Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái - xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.61 KB, 4 trang )

TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỆ SINH THÁI - XÃ HỘI
GS.TSKH. Trương Quang Học (1)
ThS. Hoàng Thị Ngọc Hà
ThS. Nguyễn Tiến Trường

Hệ sinh thái - Xã hội (HST - XH) là một biến thể của HST nhân văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội của hệ
thống và được định nghĩa khái quát là một hệ gồm con người và tự nhiên kèm theo các yếu tố xã hội và thể
chế. Trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), 4 thuộc tính của HST - XH được nhấn mạnh: sức khỏe, khả
năng thích ứng, khả năng chống chịu và tính dễ bị tổn thương/rủi ro của HST. Trên cơ sở đánh giá khả năng
chống chịu trong mối quan hệ với các thuộc tính khác theo cách tiếp cận dựa trên HST có thể đề xuất những
giải pháp thích ứng với những tác động của thiên tai, khí hậu cho từng địa phương nghiên cứu.

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trên trái đất không có một hệ tự nhiên
nào lại không có sự can thiệp của con người và ngược
lại, không có một hệ xã hội nào lại thiếu các yếu tố
tự nhiên. Kết quả là hình thành nên các HST - XH
với các hợp phần có sự tương tác chặt chẽ với nhau
để đồng - tiến hóa. Theo đó, tăng cường sức khỏe/khả
năng chống chịu của các HST - XH theo cách tiếp cận
dựa trên HST cho từng địa phương cụ thể được xem
là một giải pháp chiến lược để phát triển bền vững
(PTBV) xã hội trong bối cảnh BĐKH. Trong thời gian
gần đây, cách tiếp cận dựa trên HST (EbA) và nâng cao
tính chống chịu của HST - XH đang được áp dụng phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, nghiên cứu tính chống chịu và thích
ứng với BĐKH theo cách tiếp cận EbA mới được bắt


đầu trong thời gian gần đây và có xu hướng phát triển
mạnh mẽ trong thời gian tới. Bài viết này nhằm phân
tích các khái niệm và phương pháp đánh giá khả năng
chống chịu với BĐKH của HST và các hệ thống có liên
quan và cách tiếp cận thích ứng dựa trên HST.
2. Các khái niệm về HST - XH và các thuộc tính
liên quan tới khả năng chống chịu
2.1. HST và các hệ có liên quan
HST (HST tự nhiên hay hệ trái đất) được hiểu là
một tổ hợp động của quần xã thực vật, động vật, vi
sinh vật và các điều kiện môi trường vô sinh xung
quanh trong sự tương tác lẫn nhau như một đơn vị
chức năng thông qua các dòng năng lượng và các chu

trình vật chất. Như vậy, HST là đơn vị tổ chức cơ bản
của sinh quyển, có quy mô thay đổi, từ nhỏ bé như một
bể cá cảnh, đến rộng lớn như rừng mưa nhiệt đới. Giới
hạn của HST thường được xác định theo mục đích của
từng nghiên cứu cụ thể và đây là một hệ mở, luôn có sự
liên hệ với các hệ khác xung quanh.
2.2. HST - XH
Hệ xã hội đề cập tới môi trường sống - xã hội do
con người tạo ra trong quá trình phát triển, trong đó
bao gồm các yếu tố chính là: Dân số, văn hóa, vật chất,
tổ chức xã hội và thể chế xã hội… Tuy sống trong xã
hội nhưng con người luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ
với thiên nhiên, tác động và khai thác tài nguyên để
phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Từ đó, dần hình thành
các HST nhân văn.
HST nhân văn là tổng hòa của hai hệ thống tự

nhiên và xã hội trong sự tương tác lẫn nhau ở một khu
vực nhất định. Theo đó, hình thành một khoa học liên
ngành - sinh thái học nhân văn (human ecology) và
các chuyên ngành (sinh thái học chính trị - Political
ecology; Sinh thái học xã hội - Social ecology…).
HST - XH là một biến thể của hệ sinh thái nhân
văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài người và được
định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự
nhiên, một đơn vị sinh - vật - địa và các yếu tố xã hội,
thể chế kèm theo. Con người, theo quan niệm hiện đại,
đã trở thành trung tâm của HST, với hai nghĩa: Con
người là nhân tố tác động vào HST mạnh mẽ nhất và
các hoạt động bảo vệ, cải thiện sức khỏe HST cuối cùng
vẫn phải hướng tới và đem lại phúc lợi cho con người.

