Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án giao thông đường bộ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.75 KB, 4 trang )

62

Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CÁC TỈNH
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
RESEARCH ON THE FACTORS AFFECTING THE PROGRESS OF THE ROAD
PROJECTS IN THE MEKONG DELTA PROVINCES
TS. Trần Quang Phú
Bộ môn Quản lý dự án Xây dựng- Trường ĐH GTVT TP.HCM
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực
hiện các dự án giao thông đường bộ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL). Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông qua phương trình hồi quy
bội.
Từ khóa: Tiến độ thực hiện dự án, giao thông ĐBSCL.
Abstract: This paper presents the results of research on the influence of the factors affecting
implementation progress of road projects which are funded by state-budgets in the Mekong Delta
provinces. Analysis of influence of the factors affecting through multiple-regression equation.
Keywords: project progress, traffic in the Mekong Delta.

1. Giới thiệu
Trong thời gian qua, có khá nhiều dự án
xây dựng giao thông đường bộ bị chậm tiến
độ làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của
dự án. Tại ĐBSCL, một số dự án giao thông
trọng điểm như đường cao tốc Trung Lương
– Mỹ Thuận dự kiến hoàn thành vào cuối
năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa thể triển
khai thi công tại hiện trường; Dự án mở rộng
QL1 và xây dựng tuyến tránh qua Thành phố


Sóc Trăng; Dự án nâng cấp mở rộng
QL53 cũng đang chậm tiến độ 5 tháng do
vướng giải phóng mặt bằng và nguồn vốn
cho dự án.
Nhiều nguyên nhân đã được các cơ quan
công luận, các nhà quản lý chỉ ra. Tuy nhiên
cần thiết phải có những nghiên cứu có tính
khoa học, thông qua khảo sát thực tiễn với
quy trình nghiên cứu phù hợp nhằm làm cơ
sở cho việc đề xuất những giải pháp khắc
phục tình trạng chậm tiến độ thường xuyên
của các dự án giao thông sử dụng nguồn vốn
ngân sách.
Việc xác định được các yếu tố ảnh
hưởng đến tiến độ thi công có thể giúp cho
chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn và các cơ
quan quản lý liên quan đến công trình có thể
đảm bảo tiến độ thi công, đảm bảo hiệu quả
đầu tư của dự án và tránh được những tổn
thất do việc chậm tiến độ gây ra.

Bài báo trình bày kết quả của một
nghiên cứu nhằm nhận dạng và phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các
dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân
sách tại các tỉnh ĐBSCL.
2. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước
sau:


Hình 1. Quy trình nghiên cứu

Căn cứ danh mục sơ bộ các yếu tố ảnh
hưởng, tiến hành thiết kế bảng khảo sát thử
nghiệm, sau đó khảo sát thử nghiệm và phân
tích kết quả bằng phần mềm SPSS 18. Căn
cứ vào kết quả kiểm định thang đo, loại bỏ

62


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 18-02/2016

các yếu tố không phù hợp, hoàn thiện bảng
câu hỏi và tiến hành khảo sát chính thức.
3. Phân tích dữ liệu
Khảo sát thử nghiệm được tiến hành với
bảng câu hỏi gồm 26 nhân tố ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện dự án và được gửi đến 22
chuyên gia và thu thập lại được 20 bảng trả
lời. Các chuyên gia được mời khảo sát là cán
bộ lãnh đạo tại các Sở Giao thông vận tải,
Ban quản lý dự án chuyên ngành Giao thông,
lãnh đạo các Doanh nghiệp Xây dựng và Tư
vấn chuyên ngành Giao thông có từ 10 năm
kinh nghiệm.
Căn cứ vào kết quả khảo sát thử nghiệm,
những nhân tố có giá trị trung bình mean lớn
hơn 3 được giữ lại để tiếp tục khảo sát. Bảng
câu hỏi chính thức phát hành gồm 21 nhân tố

với mẫu được chọn theo thuận tiện. Tổng số
phiếu khảo sát được phát trực tiếp và gián
tiếp là 200 phiếu tập trung tại các tỉnh Vĩnh
Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và Cà Mau.
Phiếu khảo sát được trả lời bởi chủ đầu tư
(35%), công ty xây dựng (40%), đơn vị tư
vấn (13,5%), đơn vị giám sát (11,5%). Tổng
số phiếu thu về được kiểm tra hợp lệ là 129
phiếu.
Thống kê mô tả và các kiểm định thống
kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS. Kết
quả kiểm định cho thấy các nhóm yếu tố đều
có hệ số Cronbach Alpha đạt từ 0.7 trở lên và
các biến quan sát trong từng nhóm có hệ số
tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên thang
đo đạt được độ tin cậy, đảm bảo điều kiện để
tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố ở phần
sau.
Thông qua tổng quan các nghiên cứu đã
công bố và khảo sát thử nghiệm, 21 biến
quan sát về nguyên nhân phân tích PCA theo
phương pháp trích Principal Component
Analysic với phép xoay Varimax. Các biến
quan sát có trọng số nhỏ hơn 0.5 bị loại bỏ.
Các tiêu chí đánh giá mô hình PCA được áp
dụng là:
Tổng phương sai trích (giải thích biến
thiên của các biến quan sát) >= 50%; Mức ý
nghĩa của kiểm định Spherity của Bartlett <=
0.05; Hệ số KMO >= 0.5. Các tiêu chí khác:

