Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.75 KB, 43 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP TỈNH

Đề tài

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH VĂN HÓA TÂM
LINH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ

Chủ nhiệm đề tài
TS. HÕ KỲ MINH

Thƣ ký đề tài
ThS. ĐÀM THỊ VÂN DUNG

Cơ quan chủ trì
Viện Nghiên cứu Phát triển
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

Tầng 28 Tòa nhà Trung tâm hành
chính - 24 Trần Phú, Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3840017
Website:
www.dised.danang.gov.vn
E-mail:

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU .......................................... 1
CHƢƠNG I: Một số vấn đề lý luận về loại
hình du lịch văn hóa tâm linh, các mô hình
du lịch tâm linh trên thế giới và sự vận
dụng các lý luận và mô hình này cho việc
phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở
Quảng Trị ..................................................... 4
1. Một số vấn đề lý luận về loại hình du
lịch văn hóa tâm linh ..................................... 4
2. Các mô hình du lịch tâm linh trên thế
giới................................................................. 6
3. Vận dụng lí luận và mô hình du dịch tâm
linh và sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh
tỉnh Quảng Trị ............................................... 8
CHƢƠNG II: Thực trạng phát triển loại
hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị
.................................................................... 11
1. Tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa
tâm linh ở Quảng Trị .................................. 11
2. Thực trạng du lịch văn hóa tâm linh trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị................................ 14
3. Đánh giá chung trong việc phát triển loại
hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị. 24
CHƢƠNG III: Định hƣớng và giải pháp
phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm
linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính đến
năm 2020 ................................................... 29
1. Quan điểm phát triển loại hình du lịch
văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
tính đến năm 2020 ...................................... 29

2. Định hướng phát triển loại hình du lịch
văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
tính đến năm 2020 ...................................... 29
3. Giải pháp phát triển loại hình du lịch văn
hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến
năm 2020 .................................................... 33
KẾT LUẬN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Quảng Trị là một trong những địa phương có bề dày lịch sử, văn
hóa; với sự đa dạng về tín ngưỡng của cộng đồng cư dân, lại là nơi hội
tụ của các tuyến đường bộ (quốc lộ 1A, đường 9 và đường Hồ Chí
Minh), đường sắt Bắc – Nam, gần các sân bay Phú Bài (Thừa Thiên
Huế) và Đồng Hới (Quảng Bình)... nên có điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch hoài niệm, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh…
Ngành du lịch Quảng Trị đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch được
xếp hạng của nhà nước. Theo thống kê, trong số 518 di tích lịch sử cách
mạng đã được kiểm kê, đánh giá, trong đó 469 di tích lịch sử cách
mạng, 436 di tích cấp tỉnh, 12 di tích cấp quốc gia và 4 di tích quốc gia
đặc biệt1. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai thác du
lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội tại 02 nghĩa trang quốc gia
(Đường 9 và Trường Sơn), Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vĩnh Mốc...
Ngoài ra, ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của
nhân dân địa phương và du khách…nên có điều kiện thuận lợi để liên
kết phát triển loại hình du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa tâm
linh.
Ở Quảng Trị, trong những năm qua ngành du lịch tỉnh cũng đã tập
trung vào 3 loại hình cơ bản là tổ chức tour du lịch tuyến Hành lang

Kinh tế Đông - Tây; du lịch vùng phi quân sự, hoài niệm về chiến
trường và du lịch sinh thái biển. Hiện tại, nhằm đa dạng hóa sản phẩm
du lịch và bắt nhịp với xu hướng chung của ngành du lịch cả nước, các
hãng lữ hành cũng đã bắt đầu chú ý đến việc khai thác các tour du lịch
văn hóa tâm linh.
Mặc dù Quảng Trị sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch tâm
linh kể trên song cho đến nay ngành du lịch tỉnh vẫn chưa khai thác
đúng mức thế mạnh của loại hình du lịch này. Các tour, tuyến du lịch
đến Quảng Trị nói chung vẫn chịu sức hút của hệ thống di tích lịch sử
1

