Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện Tổ chức hạch toán kế toán tại Kho bạc Nhà nước Thanh Trì - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.35 KB, 8 trang )

i ngân hàng kể từ khi khởi lệnh thanh toán đến khi hoàn tất lệnh thanh toán được thực
hiện qua mạng máy tính.
Hiện nay lượng tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại hệ thống KBNN rất lớn để
thanh toán các khoản nội bộ, chuyển dự toán từ đơn vị cấp trên.. vì vậy lượng chứng từ
thanh toán điện tử trong KBNN rất nhiều. Do tốc độ đường truyền kém, lỗi mạng, lệnh
thanh toán giữa các đơn vị chồng chéo không có quy định cụ thể dẫn đến yêu cầu được
xử lý chậm, nhiều lúc trong ngày không xử lý được số liệu mà phải chuyển sang ngày
hôm sau. Lỗi đường truyền nên công tác dữ liệu giữa hai bên chưa kịp thời ảnh hưởng
đến công tác đối chiếu cuối ngày. Chương trình thanh toán song phương điện tử thời
điểm “Cut off time ” được quản lý thống nhất là 15h30, vì vậy không chủ động được các
chứng từ đi đến trong ngày theo yêu cầu của đơn vị thanh toán, cơ quan thu. Hạch toán
các nghiệp vụ chi chủ yếu
Về tổ chức kiểm tra kế toán :


Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán
nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui định, có hiệu quả và cung
cấp thông tin phản ánh đúng thực tế hoạt động kế toán của đơn vị. Việc thực hiện kiểm
tra kế toán phải được tiến hành thường xuyên tại cơ quan. Hiện nay tại KBNN Thanh Trì
không có cán bộ chuyên môn làm công tác kiểm tra kế toán, công tác kiểm tra do kế toán
được phân công chéo cho các kế toán viên, sau đó chuyển cho kế toán trưởng để kiểm
soát. Ngoài ra theo định kỳ hoặc đột xuất có các đoàn kiểm tra của KB Thành Phố, Trung
Ương, các đoàn kiểm tra của kiểm toán, chính phủ. Hiện nay tại Tổ kế toán KBNN
Thanh Trì chưa có sự phân công, phân nhiệm cụ thể nhiệm vụ kiểm tra công tác kế toán.
Hoạt động kiểm tra chủ yếu dựa vào công tác tự kiểm tra, chưa có quy định, kế hoạch cụ
thể cho từng đợt kiểm tra vì vậy ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm tra và hiệu quả của
công tác kiểm tra.
Trong chương 4 từ những ưu, nhược điểm của tổ chức hạch toán kế toán tại KBNN
Thanh Trì, luận văn đưa ra quan điểm về sự cần thiết hoàn thiện tổ chức kế toán tại
KBNN Thanh Trì. Như vậy, dựa vào quan điểm của tác giả về sự cần thiết phải hoàn
thiện tổ chức hạch toán kế toán luận văn đã xây dựng các quan điểm định hướng và


nguyên tắc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại KBNN Thanh Trì, Hà Nội.
Giải pháp mà luận văn đưa ra nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán gồm
những kết quả đạt được như :
Thứ nhất : Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
- Lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy phù hợp
- Sử dụng cán bộ công chức kế toán một cách hợp lý và hiệu quả
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Thứ hai : Hoàn thiện về hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, đồng thời là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế, là căn cứ để
ghi sổ kế toán. Do vậy, việc hoàn thiện chứng từ là rất quan trọng và có ý nghĩa đối với
công tác kế toán, hoàn thiện các khâu sau :
- Lập và luân chuyển chứng từ.


- Kiểm tra chứng từ.
- Lưu trữ chứng từ.
Thứ 3 : Hoàn thiện về tổ chức hệ thống tài khoản.
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Nội dung hoàn thiện :
- Mã hóa thông tin các phân đoạn tài khoản.
- Xây dựng hệ thống tài khoản hợp nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp để tạo
việc truy cập hệ thống thông tin trên hệ thống nhanh chóng.
- Đưa mã niên độ ngân sách vào hệ thống tài khoản.
Thứ 4 : Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán
- Hoàn thiện sổ, mẫu biểu, mở thêm sổ ngoài yêu cầu để theo dõi
- Giao trách nhiệm cho cán bộ về việc in sổ trên hệ thống phần mềm.
- Có quy định về phương thức in sổ, sửa chữa trên sổ...
Thứ 5 : Hoàn thiện về hệ thống báo cáo kế toán
- Phân biệt báo cáo in giấy và báo cáo lưu file mềm.