Hệ số Extraction > 0.5, Giá trị Egenvalue >
1, Hệ số tải nhân số của tất cả các nhân tố

63

đều >= 0.5; Khác biệt hệ số tải nhân tố của
một biến quan sát giữa các nhân tố > 0.3.
Bảng 1 cho thấy kết quả phân tích nhân
tố có KMO=0.742 > 0.5 nên PCA phù hợp
với dữ liệu và thống kê Chi-Square của kiểm
định Bartlett đạt giá trị 1736.96 với mức ý
nghĩa 0.000. Như vậy, việc phân tích nhân tố
đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu để có
thể triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Bảng 1. Kết quả kiểm định KMO và Barlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure
of Sampling Adequacy
Approx. ChiBartlett's
Square
Test of
Sphericity
df
Sig.

0,742
1736,96
190
0,000


Dựa vào kết quả phân tích nhân tố PCA,
các nhân tố trích ra đạt yêu cầu về giá trị độ
tin cậy, nhưng có sự khác biệt so với mô hình
giả thuyết đặt ra, tác giả điều chỉnh mô hình
so với giả thuyết ban đầu và đặt lại tên cho
các nhân tố (bảng 2):
- Nhân tố P1: Cơ chế, chính sách và hệ
thống văn bản pháp luật (VBPL).
- Nhân tố P2: Năng lực của Chủ đầu tư.
- Nhân tố P3 : Hệ thống thông tin dự án.
- Nhân tố P4: Môi trường tác động bên
ngoài.
- Nhân tố P5: Năng lực của các nhà thầu.
Bảng 2. Các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến
độ thưc hiện dự án

Nhân tố P1: Cơ chế, chính sách và hệ thống
VBPL
CP1 Sự đồng bộ trong các văn bản pháp luật.
CP2 Tính thống nhất và phù hợp với thực
tiễn cùa VBPL.
CP4 Khả năng quyết định theo thẩm quyền
được giao.
CP5 Sự phù hợp với quy hoạch, điều kiện
kinh tế - xã hội, tập quán của địa
phương.
YK4 Công tác giao nhận đất giải phóng mặt
bằng thuận lợi, giao mặt bằng đúng tiến
độ.
Nhân tố P2: Năng lực của Chủ đầu tư

CT1 Chủ đầu tư xác định rõ phạm vi, quy mô
dự án.
CT4 Chủ đầu tư quyết tâm thực hiện mục tiêu

63


64

CT5
NL3

Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016
dự án.
Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
đơn vị Chủ đầu tư.
Khả năng điều phối, quan hệ của Chủ
đầu tư với các cơ quan quản lý chuyên
ngành tại địa phương

Nhân tố P3: Hệ thống thông tin dự án
YK2 Sự phổ biến rộng rãi về thông tin, tiến
trình thực hiện dự án.
YK5 Sự đồng lòng của người dân khi biết rõ
mục tiêu và lợi ích dự án đem lại.
YK1 Tính minh bạch trong quá trình thực
hiện dự án ở các khâu, các cấp.
Nhân tố 4: Môi trường tác động bên ngoài
CP3 Dự án xây dựng qua nhiều địa phương
với cơ chế, chính sách không đồng nhất.

CT2 Sự kiểm tra, thanh tra nghiêm túc,
thường xuyên của cơ quan chức năng.
CT3 Sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
YK7 Hệ thống kênh rạch và địa chất phức
tạp.
YK6 Nguồn cung cấp VLXD hạn chế.
Nhân tố P5: Năng lực của các nhà thầu
NL4 Năng lực nhân sự, máy móc, thiết bị của
Nhà thầu thi công.
NL2 Năng lực, kinh nghiệm của chỉ huy
trưởng công trình.
NL1 Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm,
năng lực.
YK3 Sự phối hợp giữa các nhà thầu (thi công,
QLDA, TVGS…) tại hiện trường.