4 di tích quóc gai đặc biệt bao gồm: Di tích Đôi bờ HIền Lương – Bến Hài, Di tích
Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, Di
tích đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị, DI tích địa đạo Vịnh
Mốc và Hệ thống làng Hầm Vĩnh Linh.
1


chiến tranh (như du lịch hoài niệm, du lịch hồi tưởng). Những hoạt động
khai thác các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội... để phục vụ du
lịch chỉ là hoạt động riêng lẻ của các công ty du lịch, lữ hành và diễn ra
nhất thời khi có các sự kiện lễ hội quan trọng diễn ra chứ chưa được đưa
vào kế hoạch, chương trình khai thác bài bản và thường xuyên. Vì thế,
làm thế nào để du lịch tâm linh phát triển bền vững và đem lại nguồn
thu cho kinh tế, cho xã hội đang là vấn đề cần đầu tư nghiên cứu chuyên
sâu.
Từ đó chúng tôi cho rằng, hiện nay cần triển khai một công trình
nghiên cứu mang tính toàn diện, nhằm xác định chân xác những lợi thế
và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa
tâm linh cho tỉnh Quảng Trị. Đây sẽ là nền tảng cần thiết cho việc xây

dựng các tour, tuyến phù hợp hay đầu tư phát triển từng khu vực cụ thể
trong một chiến lược phát triển du lịch lâu dài và mang tính bền vững
của tỉnh Quảng Trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh và đề xuất các giải
pháp phát triển, định hướng quy hoạch vùng, khu vực các tuyến thuộc
loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm
2020.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Các cơ sở thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng, các di tích lịch sử cách
mạng, các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Các lễ hội tôn giáo, lễ hội cộng đồng, lễ hội văn hóa được tổ chức
thường xuyên hay định kỳ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đối với du lịch văn hóa
tâm linh ở Quảng Trị (thông qua các cuộc khảo sát) và các sản phẩm du
lịch văn hóa tâm linh sẵn có ở Quảng Trị.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Thực trạng: Giai đoạn 5 năm từ 2009 – 2013;
+ Giải pháp: Đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
2


- Đề tài sử dụng các nguồn tư liệu, thông tin sau để phục vụ nghiên
cứu:
+ Thông tin thứ cấp là các tài liệu và kết quả nghiên cứu về du lịch
văn hóa tâm linh Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng;
+ Thông tin sơ cấp là những số liệu thu thập được qua các cuộc
điền dã và phỏng vấn nhanh.

+ Xây dựng hệ thống giả thuyết về từng vấn đề nghiên cứu và sử
dụng các số liệu để thực hiện các phương pháp thống kê kiểm định.
5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, các nghiên cứu trước đây
về loại hình văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh;
- Phương pháp điều tra điền dã, điều tra bảng hỏi, khảo sát, phỏng
vấn nhanh trực tiếp các đối tượng tham dự vào dạng hoạt động du lịch
văn hóa tâm linh, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn
đề nghiên cứu;
- Phương pháp điền dã dân tộc học, quan sát từng mặt và toàn diện,
khảo sát chi tiết các đối tượng của đề tài nghiên cứu, làm rõ các giá trị
đặc trưng;
- Phương pháp cấu trúc, phân tích các nhân tố cấu thành, chi phối
và ảnh hưởng đến loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra.
- Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên
quan đến việc xây dựng tour tuyến du lịch văn hóa tâm linh trong quá
khứ và hiện nay, nhằm đúc kết những kinh nghiệm cho việc thực hiện
đề tài nghiên cứu;
- Tổ chức hội thảo khoa học để thu thập ý kiến của các nhà khoa
học, nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực này;
Và các phương pháp cần thiết khác.

3


CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA
TÂM LINH, CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI
VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN
HÓA TÂM LINH
1.1. Về văn hóa tâm linh
khoa học và nền tảng của nó là đạo đức của con người.
Văn hoá tâm linh là một mặt hoạt động văn hoá của xã hội con
người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang
những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc
sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ của con người.
Thể hiện về phương diện giá trị vật chất là những kiến trúc nghệ thuật,
những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà
thờ,...Thể hiện về giá trị văn hoá tinh thần đó là những nghi lễ, những ý
niệm thiêng liêng trong tâm thức con người.
Chính vì vậy, khái niệm văn hóa tâm linh với tư cách là hình thái
văn hóa của một tộc người bao gồm nhiều yếu tố, theo như GS.TS Hồ
Sỹ Vịnh là: tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian (folklore) và một
phần của sáng tạo khoa học, nghệ thuật như sự thăng hoa, phút xuất
thần, “tia chớp” cảm hứng sáng tạo, trí tuệ phát sáng của khoa học và
nghệ sĩ.2
1.2. Về du lịch văn hóa tâm linh
1.2.1. Về du lịch
Du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay
một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc
hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ
yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các
hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến.
1.2.2. Nhu cầu du lịch và nhu cầu du lịch tâm linh
2

