Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.23 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 
 Chỉ tiêu                                                                                                                                        
 
.......................................................................................................................................
    
 20

KẾT LUẬN............................................................................................................30


DANH MỤC BẢNG BIỂU

 Chỉ tiêu                                                                                                                                        
 
.......................................................................................................................................
    
 20


LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp.Tất  
cả  các hoạt động kinh doanh đều  ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh  
nghiệp,ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc 
kìm hãm quá trình kinh doanh.Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động 
kinh doanh có hiệu quả  các nhà quản trị  cần phải thường xuyên tổ  chức phân  
tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài 
chính cho ta biết những điểm mạnh và yếu về  hoạt động sản xuất kinh doanh  
của doanh nghiệp cũng như  những tiềm năng cần phát huy và những nhược 
điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà tài chính có thể xác định được nguyên nhân  
gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình 


hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thời gian tới.
Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH chế biến thực  
phẩm Đông Đô em đã cố  gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh  
doanh của Công ty thông qua phân tích tài chính Công ty trong vài năm gần đây 
nhằm mục đích tự  nâng cao hiểu biết về  vấn đề  tài chính doanh nghiệp nói 
chung và phân tích tài chính nói riêng.Vì vậy, em chon đề  tài “Phân tích tài  
chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH  
chế biến thực phẩm Đông Đô” làm luận văn tốt nghiệp
 Luận văn tốt nghiệp của em được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1 –Cơ  sở  lí luận chung về  phân tích tài chính – Phương  
pháp phân tích tài chính.
CHƯƠNG 2 – Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất  
kinh doanh tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.
CHƯƠNG 3 – Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lưc  
tài chính của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.

3


 Em xin chân thành cảm  ơn thầy giáo TS. Phạm ThanhBình cùng toàn thể 
các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đông Đô đã giúp  
đỡ em thưc hiện luận văn tốt nghiệp này!.

4


CHƯƠNG 1: 
CƠ SƠ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 
– PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.

1.1.1. Khái niệm ,đối tượng phân tích tài chính.
1.1.1.1.Khái niệm.
Phân   tích tài chính là một tập hợp các khái niệm phương pháp, công cụ 
theo một hệ  thống nhất định cho phép thu nhập và xử  lý các thông tin kế  toán 
cũng như  các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những 
đánh giá chính xác, đúng đắn về  tình hình tài chính, khả  năng và tiềm lực của  
doanh   nghiệp,   giúp   nhà   quản   lý   kiểm   soát   tình   hình   kinh   doanh   của   doanh  
nghiệp, nâng cac hiệu quả  sử  dụng vốn củng như dự đoán trước những rủi ro  
có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tủy theo mục 
tiêu theo đuổi.
1.1.1.2.Đối tượng của phân tích tài chính.
   Để  tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các  
hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua nghững công cụ tài  
chính và vật chất.Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào 
các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính có thể chia 
thành các nhóm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước.Quan hệ này 
biệu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc  
dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hình thức :
­

Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định.

­Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp hoặc tham gia với tư 
cách người góp vốn.

5


Thứ  hai: Quan hệ  tài chính giữa doanh nghiệp với thị  trường tài chính và 

các tổ  chức tài chính. Thể  hiện cụ  thể trong việc huy động các nguồn vốn dài 
hạn và ngắn hạn cho nhu cầu  kinh doanh
Thứ  ba: Quan hệ  tài chính giữa doanh nghiệp với các thị  trường khác huy 
động các yếu tố  đầu vào và các quan hệ  để  thực hiện tiêu thụ  sản phẩm  ở  thị 
trường đầu ra.
 Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.Đó là khía 
cạnh tài chính liên quan đến vấn đề  phân phối thu nhập và chính sách tài chính  
của doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách  
lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 
như:Chủ  doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng …Mỗi đối tượng  
quan tâm với các mục đích khác nhau  nhưng thường liên quan với nhau.
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm  
hàng đầu của họ  là tìm kiếm lợi nhuận và khả  năng trả  nợ.Ngoài ra, các nhà  
quản trị  doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như  tạo công ăn việc 
làm,   nâng   cao   chất   lượng   sản   phẩm,   tăng   doanh   thu,   giảm   chi   phí…Tuy  
nhiên,doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có  
lãi và thanh toán được nợ.
Đối với các chủ  ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của  
họ  hướng chủ  yếu vào khả  năng trả  nợ  của doanh nghiệp.Vì vậy,họ  đặc biệt 
chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, 
từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của 
doanh nghiệp.Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hửu  
vì đó là khoản bảo hiểm  cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro.

6


Đối với các nhà đầu tư,họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của Công 

ty ,vong quay vốn, khả  năng phát triển của doanh nghiệp …Từ  đó  ảnh hưởng  
tới các quyết định tiếp tục đầu tư vào công ty trong tương lai.
Tất cả  những cá nhân, tổ  chức quan tâm nói trên đều có thể  tìm thấy và 
thỏa mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích 
báo cáo tài chính cung cấp.

