng Sơn Hậu.
Các vở tuồng thường kết thúc có hậu, ít cảnh binh đao chết chóc. Thời gian
diễn tuồng có khi kéo dài đến 2 - 3 giờ sáng nhưng vẫn thu hút rất đông khán
giả và người xem rất hào hứng. Các đêm hát này không dính dáng đến nghi lễ,
chỉ mang tính chất giải trí.
Hò khoan là do một tập thể người lao động cùng hát. Nơi thể hiện đầu
tiên là trên thuyền ra khơi đánh cá, trong những lúc không thuận buồm xuôi

gió, tất cả thủy thủ và thuyền trưởng cùng hò. Về sau trong những lần vui
chơi, lễ hội, các nghệ nhân vùng biển đem điệu hò này vào sinh hoạt và cách
điệu hóa thành lối chèo thuyền trên cạn, gọi là hò khoan - chèo cạn. Mỗi điệu
hò mang một sắc thái riêng, có tác dụng cổ vũ tinh thần hăng say lao động,
xua tan sự khó khăn, nặng nhọc của nghề biển. Chính các điệu hò như một
mạch sống, tạo nên sự gắn kết cộng đồng trong sinh hoạt và trong sản xuất
trên biển.
Ở Huế phần hội là phần được đông đảo người dân chờ đón với nhiều
màn biểu diễn tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển, diễn tả
những cảnh hoạt động nghề biển trên cạn, dưới nước, cùng hội đua trải trên
phá Tam Giang.


×