Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.13 KB, 15 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại, đứng vững trên
thị trường các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản
xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh
tranh. Khi đó, KTQT chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các
quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.
Qua thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long, hệ
thống kế toán của công ty chủ yếu cung cấp thông tin cho báo cáo tài chính, báo cáo
thuế, chưa có hệ thống báo cáo kế toán quản trị, chưa chú trọng đến kế toán quản trị
chi phí. Do vậy, công ty cần hoàn thiện kế toán quản trị chi phí để đáp ứng nhu cầu
thông tin trong việc ra quyết định.
Từ lý do về mặt lý luận và thực tiễn, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
”Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về tổ chức phân loại chi phí
Tác giả Trần Thanh Tâm, Lại Thị Hường nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra được
Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi và công ty Bia Sài Gòn – Hà Nam đã phân
loại chi phí theo nội dung kinh tế và theo khoản mục giá thành. Việc phân loại chi
phí mới chỉ dừng lại ở mức thực hiện theo những cách phân loại chi phí thông
thường phục vụ cho công tác kế toán tài chính như tính giá thành sản phẩm và lập
các báo cáo theo quy định của Nhà Nước chứ chưa được tổ chức phân loại theo
quan điểm của kế toán quản trị. Từ thực trạng đó, các tác giả đã đề xuất các công
ty phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để kiểm soát chi phí có hiệu quả


hơn.
Về tổ chức lập dự toán


Trong đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại bệnh viện hữu nghị đa
khoa Nghệ An”, tác giả Chu Thị Thanh Huyền (2013). Tại bệnh viện đa khoa Nghệ
An việc lập dự toán chi phí gần như mới chỉ manh nha hình thành, đơn vị chưa coi
trọng việc lập kế hoạch thực hiện để kiểm soát chi phí. Dự toán chi phí chỉ được
lập nhằm phục vụ nhu cầu cấp ngân sách chưa quan tâm tới hiệu quả kiểm soát chi
phí. Do vậy, tác giả đã kiến nghị hoàn thiện việc lập dự toán chi phí nhằm kiểm
soát chi phí tốt hơn.
Về tổ chức phân tích thông tin
Tác giả Trần Thanh Tâm, Lại Thị Hường đã nghiên cứu được thực trạng là
công tác phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đường
Quảng Ngãi và công ty Bia Sài Gòn – Hà Nam còn rất đơn giản, chỉ phân tích một
cách khái quát các chỉ tiêu chi phí, giá thành thông qua việc so sánh chênh lệch
tuyệt đối giữa khoản mục giá thành thực tế với giá thành kế hoạch. Việc so sánh
định mức kinh tế, kỹ thuật tiêu hao mới chỉ là so sánh tổng giá trị có bù trừ giữa
các loại với nhau và đảm bảo không vượt chứ chưa đi vào phân tích từng khoản
mực từng yếu tố. Từ đó, tác giả đã tiến hành phân tích thông tin biến động chi phí,
đề xuất phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Phân tích điểm hòa
vốn để đưa ra các quyết định sản xuất nên thuê ngoài gia công chế biến hay tự sản
xuất, tác giả cũng đã phâung
3.2.4.4. Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.2.5. Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh
doanh
Thông tin thích hợp có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định


kinh doanh. Tuy nhiên, tại công ty hệ thống thông tin còn quá hạn chế để có thể thực
hiện dược việc phân tích điểm hòa vốn, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng
– lợi nhuận, ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định sản xuất kinh
doanh ngắn hạn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Ở chương 3 này, luận văn đã khái quát được đặc điểm tổ chức hoạt động và
quản lý của công ty. Luận văn cũng tập trung phản ánh thực trạng kế toán quản trị
chi phí trên các mặt như phần cơ sở lý luận đã trình bày: Nhận diện và phân loại
chi phí, định mức, dự toán chi phí, phân tích kiểm soát chi phí. Từ đó luận văn đã
đưa ra những tồn tại trong công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty và các
nguyên nhân của nó, từ các nguyên nhân này đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kế
toán quản trị chi phí tại công ty. Nhìn chung, công tác kế toán quản trị nói chung
và kế toán quản trị chi phí nói riêng tại công ty chưa được trú trọng. Mọi thông tin
kế toán, gần như chỉ phục vụ nhu cầu của hệ thống kế toán tài chính. Chính vì vậy
việc nghiên cứu hoàn thiện kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí tại công ty
là một việc rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty. Giúp công
ty kiểm soát chi phí tốn, tránh gian lận, lãng phí chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận và
sự phát triển lâu dài của công ty.
CHƢƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NĂNG LƢỢNG XANH THĂNG LONG
4.1 . THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Về phân loại chi phí
Việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, theo chi phí trực tiếp,
gián tiếp, theo cách lựa chọn phương án chưa được áp dụng khiến nhà quản trị
doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định kinh doanh thường gặp nhiều khó khắn,


không có cơ sở chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
4.1.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
Việc lập định mức và dự toán chi phí chưa được quan tâm đúng mực. Tất cả
các yếu tố về định mức sản xuất còn quá ít, chưa có định mức tiêu hao nhiên liệu
chi tiết mà chỉ có định mức tổng quát trung bình.
4.1.3. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí.