1.1.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính.
Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tùy theo loại 
hình tổ chức kinh doanh ỏe các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp, đáp ứng 
nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế  hoạch, công tác kiểm tra và ra quyết 
định.Công tác tổ  chức phân tích phải làm sao thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu 
thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau.
   1.1.4. Các loại hình phân tích tài chính.
    1.1.4.1. Căn cứ theo thời điểm kinh doanh.
Căn cứ theo thời điểm kinh doanh thì phân tích chia thành 3 hình thức:
­ Phân tích trước khi kinh doanh.
­ Phân tích trong khi kinh doanh .
­ Phân tích sau khi kinh doanh .
  1.1.4.2. Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo.
 Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo, phân tích được chia làm :
­ Phân tích thường xuyên.
­ Phân tích định kỳ.
   1.1.4.3. Căn cứ theo nội dung phân tích. 
    a. Phân tích chỉ tiêu tổng hợp.
Phân tích theo chỉ  tiêu tổng hợp là việc tổng kết tất cả  các kết quả  phân  
tích để  đưa ra một số  chỉ  tiêu tổng hợp nhằm đánh giá toàn bộ  hoạt động sản 

7



xuất kinh doanh trong mối quan hệ  nhân quả  giữa chúng cũng như  dưới tác  
động của các yếu tố thuộc môi trường.
    b. Phân tích chuyên đề.
 Còn được gội là phân tích bộ  phận, là việc tập trung vào một số  nhân tố 
của quá trình kinh doanh tác động, ảnh hưởng đến những chỉ tiêu tổng hợp.
1.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1.2.1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính. 
1.2.1.1.Thu nhập thông tin.
Phân tích hoạt động tài chính sử  dụng mọi nguồn thông tin có khả  năng lý 
giải và thuyết minh tực trạng hoạt động tài chính , hoạt động sản xuất kinh 
doanh   của   doanh   nghiệp,   phục   vụ   cho   quá   trình   dự   toán,   đánh   giá,   lập   kế 
hoạch.Nó   bao   gồm   những   thông   tin   nội   bộ   đến   những   thông   tin   bên   ngoài,  
nhưng thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng 
giá trị  …Trong đó các thông tin kế  toán là quan trọng nhất, được phản ánh tập  
trung trong báo cáo tài chính doanh nghiệp,đó là những nguồn thông tin đặc biệt 
quan trọng.Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế  là phân tích các 
báo cáo tài chính doanh nghiệp.
1.2.1.2.Xử lý thông tin.
Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử  lý 
thông tin đã thu thập. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ 
nghiên cứu,ứng dụng khác nhau phục vụ  mục tiêu phân tích đã đặt ra.Xử  lý 
thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm 
tính toán , so sánh ,giải thích ,đánh giá ,xác định nguyên nhân của các kết quả đã  
đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự toán và quyết định.
1.2.1.3. Dự đoán và ra quyết định.
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện càn 
thiết để người sử dụng thông tin đự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt 
động kinh doanh.Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt  động tài chính nhằm 
8



đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là  
tăng trưởng,phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu.Đối với cho  
vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về  tài trợ đầu tư  ,đối 
cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp.
1.2.1.4.Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính
Các thông tin cơ  sở  được dùng để  phân tích hoạt động tài chính trong các  
doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm:
 Bảng cân đối kế toán :Là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính 
của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó.Nó được thành lập từ  2  
phần : Tài sản và nguồn vốn.
Báo cáo kết quả  hoạt  động kinh doanh:là một báo cáo tài chính tổng 
hợp ,phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả  kinh doanh trong một  
niên độ kế toán, dưới hình thái tiền tệ.Nội dung của báo cáo kết quả hoạt đông  
kinh doanh có thể  thay đổi nhưng phải phản ánh đươch 4 nội dung cơ  bản là 
:doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, 
lãi lỗ.Số  liệu trong báo cáo này cung cấp nhuengx thông tin tổng hợp nhất về 
phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kì và chỉ ra rằng, các hoạt 
động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn , đồng thời nó còn phản ánh 
tình hình sử  dụng các tiềm năng về  vốn, lao động, kỹ  thuật và kihn nghiệm  
quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính .
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện 
pháp nhằm tiếp cận ,nghiên cứu các sự  kiện,hiện tượng ,các mối quan hệ  bên 
trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ  tiêu tài  
chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về  lý thuyết  có  nhiều phương  pháp phân tích tài chính doanh nghiệp , 
nhưng thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau.
1.2.2.1. Phương pháp so sánh.
9



 ­So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kì trước để thấy rõ xu 
hướng thay đổi về  tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính 
được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
 ­So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu  
của doanh nghiệp.
­So sánh giữa số  thực hiện kì này với mức trung bình của ngành để  thấy  
tình hình tài chính doanh nghiệp đang  ở  trong tình trạng tốt hay xấu, được hay  
chưa so với doanh nghiệp cùng nghành.
­So sánh chiều dọc để thấy được tỉ trọng của từng tổng số  ở mỗi bản báo 
cáo và qua đó chỉ  ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện 
thuận lợi cho việc so sánh.
­So sánh theo chiều ngang để  thấy được cả  sự  biến đông cả  về  số  tuyệt 
đối và số  tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ  kế  toán liên  
tiếp.
 Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
  ­Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
   ­Điều kiện hai : Các chỉ  tiêu so sánh phải đảm bảo tính chất có thể  so  
sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về  nội dung  
kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.
1.2.2.2.Phương pháp tỷ lệ
 Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng  
tài chính trong các quan hệ  tài chính. Về  nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu  
phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài 
chính doanh nghiệp,trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các 
tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng 
ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn.Vì:


10


2.1.

Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy  

đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ 
lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
2.2.

Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dự  liệu và thúc đẩy nhanh 

quá trình tính toán hàng loạt các tỉ lệ.
2.3.

Phương   pháp   này   giúp   các   nhà   phân   tích   khai   thác   có   hiệu   quả 

những số  liệu và phân tích một cách hệ  thống hàng loạt tỷ  lệ  theo chuỗi thời  
gian liên tục hoặc thời gian giai đoạn.

 

          

11


CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN 

THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI QUA VIỆC PHÂN TÍCH 
CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ  CÔNG TY TNHH CHẾ  BIẾN THỰC 
PHẨM ĐÔNG ĐÔ­ HÀ NỘI
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô ;
Tên giao dịch: Dong Do Process­ Food company Limited;
Tên viết tắt là Dong Do Profoco. LTD.
Trụ  sở  chính đặt tại số  nhà 18, phố  Mới, thị  trấn Trâu Quỳ  thuộc huyện 
Gia Lâm­ thành phố Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 04.5599301; 
Fax: 04.5599302.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô là công ty TNHH có 2 thành 
viên trở lên, được Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt 
động ngày 26 tháng 07 năm 2001, với số vốn điều lệ ban đầu là 200 triệu đồng.
Công ty TNHH ch ế  biến th ực ph ẩm  Đông Đô đượ c thành lập với số 
vốn điều lệ  là: 200 triệu đồng(năm 2001) Sau một th ời gian ho ạt độ ng và đi  
vào  ổn định, từ  cuối năm 2002 đế n nay, số  vốn góp của công ty đã là 1,2 tỷ 
đồng. Theo đó công ty mở rộng quy mô sản xuất với việc trang bị c ơ s ở v ật  
chất hiện đại hơn, tuyển thêm nhiều lao độ ng, đa dạng hoá danh mục Sản 
Phẩm.
Hiện nay,công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô là một trong những  
công ty hàng đầu về  thực phẩm đông lạnh tại miền Bắc với thương hiệu Đôi 
12


đũa vàng, rất có uy tín trên thị trường, rất nhiều người tiêu dùng đã biết đến các 
Sản Phẩm của công ty. Đây là một trong những nhân tố  quan trọng để  công ty 
phát triển trong tương lai, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay.


2.1.2.Mô hình tổ chức công ty.
Là một công ty còn non trẻ  trên thị  trường, công ty TNHH chế  biến thực  
phẩm Đông Đô có cơ  cấu tổ  chức khá đạt hiệu quả, thông tin thuận chiều và 
ngược chiều được truyền thông nhanh chóng qua các cấp quản trị  để  đưa ra  
được những quyết định kịp thời  ứng phó với mọi biến động trong sản xuất, 
kinh doanh.
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ 
phận 
kinh 
doanh

Bộ 

Bộ 

Bộ 

Bộ 

phận 

phận 

phận 

phận 


kế 

kỹ 

văn 

điều 

toán

thuật

phòng

hành 
sản 
xuất

Phân xưởng sản xuất
Ban giám đốc của công ty có quyền quyết định trong mọi hoạt động của  
công ty, là nơi có quyết định cao nhất.
Bộ  phận kinh doanh bao gồm: 1 trưởng phòng kinh doanh, 2 giám sát kinh  
doanh. Trưởng phòng kinh doanh là người bao quát chung nhất mọi hoạt động 
kinh doanh, bán hàng;các giám sát bán hàng( có vai trò như  là phó phòng kinh 
doanh) có nhiệm vụ  theo dõi, giám sát, kiểm tra các nhân viên bán hàng tại 
những khu vực mà mình phụ  trách. Mọi sự  biến động của thông tin các hoạt 
13


