Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bài tiểu luận: Tài trợ xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.33 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ­ LUẬT
KHOA LUẬT KINH TẾ


Tiểu luận
Môn Luật Hợp đồng thương mại quốc tế

TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
GVHD: Vũ Kim Hạnh Dung
Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Lớp K12502

Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 05 năm 2015


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Trong thế giới hiện đại, việc sản xuất kinh doanh nói chung  và hoạt động xuất  
nhập khẩu hàng hóa nói riêng là không thể không sử dụng các loại dịch vụ tài chính 
khác nhau. Cùng với sự  hội nhập kinh tế  quốc tế, đặc biệt khi Hiệp định thương 
mại Việt Nam – Hoa Kỳ  có hiệu lực và Việt Nam tham gia tổ  chức thương mại  
Thế  giới, thương mại dịch vụ  trong lĩnh vực tài chính chắc chắn sẽ  phát triển  ở 
nước ta bởi dịch vụ tài chính của ngân hàng hay của các công ty tài chính quốc tế sẽ 
góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất cũng như  hoạt động xuất nhập khẩu hàng 
hóa.
Tuy nhiên, thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, do các chủ thể tham 
gia đều thuộc các quốc gia khác nhau nên có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ, phong  
tục, tập quán, luật pháp cũng như về khoảng cách địa lý,… là những rào cản khiến 


cho hoạt đọng ngoại thương giữa các bên trở  nên khó khăn hơn. Mặt khác, hoạt 
động xuất nhập khẩu thường được thực hiện với giá trị lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro 
do đối tác không thực hiện nghĩa vụ  của mình đã được quy định trong hợp đồng. 
Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, nhà sản xuất hay  
các thương nhân không phải lúc nào cũng có đủ  vốn và uy tín để  hoàn thành nghĩa  
vụ  của mình hoặc  để  tạo niềm tin cho phía đối tác. Từ  những lý do đó, trong 
thương mại quốc tế, các doanh nghiệp luôn cần có sự  tham gia của Ngân hàng 
thương mại, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng hiệu quả  kinh doanh và thực hiện 
thương vụ thành công. Chính vì vậy, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ra đời được  
xem là một đòi hỏi tất yếu của thương mại quốc tế.
Tài trợ xuất nhập khẩu là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tài  
chính hoặc uy tín hoặc cả hai một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp 
hoặc đơn vị  kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thương mại trong một số hoặc 
tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc 
cung úng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đich sinh lợi.
Mục đích nghiên cứu:
­ Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
­ Giới thiệu đầy đủ hơn một số nội dung của hoạt đọng tài trợ xuất nhập khẩu.

3


­ Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài  
trợ xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:
­ Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
­ Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu bản chất và các quy định của pháp luật về  hoạt  
động tài trợ  xuất nhập khẩu của thế  giới nói chung cũng như  của Việt Nam nói 
riêng.
Phương pháp nghiên cứu:

­ Tiếp cận, thu thập thông tin, tài liệu thông qua sách tham khảo, tài liệu học tập,  
các trang mạng xã hội uy tín, cũng như  các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt  
động tài trợ xuất nhập khẩu.
­ Tham khảo ý kiến của những người đi trước có kiến thức chuyên sâu về vấn đề 
này.
­ Phân tích, đối chiếu, so sánh tìm ra đối chiếu giữa những quy phạm pháp lý và 
thực tiễn của việc áp dụng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
Kết cấu đề tài:
Trong bài này, chúng tôi muốn đề cập đến một số loại giao dịch nhằm mục đích tài 
trợ  tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu được sử  dụng phổ  biến trong hoạt  
động thương mại quốc tế bao gồm:
Chương 1: Thuê tài chính.
Chương 2: Bao thanh toán.
Chương 3: Bảo lãnh ngân hàng.

4


1. Thuê tài chính
1.1.

Khái niệm

Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, ngân hàng và các công  
ty tài chính thường được yêu cầu cung cấp tài chính cho những hợp đồng thuê tài 
sản – là những công cụ  sản xuất như: máy bay, tàu thủy, container,… Người sử 
dụng những thiết bị  máy móc nói trên phải có nghĩa vụ  thanh toán cho người cho  
thuê theo định kỳ.Bởi thời hạn thuê có thể kéo dài, do đó người cho thuê có thể phải 
chịu những rủi ro đáng kể về mặt tài chính.
Nếu chủ sở hữu sẵn sàng chịu những rủi ro về mặt tài chính đó thì họ  tham gia  

vào quan hệ  hợp đồng với tư  cách là người cho thuê. Trong trường hợp này, hợp  
đồng được ký kết giữa người cho thuê và người thuê được coi là hợp đồng thuê tài  
sản thông thường. Ví dụ: hợp đồng thuê tài sản được quy định tại mục 5 Chương 2 
Bộ luật Dân sự Việt Nam. Nếu chủ sở hữu không muốn chịu rủi rotaif chính thì họ 
sẽ   ký   kết   hợp   đồng   cho   thuê   tài   chính   trong   thương   mại   quốc   tế   (Hợp   đồng  
Leasing).
Hợp đồng thuê tài chính là một đặc thù của hợp đồng thuê tài sản. Hợp đồng này  
được áp dụng trong hoạt động thương mại của Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX và từ 
nửa sau thế kỷ XX bắt đầu sử dụng một cách rộng rãi trong hoạt động thương mại 
của các nước Tây Âu, Nhật Bản và hiện nay được sử dụng ở hầu hết các quốc gia 
trên thế giới. Ở Việt Nam, các quan hệ thuê tài chính được pháp luật điều chỉnh còn 
ở mức độ hết sức khiêm tốn, mặc dù vậy một số công ty đã sử dụng hợp đồng này 
để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Ví dụ: nhiều máy bay 
mà Vietnam Airlines đang sử  dụng hiện nay là đối tượng của hợp đồng thuê tài 
chính.
Vậy, hợp đồng thuê tài chính và hợp đồng thuê tài chính quốc tế là gì? Bản chất  
pháp lý của chúng?
Trên cơ  sở  kinh nghiệm của Hoa Kỳ  trong lĩnh vực thuê tài chính và tổng kết  
thực hiện hoạt động thuê tài chính  ở  các nước Châu Âu, LEASEUROPE năm 1983  
đã đưa ra định nghĩa hợp đồng thuê tài chính, theo định nghĩa này, thuê tài chính động 
sản được đầu tư là máy móc thiết bị của nhà máy, xí nghiệp với mục đích sử dụng  
chuyên nghiệp. Những tài sản này trước hết được các công ty cho thuê tài chính mua 
riêng để cho thuê và vẫn thuộc sở hữu của người cho thuê trong thời gian hợp đồng.

