Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.54 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam vốn là đất nước có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành
và phát triển từ nhiều đồ nay. Trải qua hàng trăm. hàng ngàn năm, có rất nhiều
nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển như một phần không thể tách rời lịch
sử dân tộc. Như là làng nghề dệt vải, làm gốm sứ, đúc đồng, dệt chiếu, dệt thổ
cẩm ... Trong đó chúng ta không thể không kể đến nghề làm đồ gỗ truyền thống
đã gắn bó với cuộc sống của bao thế hệ người dân Việt Nam từ thuở cha ông ta
dựng nước đến nay. Những sản phẩm của nghề này không chỉ đáp ứng nhu cầu
hàng ngày mà còn là những sản phẩm văn hóa phục vụ cho đời sống tinh thần
của người dân Việt.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành nghề
truyền thống này đã phát triển thành ngành công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ.
Sản phẩm của ngành là mặt hàng xuất khẩu mang nhiều nét đặc trưng độc đáo
của nền văn hóa dân tộc, do vậy nó cũng là thông điệp giới thiệu cho bạn bè
quốc tế về đất nước, cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam. Bên cạnh
đó, các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam còn đem lại giá trị ngoại tệ rất
lớn. Chính bởi những lợi ích kinh tế – xã hội lâu dài và tiềm năng phát triển của
chúng mà hiện nay nhà nước đang có nhiều biện pháp và chính sách để khuyến
khích ngành chế biến sản xuất gỗ xuất khẩu phát triển.
Trong đề án này tôi xin được đề cập đến ba vấn đề lớn là: tổng quan về
ngành gỗ Việt Nam, thực trạng của ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu và các
giải pháp để đẩy mạnh ngành nghề này.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, do còn nhiều sai sót và kiến thức
còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô
và các bạn.
Tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Đình Trung đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài này.
2
I.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GỖ VIỆT NAM:


1.Giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của ngành sản xuất và chế biến gỗ:

Nghề sản xuất và chế biến đồ gỗ đã được hình thành, tồn tại và phát triển
lâu đời ở nước ta. Đây là ngành nghề có truyền thống đã hàng trăm ngàn năm,
gắn liền với tên nhiều làng nghề, phố nghề, được biểu hiện qua nhiều sản phẩm
tinh xảo và hoàn mỹ. Quá trình phát triển của các sản phẩm đồ gỗ truyền thống
luôn gắn với những thăng trầm trong lịch sử của xã hội Việt Nam. Những kỹ
năng, kinh nghiệm sản xuất được đúc rút, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác làm cho ngành nghề này ngày càng phong phú, đa dạng. Do vậy, nó đã
phát triển và đúc kết được những tinh hoa truyền thống của dân tộc.

Từ thế kỷ XI dưới thời nhà Lý việc xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ cùng với
những mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đã được thực hiện. Qua 11 thế kỷ các
phường thợ, làng nghề truyền thống đã trải qua nhiều bước thăng trầm, một số
làng nghề bị suy vong nhưng bên cạnh đó cũng có một số làng nghề mới xuất
hiện và phát triển. Hiện nay, chúng ta có khoảng hai trăm làng nghề làm đồ gỗ
trên mọi miền Tổ quốc. Những làng nghề như:Vạn Điểm, Chàng Sơn, Hữu
Bằng, Canh Đậu, Chuôn Ngọ (Hà Tây); Đồng Kỵ (Bắc Ninh); Vân Hà (Đông
Anh, Hà Nội); Trực Ninh (Nam Định)… đã từ lâu trở nên quen thuộc với những
người dân các tỉnh phía Bắc. Còn ở phía Nam các làng nghề mộc nổi tiếng thuộc
về các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam (Kim Bồng), Đà Nẵng, Khánh Hoà,
Đắc Lắc, Đồng Nai…
Thị trường xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam giai đoạn từ
trước năm 1990 là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thoả thuận song
phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động chính trị. Từ
sau năm 2000 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều
nước ASEAN.
Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì

mạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn, nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực
sản xuất và chế biến gỗ xuất khẳu đang tăng rất mạnh. Lực lượng doanh nghiệp
trong ngành chế biến gỗ hiện nay có khoảng 1.800 doanh nghiệp, trong đó có
trên 300 doanh nghiệp đang sản xuất hàng xuất khẩu. Cả nước có 3 cụm công
nhiệp chế biến gỗ là: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương; Bình Định – Tây
Nguyên và Hà Nội – Bắc Ninh. Riêng Bình Dương đang có 371 doanh nghiệp
sản xuât và xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó có 176 doanh nghiệp trong nước và
195 doanh nghiệp có vốn FDI.
3