động Marketing được các nhân viên báo cáo lại cho giám sát ra quỳên quyết định  

trong phạm vi quyền hạn của mình. Mọi nhân viên bán hàng được hưởng lương  
thưo doanh số hàng hoá của mình bán ra. 
Bộ phận kế toán bao gồm: kế toán trưởng, kế toán giá thành và thanh toán, 
kế  toán kho xưởng sản xuất, kế  toán kho thực phẩm, kế  toán tiền lương, kế 
toán bán hàng. Bộ  phận này có nhiệm vụ  ghi chép đầy đủ, kip thời, đúng đắn 
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ thương vụ có liên quan.
Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, phụ trách các vấn đề về 
kỹ thuật, cơ khí, kỹ thuật điện, vận hành sửa chữa thiết bị máy móc dùng trong 
sản xuất kinh doanh.
Bộ  phận văn phòng có nhiệm vụ  tổ  chức bố  trí các hoạt động lễ  tân, văn  
thư, lưu trữ, soạn thảo văn bản, giấy tờ  sử  dụng trong nội bộ  công ty và giao  
dịch với bên ngoài.
Bộ  phận điều hành sản xuất phụ  trách các vấn đề  giám sát, kiểm tra, tổ 
chức mọi hoạt động sản xuất của công nhân, phụ  trách các vấn đề  về  chất 
lượng hàng hoá, Sản Phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo mọi tiến độ 
sản xuất trong công ty.
Phân xưởng SX bao gồm 4 tổ  SX chủ  yếu,mỗi một tổ, bộ  phận  được  
chuyên môn hoá cao đảm bảo tay nghề  của công nhân nâng cao theo thời gian,  
năng suất công việc tăng lên, các tổ  chức có quan hệ  mật thiết chặt tạo thành 
một chu trình sản xuất khép kín.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô là công ty TNHH có 2 thành 
viên trở  lên với ngành nghề  kinh doanh là sản xuất, chế  biến thực phẩm, buôn  
bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu thụ, đại lý mua, đại lý bán, kính gửi hàng hoá, 
môi giới thương mại. Hiện nay ngành nghề Sản xuất­ Kinh doanh chính là: Sản  
xuất chế biến thực phẩm đông lạnh.

14



Các Sản Phẩm mà công ty đang sản xuất là các Sản Phẩm từ biển, và gia 
súc như: bò viên, nem tôm cua, lẩu hải sản, nục  ướp riềng, tôm thịt, cá thu cắt 
khúc, cá măng, mọc viên, thát lát, cá hồng fille, canh chua basa, canh sò, cua thịt, 
basa cắt khúc, cá hố, cá mối, bao tử ba sa, mực nang nguyên con, cá tẩm loại 3,  
cá phèn hồng, thịt sò, thịt nghêu, tôm sú thịt tươi,…
Các Sản Phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các siêu thị, trung tâm thương 
mại, đại lý lớn tại miền Bắc, chủ yếu là các tỉnh, thành phố  đô thị  lớn như: Hà 
Nội, Hải Phòng, Hà Tây,.. là các Sản Phẩm cao cấp, có giá bán cao nên Sản 
Phẩm của công ty phục vụ  chủ  yếu là các đối tượng khách hàng là người tiêu 
dùng có thu nhập. Mục tiêu của công ty là ngày càng hoàn thiện Sản Phẩm,  
hướng đến nhóm các Sản Phẩm người tiêu dùng ưa thích, có giá thành thấp để 
mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô có nguồn cung cấp hàng hoá 
đầu vào khá  ổn định, chủ  yếu là các nhà cung cấp  ở  miền Trung như: Thanh  
Hóa, Nghệ  An, thành phố  Hồ  Chí Minh, An Giang,… với nguồn thực phẩm cá 
tôm dồi dào, cộng với vị  trí thuận lợi là nằm trong khu vực nội thành Hà Nội 
nên có điều kiện để  công ty mở rộng quy mô, tăng số  lượng và chất lượng lao  
động Sản Phẩm. 
2.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ  BIẾN THỰC  
PHẨM ĐÔNG ĐÔ QUA VIỆC PHÂN TÍCH  CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua các cân 
bằng tài chính trên bảng cân đối kế toán.
a, Phân tích vốn lưu động thường xuyên.
Để  đánh giá về  vốn lưu động thường xuyên của công ty ,ta theo dõi bảng 
cân đối kế toán rút gọn sau đây
Bảng số 1.2. Bảng cân đối kế toán rút gọn
                                                                                      Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
I. Tổng tài sản


Năm 08
5372,9
15

Năm 09
2233,5

Năm 10
2613,8


1. Tài sản ngắn hạn
2. Tài sản dài hạn
II. Tổng nguồn vốn
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
3. Nguồn vốn CSH

4078,6
1294,3
5372.9
4091
­
1281,9

1002,7
1230,8
2233,5
900,9

­
1332,6

1229,5
1384,3
2613,8
1230,3
­
1383,5

Từ bảng trên ta tính toán được vốn lưu động thường xuyên của công ty các  
năm như sau:
Bảng số 2.2 :Vốn lưu động thường xuyên của công ty
                                                                                    Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Nguồn vốn DH
2. Tài sản dài hạn
3.VLĐTX

Năm 08
1281.9
1294.3
­12.4

Năm 09
1332.6
1230.8
101.8

Năm 10

1383.5
1384.3
­0.8

Đặc biệt là năm 2008, vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhiều so với 0.  
Mặc dù, năm 2009, công ty đã điều chỉnh lại cơ  cấu nguồn vốn: vốn lưu động 
thường xuyên lớn hơn 0, nhưng giá trị của nguồn vốn này nhỏ hơn nhiều so với  
giá trị  của nguồn vốn này trong 3 năm đầu. Và đến năm 2010, vốn lưu động 
thường xuyên của công ty lại nhỏ  hơn 0( chênh lệch so với giá trị  0 là không 
đáng kể).
Vốn lưu động thường xuyên của công ty có xu hướng giảm qua các năm, 
nguyên nhân của tình trạng này là:
­ Tài sản cố định là tài sản dài hạn duy nhất của công ty. Trong những năm 
đầu hoạt động, do quy mô sản xuất còn nhỏ, hoạt động công ty chưa thật sự đi  
vào ổn định, nên công ty chưa chú trọng việc đầu tư vào tài sản cố định ( giá trị 
tài sản cố  định là thấp). Những năm sau đó, công ty đẩy nhanh đầu tư  vào tài 
sản cố định ( tài sản cố định tăng mạnh).
­ Nguồn vốn dài hạn chỉ gồm nguồn vốn chủ sở hữu( vì công ty không tiến  
hành vay dài hạn từ ngân hàng hay các tổ chức khác), mà nguồn vốn này có tăng  
nhưng tăng không đáng kể qua các năm ( tăng do công ty dùng toàn bộ lợi nhuận  
16