Đại học Quốc gia Hà Nội

1

Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016

11


3. Khả năng chống chịu với BĐKH của HST
3.1. Sức khỏe, tính dễ bị tổn thương, tính thích
ứng và chống chịu của HST
Dưới góc độ ứng dụng, HST nói chung có 4 thuộc
tính quan trọng có liên quan với nhau khi bị tác động
từ bên ngoài: sức khỏe, tính dễ bị tổn thương, tính

thích ứng và khả năng chống chịu.
Sức khỏe của HST: Chỉ trạng thái bảo tồn các chức
năng của HST mặc dù các chức năng này luôn bị thay
đổi do các tác động của con người. Một HST khỏe
mạnh là HST bền vững, theo nghĩa nó có khả năng
duy trì cấu trúc và chức năng của mình theo thời gian
khi bị tác động của các yếu tố bên ngoài.
Khả năng dễ bị tổn thương: Là xu hướng của một
hệ (ví dụ, HST - XH) có thể bị tổn thương/thiệt hại
do các tác động từ bên ngoài. Tính dễ bị tổn thương
thường có nghĩa trái ngược với khả năng chống chịu.
Khi khả năng chống chịu tăng thì tính dễ bị tổn
thương giảm và ngược lại.
Khả năng thích ứng: Là thuộc tính của các HST có
khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với các thay đổi
của môi trường sống. Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh của
các HST có giới hạn nhất định. Nếu sự thay đổi vượt
qua giới hạn này, HST mất khả năng tự điều chỉnh và
hậu quả là bị suy thoái, thậm chí hủy hoại.
Khả năng chống chịu: Theo nghĩa chung nhất có
thể hiểu khả năng chống chịu là khả năng phục hồi/
trở về trạng thái/ hình dạng/ kích thước ban đầu của
một vật, một hệ thống, một tình trạng sau khi bị tác
động từ bên ngoài.
3.2. Khả năng chống chịu của hệ thống
Khả năng chống chịu sinh thái: Khái niệm
khả năng chống chịu của HST do nhà sinh thái học
Canada, Holling, lần đầu tiên đưa ra (1973) để mô tả
tính ổn định của các HST tự nhiên dưới sự tác động
từ bên ngoài của các yếu tố tự nhiên hoặc con người.

Khả năng chống chịu được định nghĩa theo hai cách:
Khoảng thời gian cần thiết mà một HST có thể hồi
phục trạng thái ban đầu/trạng thái ổn định sau khi bị
môt tác động từ bên ngoài (còn được gọi là tính ổn
định - hay khả năng thích ứng).
Khả năng của một hệ thống hóa giải được những
tác động bên ngoài và tự tổ chức lại những thay đổi
xảy ra sao cho vẫn bảo toàn được cấu trúc, chức năng,
đặc tính và những phản hồi của hệ. Trong định nghĩa
này, khả năng chống chịu được đo bằng lượng của
yếu tố tác động, và còn được gọi là “tính chống chịu
sinh thái”, ám chỉ trạng thái/ chế độ ổn định đa chiều
của HST.

12

Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016

Khả năng chống chịu - thích ứng: Giữa tính dễ bị
tổn thương, tính chống chịu và tính thích ứng của
HST có mối liên quan với nhau (trong nội bộ hệ
thống) và liên quan với yếu tố tác động (tần xuất,
cường độ, tính chất của các tác động từ bên ngoài).
Trong thực tế, hai quá trình chống chịu và thích ứng
xảy ra xen kẽ với nhau. Khi sự chống chịu xảy ra thì
cũng là lúc bắt đầu có quá trình thích ứng và sự thích
ứng sẽ làm tăng khả năng chống chịu. Vì vậy, có thể
đề xuất một thuật ngữ mới tính/ khả năng chống chịu
- thích ứng đặc trưng cho các HST.
Khả năng chống chịu xã hội: Khả năng chống chịu

xã hội là khả năng của một hệ xã hội (các nhóm người
hay cộng đồng) có thể hạn chế những tác động từ
bên ngoài thông qua những thay đổi về môi trường,
chính sách và xã hội. Khả năng chống chịu xã hội là
tổ hợp của 4 hợp phần có liên quan với nhau: Các
hợp phần tạo nên hệ thống (cá nhân, cộng đồng);
Các mối quan hệ (sự tương tác giữa các hợp); Sự đổi
mới (những giải pháp ứng phó như: Công nghệ, kiến
thức, kỹ năng mới); Tính liên tục: các đặc trưng của
hệ được duy trì theo thời gian (những giá trị và kiến
thức truyền thống được chia sẻ).
Khả năng chống chịu sinh thái - xã hội: Khả năng
chống chịu sinh thái - xã hội là kết quả của sự tương
tác hữu cơ giữa khả năng chống chịu của HST và hệ
xã hội (Hình 1 A, B). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng chống chịu của hệ là rất phức tạp, gồm do cả tự
nhiên và con người. Ngoài ra, các yếu tố về thể chế,
khoa học-công nghệ cũng có tác động mạnh mẽ.