5


Như vậy:
­ Người thuê tài chính tự  chọn đối tượng của thuê tài chính, tự  lựa chọn người 
bán và sau đó sử dụng đối tượng này cho các mục đích kinh doanh thương mại  

của mình.
­ Người cho thuê mua đối tượng cho thuê và là chủ  sở  hữu của đối tượng này 
trong thời gian hợp đồng thuê tài chính có hiệu lực.
­ Người thuê phải chịu mọi rủi ro liên quan đến đối tượng và việc sử dụng đối 
tượng này.
­ Thời gian của hợp đồng thuê tài chính phụ  thuộc vào thời gian hao mòn của 
máy móc thiết bị.
­ Khi hết thời hạn của hợp đồng, người thuê có quyền hoặc trả lại tài sản thuê, 
hoặc gia hạn hợp đồng, hoặc mua đứt tài sản.
Định nghĩa hợp đồng thuê tài chính được soạn thảo với mục đích thể  chế  hóa  
hoạt động thuê tài chính trong phạm vi EU.
Sau đó, trên cơ  sở  phân tích so sánh thực tiễn thuê tài chính của nhiều nước và  
kết quả  nghiên cứu của UNIDROIT và Hiệp hội Thuê tài chính quốc tế  trong lĩnh 
vực này, Trung tâm Các nghiệp đoàn đa quốc gia thuộc LHQ (UNCTC) năm 1984 
cũng đưa ra định nghĩa hợp đồng thuê tài chính. Tuy nhiên, định nghĩa này không có  
nhiều khác biệt so với định nghĩa của LEASEUROPE.
Trong thực tiễn cũng như khoa học pháp lý thì theo hợp đồng thuê tài chính, bên  
cho thuê có nghĩa vụ  mua tài sản của người thứ  ba xác định (người bán hay người 
sản xuất) theo sự chỉ định của người thuê và giao tài sản này cho người thuê chiếm 
hữu và sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại và người thuê có nghĩa vụ 
trả tiền thuê tài sản.
Điểm 1 Điều 1 Công  ước Ottawa 1988 về  thuê tài chính quốc tế  quy định, hợp 
đồng thuê tài chính quốc tế là một giao dịch theo đó một bên (bên cho thuê – là ngân  
hàng hay các công ty tài chính) phù hợp với những đặc điểm và điều kiện được bên 
kia nhất trí (người thuê) ký kết hợp đồng mua bán với bên thứ  ba (người bán) và  
theo hợp đồng này người cho thuê mua máy móc thiết bị  công nghiệp hay những  
thiết bị  khác và như  vậy tham gia vào hợp đồng cho thuê tài chính với người thuê  
khi giao cho người thuê quyền sử dụng máy móc và được thanh toán theo định kỳ.
6



Hợp đồng thuê tài chính là một giao dịch đặc biệt được sử  dụng trong lĩnh vực  
hoạt động thương mại, vì thế chủ thể của nó là những chủ thể chuyên nghiệp trong 
lưu thông thương mại. Trong hợp đồng thuê tài chính có các chủ thể tham gia sau:
­

Bên cho thuê thông thường là những công ty tài chính hay là ngân hàng, nói 
cách khác là những tổ chức thương mại được phép huy động vốn.

­

Bên thuê tài chính là bên nhận tài sản để tạm thời chiếm hữu và sử dụng trên  
cơ sở hợp đồng thuê tài chính.

­

Người bán là người ký kết hợp đồng mua bán tài sản với bên cho thuê và sau  
đó giao hàng cho người sử  dụng.  Ở  đây, người bán được biết trước rằng  
người sử dụng tài sản này không phải là người đã trả tiền mua nó, người sở 
hữu nó mà là người thuê, người này có quyền trực tiếp có những yêu cầu đối 
với người bán liên quan đến chất lượng hàng hóa (máy móc thiết bị) hay là 
nghĩa vụ  bảo lãnh của người bán. Như  vậy, điểm đặc biệt của hợp đồng 
thuê tài chính quốc tế  thể  hiện  ở  chỗ: Người thuê tài sản không nằm trong 
mối liên hệ  hợp đồng với người bán nhưng lại có một số  quyền đối với 
người bán.

Hợp đồng thuê tài chính nội địa và hợp đồng thuê tài chính quốc tế có nội dung 
và các dấu hiệu giống nhau. Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là trong hợp đồng  
thuê tài chính quốc tế trụ sở thương mại của bên cho thuê và trụ sở thương mại của 
bên thuê phải nằm trên lãnh thổ  của các quốc gia khác nhau (Điểm 2 Điều 1 Công 

ước Ottawa 1988).
Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hợp đồng thuê tài chính quốc tế là hợp đồng  
tín dụng tài chính, có nghĩa là người thuê muốn mua sắm máy móc, thiết bị của một 
người bán xác định. Tuy nhiên, không có khả  năng tài chính để  sở  hữu chúng. Vì  
vậy, phải yêu cầu ngân hàng hay công ty tài chính thanh toán. Theo nguyên tắc thì tài 
chính có thể  được cung cấp cho người thuê bằng hình thức khác. Ví dụ  như  cho 
người thuê vay, tuy nhiên trong trường hợp này người cho vay (ngân hàng hay công  
ty tài chính) phải thực hiện một số  hoạt động nhất định và những hoạt động này 
thường gắn liền với nhiều thủ  tục phức tạp để  trong trường hợp không thu hồi 
được tiền cho vay có thể đòi lại được quyền sở hữu đối với máy móc thiết bị được 
chuyển giao. Thuê tài chính cho phép thực hiện việc cho vay trên thực tế  nhưng  
người cho thuê vẫn giữ quyền sở hữu đối với đối tượng hợp đồng thuê tài chính, có  

7


nghĩa là người cho thuê chỉ  cung cấp tài chính theo hợp đồng thuê tài chính và mối 
quan tâm chính của họ chỉ là thu lợi nhuận từ việc cho vay tài sản.
Hợp đồng thuê tài chính được sử  dụng một cách rộng rãi nhờ  việc nó bảo đảm 
cho người thuê có khả năng được sử dụng những máy móc thiết bị công nghiệp và  
trong tương lai có thể  được quyền sở  hữu đối với máy móc thiết bị  này mà không 
cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho đầu tư ban đầu. Còn người cho thuê có thể 
dùng khả  năng tài chính của mình để  đầu tư  một cách có hiệu quả  bằng cách mua  
máy móc thiết bị  sau đó cho thuê và thường là cho thuê dài hạn. Người cho thuê 
hoàn lại vốn đầu tư của mình, bao gồm cả lãi suất bằng cách nhận tiền do bên thuê  
thanh toán vì đã sử  dụng tài sản. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, thường thì 
khi hợp đồng thuê tài chính hết thời hạn, bên thuê mua lại tài sản đã thuê. Thông  
thường cả bên cho thuê và bên thuê đề được hưởng ưu đãi về thuế, đây cũng là một 
trong những vấn đề  làm cho hợp đồng thuê tài chính trở  nên hấp dẫn trong hoạt 
động thương mại quốc tế.

1.2.

Đặc điểm

Hợp đồng thuê tài chính là một loại của hợp đồng thuê tài sản, nó được đặc 
trưng bởi một số dấu hiệu đặc thù. Trên cơ sở công ước quốc tế về hợp đồng thuê  
tài chính quốc tế, pháp luật của một số nước cũng như thực tiễn áp dụng hợp đồng  
thuê tài chính có thể khái quát một số dấu hiệu của hợp đồng thuê tài chính như sau:

8

-

Người cho thuê phải có mục đích cung cấp tài chính (đầu tư), có nghĩa là  
người cho thuê ký kết hợp đồng thuê tài chính với mục đích là đầu tư vào tài 
sản và sau đó cho thuê tài sản này, còn tiền do người thuê thanh toán theo bản 
chất là một hình thức thu nhập từ  việc đầu tư. Rõ ràng là người cho thuê  
không cần tài sản trong hình thức vật chất tự nhiên của nó mà người cho thuê  
mua tài sản với mục đích cho thuê để  thu lời.  Ở  đây, quyền lợi của người  
cho thuê dược bảo đảm bởi tài sản cho thuê thuộc sở  hữu của họ, trong 
trường hợp người thuê không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người cho thuê  
không cần yêu cầu thiệt hại mà chỉ đơn giản là yêu cầu trả lại tài sản. Như 
vậy, hợp đồng thuê tài chính còn thực hiện chức năng bảo đảm thực hiện 
nghĩa vụ.