/>4



1.2.2.1. Nhu cầu du lịch
Từ định nghĩa về du lịch, có thể hiểu nhu cầu du lịch là nhu cầu của
con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên
của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, công vụ và các mục đích khác trong
một khoảng thời gian nhất định (không quá một năm). Nhu cầu du lịch
gắn liền với nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong môi
trường mà người ta đến. Họ sử dụng và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
khác tại nơi đến, phần lớn là những hàng hóa, dịch vụ mà tại nơi mình
không sống, không có để phục vụ cho chuyến hành trình của mình.
Nhu cầu du lịch được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, là sự cần thiết
phải thỏa mãn nhiều nhu cầu trong cùng một chuyến đi. Vì vậy, trong
nhu cầu du lịch, các chuyên gia về lĩnh vực du lịch đã phân chia thành 3
nhóm bao gồm nhóm nhu cầu cơ bản (gồm đi lại (vận chuyển), lưu trú,
ăn uống), nhóm nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm
hiểu, thưởng thức cái đẹp, tự khẳng định, giao tiếp…) và nhóm nhu cầu
hỗ trợ (thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin,…). Các nhóm nhu cầu này thường
được kết hợp lại để đạt nhiều mục đích khác nhau trong cùng một
chuyến đi, và tương ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết phải có những
hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn cho khách du lịch.
1.2.2.2. Nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh
Nhìn chung, du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều
cung bậc, nhiều dạng. Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan,
vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa
thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động
phổ biến nhất hiện nay; Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu
là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan
vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn
nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín

ngưỡng; Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các triết lý, giáo
pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức
khỏe và cảm nhận chính bản thân mình.
Đối với một số khách du lịch, sự hài lòng đối với nhu cầu tâm linh
có ý nghĩa là họ đã đi đến hết cuộc hành trình. Đáp ứng tinh thần là một
phần của cuộc hành trình. Khái niệm du lịch cũng như tâm linh đến lúc
được mở rộng, xác định. Nếu ý định trở về nhà mạnh hơn và nhiều hơn
5


thì chứng tỏ cuộc hành hương của họ đã thành công. Du lịch có thể
không có tính năng thiêng liêng, mặc dầu mục đích của nó có thể có
được.
Du lịch và tâm linh là hai nhu cầu có tác động một cách ngang bằng
nhau, có khi nhu cầu tâm linh là động cơ chính, có khi nhu cầu du lịch
là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả hưởng thụ của khách du lịch tâm
linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào.
2. CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Mô hình du lịch tôn giáo (hay mô hình hành hƣơng)
Du lịch tôn giáo là du lịch tâm linh với điều kiện là khi đến các cơ
sở tôn giáo đó, con người được trải nghiệm, hướng đến tâm linh. Bởi vì
đặc điểm của du lịch tâm linh là phải “mang tính cá nhân sâu sắc” nhằm
tìm kiếm các giá trị tâm linh tốt đẹp và tìm kiếm chính mình thông qua
con đường nội tâm riêng của chính mình. Khách du lịch tâm linh có
mục đích chính là vượt qua các khuôn phép tôn giáo một cách có ý thức
để tìm kiếm các giá trị về tâm linh và các cảm nhận tốt đẹp về con
người.
Đặc điểm của mô hình:
- Mô hình này khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Bởi vì
trước hết, nó gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch khác, nó khá tương tự

như du lịch di sản ở chỗ là đến các cơ sở tôn giáo (chùa chiền, nhà thờ)
để tham quan. Đó là hành trình tham quan các công trình kiến trúc, điêu
khắc, hội họa, vườn cảnh, hay cảm thụ âm nhạc… tại các địa điểm tín
ngưỡng tôn giáo. Nó hơi thiêng về nhu cầu tìm hiểu văn hóa - lịch sử,
thưởng thức nghệ thuật và cảm giác lĩnh hội tính thần bí tâm linh chỉ là
một phần rất nhỏ.
- Thời lượng dành cho một điểm tham quan thường không kéo dài
để dàn trải cho những điểm tham quan khác trong lịch trình.
- Với mô hình này, độ thẩm thấu về mặt tâm linh của du khách đối
với địa điểm tham quan chủ yếu phụ thuộc sự hứng thú của họ với điểm
đến, phụ thuộc vào niềm tin, sự quan sát, cũng như cảm nhận của từng
du khách trong hành trình.
- Mô hình du lịch này đặt du khách vào trong một không gian thấm
đẫm tính tâm linh để mỗi cá nhân tự chiêm nghiệm, cảm nhận tính tâm
6


linh huyền bí, tự tạo ra cho mình những cảm giác thú vị sau chuyến
hành trình.
2.2. Mô hình du lịch tham quan, tham dự sự kiện tôn giáo
Bên cạnh hành hương, đến tham quan các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng
thì việc tham quan, tham dự các sự kiện tôn giáo cũng là một mô hình
của du lịch tâm linh. Bao gồm các hoạt động du lịch liên quan đến
phong tục tập quán dân gian, du lịch lễ hội tôn giáo, du lịch lễ hội và tín
ngưỡng dân gian. Mô hình này đặc biệt chú ý đến hoạt động mang tính
thế tục hóa tôn giáo. Phong tục tín ngưỡng dân gian là một khía cạnh
quan trọng của thế tục hóa tôn giáo nên các hoạt động du lịch liên quan
mảng này được chú ý khai thác.
Một số đặc điểm của mô hình:
- Mô hình này cũng khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới cũng