A

B

▲Hình 1. Sơ đồ tương tác giữa các hợp phần ảnh hưởng tới
khả năng chống chịu của HST - XH (A); Sơ đồ các mối liên
quan trong phân tích khả năng chống chịu trong HST - XH (B)
Nguồn: (Research Institute for Humanity and Nature,
2008; Assessing Resilience in Social-ecological systems: A
practitioner’s workbook, 2009)



TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN

4. Đánh giá khả năng chống chịu của HST
4.1 Đánh giá khả năng chống chịu của HST - XH
Trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau
trong đánh giá khả năng chống chịu của hệ ST-XH,
và tùy vào mỗi chương trình, người quản lý sẽ xây
dựng cách thức đánh giá cụ thể nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra. Cách tính toán khả năng chống chịu
của hệ thống và khả năng thích ứng hữu hiệu là phải
xem xét mức độ và những thay đổi của một loạt các
vốn/nguồn vốn: Vốn tự nhiên; Vốn tài chính; Vốn vật
chất; Vốn con người và Vốn xã hội.
Đánh giá khả năng chống chịu của HST - XH bằng
hệ thống chỉ số chống chịu thiên tai-khí hậu (CDRI):
CDRI là một phương pháp mới được áp dụng
trong hơn một thập kỷ gần đây trong các nghiên cứu
đánh giá năng lực chống chịu BĐKH của 1 khu vực,
cộng đồng, vùng sinh thái cảnh quan. CDRI dựa vào
phân tích 5 chỉ số chính của hệ thống là hạ tầng/cơ sở
vật chất - Kinh tế - Xã hội - Môi trường/Tự nhiên và
Thể chế để làm căn cứ đánh giá khả năng chống chịu.
Phương pháp CDRI gồm các phân tích, tính toán
định lượng, định tính, kết hợp với bản đồ hóa (dùng
GIS), khung ma trận CDRI và chấm điểm theo 5 chỉ
số. Cũng tùy theo mục đích, yêu cầu và theo điều kiện
kinh phí, thời gian mà đánh giá cả định tính, định
lượng hoặc chỉ một trong hai. CDRI cũng sử dụng các
bảng hỏi phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và còn kết

hợp với các phương pháp bổ trợ như đánh giá nhanh
có sự tham gia (PRA) và tổng hợp, phân tích dữ liệu
thứ cấp.
Các bước tiến hành đánh giá bằng CDRI bao gồm:
Bước 1: Xác định khu vực/phạm vi nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành phân vùng sinh thái cảnh quan;
Xác định giới hạn các hợp phần của hệ ST-XH, vẽ bản
đồ các vùng sinh thái cảnh quan.
Bước 3: Xâydựng khung phân tích và các tiêu chí
đánh giá khả năng chống chịu phù hợp với điều kiện
của từng vùng sinh thái cảnh quan theo phương pháp
CDRI (sử dụng công cụ ma trận 5*5) (Bảng 1)
Bước 4: Tiến hành đánh giá các nội dung chi tiết
trong khung 5*5 theo các tiếp cận kết hợp Trên xuống
và Dưới lên theo thang điểm từ 1-5.
Dưới lên: sử dụng các phương pháp đánh giá có sự
tham gia (ví dụ PRA)
Trên xuống: Nghiên cứu hệ thống thể chế chính
sách các cấp (Trung ương, địa phương, tham vấn chính
quyền và các tài liệu thứ cấp).
Bước 5: Đánh giá tổng thể khả năng chống chịu
của một hệ ST-XH và thể hiện trên bản đồ (Hình 2)
và trên sơ đồ mạng nhện với các giá trị cho từng tiểu
vùng sinh thái-xã hội (Hình 3).