-

Sau khi ký kết hợp đồng, bên cho thuê mua tài sản do người thuê lựa chọn 
của người bán cũng do người thuê chỉ  định và giao tài sản đó cho bên thuê. 
Theo công ước Ottawa 1988 về thuê tài chính quốc tế thì đây là dấu hiệu chủ 



yếu của hợp đồng thuê tài chính. Trong trường hợp này, bên cho thuê không 
chịu trách nhiệm về  sự  lựa chọn đối tượng của hợp đồng cũng như  sự  lựa 
chọn của người bán. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, hợp đồng thuê  
tài chính vẫn có dấu hiệu, theo đó bên cho thuê phải mua tài sản sau khi ký  
kết hợp đồng và việc mua tài sản này nhằm mục đích phục vụ cho việc thực  
hiện hợp đồng thuê tài chính.
-

Tài   sản   được   bên  thuê   thuê   chỉ   để   sử   dụng   trong  hoạt   động   kinh   doanh  
thương mại. Cũng chính vì mục đích này mà hợp đồng được ký kết. Đây là  
một trong những điểm khác biệt quan trọng của hợp đồng thuê tài chính so 
với hợp đồng thuê tài sản. Thật vậy, hợp đồng thuê tài chính cho phép người 
có ít tiền có thể sử dụng tài sản lớn gấp nhiều lần tài sản của mình. Vì vậy,  
nếu tài sản không được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại, tức  
là sinh lời, thì người thuê không thể có khả năng trả tiền thuê. 

-

Người thuê đồng thời vừa chiếm hữu vừa sử dụng tài sản được bên cho thuê  
giao theo hợp đồng thuê tài chính. Nếu người thuê chỉ sử dụng tài sản không  
thôi thì hợp đồng không còn ý nghĩa của hợp đồng thuê tài chính. Bởi vì,  
người cho thuê không cần thiết phải giữ lại quyền chiếm hữu đối với tài sản 
cho thuê. Mục đích của bên cho thuê trong hợp đồng thuê tài chính là thu lợi 
nhuận thông qua việc cho thuê tài sản. Vì vậy, việc chiếm hữu tài sản đã cho 
thuê có thể  gặp nhiều vấn đề  phức tạp, bởi vì trong nhiều trường hợp bên 
cho thuê có thể phải chịu một số chi phí bổ sung.

-


Bên thuê có khả năng mua lại đối tượng thuê tài chính nếu việc mua lại này 
được quy định trong hợp đồng. Cũng phải nói rằng, quyền mua lại tài sản  
thuê cũng được quy định trong mọi hợp đồng thuê tài sản (Bộ  luật Dân sự 
Việt Nam). Tuy nhiên, để  mua lại tài sản, người thuê phải trả  một khoản 
tiền mua đặc biệt được quy định trong hợp đồng thuê tài sản hay trong thỏa  
thuận bổ  sung cho hợp đồng. Còn trong hợp đồng thuê tài chính, tiền thuê 
đồng thời cũng là tiền mua lại tài sản. Tất nhiên, khả năng mua lại đối tượng  
của hợp đồng thuê tài chính phải được quy định trực tiếp trong hợp đồng. 

Vì những dấu hiệu nói trên mà một số tác giả coi hợp đồng thuê tài chính là một 
giao dịch song vụ, gắn liền với hợp đồng mua bán tài sản cho thuê. Bên cho  thuê 
theo hợp đồng thuê tài chính giao việc thực hiện một phần nghĩa vụ  của mình cho  
người bán theo hợp đồng mua bán như  là một sự   ủy quyền thực hiện nghĩa vụ. 

9


Theo đó, người bán phải chịu trách nhiệm trước người thuê về  chất lượng của tài 
sản cho thuê. Về phần mình, hợp đồng mua bán được coi là hợp đồng vì lợi ích của 
người thứ ba – bên thuê.
Phổ biến nhất vẫn là quan điểm theo đó hợp đồng thuê tài chính là hợp đồng ba  
bên, trong đó có: người bán, người cho thuê, người thuê, mỗi một người có quyền 
và nghĩa vụ của riêng mình. Quan điểm này được nhiều người ủng hộ và tìm được 
sự  thể  hiện của mình trong Công  ước Ottawa 1988 về  thuê tài chính quốc tế. Tuy  
nhiên, cấu trúc pháp lý của định nghĩa này không đặc trưng cho pháp luật của các  
nước Châu Âu lục địa. Bởi vì, luật pháp của các nước này chỉ công nhận sự tồn tại 
nghĩa vụ  của nhiều bên trong giao dịch liên doanh liên kết. Vì vậy, đúng hơn hết 
không nên coi hợp đồng thuê tài chính quốc tế  là hợp đồng giữa nhiều bên mà là 
loại hợp đồng phức tạp, trong đó có cả quan hệ mua bán và quan hệ thuê tài sản.

1.3.

Cơ sở pháp lý

Hợp đồng thuê tài chính được công nhận trong thực tiễn xét xử của những quốc  
gia. Ở đó pháp luật không dành riêng những quy phạm để điều chỉnh loại hợp đồng 
này. Ví dụ: Hoa Kỳ, Nhật, Đức,…  Ở  một số  quốc gia khác, loại hợp đồng này  
được pháp luật điều chỉnh một cách đặc biệt. Ví dụ:  ở  Liên bang Nga được quy 
định trong Bộ luật Dân sự và luật thuê tài chính;  ở  Pháp luật thuê tài chính 1966;  ở 
Anh – Luật về thuê bán năm 1965.
Văn bản pháp luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh hợp đồng thuê tài chính quốc tế 
là công ước Ottawa được ký kết ngày 28­5­1988. Việc thông qua Công ước này tạo  
nên sự quan tâm đến vấn đề hệ thống hóa việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực  
thuê tài chính ở nhiều quốc gia. Liên minh Châu Âu mong muốn các thành viên tham 
gia Công  ước này. Những quy định của Công  ước Ottawa 1988 được  Ủy ban Pháp 
luật của LEASEUROPE sử  dụng để  soạn thảo hợp đồng thuê tài chính mẫu áp 
dụng trong hoạt động thuê tài chính trong phạm vi Châu Âu. Hiện nay, số  lượng  
quốc gia tham gia Công ước này không nhiều. Vì vậy, các quan hệ phát sinh từ hợp 
đồng thuê tài chính quốc tế được điều chỉnh bằng các quy phạm của luật quốc gia.
Ở  Việt Nam, hợp đồng thuê tài chính được Luật Các tổ  chức tín dụng điều  
chỉnh (Điều 61, 62, 63). Tuy nhiên, văn bản pháp luật này chỉ dừng lại ở mức độ quy 
định quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê mà chưa nói rõ bản chất, đặc 
điểm của hợp đồng thuê tài chính cũng như  mối quan hệ giữa người bán và người 
thuê. Việc pháp luật của Việt Nam chưa điều chỉnh một cách toàn diện những quan  
10


hệ  phát sinh từ  hợp đồng thuê tài chính cũng như  chính bản thân hợp đồng thuê tài 
chính sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của nước ta trong quá trình  
hội nhập kinh tế quốc tế. 

1.4.