Một phương trình hồi quy được xây
dựng dựa trên 5 biến (nhóm nhân tố) đã được
xác định.
Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Y = 0,294P1 + 0,238P2 +
0,213P3 + 0,217P4 + 0,201P5
Từ phương trình hồi quy cho thấy tiến
độ thực hiện các dự án giao thông đường bộ
tại các tỉnh ĐBSCL chịu sự tác động của các
yếu tố: Cơ chế, chính sách và hệ thống
VBPL; Năng lực của chủ đầu tư; Hệ thống
thông tin dự án; Môi trường tác động bên
ngoài và Năng lực của các nhà thầu.
4. Phân tích sự ảnh hưởng của các

nhân tố
- Cơ chế, chính sách và hệ thống VBPL

Nhân tố này có tác động mạnh nhất đến
đối tượng nghiên cứu. Với hệ số β = 0,294 là
lớn nhất nên tác động của biến này lên biến
phụ thuộc lớn nhất. Khi mức độ tác động của
nhân tố này tăng lên 01 đơn vị thì mức độ
ảnh hưởng tăng lên 0,294 đơn vị.
Sự ảnh hưởng của biến P1 đến tiến độ
thực hiện dự án trong mô hình là hoàn toàn
phù hợp với đặc điểm và tính chất của các dự
án giao thông đó là việc sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước và mức độ ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Năng lực của chủ đầu tư
Với hệ số β = 0,238 nên tác động của
biến này lên biến phụ thuộc đứng thứ hai sau
biến P1. Khi mức độ tác động của nhân tố
này tăng lên 01 đơn vị thì mức độ chậm trễ
tăng lên 0,238 đơn vị.
Sự ảnh hưởng của biến P2 đến tiến độ
thực hiện dự án trong mô hình là hoàn toàn
phù hợp, cho thấy vai trò quyết định, chịu
trách nhiệm và không thể thay thế của chủ
đầu tư khi dự án chậm tiến độ, đặc biệt đối
với các dự án đầu tư công.
- Hệ thống thông tin dự án
Việc xuất hiện nhân tố này với hệ số β =
0,213 cho thấy tầm quan trọng của việc công

khai các thông tin về quy hoạch, công tác vận
động, tuyên truyền trong cộng đồng dân cư
và tính minh bạch trong quá trình thực hiện
các dự án giao thông ở địa phương, một vấn
đề mà trong thời gian qua chưa được quan
tâm đúng mức.
- Môi trường tác động bên ngoài
Mức độ tác động của nhân tố này đến
tiến độ thực hiện dự án với hệ số β = 0,217
cho thấy tính đặc thù của các dự án giao
thông trải dài qua nhiều địa phương và những
khó khăn bất lợi về điều kiện địa hình, địa
chất tại khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng
quan trọng đến tiến độ thực hiện dự án ở giai
đoạn thực hiện đầu tư.
- Năng lực của các nhà thầu
Một bất ngờ thú vị là yếu tố năng lực của
các nhà thầu (thi công, tư vấn thiết kế, giám
sát…) lại có mức độ ảnh hưởng thấp nhất
trong các nhân tố tác động với hệ số β =
0,201. Điều này có thể lý giải trong một môi

64


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 18-02/2016

trường đầu tư tốt, cơ chế chính sách phù hợp,
với sự đồng thuận của người dân cùng trách
nhiệm và năng lực của chủ đầu tư thì nhân tố

chủ quan là năng lực của các nhà thầu tham
gia thực hiện dự án sẽ không có ảnh hưởng
lớn đến tiến độ thực hiện của dự án. Và điều
này cũng đã được chứng minh qua thực tiễn
trong thời gian gần đây, những dự án giao
thông nào khắc phục được 4 yếu tố Cơ chế,
chính sách và hệ thống VBPL; Năng lực của
chủ đầu tư; Hệ thống thông tin dự án; Môi
trường tác động bên ngoài thì đều hoàn
thành đúng hoặc trước thời hạn quy định.
5. Kết luận
Thông qua nghiên cứu đã nhận dạng
được 05 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện dự án giao thông đường bộ sử dụng
vốn ngân sách nhà nước tại các tỉnh ĐBSCL.
Kết quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố
về cơ chế, chính sách và các VBPL trong đầu
tư xây dựng, năng lực của chủ đầu tư và
những thông tin đảm bảo sự công khai minh
bạch của dự án ảnh hưởng mạnh đến tiến độ
thực hiện dự án. Điều kiện địa hình sông
nước với địa chất phức tạp và năng lực của
các nhà thầu cũng ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện dự án.

65

Phạm vi nghiên cứu được áp dụng cho
các dự án xây dựng giao thông đường bộ sử
dụng vốn ngân sách tại các tỉnh các tỉnh

ĐBSCL. Các nghiên cứu tiếp theo có thể
khảo sát, phân tích mở rộng đối với các dự án
giao thông đường bộ trên địa bàn cả nước với
nhiều nguồn vốn khác 
Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS 1&2, Nhà xuất bản Hồng Đức.
[2] Cao Hao Thi. Critical success factors in
project management: An analysis of
infrastructure projects in Viet Nam,
ASEAN Institute of Technology, School
of Management, Bangkok, Thailand,
2006
[3] Al-Ghafly MA (1995), Delays in
construction of public utility projects in
Saudi Arabia.
Ngày nhận bài: 04/01/2016
Ngày chấp nhận đăng: 19/01/2016
Phản biện: TS. Trương Quang Dũng
TS. Phạm Thị Nga

65



×