sau thuế để tái đầu tư, phần lợi nhuận này không nhiều).
Như  vậy, tốc độ  tăng của giá trị  tài sản cố  định cao hơn nhiều so với tốc 
độ tăng của nguồn vốn dài hạn làm cho vốn lưu động thường xuyên của công ty  
có xu hướng giảm qua các năm, làm tình hình tài chính của công ty có xu hướng  
mất cân đối.

17



2.2.2. Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.
a, Hệ số nợ.
                            Bảng số 3.2. Hệ số nợ của công ty 
                                                                                  Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng nguồn vốn của công ty (trđ)
2. Nợ phải trả của công ty (trđ)
3. Hệ số nợ của công ty 
4. Hệ số nợ trung bình ngành

Năm 2008
5372.9
4091
0.76
0.35

Năm 2009
2233.5
900.9
0.40
0.33

Năm 2010
2613.8
1230.3
0.47
0.32


Qua bảng số  liệu trên, ta thấy: Hệ  số  nợ  năm 2009 và năm 2010 tuy đã 
được cải thiện đáng kể hơn so với năm 2008, nhưng hệ số nợ năm 2010 lại cao  
hơn hệ  số  nợ  năm 2009; hơn nữa, hệ  số  nợ  của công ty qua các năm đều cao  
hơn nhiều so với mức trung bình của ngành. Có thể  đây là chính sách tài chính 
để  khuyếch đại lợi nhuận của công ty song với hệ  số  nợ  này, khả  năng huy 
động thêm vốn bằng con đường đi vay của công ty sẽ là khó khăn. Hơn thế nữa, 
với hệ số nợ cao hơn so với mức trung bình của ngành, tức là công ty đã và đang  
kinh doanh trong cơ  cấu vốn mạo hiểm,  vì có thể   ảnh hưởng đến khả  năng 
thanh toán của công ty, chỉ cần một sự giảm sút về  doanh thu hoặc sự gia tăng 
về  chi phí có thể   ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được, đặc biệt nếu xét trong  
điều kiện công ty mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2001.
b, Hệ số nợ dài hạn
Từ  khi hoạt động cho đến nay, công ty hoàn toàn không tiến hành vay dài 
hạn, cho nên hệ số nợ dài hạn của công ty luôn bằng 0. Còn mức trung bình của 
ngành năm 2005 là 0,12; năm 2006 là 0,07 và năm 2007 là 0,09. Như vậy, công ty  
dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho các tài sản dài hạn, đây là một sự đầu  
tư mạo hiểm. Công ty nên thực hiện việc vay dài hạn để giảm bớt rủi ro trong  
kinh doanh.

18


c, Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Bảng số 4.2. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Vốn CSH của công ty (trđ)
2. Tài sản dài hạn của công ty ( trđ)
3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
4. Tỷ suất tự tài trợ TS dài hạn trung bình của 

ngành
   

Năm 

Năm 

Năm 

2008
1281.9
1294.3
0.9904

2009
1332.6
1230.8
1.08

2010
1383.5
1384.3
0.9994

2.1

2.2

2.17


Qua các số  liệu trên ta thấy: Năm 2008, tỷ  suất tự  tài trợ  tài sản dài hạn 
bằng 0,99, tức là: chỉ  có một phần tài sản dài hạn (có giá trị  khoảng 6,4 triệu 
đồng) được tài trợ  bằng nguồn vốn vay. Hơn nữa, lại là nguồn vốn vay ngắn  
hạn( công ty không có vay dài hạn), nên năm 2008, công ty kinh doanh với cơ 
cấu vốn khá mạo hiểm. Năm 2009, tỷ suất này đã tăng lên và vượt qua so với 1,  
tức là: toàn bộ tài sản dài hạn của công ty đều được tài trợ bằng nguồn vốn chủ 
sở  hữu, đây được coi là thành tích của công ty trong việc xác định cơ  cấu vốn.  
Nhưng đến năm 2010, công ty lại kinh doanh với cơ  cấu vốn mạo hiểm, vì tỷ 
suất tự tài trợ tài sản dài hạn lại nhỏ hơn so với 1,  tuy mức độ  đã giảm so với  
năm 2008. Mặt khác, tỷ suất này đều nhỏ hơn nhiều so với giá trị trung bình của 
ngành. Nên, có thể  nói rằng: công ty đã và đang kinh doanh với cơ  cấu vốn 
không an toàn.
d, Tỷ suất đầu tư 
Bảng số 5.2  Qui mô đầu tư vào tài sản cố định của công ty
                                                                                           Đơn vị: Triệu đồng 
Chỉ tiêu
1.Tài sản cố định của công ty( trđ)
2. Tổng tài sản của công ty( trđ)
3. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định của 