Nội dung hợp đồng thuê tài chính
Nội dung cơ  bản của hợp đồng thuê tài chính bao gồm các điều khoản  

chủ yếu về quyền và và nghĩa vụ của các bên.
1.4.1. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tài chính

Đối tượng của hợp đồng thuê tài chính là mọi tài sản không phải hàng tiêu 
dùng, gồm có: nhà máy xí nghiệp, những loại tài sản khác như: máy móc thiết bị,  
các phương tiện vận tải, những tài sản là động sản hay bất động sản được sử 
dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Thông thường đối tượng của hợp đồng thuê tài chính là động sản vì những 
hoạt   động   thương   mại   có  tính   hệ   thống   đại   trà   thường   mang   lại  nhiều   lợi  
nhuận. Đất đai, mặt nước thường không thể là đối tượng của hợp đồng thuê tài  
chính quốc tế. Như vậy có thể  nói rằng mọi đối tượng hợp đồng thuê tài chính 
quốc tế là tài sản là người thuê có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh thương  
mại.
Theo nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế là động sản,  
bất động sản, tuy nhiên theo Công  ước Ottawa 1988 không coi bất động sản là 
đối tượng của hoạt động này do tính đặc thù của giao dịch này trong lưu thông  
quốc tế. Có thể  nhận thấy rằng quy định về  bất động sản và động sản trong 
Công ước Viên 1980 và trong Công ước Ottawa 1988 có một số điểm khác nhau. 
Ví dụ  máy bay, tàu thủy, tàu hỏa là bất động sản theo quy định Công ước Viên  
nhưng trong thực tiễn thương mại các loại tài sản trên được coi là đối tượng  
của hợp đồng thuê tài chính quốc tế. 
Ở  Việt Nam cũng có quy định tương tự  như  cho thuê tài chính quốc tế,  
pháp luật chỉ  cho phép tín dụng tổ  chức cho thuê tài chính với đối tượ ng là 
động sản. Sở dĩ bất động sản không là đối tượ ng của hoạt độ ng chô thuê tài 
chính vì quy định tại Điều 73 Luật các tổ  chức tín dụng mà theo đó, tổ  chức  

tín dụng không đượ c phép kinh doanh b ất động sản. Để  giải thích cho quy  
định này, có ba lý do chính đượ c đư a ra:

11


+ Một là, thị  trường bất  động sản hiện nay  ở  Việt Nam qua th ất th ường,  
không có quy luật rõ ràng và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.
+ Hai là, tính thanh khoản c ủa th ị tr ường b ất đọng sản  hiện nay ở thị tr ường  
Việt Nam hi ện nay là quá kém.
+ Ba là, bất động sản là tài sản bảo đả m thông dụng, là việc để  tổ  chức tín  
dụng kinh doanh b ất động sản có thể xảy ra các rủ i ro về đạ o đứ c. 
Đối   tượ ng   của   hợp   đồng   thuê   tài  chính  quốc   tế   sau  khi   được giao cho 
người thuê, vẫn thuộc sở hữu của ngươi cho thuê. Dưới góc độ kế toán việc tài 
sản cho thuê thuộc sở hữu của người cho thuê cần phải được thể hiện trong sổ 
sách kế toán của người thuê. Đây là sự  khác biệt cơ bản của hợp đồng thuê tài 
sản thông thường. Quy định này thể hiện sự cần thiết để giải quyết vấn đề ai là 
người chịu khấu hao đối tượng của thuê tài chính. Trong thực tiễn thương mại,  
tài sản là đối tượng của thuê tài chính nằm trong sổ sách kế toán của người nào 
thì người đó chịu khấu hao tài sản.
Thời hạn của hợp đồng thuê tài chính quốc tế  do các bên thỏa thuận, phụ 
thuộc vào giá trị  và thời gian khấu hao của tài sản cho thuê. Thông thường hợp 
đồng được kí dài hạn. Tài sản là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính được 
cho thuê trong một thời gian nhất định, thời hạn này thường là tương đương với  
thời gian khấu hao của tài sản cho thuê, tức là thời hạn mà bên cho thuê có thể 
thu hồi cả vốn lẫn lãi. Khả  năng mà hợp đồng thuê tài chính vô hạn hay không 
quy định thời gian không được pháp luật cho phép cũng như  không được công 
nhận trong tực tiễn hoạt động thuê tài chính quốc tế. Điều này không phải là 
ngẫu nhiên bởi vì trong hoạt động thuê tài chính quốc tế  đòi hỏi phải có hoạt 
động tính toán tiền thuê tài sản một cách chính xác phụ thuộc vào thời hạn của  

hợp đồng. Như  vậy khi kí kết hợp đồng, các bên đã biết thời hạn có hiệu lực.  
Trong trường hợp ngược lại, những tiêu chí rõ ràng để  xác định khả  năng tài  
chính của công ty cho thuê tài chính sẽ  mất đi mà công ty tài chính được phép 
huy động vốn từ bên ngoài.
Giá của hợp đồng thuê tài chính được hiểu là tiền thuê tài sản và bao gồm hai  
phần: chi phí đầu tư và thù lao của bên cho thuê. Tiền thuê tài chính được thanh 
toán phụ thuộc vào thời gian hao mòn của tài sản cho thuê.
Những chi phí đầu tư bao gồm :
+ Giá thành ban đầu của đối tượng hợp đồng thuê tài chính 

12


+ Lãi suất mà bên cho thuê phải trả cho ngân hàng theo hợp đồng vay tín dụng 
+ Những chi phí liên quan đến bảo lãnh theo hợp đồng nếu có 
+ Thuế và những khoản thanh toán khác 
+ Những chi phí của bên cho thuê liên quan đến việc thực hiện bảo dưỡng, đại 
tu đối tượng hợp đồng tài chính nếu bên cho thuê có nghĩa vụ  phải thực hiện  
nghĩa vụ này 
+ Tiền mua bảo hiểm cho đối tượng của hợp đồng thuê tài chính nếu bên cho  
thuê mua bảo hiểm và nếu hợp đồng tài chính không có quy định khác 
Thù lao là khoản tiền được quy định trong hợp đồng thuê tài chính mà bên 
thuê phải trả  cho bên cho thuê ngoài chi phí đầu tư  ban đầu. Đây cũng chính là 
thu nhập của bên cho thuê tài sản.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, tiền thuê tài sản trong hợp đồng tài  
chính được xác định theo nguyên tắc dưới dạng thanh toán cho toàn bộ  tài sản 
được thuê. Trong trường hợp đối tượng hợp đồng gồm nhiều tài sản có thời hạn  
sử dụng khác nhau thì tiền thuê sẽ đươc xác định phù hợp và tính vào thời h ạn 
sử dụng của mỗi loại tài sản.
Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực  

cho thuê tài chính bao gồm:
­

Năm   1995,   Th ống   đốc   NHNNVN   ban   hành   thể   lệ   tín   dụng   thuê   mua 
(quyết định 194/QĐ­NH5).

­

Nghị  định 64/CP  VỀ   “Quy ch ế  t ạm  th ời  v ề   t ổ   ch ức  và  hoạt   động  của 
công ty cho thuê tài chính tại việt nam”

­

Luật tổ  chức tín dụng 1997 ra đời (đượ c sửa đổi, bổ  sung năm 2004) tại 
điều 20, 61 đến 63 quy định hoạt động cho thuê tài chính đượ c điề u chỉnh 
chi tiết và hệ  thống hơn. Các văn bản dướ i luật là Nghị  đị nh 16/2001/NĐ­
CP   đượ c   sửa   đổ i   bổ   sung   bởi   nghị   đị nh   65/2005 /nđ­cp;   Nghị   định 
39/2014/NĐ­CP về  hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài 
chính. 