2. Vai trò và những lợi ích kinh tế – xã hội từ việc phát triển ngành sản
xuất , chế biến đồ gỗ xuất khẩu:
a) Giúp chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Trong quá trình phát triển các làng nghề, hoạt động sản xuất, chế biến đồ gỗ
đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông
nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
Lịch sử ra đời và phát triển của mặt hàng này đã làm thay đổi cơ cơ cấu kinh tế
nông thôn của các làng nghề. Sự tác động này đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ở
nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất, mà bên cạnh là các
ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, cùng tồn tại và phát triển.
Phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là quá trình hình thành và phát triển các
cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở nông thôn ngoại thành. Thông qua
việc làm tăng thêm số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
quá trình tích tụ, tập trung sản xuất cũng như thông qua việc tích luỹ vốn của các
cơ sở đó hoặc qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sự phát
triển của ngành hàng này cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm
năng, lợi thế hiện có trong nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản lượng.
Xét trên góc độ phân công lao động xã hội thì các sản phẩm đồ gỗ đã tác
động tích cực tới sản xuất nông nghiệp các làng nghề. Nó có tác dụng trong việc
chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, trong nông nghiệp hình thành
những khu vực nông nghiệp chuyên canh hoá, tạo ra năng suất lao động cao và
nhiều sản phẩm hàng hoá. Quá trình chuyển dịch này được thực hiện dưới tác
động của sản xuất và nhu cầu thị trường.
b) Giúp giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân:

Theo thống kê, nước ta hiện nay có khoảng 170.000 lao động trong ngành
xuất khẩu đồ gỗ. Ở rất nhiều làng nghề phát triển, thu nhập từ sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ đã chiếm tới 70-80% tổng thu nhập người dân. Tại làng Chàng
Sơn, Thạch Thất, Hà Tây tiền công trung bình một tháng của thợ phụ cũng
khoảng 700.000 - 800.000 đồng, với những người thợ trình độ tay nghề cao hơn
tiền công có thể xấp xỉ 2 triệu đồng một tháng. Thu nhập từ làm đồ gỗ chiếm
phần lớn trong tổng thu nhập của cả làng. Hoạt động này không chỉ tạo ra một
lượng lớn lao động mà còn giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp
nhàn rỗi sau vụ sản xuất. Ở nhiều làng nghề, những người nông dân, trong
4
những vụ nông nhàn hoặc ngoài giờ ra đồng lại chính là những người thợ thủ
công tài hoa.


c) Giúp giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy nét đẹp truyền thống:

Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là đồ gỗ thủ công mỹ nghệ là kết
tinh tài năng, óc sáng tạo của người thợ dựa trên bề dày văn hoá bốn nghìn năm
của dân tộc. Nhiều sản phẩm đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành
sản phẩm văn hoá, là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, nền sản xuất công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm

đồ gỗ công nghiệp được sử dụng và tiêu thụ khắp nơi. Tuy nhiên, chúng ta cần
tạo cho sản phẩm những nét riêng, độc đáo mang bản sắc văn hoá đặc trưng của
dân tộc hay của mỗi vùng miền (như những nét chạm trổ bằng tay), từ đó mà
làm nên lợi thế cạnh tranh riêng của sản phẩm “Made in Viet Nam”. Do vậy,
đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ nói riêng và các sản phẩm đồ gỗ
khác nói chung sẽ góp phần giới thiệu và quảng bá văn hoá Việt Nam với bạn bè
Quốc tế.
d) Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và mở rộng
giao lưu hợp tác quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế:
Sản phẩm đồ gỗ không chỉ là một mặt hàng chủ lực của Việt Nam mà chúng
còn có thể mang những yếu tố văn hoá đậm nét. Điển hình là trên những sản
phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tryền thống thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con
người, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên…
Những nét chấm phá nghệ thuật trên các sản phẩm chạm khắc gỗ, khảm trai…
vói cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình, cây đa, con đò, bến nước, con
sông trải dài… đã thể hiện hình ảnh đất nước, con người và tâm hồn tình cảm
Việt Nam, làm cho người nước ngoài thêm yêu mến dân tộc và đất nước Việt
Nam.
3. Đặc điểm của ngành sản xuất và chế biến gỗ:
a) Đã hình thành và phát triển từ lâu đời ở nước ta:
b) Được sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề:
Sự ra đời của mặt hàng đồ gỗ truyền thống lúc đầu là để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của từng gia đình, đồng thời giải quyết lao động dư thừa, nhàn rỗi giữa
các mùa vụ. Sau xuất hiện những gia đình chuyên làm nghề này để sản xuất sản
phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Song đa phần các gia đình này
vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nào đó. Hiện nay, Việt Nam
5
có khoảng 200 làng nghề làm đồ gỗ. Do đặc điểm , điều kiện giao thông trước
kia nên các làng nghề truyền thống thường gắn với các con sông để thuận tiện
cho việc đi lại, vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.

c) Có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề:

Ở các làng nghề truyền thống thường có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành
nghề, có kỹ thuật tinh xảo làm hạt nhân để phát triển. Mỗi làng thường có một
ông tổ nghề là người truyền dạy bí quyết, kỹ thuật nghề. Phương thức dạy nghề
chủ yếu là truyền nghề, kèm cặp của người thợ cả đối với những người thợ học
việc.
d) Đã thay đổi nhiều về công nghệ sản xuất:
Công nghệ sản xuât trước kia chủ yếu mang tính chất thủ công, nhưng trong
những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu trong nước , nhu
cầu xuất khẩu tăng cao nên các làng nghề, các cơ sở sản xuất đều được trang bị
thêm máy móc, thiết bị. Ví dụ như máy phay, máy xẻ, máy bào, mấy bắn đinh,
máy phun sơn… Nhờ đó mà tăng năng suất, tăng sản lượng sản phẩm và hạ
được giá thành sản xuất so với trước.
e) Sử dụng chủ yếu là nguyên liệu nhập từ nước ngoài:
Ngành sản xuất và chế biến gỗ nước ta mỗi năm phải nhập khẩu trên 80% gỗ
nguyên liệu từ nước ngoài, chiếm tới 37% trong giá thành sản phẩm. Nguồn
nguyên liệu gỗ ngày càng trở nên khan hiếm và đang tăng giá đang là một khó
khăn rất lớn cho các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ.
f) Rất độc hại:

Trong quá trình sản xuất các sản phẩm từ gỗ phải tiến hành các công đoạn như
xẻ gỗ, phay gỗ, bào gỗ… tạo ra rất nhiều các bụi gỗ mà vẫn được gọi là mùn
cưa, chúng rất nhỏ nên dễ dàng phát tán trong không khí. Nếu như hít phải quá
nhiều thì rất độc hại cho cơ thể, có thể dẫn đến những bệnh như viêm phổi, suy
hô hấp, viêm phế quản…. Hay trong quá trình sơn sản phẩm, người ta thường sử
dụng máy phun sơn nên sơn có thể bay vào trong không khí hoặc làm ô nhiễm
nguồn nước. Do vậy, nhà nước đang thực hiện bố trí, quy hoạch xây dựng các
khu công nghiệp chế biến gỗ xa khu dân cư. Các cơ sở sản xuất gỗ cần phải
quan tâm đến vấn đề bảo hộ an toàn sức khoẻ cho người lao động. Tuy nhiên

hầu hết ở các làng nghề người ta chưa hề quan tâm đến vấn đề này.
6
II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM:

1.Những thành tựu ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã
giành được trong những năm gần đây:
Theo nhận định của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, liên tục trong ngững
năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng
xuát khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất,với mức tăng trưởng trung bình trên
30%. Các sản phẩm đồ gỗ đứng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu nhiều
nhất sau dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản. Việt Nam đã qua mặt cả
Malaisia, Thái Lan và Indonesia để trở thành nước xuất khẩu nhiều nhất về đồ
gỗ ở Đông Nam Á trong năm 2007.