Năm 2008
1294.3
5372.9
0.24

công ty 
19

Năm 2009
1230.8

2233.5
0.55

Năm 2010
1384.3
2613.8
0.53


Tỷ suất đầu tư tài sản cố định có xu hướng tăng so với năm 2008, mặc dù 
năm 2010 tỷ suất này có giảm so với năm 2009 nhưng sự giảm sút là không đáng 
kể. Đây có thể coi là một dấu hiệu tốt, vì công ty đã quan tâm đến việc đầu tư 
vào tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai. Nếu xét về số 
tuyệt đối, giá trị của tài sản cố định năm 2009 giảm so với năm 2008, năm 2010  
tăng mạnh so với năm 2009. Nhưng nếu xét về tỷ trọng của tài sản này trong giá 
trị tổng tài sản của công ty thì lại có kết quả  khác: năm 2009 là năm có tỷ  suất 
đầu tư tài sản cố định là cao nhất( 55%), năm 2008 có tỷ suất đầu tư tài sản cố 
định là thấp nhất(24%). Nguyên nhân của tình trạng này là do: 
­ Năm 2008, giá trị  tài sản cố  định là thấp nhất, nhưng tổng tài sản của  
công ty trong năm này lại có gía trị cao nhất. Do công tác kiểm soát hàng tồn kho 
và các khoản phải thu rất kém.
­ Năm 2009, giảm đầu tư vào tài sản cố định ( do thanh lý, nhượng bán một 
số tài sản cố định đã không còn sử dụng được); đồng thời tổng tài sản của công  
ty giảm hơn ½ so với năm 2008; hơn nữa, tốc độ giảm giá trị của tài sản cố định  
thấp hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của tổng tài sản.
­ Năm 2010, giá trị tài sản cố  định là cao nhất trong 3 năm, và tổng tài sản  
không biến động nhiều so với năm 2009; làm cho tỷ suất đầu tư tài sản cố định  
giảm không đáng kể so với năm 2009.
2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán
a, Phân tích khả năng thanh toán tổng quát.

Bảng số 6.2. Khả năng thanh toán tổng quát
                                                                              Đơn vị:Triệu đồng  
Chỉ tiêu
1. Tổng tài sản của công ty (trđ)
2. Nợ phải trả của công ty(trđ)
3. Hệ  số  khả  năng thanh toán tổng 

Năm 2008
5372.9
4091

Năm 2009
2233.5
900.9

Năm 2010
2613.8
1230.3

1.31

2.48

2.12

quát

20



Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Năm 2008, hệ số  này là 1,31; năm 2009 hệ 
số  này là 2,48  và năm 2010 hệ  số  này có giá trị  là 2,12, tức là: 2 năm sau khả 
năng thanh toán tổng quát nhìn chung là được cải thiện nhiều so với năm trước  
đó( năm 2008), đây có thể  coi là biểu hiện sự  cố  gắng của công ty trong việc  
thanh toán các khoản nợ nói chung; nhưng nhìn chung hệ số này còn rất thấp so  
với mức bình quân của ngành.
b, Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng số 7.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
                                                                                               Đơn vị:  triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Tài sản ngắn hạn của công ty (trđ)
2. Nợ ngắn hạn của công ty( trđ).
3. Hệ số khả năng thanh 
Của công ty 
Của ngành
toán nợ ngắn hạn

Năm 2008
4078.6
4091
0.997
1.46

Năm 2009
1002.7
900.9
1.113
1.85

Năm 2010

1229.5
1230.3
0.999
1.99

Qua bảng số  liệu trên ta thấy: Hệ số  khả năng thanh toán nợ  ngắn hạn là 
không ổn đình qua các năm cụ thể trong năm 2008 là 0.997  nhưng đến năm 2009 
tăng lên 1.113 và đến năm 2010 lại giảm  xuống là 0.999. Khả  năng thanh toán 
nợ  ngắn hạn của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008 và thấp hơn  mức trung 
bình của ngành do nợ ngắn hạn giảm nhanh ( các khoản vay ngắn hạn giảm  và  
các khoản phải trả  cho người bán cũng giảm mạnh). Đến năm 2010 thì khả 
năng thanh toán ngắn hạn của công ty lại giảm so với năm 2009 và vẫn thấp  
hơn mức trung bình của ngành. Sở dĩ có sự giảm xuống này là do nợ  ngắn hạn  
tăng nhanh, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán. Dù sự 
giảm xuống về  hệ  số  này  của công ty là không đáng kể  và chưa phải là biến  
động lớn nhưng xu hướng này sẽ  là không tốt xét về  khả  năng thanh toán nợ 
ngắn hạn.
c, Phân tích khả năng thanh toán nhanh.
                  