Pháp luật Việt Nam quy định  các loại hình cho thuê tài chính rất phong phú  
gồm cho thuê tài chính hai bên, cho thuê tài chính ba bên, mua và cho thuê lại, cho 
thuê tài chính liên kết, cho thuê tài chính hợp tác, cho thuê tài chính giáp lưng. 
Trong đó một số loại hình có nhiều quan hệ với nhiều hơn 3 đối tượng là người  
13


cung cấp thiết bị, người cho thuê, người thuê. Ví dụ  như  cho thuê tài chính hợp  
tác có thêm vai trò là người cho vay khi mà bên thuê có nhu cầu thuê của nhiều 
công ty cho thuê tài chính vì khả  năng vốn của công ty cho thuê tài chính không 

đảm bảo cho bên thuê thuê tài sản. Khi này nó sẽ huy động vốn từ nhiều công ty 
và nhóm công ty này sẽ có một công ty cho thuê tài chính làm đầu mối. Hay loại  
hình cho thuê tài chính giáp lưng bên thuê tài sản sẽ cho người khác thuê lại tài  
sản của mình nếu được sự đồng ý của người cho thuê.
1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên
 Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê 

Quyền định đoạt đối tượng hợp đồng thuê tài chính thuộc ngươì cho thuê. 
Người cho thuê có thể đòi lại tài sản trong những trường hợp và theo thủ tục do 
pháp luật hay hợp đồng thuê tài chính quy định, ví dụ   bên thuê không trả  tiền  
thuê.
Mua tài sản của người bán do bên thuê chỉ định trên cơ sở hợp đồng mua bán  
hàng hóa. Bên cho thuê, khi mua tài sản, phải thông báo cho người bán biết rằng, 
tài sản được mua để  cho thuê và chỉ. rõ tên người thuê. Hợp đồng cũng có thể 
quy định, bên cho thuê tự chọn tài sản và tự chọn người bán. Theo quy định của 
Điều 8 Công ước Ottwa 1988, bên cho thuê không chịu trách nhiệm trước người  
thuê về chất lượng của đối tượng hợp đồng thuê tài chính, ngoại trừ trường hợp  
khi mà người thuê chịu những thiệt hại do sự can thiệp của người cho thuê trong  
việc lựa chọn người bán hay đối tượng hợp đồng gây ra cũng như  trong trường 
hợp nếu người thuê quá tin tưởng vào kinh nghiệm của người cho thuê. Trong  
hợp đồng này, người cho thuê không chịu trách nhiệm trước người thứ  ba vê 
những thiệt hại do đối tượng hợp đồng thuê tài chính gây ra. Bảo đảm việc giao 
tài sản cho bên thuê, tài sản phải phù hợp với điều kiện của hợp đồng và mục  
đích sử dụng. Theo quy định tại Điều 10 Công  ước Ottawa 1988, người thuê có 
các quyền đối với người bán, và người bán phải có nghĩa vụ tương ứng đối với  
người thuê như  là một bên của hợp đồng mua bán. Tất nhiên người bán không  
thể chịu trách nhiệm theo hợp đồng thuê tài chính trước người cho thuê và người 
thuê về cùng một thiệt hại. Ngoài ra, người thuê không thể đơn phương hủy hợp 
đồng mua bán.
Bên thuê không có quyền đưa ra cho bên cho thuê bất kì một yêu cầu nào 

khác liên quan đến việc người bán không giao hàng, không giao đủ  hoặc giao  
chậm ngoại trừ  trường hợp là hậu quả  những hành vi của bên cho thuê. Tuy 
14


nhiên, cần phải chú ý rằng, mặc dù bên cho thuê không chịu trách nhiệm trước  
bên thuê do tài sản được giao theo hợp đồng thuê tài chính quốc tế  không phù  
hợp với điều kiện hợp đồng nhưng có quyền cùng với bên thuê đưa ra những 
yêu cầu liên quan đến chất lượng máy móc thiết bị cho bên bán.
Bởi vì việc sử dụng đối tượng thuê tài chính là mục đích chính của bên thuê,  
nên đối tượng thuê tài chính thường được đăng kí dưới tên người thuê. Theo  
nguyên tắc, trong chứng từ đăng kí có chỉ rõ chủ sở hữu của đối tượng hợp đồng  
thuê tài chính (người cho thuê), ngoài ra hợp đồng thuê tài chính còn quy định  
nghĩa vụ của bên thuê không có quyền đưa ra một sự thay đổi nào vào chứng từ 
đăng kí nếu không có sự  đồng ý của bên cho thuê. Trong trường hợp hợp đồng  
thuê tài chính chấm dứt hiệu lực trước thời hạn hoặc trong trường hợp bên thuê  
không sử  dụng quyền mua lại đối tượng hợp đồng thuê tài chính, đăng ký của  
đối tượng này bị hủy.
Bên cho thuê phải bảo đảm cho bên thuê quyền sử dụng đối tượng của hợp  
đồng và bảo vệ  quyền này khỏi sự  can thiệp của người thứ  ba , ngoại trừ 
trường hợp sự can thiệp này là hậu quả của những hành vi hay sơ suất của chính  
bên thuê.
 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê 

Theo quy định tại Điều 9 Công ước Ottawa 1988 , bên thuê có nghĩa vụ  phải  
quan tâm một cách đúng mực đến đối tượng của hợp đồng thuê tài chính, sử 
dụng mục đích này vì mục đích này đối tượng hợp đồng được sản xuất, bảo  
quản máy móc thiết bị trong những điều kiện phù hợp. 
Bên thuê có quyền chiếm hữu và sử  dụng đối thượng thuê tài chính. Quyền  
này theo bản chất là quyền tuyệt đối, nó không thể là đối tượng của việc tranh 

chấp theo nghĩa vụ cuả người cho thuê, ngay cả khi tài sản cho thuê được đăng 
kí dưới tên của người cho thuê. Tuy nhiên, quyền định đoạt đối tượng của hợp 
đồng thuê tài chính của bên cho thuê bị  pháp luật (nếu có) hay hợp đồng hạn 
chế. Theo nguyên tắc, chủ  sở hữu tài sản có quyền thế  chấp tài sản của mình, 
nhưng nếu người cho thuê thế  chấp tài sản cho thuê theo hợp đồng cho thuê tài  
chính quốc tế thì bên thuê có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt  
hại. Bên thuê không có quyền định đoạt đối tượng thuê tài chính theo ý mình 
bằng cách chuyển nhượng cho người thứ  ba. Bên cạnh đó, điểm 2 điều 14 lại  
cho phép bên thuê giao quyền sử dụng đối tượng hợp đồng hay một quyền nào  

15


khác theo hợp đồng cho người thứ  ba nếu được sự  đồng ý của bên cho thuê và  
phải phù hợp với lợi ích của người thứ ba .
Nghĩa vụ  sửa chữa, bảo dưỡng định kì hay đại tu máy móc thiết bị  cuả  các  
bên được quy định trong hợp đồng. Theo nguyên tắc chung trong thuê hợp đồng  
tài chính bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ này.
Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng thuê tài chính, bên thuê có nghĩa vụ 
cho phép bên cho thuê tiếp cận đối tượng của hợp đồng, thông tin tài chính, mục  
đích sử dụng của bên thuê để xem có phù hợp với mục đích được ghi trong hợp  
đồng hay không và tuân thủ  các điều kiện liên quan đến bảo quản, giữ  gìn đối  
tượng của hơp đồng.
Theo quy định của Điều 12 Công  ước Ottawa 1988, nếu người giao hàng vi 
phạm nghĩa vụ do không giao hang hay chậm giao hàng cho bên thuê thì bên thuê 
có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê tài chính quốc tế  và từ  chối nhận 
thiết bị. Tuy nhiên, bên cho thuê có quyền sữa chữa sai sót của mình bằng cách 
đề nghị thay thế máy móc thiết bị phù hợp với hợp đồng cho thuê. 
Bên thuê có quyền chưa thanh toán số tiền thuê theo định kỳ nếu bên cho thuê 
chưa khắc phục sửa chữa sai sót trong việc thực hiện hợp đồng thuê tài chính  

quốc tế  bằng cách thay thế  máy móc thiết bị  phù hợp với điều kiện hợp đồng. 
Nếu bên thuê nhất định đơn phương hủy bỏ hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên 
cho thuê phải trả lại các khoản đã thanh toán.
Bảo hiểm cho tài sản thường được người thuê hoặc người cho thuê tiến 
hành mua. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng được bên cho thuê mua 
bảo hiểm thì tiền mua bảo hiểm sẽ  được tính vào tiền thuê phù hợp với điều  
kiện của hợp đồng. Nếu bên  thuê tài chính kí kêt hợp đồng cho đối tượng thuê  
thì hợp đồng này được kí kết vì lợi ích của bên cho thuê, nghĩa là bên cho thuê sẽ 
nhận bảo hiểm trong trường hợp rủi ro.
Theo Điều 7 Công ước Ottawa 1988, bên cho thuê vẫn là chủ sỡ hữu của đối 
tượng thuê tài chính, tức là máy móc, thiết bị, vì vậy trong trường hợp bên thuê  
bị  phá sản thì chủ  nợ  của bên thuê không có quyền yêu cầu đối với đối tượng  
thuê tài chính quốc tế.
Theo Điều 14 Công  ước Ottawa 1988, bên cho thuê có thể  chuyển nhượng 
một phần hay tất cả các quyền liên quan đến đối tượng của thuê tài chính quốc 
tế. Tuy nhiên sự  chuyển nhượng các quyền này không làm  ảnh hưởng và làm 