như ở Việt Nam. Mô hình du lịch có mối gắn kết chặt chẽ với mô hình
du lịch tôn giáo, bởi vì không ít các sự kiện này có gắn với một cơ sở
tôn giáo tín ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, nó không đồng nhất với mô
hình đầu tiên bởi không khí và thời điểm linh thiêng của của một lễ hội.
Đó là lúc con người dễ nhanh chóng đạt xúc cảm tâm linh.
- Không gian động, có chút xáo trộn do đông đúc người tham gia.
Thời gian tùy vào chuyến đi của từng du khách.
- Như vậy, du khách sẽ có cơ hội đạt độ thẩm thấu về tâm linh nếu
hòa mình vào lễ hội. Tuy nhiên, số lượng này không lớn.
2.3. Mô hình thiền
Bao gồm các loại hình du lịch nghỉ dưỡng tâm linh, du lịch sinh
thái tâm linh và du lịch thể nghiệm tâm linh. Mô hình này là sản phẩm
của sự kết hợp cao độ giữa hai phương diện tín ngưỡng tôn giáo và du
lịch.
Đặc điểm của mô hình:
- Du lịch tâm linh theo mô hình này thường kết hợp với du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng.
- Địa điểm để thực hiện du lịch tâm linh theo mô hình này là không
gian yên ả, thanh tịnh, giúp cho con người có được cảm giác thư giãn,
thoải mái, có điều kiện để tìm về con người của mình. Chính vì vậy, du
7


lịch tâm lịnh còn được xem là du lịch sinh thái tâm linh, là sản phẩm
của quá trình kết hợp đầy đủ yếu tố du lịch tâm linh và yếu tố du lịch
nghỉ dưỡng. Thông qua việc tổ chức tham quan các điểm du lịch sinh
thái liên quan đến các yếu tố tôn giáo, tâm linh nhằm hướng đến mục
đích “trong cái không gian thuần khiết của thiên nhiên ấy gợi mở cho
du khách hiểu hơn về tín ngưỡng, tâm linh, hiểu hơn về vẻ đẹp các
không gian sinh thái linh thiêng ấy”.

- So với hai mô hình trên, mô hình thiền là mô hình du lịch tâm linh
có khả năng giúp du khách đạt được mức độ thẩm thấu về tâm linh, đạt
được sự cảm nhận về bản thân, sự an vui… nhiều nhất.
2.4. Mô hình du lịch mua sắm các sản phẩm tâm linh
Bên cạnh những mô hình du lịch trên, trên thế giới còn có một hình
thức du lịch liên quan đến tâm linh nhưng hướng đến việc mua sắm các
sản phẩm lưu niệm mang tính tâm linh, tôn giáo, và các hoạt động vui
chơi giải trí liên quan đến tâm linh, tôn giáo.
3. VẬN DỤNG LÍ LUẬN VÀ MÔ HÌNH DU DỊCH TÂM LINH VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH QUẢNG
TRỊ
3.1. Một số đặc điểm về văn hóa lịch sử tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là vùng đất mang đậm bản sắc dân tộc và có dấu ấn riêng
của mảnh đất miền Trung “gió Lào - cát trắng” gian truân.
Nơi đây có nhiều lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Cầu Ngư,
lễ hội Rước kiệu Đức Mẹ La Vang, Lễ Vu Lan, Lễ hội Tổ đình Sắc Tứ,
lễ hội Chợ đình Bích La… và các lễ hội cách mạng lịch sử cũng đang
được hình thành, phát triển thể hiện truyền thống như: Thả hoa trên
sông Thạch Hãn, Đêm Thành Cổ; Huyền thoại cõi Trường sơn; lễ hội
Thống nhất non sông… Ngoài các lễ hội trên, ở Quảng Trị còn có các
trò chơi dân gian thường diễn ra trong Tết Nguyên Đán như: Chạy cù,
đánh đu, đánh bài chòi, đua ghe, hát bội…; có các di sản văn hóa phi vật
thể độc đáo khác như: Tuồng Chợ Cạn, hò Như Lệ, hát trống quân Triệu
Cao, chuyện trạng Vĩnh Hoàng…
Các cảnh quan, di tích, danh thắng tự nhiên và nhân văn được phân
bố rộng khắp trong các địa bàn trong tỉnh. Đó là Cửa Tùng, nơi được
mệnh danh “Nữ hoàng của các bãi tắm”, Khu danh thắng Đakrông với
8