21


Bảng số 8.2. Khả năng thanh toán nhanh của công ty
                                                                                           Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 

Năm 


Năm 

2008

2009

2010

35.632

39.377

619.576

741.923

900.9
0.69

1230.3
0.60

0.69

1.08

1.21

0.03


0.04

0.03

0.2

0.25

0.29

1. Tiền và các khoản tương đương tiền + ĐTTC 

123.198
ngắn hạn
2. Tiền và các khoản tương đương tiền + ĐTTC  1105.92
ngắn hạn + Các khoản PT
3. Nợ ngắn hạn
4.   Hệ   số   khả   năng   thanh  Của công ty 
Của ngành
toán nhanh tương đối
5.   Hệ   số   khả   năng   thanh  Của công ty 
Của ngành
toán nhanh tức thì

7
4091
0.27

Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối 

của công ty   qua 3 năm cũng không  ổn định. Năm 2008 hệ  số  khả  năng thanh 
toán nhanh tương đối là 0.27 đến năm 2009 tăng mạnh là 0.69 nhưng đến năm  
2010 lại giảm  xuống còn là 0.6. Năm 2008 nợ ngắn hạn là tương đối lớn trong 
khi đó các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư  tài chính ngắn 
hạn lại quá ít để có thể chi tra được số nợ đó. Tuy nhiên đến năm 2009 tình hình 
đó đã được khắc phục. Thể hiện ở hệ số khả năng thanh toán đã tăng nhanh gấp 
xấp xỉ 3 lần .Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do nơ ngắn hạn của công ty năm 
2009 giảm mạnh .Nếu như ở năm 2008 nợ ngắn hạn là  4091 trđ thì ở năm 2009  
nợ ngắn hạn chỉ còn là 900.9 trđ. Mặt khác do sự biến động của các khoản tiền 
và các khoản tương tiền và đầu tư  tài chính ngắn hạn nhỏ  hơn sự  biến động 
của nợ ngắn hạn. Nhưng đến năm 2010 hệ số khả năng thanh toán nhanh tương 
đối lại giảm xuống là do khoản nợ ngắn hạn của công ty đã tăng lên và dù các 
khoản tiền tương đương tiền cũng tăng lên nhưng sự  biến động của nợ  ngắn  
hạn trong 2 năm 2009 và 2010 lớn hơn là sự  biến động của tiền và các khoản  
tương đương tiền và các khoản đầu tư  tài chính ngắn hạn. Xu hướng chung là 

22


khả năng thanh toán nhanh tương đối phần nào đã được cải thiện tuy nhiên nếu 
so sánh với hệ số trung bình của ngành thì hệ số này còn thấp.
Đối với hệ số chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thì thì ta thấy hệ số của năm  
2008 và năm 2010 là bằng nhau và bằng 0.03. Nếu xét  ở  khả  năng thanh toán 
nhanh tương đối thì hệ  số  thanh toán của 2 năm này là chênh lệch nhau một 
lượng cũng đáng kể. Sở dĩ có sự  khác biệt này là do sự  khác nhau ở các khoản  
phải thu. Như vậy chứng tỏ rằng  ở năm 2008 các khoản phải thu là khá lớn và 
chủ  yếu các khoản phải thu đó là   thu tiền mà công ty đã bán chịu cho khách  
hàng. Đến năm 2009  khả năng thanh toán tức thì là 0.04. Hệ số  này tăng lên là  
do các khoản phải thu đấy đã được giảm xuống. Tuy nhiên khi so sánh hệ  số 
khả  năng thanh  toán nhanh tức thì với khả  năng thanh toán nhanh tương đối ta  

mới thấy hai hệ  số  này là quá chênh lệch .Hệ  số  thanh toán nhanh tức thì quá 
nhỏ  so với hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối và cũng quá nhỏ  so với  
hệ  số  của ngành. Như  vậy chứng tỏ  công ty đã  cho bán chịu với  một lượng  
hàng khá lớn. Đó là biểu hiện không tốt mà công ty cần khắc phục.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH  
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI.

2.3.1. Những kết quả đạt được qua việc phân tích các báo cáo tài chính  
ở trên.
Những năm hoạt động vừa qua, tuy công ty thường xuyên phải chịu áp lực 
cạnh tranh rất lớn từ thị trường( chủ yếu là từ các đổi thủ cạnh tranh lớn); quy  
mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ  ( tổng nguồn vốn nhỏ, trung bình là trên 2 tỷ 
đồng ), lại phải đối mặt với sự gia tăng liên tục của giá cả các nguyên vật liệu  
đầu vào của quá trình sản xuất( vì lạm phát của nền kinh tế đã lên đến hai con 
số), nhưng công ty vẫn tiếp tục phát triển (hàng năm đều thu được lợi nhuận và 
lợi nhuận năm sau thường cao hơn so với năm trước đó), và đã đạt được một số 
thành tích về tài chính trong hoạt động kinh doanh.