16


thay đổi bản chất của hợp đồng thuê tài chính quốc tế  được kí kết trước đó và  
cũng không miễn trừ một trách nhiệm nào cho bên thuê.
1.5.

Chấm dứt hợp đồng thuê tài chính

Bên cho thuê có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê tài chính trong những 
trường hợp sau:
Bên thuê sử  dụng đối tượng hợp đồng thuê tài chính không phù hợp  
với điều kiện được quy định trong hợp đồng hay sử  dụng không đúng mục 

đích 
­

­

Bên thuê cho thuê lại tài sản không được sự đồng ý của bên cho thuê 

­

Nếu bên thuê không bảo quản tài sản thuê theo đúng quy định 

Nếu bên thuê không trả  tiền thuê tài sản đúng hạn (có thể  hai hay ba 
lần liên tiếp)
­

Ngoài ra trong hợp đồng các bên còn có thể quy định một số trường hợp khác mà  
bên cho thuê có thể đơn phương hủy hợp đồng.
Bên thuê có thể đơn phương hủy hợp đồng trong trường hợp bên cho thuê không 
giao tài sản thuê đúng thời hạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2014/NĐ­CP về hoạt động của công ty  
tài chính và công ty cho thuê tài chính. Trườn hợp chấm dứt hợp đồng trước thời  
hạn tại Điều 21 quy định 5 trường hợp có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
+   Bên thuê không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một trong các điều  
khoản, điều kiện khác là căn cứ  chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy 
định trong hợp đồng cho thuê tài chính;
+  Bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải thể;
+  Bên cho thuê vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm  
dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính;
+ Tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa;
+ Bên cho thuê và bên thuê đồng ý để  bên thuê thanh toán toàn bộ  tiền thuê  

còn lại trước thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
Bên cho thuê và bên thuê quy định cụ  thể trong hợp đồng cho thuê tài chính  
việc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính. 

17


Và Điều 22 quy định xử lý hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn:
Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo 
trường hợp “Bên thuê không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một trong các 
điều khoản, điều kiện khác là căn cứ  chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, 
được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính; và khi Bên thuê bị tuyên bố 
phá sản, giải thể” tại Điều 21 Nghị định 39/2014/NĐ­CP, bên thuê phải thanh 
toán ngay toàn bộ  số  tiền thuê còn lại. Nếu bên thuê không thanh toán được 
tiền thuê thì bên cho thuê xử lý tài sản cho thuê như sau:
­

+ Bên cho thuê có văn bản gửi bên thuê, Ủy ban nhân dân và cơ quan công an 
nơi bên thuê đặt trụ sở chính, đặt tài sản cho thuê, thông báo về việc thu hồi  
tài sản cho thuê và yêu cầu các cơ quan này trong phạm vi chức năng, nhiệm 
vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật 
để  giữ  gìn an ninh, trật tự  trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê, bảo đảm 
bên cho thuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê; tiến  
hành thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê (trừ trường hợp tài sản cho thuê là 
đối tượng hoặc vật chứng của vụ án hình sự  được xử  lý theo quy định của  
pháp luật hình sự); được cho vay bắt buộc đối với bên thuê để xử  lý các chi 
phí nhằm thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài  
chính và không tự nguyện bàn giao tài sản;
+ Bên thuê phải dừng ngay việc sử dụng và trao trả tài sản cho thuê cho bên 
cho thuê theo yêu cầu của bên cho thuê, không được có bất kỳ  một hành vi  

cản trở nào đối với việc thu hồi tài sản cho thuê hoặc tiếp tục chiếm giữ, sử 
dụng tài sản cho thuê; thanh toán toàn bộ  số  tiền thuê còn lại theo quy định  
của hợp đồng cho thuê tài chính và các chi phí phát sinh đến việc thu hồi tài  
sản cho thuê; phải nhận nợ bắt buộc đối với số tiền bên cho thuê cho vay bắt 
buộc để xử lý các chi phí nhằm thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm 
hợp đồng cho thuê tài chính và không tự nguyện bàn giao tài sản.
­  Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo trường  
hợp : “ Bên cho thuê vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện là căn cứ 
chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho 
thuê tài chính; và Bên cho thuê và bên thuê đồng ý để bên thuê thanh toán toàn 
bộ tiền thuê còn lại trước thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài 
chính” của Điều 21 Nghị  định 39/2014/NĐ­CP thì thực hiện theo những quy 
định của hợp đồng cho thuê tài chính.

18


Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo 
trường hợp : “Tài sản cho thuê bị  mất, hỏng không thể  phục hồi sửa chữa”  
của Điều 21 Nghị định 39/2014/NĐ­CP thì:
­

+ Khi tài sản cho thuê bị mất, bị hỏng không thể phục hồi được, bên cho thuê 
phải có văn bản gửi chính quyền địa phương nơi bên thuê đặt trụ  sở  chính, 
đặt tài sản cho thuê, thông báo về  việc tài sản bị  mất, bị  hỏng không thể 
phục hồi được và yêu cầu áp dụng các biện pháp trong thẩm quyền theo quy 
định của pháp luật để  bảo đảm bên cho thuê thực hiện quyền của chủ  sở 
hữu đối với tài sản cho thuê; gửi bên thuê thông báo về  việc thu hồi tài sản  
cho thuê bị  hỏng và yêu cầu bên thuê thanh toán toàn bộ số tiền thuê còn lại 
theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính và chi phí liên quan đến việc  

thu hồi tài sản cho thuê;
+ Bên thuê phải trao trả  tài sản cho thuê bị  hỏng theo yêu cầu của bên cho  
thuê, thanh toán toàn bộ  số  tiền thuê còn lại cho bên cho thuê theo quy định 
của hợp đồng cho thuê tài chính và các chi phí phát sinh đối với việc thu hồi 
tài sản cho thuê.
2. Hợp đồng bao thanh toán
2.1.