những nét kỳ vĩ của thiên nhiên và ẩn chứa bao huyền thoại; là suối
nước nóng Tân Lâm, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, trằm Trà Lộc, thác Ồ
Ồ… , đặc biệt là những địa danh tâm linh nổi tiếng của cả nước như:
Nhà thờ La Vang (Hải Lăng), chùa Sắc Tứ (Triệu Phong)…
Bên cạnh đó, trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân
tộc, lịch sử đã để lại trên mãnh đất Quảng Trị một hệ thống di tích lịch
sử cách mạng có giá trị tiêu biểu, mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Qua
thống kê 3 toàn tỉnhcó 441 di tích lịch sử cách mạng, 33 di tích được xếp
hạng cấp quốc gia có giá trị đối với hoạt động du lịch, thu hút được du
khách khi tìm hiểu về chiến tranh cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ con
người Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh giải
phóng tổ quốc. Hơn 20 năm là tuyến lửa, ở nơi đây đã xuất hiện hàng
loạt kỳ tích oai hùng cùng nhiều địa danh lừng lẫy chiến công, như Khe
Sanh, Đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Cửa Việt, Thành Cổ, Làng Vây,
Ái Tử, Cồn Cỏ, Vịnh Mốc, Gio An, Mỹ Thủy, Phường Sắn, Sông Hiếu,
Ba Lòng… Một số điểm du lịch đến các di tích lịch sử cách mạng như
quần thể di tích đường Trường Sơn, tuyến du lịch vùng phi quân sự
DMZ (Demilitarized Zone), nhà đày Lao Bảo, sân bay Tà Cơn, đồn
Không Tên, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, khu di tích Thành Cổ Quảng
Trị, khu di tích đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, khu lưu niệm
Tổng Bí thư Lê Duẩn…
Nhìn chung, trong kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của
Quảng Trị thì di sản văn hóa chiến tranh cách mạng là rất lớn. Đây là
tiềm năng và lợi thế trong việc xây dựng mô hình du lịch đặc trưng cho
Quảng Trị, đặc biệt là du lịch hồi tưởng, du lịch tâm linh, góp phần thúc
đẩy Quảng Trị trở thành một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong
cả nước.
3.2. Định hƣớng vận dụng
Nên tập trung thực hiện theo hai mô hình:
- Vận dụng theo mô hình du lịch tôn giáo


3

/>9


+ Du lịch hành hương đối với trường hợp Trung tâm hành hương
Đức mẹ La Vang.
+ Du lịch thờ tự đối với các cơ sở chùa chiềng Phật giáo trên địa
bàn tỉnh.
- Vận dụng theo mô hình du lịch tham quan, tham dự sự kiện đối
với trường hợp các di tích lịch sử như nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa
trang Đường Chín.
Bên cạnh đó, theo mô hình này, du khách sẽ tham dự các sự kiện lễ
hội mang đậm màu sắc tâm linh của Quảng Trị. Đó là các lễ hội đêm
Thành Cổ, lễ hội Thống nhất non sông…
Mô hình này có khả năng thu hút khách lớn, đặc biệt là du khách
vốn từng tham gia chiến trường xưa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tính thế
hệ của nó, bởi đối tượng hướng có thể thỏa mãn được của mô hình du
lịch này ở Quảng Trị là những thế hệ từng tham gia, trải qua chiến
trường xưa, vì vậy, khi thế hệ này đi qua thì việc nối tiếp, kế thừa có
khả năng suy giảm. Chính vì vậy, cần có những giải pháp mang tính dài
hơi để tạo điều kiện tồn tại cho mô hình du lịch này.