23


Thành tích thứ  nhất, năm 2009 và năm 2010, công ty đã điều chỉnh lại cơ 
cấu nguồn vốn huy động ( cấu trúc nguồn vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu), góp  
phần đảm bảo cấu trúc vốn kinh doanh an toàn hơn so với những năm trước.
Thành tích thứ hai, công tác kiểm soát việc sử  dụng các tài sản trong công 
ty được thực hiện ngày càng có hiệu quả và khá chặt chẽ hơn. Rút kinh nghiệm  
từ quản lý kém các khoản phải thu và hàng tồn kho năm 2008, ( giá trị các khoản 
phải thu chiếm 18% giá trị tổng tài sản; còn giá trị của hàng tồn kho chiếm 55%  
giá trị tổng tài sản), năm 2009 và 2010, công ty đã tiến hành phân tích, đánh giá  
lại quá trình kiểm soát việc sử dụng tài sản, để tìm ra nguyên nhân và từ đó, tìm 

ra các giải pháp thích hợp để  khắc phục. Thực tế  đã chứng minh, đây là việc 
làm đúng đắn và mang lại hiệu quả  cao: năng lực hoạt động của tài sản có xu  
hướng tăng: vòng quay hàng tồn kho tăng từ  3,92 vòng năm 2008 lên 3,95 vòng  
năm 2009 và 81,52 vòng năm 2010; vòng quay các khoản phải thu tăng từ  8,96 
vòng năm 2009 lên đến 11,57 vòng năm 2010 hiệu suất sử  dụng tổng tài sản  
tăng từ 1,87 vòng năm 2008 lên 1,89 vòng năm 2009 và 3,06 vòng năm 2010. Hơn  
nữa, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của công ty có xu h ướng tăng qua các năm.
Thành tích thứ ba, nếu chọn năm 2002 là năm gốc thì ta thấy: mặc dù nhu 
cầu vốn lưu động không  ổn định qua các năm, nhưng doanh thu thuần qua các 
năm đều tăng. Và tốc độ  tăng của doanh thu thuần đều lớn hơn so với tốc độ 
tăng của nhu cầu vốn lưu động. Đây là dấu hiệu chứng tỏ: hiệu quả  sử  dụng  
vốn của công ty nhìn chung là tốt.
Thành tích thứ  tư, tỷ  suất đầu tư  tài sản cố  định có xu hướng tăng so với  
năm 2008, mặc dù năm 2010 tỷ  suất này có giảm so với năm 2009 nhưng sự 
giảm sút là không đáng kể. Đây có thể  coi là một dấu hiệu tốt, vì công ty đã 
quan tâm đến việc đầu tư  vào tài sản cố  định để  mở  rộng quy mô sản xuất  
trong tương lai.
Thành tích thứ  năm, khả  năng thanh toán của công ty nhìn chung là được 
cải thiện một cách đáng kể qua các năm. Hệ só khả năng thanh toán nhìn chung 

24


là cao hơn so với năm 2008, và năm 2010 nếu một trong số  các hệ  số  này có  
giảm thì mức độ giảm không đáng kể so với năm 2009.
Thành tích thứ  sáu, là khả  năng sinh lời của công ty năm 2010 cao nhất  
trong 3 năm trở lại đây. 

2.3.2. Những tồn tại cần phải khắc phục.
Thứ nhất, tốc độ  tăng của giá trị  tài sản cố  định cao hơn nhiều so với tốc 

độ tăng của nguồn vốn dài hạn làm cho vốn lưu động thường xuyên của công ty  
có xu hướng giảm qua các năm, làm tình hình tài chính của công ty có xu hướng  
mất cân đối. Trong ba năm trở lại đây, công ty kinh doanh với cơ cấu vốn khá là  
mạo hiểm, và sự  phụ  thuộc vào ngân hàng có xu hướng tăng lên.  Cơ  cấu vốn 
năm 2008 của công ty mạo hiểm nhất, vì nguồn vốn chủ yếu được huy động từ 
nguồn vốn ngắn hạn( chủ yếu là vốn chiếm dụng được từ nhà cung cấp), đây là  
một cơ  cấu vốn rất mạo hiểm vì có thể   ảnh hưởng đến khả  năng thanh toán  
của công ty, chỉ cần một sự  giảm sút về  doanh thu hoặc sự gia tăng về  chi phí  
có thể   ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được, đặc biệt nếu xét trong điều kiện 
công ty mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2001. Mặc dù, 2 năm sau đó, công ty 
đã điều chỉnh cơ cấu này nhưng công ty vẫn duy trì một cơ  cấu vốn vẫn mạo 
hiểm (về  cơ bản hệ số vốn chủ sở hữu của công ty vẫn cao hơn so với hệ số 
vốn chủ sở hữu trung bình của ngành).
Thứ hai, khả năng thanh toán của công ty mặc dù được cải thiện so với các  
năm trước đó, nhưng nhìn chung là vẫn thấp hơn so với mức bình quân của 
ngành. Tuy nhiên khi so sánh hệ  số  khả năng thanh  toán nhanh tức thì với khả 
năng thanh toán nhanh tương đối ta mới thấy hai hệ  số  này là quá chênh lệch.  
Hệ số thanh toán nhanh tức thì quá nhỏ so với hệ số khả năng thanh toán nhanh 
tương đối và cũng quá nhỏ  so với hệ  số của ngành. Như vậy chứng tỏ  công ty 
đã cho bán chịu với  một lượng hàng khá lớn. Đó là biểu hiện không tốt mà công  
ty cần khắc phục.

25


×