Khái niệm

Bao thanh toán (factoring) hay nhượng quyền yêu cầu thanh toán, chuyển 
nhượng khoản phải thu (assignment of receivables) là việc một tổ chức tín dụng 
(đơn vị bao thanh toán: factor) mua khoản tiền phải thu của người cung cấp hàng  
hóa, dịch vụ; khoản tiền này phát sinh do người đó đã hoặc sẽ  cung cấp hàng  
hóa, dịch vụ cho khách hàng của nó trên cơ sở hợp đồng mua bán hay cung cấp  
hàng hóa, dịch vụ đã được giao kết.
Bao thanh toán thực sự phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là ở Mỹ, 
là kết quả  của sự phân công lao động hợp lý trong xã hội. Theo đó, người sản  
xuất, phân phối hàng hóa hay cung ứng dịch vụ chỉ tập trung vào hoạt động sản  
xuất, bán hàng và cung  ứng dịch vụ; việc quản lý và thu tiền từ  việc bán hàng 
hay cung ứng dịch vụ sẽ được tổ chức tín dụng đảm trách. Hoạt động bao thanh 
toán là sự kết hợp của các dịch vụ như tài trợ vốn, đánh giá rủi ro tín dụng, quản  
lý sổ sách, thu hộ, tư vấn. Lợi ích của hoạt động bao thanh toán rất đa dạng, đặc  
biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp nhà sản xuất có vốn để tiếp tục  
hoạt động, duy trì được mức nhân công và quy mô sản xuất; giúp cho các doanh  

19


nghiệp sản xuất hàng thời vụ  tiến hành hoạt động sản xuất quanh năm, tránh 

hiện tượng sa thải công nhân khi hết thời vụ; giúp doanh nghiệp phát triển với  
tốc độ nhanh hơn…
Với tầm quan trọng và sự phát triển của hoạt động bao thanh toán trong nền 
kinh tế, pháp luật các quốc gia ngày nay đều có quy định điều chỉnh hoạt động  
này. Không những thế, nhiều nỗ  lực trong việc thống nhất chế định bao thanh 
toán trên phạm vi quốc tế đã được tiến hành, như Công ước Ottawa về bao thanh 
toán quốc tế  năm 1988 do UNIDROIT xây dựng, Bộ quy tắc các tập quán trong 
bao thanh toán quốc tế  do các doanh nghiệp bao thanh toán thiết lập, và Công 
ước của Liên hiệp quốc về  chuyển nhượng khoản phải thu trong thương mại  
quốc tế năm 2001 do UNCITRAL soạn thảo.
Theo Điều 1 Công  ước Ottawa về  bao thanh toán quốc tế, bao thanh toán là 
một hoạt động được tiến hành trên cơ sở hợp đồng bao thanh toán giao kết giữa  
người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và đơn vị bao thanh toán. Cụ thể:
UNIDROIT CONVENTION ON INTERNATIONAL FACTORING ­ Article 1:
1. ­ This Convention governs factoring contracts and assignments of receivables as 
described in this Chapter.
2. ­ For the purposes of this Convention, "factoring contract" means a contract 
concluded between one party (the supplier) and another party (the factor) pursuant 
to which:
(a) the supplier may or will assign to the factor receivables arising from contracts 
of sale of goods made between the supplier and its customers (debtors) other than 
those for the sale of goods bought primarily for their personal, family or household 
use;
(b) the factor is to perform at least two of the following functions:
­ finance for the supplier, including loans and advance payments; 
­ maintenance of accounts (ledgering) relating to the receivables; 
­ collection of receivables; 
­ protection against default in payment by debtors:
(c) notice of the assignment of the receivables is to be given to debtors.


20


3. ­ In this Convention references to "goods" and "sale of goods" shall include 
services and the supply of services.
Theo đó:
a. Người cung cấp chuyển giao hay sẽ chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán 
khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa người 
cung cấp và khách hàng của nó (người mua, con nợ), trừ hợp đồng mua bán hàng 
hóa, dịch vụ phục vụ mục đích tiêu dùng hay cá nhân.
b. Đơn vị bao thanh toán phải thực hiện ít nhất hai trong số các hành vi sau:
– Tài trợ cho người cung cấp, bao gồm cả việc cho vay hay trả tiền trước;
– Thực hiện các hoạt động kế toán, sổ sách liên quan đến khoản phải thu;
– Thu tiền đối với khoản phải thu;
– Tiến hành các biện pháp bảo vệ trong trường hợp người mua (con nợ) không 
thanh toán.
c. Thông báo việc chuyển nhượng khoản phải thu cho người mua (con nợ).
 Ở  Việt Nam, hoạt động bao thanh toán đã từng được các tổ  chức tín dụng  
(TCTD) thực hiện nhưng chủ yếu dưới hình thức của một hợp đồng tín dụng do  
pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về hoạt động bao thanh toán, trong 
khi lại bắt buộc cho vay trên cơ sở phải có bảo đảm bằng tài sản. Để tạo khung  
pháp lý cho hoạt động bao thanh toán nhằm đa dạng hóa các hình thức cấp tín 
dụng, tuân thủ  cam kết của Việt Nam về hoạt động bao thanh toán trong Hiệp 
định Thương mại Việt­Mỹ, đặc biệt sau khi có Luật sửa đổi, bổ  sung một số 
điều của Luật các tổ  chức tín dụng năm 2004, cho phép TCTD được tự  quyết  
định trong việc cho vay hay cấp tín dụng nói chung trên cơ  sở có bảo đảm hay  
không có bảo đảm bằng tài sản, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế bao 
thanh toán kèm theo Quyết định số  1096/2004/QĐ­NHNN. Theo Quy chế  này, 
“bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông  
qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ  việc mua, bán hàng hoá đã 

được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng”.
Như vậy, hoạt động bao thanh toán của TCTD là một hình thức cấp tín dụng 
cho các nhà sản xuất, phân phối hàng hóa, hay cung cấp dịch vụ. Chênh lệch 
giữa số  tiền thu từ  người mua trên cơ  sở  khoản phải thu và số  tiền  ứng trước  
cho người bán khi mua khoản phải thu là lãi cấp tín dụng và phí quản lý sổ sách,  

21


phí bù đắp rủi ro tín dụng cùng các chi phí khác liên quan. Khác với hoạt động 
chiết khấu thương phiếu, hoạt động bao thanh toán diễn ra trước khi có sự  tồn 
tại của thương phiếu (hối phiếu hay lệnh phiếu). Khác với hoạt động cho vay 
có bảo đảm bằng khoản phải thu, khoản phải thu trong hoạt  động bao thanh  
toán được (hay sẽ  được) chuyển giao cho đơn vị  bao thanh toán, và hoạt động 
bao thanh toán còn liên quan đến nhiều dịch vụ khác ngoài tài trợ vốn.
Tuy nhiên, phải thấy rằng khái niệm bao thanh toán theo quy định của Điều 2  
và Điều 4 Quy chế bao thanh toán như vậy là chưa đầy đủ, chỉ dừng lại đối với 
khoản phải thu phát sinh từ  việc mua bán hàng hóa, không đề  cập đến khoản 
phải thu phát sinh từ  việc cung  ứng dịch vụ trên cơ  sở  hợp đồng giao kết giữa  
bên cung  ứng và bên mua. Pháp luật các quốc gia có hoạt động bao thanh toán  
phát triển cũng như  Điều 2 Công  ước của Liên hiệp quốc về  chuyển nhượng 
khoản phải thu năm 2001 đều không có sự phân biệt này. Khoản 2 Điều 1 Công 
ước Ottawa về bao thanh toán quốc tế năm 1988 tuy chỉ đề cập đến khoản phải  
thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng khoản 3 Điều này lại đề cập  
khái niệm “hàng hóa” và “mua bán hàng hóa” ở đây bao gồm cả dịch vụ và cung  
ứng dịch vụ.
Bên cạnh đó, Quy chế  bao thanh toán không đề  cập đến “khoản phải thu  
trong tương lai”, tức khoản phải thu sẽ  hình thành khi người bán chuyển giao 
hàng hoá, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng đã giao kết. Ngoài ra, quy trình  
hoạt động bao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế  này cho thấy đơn vị  bao 

thanh toán chỉ có thể chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng sau khi khoản phải 
thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã tồn tại. Điều này sẽ hạn chế hoạt động  
bao thanh toán  ở  Việt Nam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh toán bao  
gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn tại (nhưng không có sự hiện diện  
của thương phiếu) hay khoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu  
này có thể xác định, và đơn vị bao thanh toán có thể chuyển tiền cho bên bán vào  
bất cứ  lúc nào sau khi hợp đồng bao thanh toán được giao kết căn cứ  vào quy  
định cụ thể của hợp đồng này.
Về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho 
vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ  quyền được đòi khoản phải thu của  
người đi vay.
Nói tóm lại, bao thanh toán được hiểu là sự  chuyển nhượng nợ  của người  
mua hàng (khách nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị 

22


bao thanh toán (chủ nợ mới). Đơn vị  bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh 
các rủi ro không trả  nợ  hoặc không có khả  năng trả  nợ  của người mua. Đơn vị 
bao thanh toán có thể trả  trước toàn bộ  hay một phần các khoản nợ  của người  
mua cùng với một khoản hoa hồng tài trợ  và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu 
được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu.
2.2.