Biểu đồ cột thể hiện kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ từ năm 2001
đến nay.
(triệu USD)
335
326
567
1139
1563
1930
2350
0
500
1000
1500
2000
2500

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Bảng tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ:

Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng
trưởng
74% 100% 37,2% 23,5% 22%
7
Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt 3 tỷ USD năm
2008, tăng 28,2% so với năm 2007. Riêng tỉnh Bình Dương trong năm 2007 kim
ngạch xuất khẩu gỗ đã đạt 1,7 tỷ USD. Ngày 2/1/2008 tỉnh Bình Dương nhận
được một dự án lớn của tập đoàn DongWha ( Hàn Quốc) trị giá 180 triệu USD
về đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tại tỉnh. Sản phẩm đồ gỗ chế biến của
tỉnh Bình Dương đang xuất khẩu trực tiếp sang thị trường của tất cả các khu vực
trên thế giới, trong đó châu Á chiếm hơn 50% sản lượng, tiếp đó là Bắc Mỹ,
châu Âu.
Bộ Công Thương đã đưa ra chiến lược phát triển cho mặt hàng này trong
những năm tới, trong đó bao gồm các giải pháp để thực hiện mục tiêu đạt 7 tỷ
USD kim ngạch xuất khẩu gỗ vào năm 2010. Mục tiêu này là hoàn toàn có thể
thực hiện được, vì nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới được đánh giá là đang
tiếp tục tăng cao, trong khi đồ gỗ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,78% tổng
thị phần thế giới, nên cơ hội xuất khẩu là rất lớn.
Sản phẩm gỗ của Việt Nam là một mặt hàng có thị trường xuất khẩu khá đa
dạng, nó không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định, và đang
ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình tại 120 thị trường trên toàn thế giới.
Nhật Bản, EU và Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗ
Việt Nam. Ba thị trường này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của
Việt Nam, trong đó EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Thị trường
Mỹ tuy chỉ chiếm hơn 20%, nhưng lại giữ ở ngôi vị hàng đầu về mức tăng
trưởng nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam những năm gần đây.


 Với thị trường Mỹ, theo số liệu thống kê của uỷ ban Thương mại quốc tế
Hoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng
từ 16 triệu USD năm 2001 lên 902,5 triệu USD năm 2006 ( tăng 56 lần );
3 tháng đầu năm 2007 đạt 277,7 triệu USD ( 3 tháng đầu năm 2006 đạt
186,9 triệu USD ). Đồ gỗ Việt Nam đfứng thứ 5 trong top 10 các quốc gia
xất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc ( chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại
Mỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)… Hiện
các nhà nhập khẩu Mỹ không muốn lệ thuộc vào một thị trường cung cấp
lớn là Trung Quốc. Họ muốn tìm thêm nguồn hàng từ các nước khác và
họ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ đáng tin cậy ở Châu
Á. Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng,
kiếu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo độ tín nhiệm cao với
tiêu dùng. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Nam
sang mỹ còn chưa cao so với các nước khác nên chưa có nguy cơ bị kiện
phá giá. Việc xúc tiến quảng bá các mặt hàng gỗ tại thị trường Mỹ những
năm qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợ
triển lãm hàng gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của các doanh nghiệp
8
Việt Nam, Vì thế làm gia tăng hiểu biết về sản phẩm gỗ đối với các nhà
nhập khẩu Mỹ. Uy tín của Việt Nam được nâng cao nhờ tư cách là thành
viên WTO và nhà nước Việt Nam đang có các cơ chế ngày càng thông
thoáng.
 Với thị trường Nhật Bản, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ khá đa
dạng, phong phú, bao gồm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ công nghiệp, ván sàn,
khung tranh, hòm, hộp, đồ gỗ trang trí… Việt Nam đứng thứ 2, sau Trung
Quốc về xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật Bản. Đồ gỗ Việt Nam xuất
khẩu sang Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2004: đạt 180 triệu
USD; năm 2005: 240 triệu USD; năm 2006: 286 triệu USD; 9 tháng đầu
năm 2997 đạt 228 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2006.