10


CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ

1. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
Ở QUẢNG TRỊ
1.1. Hệ thống giao thông thuận lợi
Quảng Trị nằm ở điểm phát khởi của Quốc lộ 9 (còn gọi là đường 9
- điểm đầu mối của trục Hành lang kinh tế Đông Tây), đây là con đường
thượng đạo xuyên Trường Sơn ngày xưa và là con đường Xuyên Á ngày
nay - con đường lịch sử mang trên mình nó nhiều dấu tích của nhiều
thời đại. Đồng thời, Quảng Trị còn nằm trên Con đường Di sản miền
Trung, là cầu nối giữa hai địa phương có di sản văn hóa thế giới là
Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế nên Quảng Trị là địa phương có khá
nhiều lợi thế trong phát triển du lịch.
Quảng Trị là một tỉnh nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây là cơ
hội thuận lợi cho Quảng Trị phát triển kinh tế về mọi mặt, đặc biệt là
phát triển du lịch - dịch vụ, đồng thời phát huy được thế mạnh về du lịch
văn hóa tâm linh trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của những tỉnh/thành
phố trong khu vực.
Với lợi thế này, những tuor du lịch sẽ được hình thành nhằm kết nối
giữa Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Hội An. Đồng thời,
thông qua cửa khẩu Lao Bảo những tuyến du lịch liên kết hai nước Việt
- Lào cũng được hình thành và phát triển.
1.2. Các cơ sở tôn giáo tín ngƣỡng đã hiện diện lâu đời
Quảng Trị là mảnh đất chứa đựng trong mình nhiều di tích tín
ngưỡng tôn giáo và lịch sử cách mạng, có giá trị đặc biệt không chỉ của
quốc gia mà để lại dấu ấn trong lòng bè bạn trên thế giới.
Do đặc điểm về vị trí địa lý cũng như nằm trong dòng chảy lịch sử
nên Quảng Trị là một trong những tỉnh, thành ở khu vực miền Trung có
điều kiện trong mối giao lưu với các vùng, miền trong nước và các quốc
gia trên thế giới, nên Quảng Trị cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập,
phát sinh, phát triển của các luồng văn hóa, tư tưởng và các tôn giáo.
Bởi vậy, ở Quảng Trị, những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông

như: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; các tôn giáo có nguồn gốc từ
11


phương Tây như: Công giáo, Tin lành,... đã được du nhập, truyền bá,
ngày càng phát triển và hoạt động ổn định. Sự tồn tại, hoạt động của
mỗi tín ngưỡng, tôn giáo đều có đường hướng và phương châm hoạt
động riêng mang tính đặc trưng riêng của tôn giáo mình phần nào đã
làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trên địa bản
tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung.
1.2.1. Phật giáo
Quảng Trị nguyên trước đây là phần đất thuộc vương quốc
Chămpa. Trước khi Quảng Trị được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt thì
nơi đây Phật giáo đã được truyền bá và phát triển thịnh vượng.
Ngày nay trên mảnh đất Quảng Trị, những ngôi chùa được dựng lên
từ xưa có ngôi còn ngôi mất, nhưng đều là chỗ dựa tinh thần của con
người tìm về sau chặng đường dài mệt mỏi lao vào công cuộc mưu sinh.
Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Quảng Trị:
* Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang
* Chùa Diên Thọ
* Chùa Trung Đơn
1.2.2. Công giáo
Trái với Phật giáo, Công giáo được truyền bá vào vùng đất Quảng
Trị mới được hơn 300 năm do các vị thừa sai người châu Âu phụ trách.
Hiện nay, ở Quảng Trị có nhiều cơ sở tôn giáo của Công giáo,
nhưng di tích có khả năng khai thác du lịch tâm linh tốt nhất chính là
Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang của đạo Công giáo.
1.3. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng gắn liền với du lịch tâm
linh
1.3.1 Các di tích cách mạng

Các di tích lịch sử cách mạng ở Quảng Trị đa phần là những nơi ghi
dấu các cuộc chiến đấu ác liệt qua 2 cuộc chiến tranh. Đó là những trang
sử bi, hùng được viết nên từ máu và hoa. Đó là những địa điểm không
chỉ để chúng ta tri ân, tưởng niệm, hoài niệm và tôn vinh những người
đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; bày tỏ
lòng thành kính, ngưỡng vọng thiêng liêng với các anh hùng liệt sĩ... mà
còn là nơi để chúng ta có thể giao cảm với những linh hồn đã khuất, giải
12


tỏa những điều chúng ta đã nghiệm sinh và cần nghiệm sinh trong đời
sống cũng như tự rút ra những nguyên lý sống cho chính mình. Thành
cổ, Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn, Nghĩa trang Đường 9, Đôi bờ cầu
Hiền Lương... và hàng trăm di tích khác của Quảng Trị đều là những nơi
như thế.
1.3.2. Hệ thống các nghĩa trang liệt sĩ
Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh
Quảng Trị, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong
đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ cấp quốc gia là nghĩa trang Đường 9 và nghĩa
trang Trường Sơn. Trong đó, nghĩa trang Trường Sơn là lớn nhất với
diện tích 39,6 ha quy tập 10.263 ngôi mộ. Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia
Trường Sơn là nơi quy tập những hài cốt liệt sĩ đã hy sinh dọc đường
Trường Sơn (tại đây hy sinh hơn 20.000 liệt sĩ nhưng hiện tại chỉ mới
quy tập được 10.263 hài cốt).
1.4. Quảng Trị có hệ thống lễ hội văn hóa đặc sắc mang màu sắc
tâm linh
Quảng Trị là một vùng đất giàu lịch sử, văn hóa với rất nhiều lễ hội,
trong đó có những lễ hội dân gian đã được hình thành từ xa xưa được
gọi là lễ hội cổ truyền hay lễ hội truyền thống, những lễ hội mới được
hình thành như lễ hội cách mạng, những lễ hội liên quan đến các tôn