- Sửa đổi báo cáo vay nợ trong nước mẫu B6-01
- Lưu ý về báo cáo quản trị
Thứ 6 : Hoàn thiện về tổ chức các phần hành kế toán
+ Kế toán thu NSNN :
-Kiến nghị với các cơ quan chức năng để hoàn thiện hệ thống thông tin, đường
chuyền đảm bảo cho các khoản thu NSNN trong ngày được ổn định, thu đúng, đủ và đáp
ứng yêu cầu về báo cáo kịp thời cho các cấp, ngành, địa phương.
- Phân quyền lại mã tỷ lệ phân chia để tạo điều kiện thu NSNN tại kho bạc.
- Tập huấn về nghiệp vụ thu cho các đối tượng làm công tác thu ủy quyền.
- Bổ sung và đào tạo thêm cán bộ làm chuyên thu NSNN.
+ Kế toán chi NSNN :
- Hoàn thiện về kế toán thu hồi vốn ứng trước kế hoạch.
- Nâng cấp hệ thống đường truyền mạng trong xử lý giao dịch.


- Xây dựng chương trình quản lý tài khoản để có thể kết nối với tabmis trên hệ
thống Tabmis. Bổ sung thêm phần kết hợp chéo các đoạn mã trong hạch toán kế toán trên
hệ thống để tạo ra những tổ hợp tài khoản phù hợp với yêu cầu quản lý ngân sách.
+ Kế toán thanh toán điện tử KBNN và kế toán thanh toán song phương điện tử với
ngân hàng.
Kế toán thanh toán điện tử với KBNN và TTSPĐT hiện nay phụ thuộc rất lớn vào
đường truyền mạng mỗi này. Vì vây, nâng cấp thiết bị máy tính cũng như hệ thống mạng
là điều quan trọng nhất để thực hiện cho nghiệp vụ thanh toán này
Ngoài ra, hoàn thiện một số nội dung sau :
- Mở rộng hệ thống thu, chi hiện đại qua hệ thống NHTM
- Điều chỉnh lại giờ “cut off time ”
- Các NHTM cần có phương pháp xử lý hài hòa về nghiệp vụ, kỹ thuật, doanh số
giao dịch giữa các chi nhánh trong nội bộ hệ thống của NHTM để công tác TTSPĐT với
NHTM được diễn ra thông suốt, nhanh chóng, hiệu quả và an toàn
Thứ 7 : Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể, quy mô, loại hình của tổ chức kế toán tại KBNN Thanh
Trì, tổ Kế toán KBNN Thanh Trì phải xây dựng quy trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ phù
hợp. Xây dựng hình thức kiểm tra, xác định rõ người chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở
từng nội dung cụ thể và thời gian kiểm tra. Việc kiểm tra này có thể được thực hiện bởi
chính cán bộ kế toán của Tổ kế toán. Thành lập nhóm kiểm tra nội bộ kiêm nhiệm thường
xuyên hàng tháng, quý hay trước đợt có đoàn kiểm tra của cấp trên, kiểm toán…
Để thực hiện việc hoàn thiện các giải pháp nêu trên, luận văn cũng nêu ra một số
điều kiện phối hợp cùng thực hiện giải pháp đối với từng đối tượng cụ thể như : cơ quan
tài chính cấp huyện, cơ quan KBNN Trung Ương, và KBNN Thanh Trì.
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tổ chức hạch toán kế
toán tại KBNN Thanh Trì. Tác giả hy vọng vấn đề này sẽ được nghiên cứu sâu hơn nhằm
để hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán cho các KBNN quận huyện khác để giúp hệ
thống KBNN nói chung và KBNN Thanh Trì nói riêng hoàn thiện tốt công tác kế toán để
ngày càng phát triển.



×