 Với thị trường EU, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện được hưởng thuế
GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%)
đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường
EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaisia… do các nước này
không được hưởng GSP. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam vào
EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, tập
trung vào đỗ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời. Trong năm 2006 đạt 501,9
triệu USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, riêng 3 tháng
đầu năm 2007 đạt 200,72 triệu USD. Tuy nhiên so với tổng lượng nhập
khẩu của EU thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn và chưa
phản ánh đúng tiềm năng.
2. Những thuận lợi với ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam:
a) Việt Nam đã gia nhập WTO:
Điều này là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội đối với các doanh
nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Thông qua quá trình hội nhập với nền kinh tế thế
giới, lĩnh vực xuất khẩu gỗ được đẩy mạnh, các rào cản thuế quan của nước
ngoài với sản phẩm cuả Việt Nam được dỡ bỏ dần dần, các doanh nghiệp sản
xuất gỗ xuất khẩu được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Thêm vào đó là
làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài vào lĩnh vực này. Ngành sản xuất, chế
biến gỗ của nước ta được đánh giá là đầy tiềm năng. Cùng với đó là những điều
kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội như nền kinh tế đang tăng trưởng
nhanh, bền vững, lao động dồi dào, chăm chỉ cần cù, khéo tay…đã khiến cho
các nhà đầu tư nước ngoài rất yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Nhờ sự đầu tư
của nước ngoài mà hiện nay đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế
biến gỗ có quy mô trên trung bình với trình độ quản lý tiên tiến, thiết bị máy
móc hiện đại, công nhân có tay nghề cao.

9
Đồng thời các chính sách về đầu tư ngành gỗ của Đảng và nhà nước rất rõ
ràng, công minh, phù hợp với nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp

đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng. Nhà nước luôn kêu gọi
và luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.
10
b) Chúng ta có điều kiện chính trị, an ninh quốc phòng rất ổn định:
Đây là một điều kiện rất thuận lợi, khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗ
xuất khẩu an tâm khi đầu tư và mở rộng đầu tư tại nước nhà. Một nền chính trị
ổn định sẽ tạo tiền đề cho một nền kinh tế phát triển. Vì sự ổn định về chính trị
và xã hội của đất nước sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho thu hút các
nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, mở rộng giao thương
với các nước trong khu vực và trên thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác khoa học
công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp.
c)Sản xuất và chế biến gỗ là một ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời
của dân tộc:
Từ xưa, tay nghề của từng nhóm thợ mộc và chạm khắc tự truyền dạy cho
nhau đã đạt tới mức rất điêu luyện thể hiện qua những tác phẩm mộc, điêu khắc
trong các đình, chùa. Ngày nay, những sản phẩm chế biến gỗ của chúng ta rất
tinh xảo, tinh tế. Tâm hồn, bản sắc dân tộc trong các sản phẩm đồ gỗ chất lượng
cao sản xuất tại Việt Nam đã tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, làm nên lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp và đã thuyết phục được cả những thị trường khó
tính trên thế giới. Vì vậy, phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu cũng chính là giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
d) Nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới ngày càng cao.
Ngày nay những thị trường đồ gỗ chính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Úc có
xu hướng chuyển dịch dần đầu tư và mua hàng ở Việt Nam. Thị trường xuất
khẩu ngày càng được mở rộng nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này cũng
tăng rất mạnh. Chính tốc độ phát triển ngành chế bién gỗ tăng mạnh, đặc biệt là
từ cuối năm 2002 đã nói lên điều đó.
Các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã tạo được vị thế mới trên thị
trường quốc tế. Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào
các siêu thị lớn, thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗ

chế biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dự
hội chợ EXPO
đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký
kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam trên thị trường thế giới.
e) Nguồn nhân lực dồi dào, phong phú:
Nước ta có dân số trên 84 triệu người, đa phần là dân số trẻ, do vậy lực lượng
lao động rất đông đảo. Người dân Việt Nam từ lâu đã có truyền thống chăm chỉ,
11

×