giáo... Những lễ hội này hoàn toàn là cơ sở, tiềm năng và cũng là lợi thế
để du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh phát triển, trong đó đáng chú ý là
hai loại hình lễ hội lịch sử cách mạng và lễ hội thuộc về các tôn giáo.
1.4.1. Các lễ hội lịch sử cách mạng
* Lễ hội thống nhất non sông
* Lễ hội Đêm thành cổ
* Lễ hội Hoa đăng trên sông Thạch Hãn
* Lễ hội Tri ân các anh hùng liệt sĩ
1.4.2. Các lễ hội tôn giáo
1.4.2.1. Lễ hội Thiên Chúa giáo:
* Lễ Kiệu hành hương La Vang:
* Lễ Giáng sinh:
1.4.2.2. Lễ hội Phật giáo:
13


* Lễ Phật đản:
* Lễ Vu lan:
2. THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Đánh giá về các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
2.1.1. Thống kê về khách du lịch và thị trường du lịch
2.1.1.1. Thống kê về khách du lịch
Với những đầu tư tích cực, từ năm 2007 đến tháng 9/2014, lượng
khách du lịch đã tăng lên đáng kể từ 509.000 lượt lên đến 1.390.000
lượt (bao gồm khách trong nước và quốc tế). Với số lượng khách du lịch
tăng lên, doanh thu cũng tăng tỷ lệ thuận từ 450 tỷ đồng năm 2007 lên
1.009 tỷ ghi nhận vào tháng 9/2014.
Bảng 1: So sánh lƣợng khách du lịch và doanh thu du lịch
từ năm 2007 - 9/2014

Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
9/2014

Doanh thu
(tỷ đồng)
408.000
101.000
450
495.000
107.000
540
621.500
124.150
711
771.678
132.322
875
909.000
157.000
946
1.065.000
170.000
1.050

1.141.000
184.000
1.200
1.240.000
158.000
1.009
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị

Khách trong nƣớc

Khách quốc tế

2.1.1.2. Thị trường du lịch:
* Đối với khách du lịch quốc tế: Qua bảng số liệu (Bảng 1) cho
thấy những năm gần đây khách du lịch quốc tế đến với Quảng Trị tăng
lên so với trước. Việc nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây với thương
hiệu “Ngày ăn cơm 3 nước Việt Nam - Lào- Thái Lan” . Đây là điều
kiện thuận lợi để du lịch văn hóa tâm linh của Quảng Trị phát triển
mạnh. Khách quốc tế đến với Quảng Trị chủ yếu từ các nước Đông
14


Nam Á, trong đó thị trường Lào, Thái chiếm tỷ lệ tương đối lớn đến
43,1%, tiếp theo là thị trường khách Mỹ, Anh, Pháp... đây là những du
khách chủ yếu tham gia các chương trình du lịch thăm lại chiến trường
xưa và các đoàn khách du lịch cựu chiến binh.
Mặc dù, so với cả vùng thì tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế
đến với Quảng Trị thấp hơn các tỉnh trong khu vực và chỉ cao hơn Nghệ
An nhưng so với trước đây đã thể hiện sự phát triển và là dấu hiệu đáng
mừng cho du lịch của Quảng Trị nói chung và du lịch văn hóa tâm linh

nói riêng. Những khách du lịch đến với Quảng Trị chủ yếu thăm quan
các địa danh lịch sử cách mạng, viếng các nghĩa trang liệt sĩ... Những
sản phẩm du lịch này trở thành thương hiệu cho du lịch Quảng Trị mà
không một tỉnh/thành phố nào trên cả nước có được.
* Khách du lịch nội địa: Quảng Trị là tỉnh đầu tiên tập trung khai
thác và đầu tư loại hình du lịch hoài niệm. Với chương trình du lịch này,
hằng năm có hàng triệu lượt khách trong nước tới đây tìm hiểu về
truyền thống lịch sử cách mạng, về thăm lại chiến trường xưa tri ân các
anh hùng liệt sĩ. Đặc biệt các dịp lễ lớn như Ngày thương binh liệt sĩ 277, ngày quốc khánh 2-9, ngày quân đội nhân dân Việt Nam 22-12...
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng trong những năm qua lượng khách
nội địa đến với Quảng Trị còn thấp, chỉ lớn hơn Hà Tĩnh và đứng sau
toàn bộ các địa phương khác trong vùng.
2.1.2. Doanh thu du lịch và số ngày lưu trú
Số lượt khách lưu trú so với lượt khách du lịch đến với Quảng Trị
ngày càng giảm từ 75,5% năm 2007 xuống còn 53,8% tính đến tháng
9/2014. Bên cạnh đó, số ngày lưu trú tại tỉnh cũng ngắn (chỉ từ 01 đến 2
ngày). Với số lượng khách lưu trú thấp và ngày lưu trú ngắn làm ảnh
hưởng đến doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Trị và thấp hơn so với các
tỉnh/thành phố trong khu vực. Theo một cuộc điều tra từ dự án EU thì có
hơn 70% khách quốc tế sẵn sàng quay trở lại Việt Nam, dựa trên sự hài
lòng khi khám phá cảnh quan thiên nhiên và sự thân thiện của người
dân. Kết quả điều tra cũng đưa ra con số 102,3 USD là mức chi tiêu
trong ngày đối với khách quốc tế và 1,3 triệu đồng/ngày (tương đương
62 USD) đối với khách nội địa khi lưu trú qua đêm. Cũng theo kết quả
điều tra này, ngày khách lưu trú tại địa phương khoảng từ 2,2 đến 2,3
15


