Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguồn nhân lực ngành xây dựng cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.54 KB, 5 trang )

ĐÀO
DỰNG
TẠOVÀ ĐÔ THỊ
NGHIÊN
DIỄN ĐÀN
CỨU XÂY

NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG

Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế

TS. Nguyễn Anh Dũng*

Việt Nam đang thực hiện công cuộc hiện đại hóa
đất nước trong điều kiện kinh tế xã hội đòi hỏi vốn
đầu tư xây dựng rất lớn, chiếm tỷ trọng 30-35%
GDP. Tập trung đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng
kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành
nghề, tốc độ đô thị hóa phát triển với nhiều dự án
nhà ở, kèm theo đó là các công trình công cộng văn
hóa, giáo dục, dịch vụ… được đầu tư tỷ lệ thuận với
tốc độ tăng GDP hàng năm và nhu cầu của xã hội. Vì
vậy, hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao,
đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn làm việc trong lĩnh
vực quản lý, tư vấn, sản xuất vật liệu xây dựng đến
hoạt động xây lắp trên hàng chục vạn công trình
xây dựng trải rộng trên khắp mọi miền của tổ quốc.
*Phó Giám đốc Học viện CBQL xây dựng & đô thị, Bộ XD

22 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ


Vấn đề cốt lõi, quan trọng chất lượng nguồn nhân lực
là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, tiến độ, giá
thành, chất lượng của dự án, góp phần quan trọng vào
hiệu quả đầu tư và vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn tới, thị trường
quốc tế rộng mở đòi hỏi chất lượng của bộ máy quản lý,
trình độ năng lực của tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát,
quản lý dự án; quản lý thi công xây lắp cũng như tay nghề
của công nhân cần phải chuyên nghiệp, trình độ cao, sử
dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo yếu tố cạnh tranh
công bằng, công khai minh bạch trong cơ chế thị trường.
Đối với ngành Xây dựng, để đáp ứng nhu cầu hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, nhân lực ngành Xây dựng
phải được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Chúng
ta đang gặp nhiều thách thức trong thời kỳ mới, nhất là
mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp, vận hành nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, Bộ Xây dựng đã có
những định hướng, chiến lược chỉ đạo và đã xây dựng


NGHIÊN CỨU

ĐÀO TẠO

Khóa đào tạo về Quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961 dành cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh
tại TP. Cần Thơ, tháng 11-2018

“Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng giai
đoạn 2011 - 2020” và Kế hoạch hành động của ngành Xây

dựng triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện
"chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững". Muốn
đạt được các mục tiêu, định hướng đã được nêu ra trong
Quy hoạch, điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng
đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Xây dựng.
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG
Ngành Xây dựng bao gồm toàn bộ các hoạt động xây
dựng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Do đó nguồn nhân lực ngành Xây dựng không nên hiểu
chỉ là lực lượng lao động xây dựng thuộc phạm vi quản lý
của Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng, mà phải bao gồm
toàn bộ lực lượng lao động trí óc và chân tay, trực tiếp
tham gia và chuẩn bị tham gia vào các hoạt động của
ngành Xây dựng.
Nguồn nhân lực ngành Xây dựng gồm các bộ phận
sau: Bộ phận lao động trực tiếp (công nhân) làm việc
trong các đơn vị xây dựng; Bộ phận lao động gián tiếp
(những người làm các công tác lãnh đạo, quản lý, chuyên
môn, nghiệp vụ,…) tại các đơn vị xây dựng; Bộ phận
cán bộ, công chức hành chính, quản lý Nhà nước về xây
dựng ở Trung ương và địa phương; Bộ phận viên chức sự
nghiệp, dịch vụ, phục vụ cho các hoạt động xây dựng;

Bộ phận công nhân xây dựng làm việc tại nước ngoài, đi
theo các chương trình xuất khẩu lao động; Bộ phận học
sinh, sinh viên ngành Xây dựng đang học tập trong các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng.
Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong
ngành Xây dựng tăng đều những năm gần đây, được
trình bày trong bảng 1.

Bảng 1
Đơn vị: Nghìn người
Năm

2012

Số lượng lao động

2013

2014

2015

2016

2017

3271,5 3308,7 3313,4 3431,8 3800,1 4027,7

% trong lao động cả nước

6,36

Tăng so năm trước %

6,34

6,28


6,49

6,98

7,49

1,14% 0,14% 3,57% 0,68% 0,22%

Do công tác quản lý, dự báo nguồn nhân lực nói
chung và công tác dự báo nguồn nhân lực ngành Xây
dựng nói riêng, chưa thống kê được chính xác nhu cầu
lao động nên còn hạn chế trong việc xác định và điều
tiết cơ cấu trình độ, ngành đào tạo, thiếu gắn kết giữa
đào tạo và sử dụng, nhất là ở nhóm nghề nặng nhọc và
ở các chuyên ngành mới, ít đào tạo hoặc thiếu hụt so với
nhu cầu, như: Xây dựng công trình ngầm, công trình có
yêu cầu đặc biệt, quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị...