Phân loại

Tùy theo từng tiêu chí phân loại mà bao thanh toán được chia thành: bao thanh  
toán mở (disclosed factoring) và bao thanh toán đóng (undisclosed factoring), bao 
thanh toán có quyền truy  đòi (recourse factoring) và bao thanh toán không có  
quyền truy đòi (non­ recourse factoring), bao thanh toán trực tiếp (direct factoring)  

hay bao thanh toán gián tiếp (indirect factoring)…
2.2.1. Theo phạm vi thực hiện
­

Bao thanh toán trong nước: Bao thanh toán trong nước là loại hình BTT 
dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó bên bán hàng và bên mua 
hàng là những đơn vị cư trú trong nước.

­

Bao thanh toán xuất nhập khẩu: Bao thanh toán xuất nhập khẩu là loại 
hình BTT dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó bên bán 
hàng và bên mua hàng là những đơn vị cư trú ở hai quốc gia khác nhau.

Liên quan đến BTT xuất nhập khẩu chúng ta cần có sự phân biệt rõ ráng giữa 
hai nghiệp vụ Factoring và Forfaiting như sau:

23

Tiêu chí

Factoring

Forfaiting

Bản chất

Dịch vụ tài trợ xuất khẩu 
ngắn hạn thông qua chiết 
khấu các khoản phải thu của  

nhà xuất khẩu với điều kiện 
không miễn truy đòi

Dịch vụ tài trợ xuất khẩu trung 
và dài hạn thông qua chiết khấu 
các khoản phải thu xuất khẩu 
bằng hối phiếu, kỳ phiếu và các 
công cụ chuyển nhượng khác với  
điều kiện miễn truy đòi người 
bán theo mức lãi suất cố định đến  
100% giá trị hợp đồng

Chủ thể

Nhà factor

Ngân hàng forfaiting


Quy mô 
tài trợ

80% trị giá hóa đơn được 
ứng trước

Tài trợ ngay 100% giá trị hợp 
đồng

Mức độ 
tín nhiệm


Nhà factor tự đánh giá

Ngân hàng forfaiting và hệ số tín 
nhiệm của ngân hàng bảo lãnh

Dịch vụ 
cung cấp

Quản lý sổ sách kèm các dịnh  
vụ khác

Không cung cấp dịch vụ khác

Kì hạn

Tài trợ ngắn hạn

Tài trợ trung và dài hạn

2.2.2. Theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro
­

Bao thanh toán có quyền truy đòi (recourse factoring): là hình thức BTT mà 
đơn vị thực hiện BTT có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên  
bán hàng khi bên mua hàng không có khả  năng hoàn thành nghĩa vụ thanh 
toán các khoản phải thu.

­


Bao thanh toán miễn truy đòi (Non­recourse factoring): là hình thức BTT 
mà đơn vị  thực hiện BTT chịu toàn bộ  rủi ro khi bên mua hàng không có  
khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu. Đơn vị BTT 
chỉ có quyền đòi lại số tiền ứng trước cho bên bán hàng trong truờng hợp 
bên mua hàng từ  chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao 
hàng không đúng hợp đồng haymột lý do nào khác không liên quan đến 
khả năng thanh toán của bên mua hàng.
2.2.3. Theo thời hạn

­

Bao  thanh  toán  ứng  trước:  là   loại  hình   bao  thanh  toán  theo  đó  đơn   vị 
bao thanh toán chiết khấu các khoản phải thu trước ngày đáo hạn và ứng  
trước tiền cho đơn vị bán hàng (có thể đến 80% trị giá hóa đơn).

­

Bao thanh toán khi đến hạn: là loại hình bao thanh toán theo đó đơn vị bao 
thanh toán sẽ  trả  cho các khách hàng của mình (người bán hàng) số  tiền 
bằng giá mua của các khoản bao thanh toán khi đáo hạn.
2.2.4. Theo phương thức bao thanh toán

­

24

Bao thanh toán từng lần: là phương thức BTT mà tương ứng với từng lần 
thực hiện mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng theo 
những thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, đơn vị thực hiện BTT sẽ ứng  



trước một số  tiền tạm  ứng căn cứ  trên giá trị  giao dịch của lần mua bán  
hàng hóa đó.
­

Bao thanh toán theo hạn mức: là phương thức BTT mà đơn vị  thực hiện 
BTT sẽ xem xét cấp một hạn mức BTT tối đa cho bên bán hàng. Căn cứ 
vào việc giao dịch mua bán hàng hóa được thực hiện giữa bên bán và bên 
mua mà đơn vị thực hiện BTT sẽ  ứng trước một số tiền tạm  ứng căn cứ 
trên giao dịch miễn là tổng số  tiền  ứng trước tại một thời điểm không 
được vượt quá hạn mức BTT đã được cấp.

­

Đồng bao thanh toán: là phương thức BTT mà các đơn vị  BTT phải liên   
kết với nhau để  thực hiện BTT cho bên bán hàng do số  tiền  ứng trước 
cho bên bán hàng lớn hơn tỷ  lệ  an toàn trên vốn điều lệ  hoạt động của 
đơn vị BTT đó theo quy định của pháp luật.
2.2.5. Theo cách thức thực hiện

­

Phương thức thực hiện truyền thống (factoring): Bên bán và bên mua sẽ 
liên hệ  với đơn vị  BTT để  biết chắc rằng đơn vị  BTT có   mua lại các 
khoản phải thu cho bên bán hay không trước khi thực hiện mua bán theo 
thỏa thuận trong hợp đồng  mua bán.

­

Phương thức thực hiện phi truyền thống (reverse factoring):     Đơn vị BTT 

sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua và bên bán đủ 
điều kiện thực hiện BTT tại đơn vị BTT đó. Trên cơ sở chuẩn xếp hạng,  
đơn vị BTT sẽ cấp hạn mức BTT cho cả bên bán và bên mua. Nếu những 
quan hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằm trong tiêu 
chuẩn chung thì đơn vị  này sẽ tiến hành thực hiện BTT, miễn là tổng số 
tiền ứng trước không được vượt quá hạn mức BTT đã được cấp cho bên 
mua hay bên bán.
2.2.6. Theo mối quan hệ pháp lý

Trong  thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bao thanh toán quốc tế, căn cứ 
vào mối quan hệ pháp lý của những người tham gia vào quan hệ bao thanh toán, 
có thể phân chia hợp đồng bao thanh toán thành hai loại là hợp đồng bao thanh 
toán đóng và hợp đồng bao thanh toán mở:
­

25

Hợp đồng bao thanh toán đóng: người bán bán cho ngân hàng hay tổ chức 
tín dụng các khoản phải thu phát sinh từ  việc bán hàng nhưng vẫn giữ 
quan hệ hợp đồng với người mua và người mua không được thông báo về 


×