Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.04 KB, 5 trang )
– tiên tiến, kinh nghiệm
quản trị, điều hành ngân hàng theo cơ chế thị trường hàng trăm năm và sản
phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú, các định chế tài chính nước
ngoài (với tư cách là cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam) đang được
kỳ vọng hỗ trợ, giúp đỡ và song hành cùng với ngân hàng Việt Nam để phát
huy hơn nữa các thế mạnh sẵn có và nâng cao năng lực quản trị, điều hành,
mở rộng, phát triển các lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ còn yếu của các ngân hàng
Việt Nam. Thực tế cho thấy, sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài
tại các ngân hàng Việt Nam đã tạo động lực và điều kiện cho các ngân hàng
Việt Nam tăng cường được tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng
hoạt động và khả năng cung cấp dịch vụ, đồng thời khẳng định được tầm vóc,
thương hiệu trên thị trường nội địa và quốc tế. Vì vậy, việc các ngân hàng
Việt Nam chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài trong
bối cảnh hội nhập quốc tế là rất cần thiết.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VIETCOMBANK
VÀ CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC
Luận văn nêu khái quát được tổng quan về Vietcombank, cơ cấu tổ chức,
và kết quả kinh doanh của Vietcombank. Qua phân tích, có thể thấy được
trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Vietcombank ổn định và
phát triển tốt. Các chỉ số kinh doanh đều hiệu quả và an toàn, đảm bảo lợi ích
cho khách hàng và cổ đông. Vietcombank hướng tới một ngân hàng đa năng
và hướng tới ngân hàng số một về bán lẻ, số hai về bán buôn.
Đồng thời, trong chương này, tác giả cũng giới thiệu về cổ đông chiến
lược của Vietcombank. Cổ đông chiến lược duy nhất tại thời điểm hiện tại của
Vietcombank là một đối tác của Nhật Bản, Ngân hàng Mizuho. Đây là một
trong ba ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản, ngân hàng có uy tín không chỉ
trong khu vực mà còn trên thị trường tài chính thế giới.
Sự hợp tác giữa Vietcombank và Mizuho đánh dấu một bước quan trọng