Số 62-63.2019

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

23


ĐÀO
DỰNG
TẠOVÀ ĐÔ THỊ
NGHIÊN

DIỄN ĐÀN
CỨU XÂY
Chung với thực trạng nguồn nhân lực của cả nước,
nhân lực ngành Xây dựng cũng đang tồn tại hai loại hình
nhân lực là nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng
cao (lao động có trình độ đào tạo từ Đại học, Thạc sỹ, Tiến
sỹ, có kỹ năng làm việc và khả năng ngoại ngữ tốt; cán
bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề bậc cao). Nhân
lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, nhân lực chất
lượng cao ở các đối tượng lao động chiếm tỷ lệ thấp. Mỗi
bộ phận nguồn nhân lực ngành Xây dựng trên có những
đặc điểm, tính chất khác nhau, đòi hỏi phải có những giải
pháp khác nhau trong việc phát triển nguồn nhân lực về
số lượng, cơ cấu và chất lượng, phù hợp với từng bộ phận
nguồn nhân lực này.
NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Như đã xác định, hội nhập quốc tế đặt ra những
yêu cầu mới đối với phát triển nguồn nhân lực của đất
nước, vừa tạo cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra không
ít thách thức, khó khăn cần phải vượt qua. Đối với phát
triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, xuất hiện một số cơ hội và thách thức cụ
thể như sau:
Cơ hội
Hội nhập quốc tế tạo điều kiện thực tế cho mở rộng
thị trường lao động ngành Xây dựng, cả thị trường trong
nước và thị trường quốc tế. Trong điều kiện hội nhập
quốc tế, với việc thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và

mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh dịch vụ, ngày càng có thêm nhiều công
trình xây dựng mới, làm cho nhu cầu nhân lực ngành
Xây dựng ngày càng cao. Đồng thời, hội nhập quốc tế
tạo cơ hội mở ra thị trường xuất khẩu lao động ngành
Xây dựng ngày càng rộng lớn hơn, đa dạng hơn với

Phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và
tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia

24 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

nhiều đối tác hơn.
Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho việc mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế về nhân lực chất lượng cao (kỹ sư, chuyên
gia, nhà quản lý...), tạo thuận lợi cho việc nâng cao trình
độ năng lực chuyên môn cho bộ phận nguồn nhân lực
chất lượng cao thông qua học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
và có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với những kiến thức, kỹ
năng hiện đại của thế giới.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội trên, hội nhập quốc tế cũng
đưa lại những thách thức đáng kể đối với nguồn nhân lực
ngành Xây dựng nước ta.
Khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân
lực còn nhiều hạn chế. Hiện nay, một bộ phận khá lớn
lực lượng lao động ngành Xây dựng còn thiếu hụt nhiều
về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,
giao tiếp... Đây đang là một lực cản đáng kể trong việc mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế về lao động và là nguyên

nhân trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu
quả làm việc của người lao động trong ngành Xây dựng ở
cả trong nước và quốc tế.
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong
ngành Xây dựng đang là một thách thức lớn. Hội nhập
quốc tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động xây dựng theo mặt bằng của khu vực và thế
giới, trong khi bộ phận nhân lực chất lượng cao, cả về
nhân lực chuyên môn, kỹ thuật và quản lý, giám sát
đang còn nhiều yếu kém. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân trực tiếp làm hạn chế chất lượng, hiệu
quả các công trình xây dựng hiện nay.
Ý thức trách nhiệm, thái độ, sự trung thực, tính liêm
khiết của một bộ phận nhân lực ngành Xây dựng, nhất
là trong đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà
chuyên môn cũng đang là một thử thách không nhỏ, cản
trở trực tiếp đến sự phát triển của ngành Xây dựng. Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế, đây càng là một thách thức
cần phải khẩn trương, kiên quyết khắc phục.
Việc nắm bắt những cơ hội và quyết tâm vượt qua
những thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực
ngành Xây dựng trong bối cảnh hội nhấp quốc tế là một
yêu cầu thực sự cấp thiết, cần phải được tập trung giải
quyết một cách ưu tiên trong việc hoạch định các chủ
trương chính sách, cũng như trong tổ chức thực hiện của
các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng và các cấp, các
ngành có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành
Xây dựng ở nước ta.
Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá



NGHIÊN CỨU

ĐÀO TẠO

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Xây dựng đang là một thách thức lớn

và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là một
trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, phát
triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và
tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Việc phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực ngành
Xây dựng, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược
phát triển tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong
mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định hướng
cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó
khăn, hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và
giải pháp phát triển thích hợp cho từng giai đoạn phù
hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.
Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng cán
bộ, công chức và người lao động là trách nhiệm của
Nhà nước, của từng Ngành, từng địa phương cũng như
của từng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Nhận thức sâu sắc
việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức,
người lao động của toàn ngành Xây dựng là nhân tố
quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ngành Xây dựng và là sự nghiệp chung
của toàn Ngành. Vì vậy, đào tạo-bồi dưỡng chuẩn hóa

nguồn nhân lực theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành
Xây dựng giai đoạn 2011-2020 sẽ góp phần vào thắng lợi
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế của ngành Xây dựng Việt Nam.

Tài liệu tham khảo
1. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị
quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hội nghị
lần thứ 8.
2. Báo cáo đánh giá về “Thị trường lao động Việt Nam”
của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TBXH) năm 2016.
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của
Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, ngày 05-32010, Hà Nội.
4. Niên giám thống kê năm 2014, 2015, 2016, 2017
trang 133, 233, 235, 281.
5. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển nhân lực
Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
6. Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 13/09/2012 của Bộ
Xây dựng về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân
lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020
7. - Dự báo nhu cầu
nhân lực 2015 đến 2025.
8. Quyết định 1659/QĐ-BXD ngày 28/12/2018 của Bộ
Xây dựng về Ban hành Kế hoạch hành động của ngành
Xây dựng triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực
hiện chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.


Số 62-63.2019

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

25




×