Tất cả các nhà máy đều sản xuất cùng một loại sản phẩm, do vậy việc xác
định chi phí cho đối tượng chịu phí là các phân xưởng, đối tượng tính giá thành là
sản phẩm hơi được thực hiện khá đơn giản và thuận lợi.
4.1.4. Về phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí
Tại các nhà máy đã có lập báo cáo về nguyên vật liệu, suất tiêu hao nhiên liệu
trên tấn hơi, tuy nhiên chưa có hệ thống kiểm soát chi phí tiền lương và chi phí sản
xuất chung.
4.1.5. Việc phân tích thông tin chi phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh
Hệ thống kế toán quản trị nói chung và hệ thống kế toán quản trị chi phí
nói riêng tại công ty chưa được trú trọng đúng mức nên không có nguồn thông
tin hữu ích cung cấp cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh doanh.
4.2. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƢỢNG
XANH THĂNG LONG
4.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Kế toán quản trị đã có từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn chưa
được quan tâm đúng mực.
- Ban lãnh đạo công ty chưa có những biện pháp thiết thực để hệ thống kế
toán quản trị được phát triển và hoàn thiện.
- Cả công ty chưa có mục tiêu chung để thực hiện, chưa có tiêu chí kiểm soát
chi phí.


4.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Kế toán quản trị chi phí có nhiều quan điểm, định hướng khác nhau làm cho
các nhà quản trị công ty lúng túng khi áp dụng.
- Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng ở mỗi doanh
nghiệp có đặc thù kinh doanh khác nhau thì hoàn toàn khác nhau.
4.3. NHỮNG YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƢỢNG XANH THĂNG LONG

4.3.1. Phương hướng phát triển của công ty
4.3.2. Những yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty
Cổ phần Năng lượng xanh Thăng Long
4.4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƢỢNG XANH THĂNG LONG
4.4.1. Hoàn thiên phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, giúp doanh nghiệp phân biệt
được định phí hay biến phí.
4.4.2. Hoàn thiện việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
4.4.3. Hoàn thiện việc xác định chi phí cho đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí không chỉ là sản phẩm sản xuất mà có thể là quy trình sản
xuất, công việc hay từng phòng ban chức năng, từng nhà máy trong công ty. Do
vậy, công ty có thể xác định chi phí riêng cho từng phòng ban như phòng kế toán,
phòng nhiên liệu, cho từng nhà máy,... việc tính chi phí cho từng trung tâm chi phí
sẽ giúp quy trách nhiệm được cho các phòng ban hay nhà máy đó để xác định chi phí
cho từng phòng từng nhà máy để có thể kiểm soát chi phí tốt nhất. Và cung cấp đầy
đủ thông tin cho việc đánh giá từng bộ phận.
4.4.4. Hoàn thiện việc phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty khá đơn giản, mỗi nhà máy chỉ sản
xuất một sản phẩm duy nhất nên tập hợp chi phí khá dễ dàng, do vậy nhà máy có


thể lập báo cáo chi phí sản xuất theo sản phẩm. Các báo cáo chi phí sản xuất bao
gồm: Báo cáo về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung.
4.4.5. Hoàn thiện phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định
kinh doanh
4.4.5.1. Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng - lợi nhuận
Qua quá trình phân tích CVP giúp cho nhà quản lý có thể xem xét bản
chất các mối quan hệ giữa các nhà máy bên trong công ty ảnh hưởng như thế

nào tới lợi nhuận của toàn doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Thông qua phân
tích điểm hòa vốn, nhà quản lý có thể xem xét các phương án kinh doanh khác
nhau, đây cũng là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh như có thể mớ
thêm nhà máy mới không? Với mức sản lượng tối thiểu là bao nhiêu và giá bán
hơi là bao nhiêu thì có thể mở thêm nhà máy mới.
4.4.5.2. Ứng dụng phân tích thông tin chi phí đưa ra quyết định ngắn hạn
4.4.5.3. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin giữa kế toán quản trị với các bộ
phận liên quan


KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở phân tích thực trạng về KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Năng
Lượng Xanh Thăng Long kết hợp với cơ sở lý luận về KTQT chi phí luận văn đã
làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện KTQT chi phí. Đồng thời tập trung hoàn thiện
các nội dung KTQT chi phí tại Công ty: Phân loại chi phí phục vụ yêu cầu của
KTQT; Xây dựng hệ thống định mức; dự toán chi phí linh hoạt nhằm mục đích
tăng cường kiểm soát chi phí nội bộ; phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận để
ra quyết định kinh doanh; kiểm soát chi phí thông qua phân tích các nhân tố lượng
và giá để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng, nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán
phục vụ hoạt động quản trị và lập các báo cáo quản trị.



×