Bước 6: Xây dựng Kế hoạch hành động thích ứng
với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai dựa trên các dữ
liệu đánh giá khả năng chống chịu.
Bước 7: Lồng ghép Kế hoạch hành động vào các
Kế hoạch phát triển KT-XH và phát triển ngành của

địa phương.
Bảng 1. Ma trận 5*5 phân tích 5 yếu tố của hệ thống
thể hiện tính dễ tổn thương và khả năng chống chịu với
thiên tai - khí hậu (Nguồn: Rajib Shaw, 2013)
Xã hội

Kinh tế

Tự
nhiên

Thể chế

Dân số

Thu
nhập

Cường
độ của
hiểm
hoại

Lồng ghép

Nước

Y tế

Việc

làm

Tần
suất của
hiểm
hoạ

Quản lý rủi
ro

Chất thải và
vệ sinh môi
trường

Giáo
dục

Nhà ở tài sản

HST

Quản lý kiến
thức

Vốn xã
hội

Tài
chính
- Tích

lũy

Sử dụng
đất

Ngân
sáchtrợ cấp

Chính
sách môi
trường

Hạ tầng/
CSVC
Điện

Cơ sở hạ
tầng và giao
thông
Nhà ở và sử
dụng đất

Sự sẵn
sàng
tham gia
của cộng
đồng

Sự phối hợp
giữa các cơ

quan

Quản trị

▲Hình 2. Bản đồ trình bày khả năng chống chịu cho từng
vùng ST - XH trong khu vực nghiên cứu (Nguồn: Rajib
Shaw, 2013)

Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016

13


▲Hình 3. Sơ đồ mạng nhện đánh giá khả năng chống chịu
của các lĩnh vực trong khung ma trận 5x5 cho từng hệ sinh
thái-xã hội (Nguồn: Rajib Shaw, 2013)

▲Hình 4. Khung phân tích đánh giá khả năng chống chịu
BĐKH cho HST - XH bằng phương pháp CDRI đã được thí
điểm tại TP. Hải Phòng (Nguồn: ECODE, 2014)

5. Kết luận
Nghiên cứu đánh giá khả năng chống chịu BĐKH
của HST- XH trong bối cảnh BĐKH toàn cầu hiện
nay là vô cùng cần thiết nhằm xây dựng được các kế
hoạch hành động ứng phó hiệu quả cho từng khu
vực, địa phương.
EbA - thích ứng dựa trên hệ sinh thái là cách tiếp
cận tiên tiến đã được áp dụng thành công trong quản
lý tài nguyên, phát triển bền vững và ứng phó với

BĐKH ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam,
ứng dụng cách tiếp cận EbA trong đánh giá khả năng
chống chịu và thích ứng với BĐKH của HST- XH

mới được bắt đầu gần đây và hiện nay đang được thử
nghiệm, áp dụng trong nhiều chương trình, dự án
ứng phó với BĐKH.
Nghiên cứu, triển khai cách tiếp cận chiến lược
EbA kết hợp với các cách tiếp tiếp cận liên ngành
và tổng hợp trên xuống - dưới lên là những việc
làm cấp thiết cần được ưu tiên nghiên cứu và đầu tư
nhằm tăng cường hiệu quả ứng phó với BĐKH, Tăng
trưởng xanh và PTBV cho Việt Nam - một quốc gia
có đa dạng sinh học cao, chịu tác động mạnh mẽ bởi
BĐKH và đang nỗ lực cho các mục tiêu phát triển
“thịnh vượng, sáng tạo…”■

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ISPONRE, 2013. Hướng dẫn kỹ thuật “Xây dựng và
thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào hệ
sinh thái tại Việt Nam”. Bộ TN&MT, Ngân hàng thế giới.
Hà Nội.
2. Hoang Thi Ngoc Ha and Truong Quang Hoc, 2015.
ECODE and its activities in climate change adaptive
livelihoods in Red river delta. Proceedings of the “Vietnam
– Japan workshop on estuaries, coascts and rivers 2015, Hoi
An, 7-8 September 2015.
3. Folke C.. J. and Berkes F., 2003. Synthesis: building

14


Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016

resilience and adaptive capacity in social–ecological systems.
Pages 352–387  in  F. Berkes, J. Colding, and C. Folke,
editors.  Navigating social–ecological systems: building
resilience for complexity and change. Cambridge University
Press, Cambridge, UK, 2003
4. Gerald, G. M., 1988. Building Resilience to Climate
Change: Productivity, Stability, Sustainability, Equitability
and Autonomy as Properties for Agroecosystem Assessment.
Agricultural Systems 26 (1988).
5. Care, 2013. Action Research on Climate-resilient
Livelihoods for Land-poor and Land-less People.



×