ngày (Đà Nẵng 3,7 - 4 ngày; Hội An 4,2 ngày đối với khách quốc tế và
1,7 ngày đối với khách nội địa).

2.2. Đánh giá chung về hiện trạng đối với cơ sở vật chất tại các
địa điểm khai thác du lịch văn hóa tâm linh
2.2.1. Những di tích tôn giáo tín ngưỡng
Những di tích này do sự tàn phá của chiến tranh và thời gian nên có
nhiều phần bị xuống cấp và cần được bảo tồn, tôn tạo để phục vụ cho
hoạt động du lịch và tham quan của du khách và các phật tử từ nơi khác
đến. Bên cạnh đó, những ngôi chùa này đều nằm ở những khu vực xa
trung tâm vì vậy đường đi rất khó khăn và ít phổ biến với các khách du
lịch không đi theo tour/đoàn.
Ở Quảng Trị có nhiều cơ sở tôn giáo của Công giáo, nhưng di tích
có khả năng khai thác du lịch tâm linh tốt nhất chính là Trung tâm
Thánh mẫu/Nhà thờ La Vang của đạo Công giáo.
2.2.2. Đối với các di tích lịch sử cách mạng
Việc khai thác và tôn tạo di tích chưa thực sự song hành với nhau,
đồng thời do những nguyên nhân khách quan khác khiến cơ sở vật chất
của các di tích này đang bị xuống cấp:
Một là, ý thức của khách du lịch chưa cao. Khi đến các khu di tích,
đặc biệt trong mùa du lịch việc vứt rác bừa bãi, dẫm đạp lên cỏ, vườn
hoa và vẽ bậy lên tường trở thành nổi lo chung của hầu hết các di tích
trên địa bàn. Những việc làm này của khách du lịch đã làm xấu đi cảnh
quan khu di tích và gây những tổn hại đối với việc bảo tồn, tôn tạo
những di tích này. Đơn cử như Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương nằm bên
Quốc lộ 1A là nơi tiếp giáp giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Mặc
dù hệ thống khu di tích này đã được xây dựng và tôn tạo hằng năm
nhưng việc xuống cấp là không tránh khỏi do nhiều nguyên nhân, trong
đó khí hậu nóng ẩm của miền Trung làm cho các hiện vật được trưng
bày trong nhà tưởng niệm dần dần bị hư hại khó phục hồi. Bên cạnh đó,
do ý thức của người đi thăm quan như vứt rác bừa bãi, dẫm đạp lên các
bãi cỏ, vườn hoa và vẽ bậy lên tường các khu di tích... đã gây tổn hại và
hư hại đến khu di tích có ý nghĩa lịch sử đặc biệt này.

Hai là, thiếu kinh phí bảo tồn, bảo trì các khu di tích lịch sử cách
mạng. Mặc dù được sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước, chính quyền
16


địa phương nhưng nguồn kinh phí được cấp rất hạn chế không đủ để tôn
tạo và bảo trì định kỳ toàn bộ khi di tích mà chỉ có thể thực hiện bảo
tồn, tôn tạo những phần quan trọng hoặc từng hạng mục trong khu di
tích.
2.2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh
Sản phẩm du lịch được khai thác mạnh nhất đối với thị trường nội
địa của Quảng Trị hiện nay là các dòng sản phẩm du lịch lịch lịch sử cách mạng, thăm lại chiến trường xưa, tri ân liệt sỹ.
Đối với thị trường khách quốc tế, sản phẩm du lịch được khai thác
nhiều nhất là thăm chiến trường xưa và khu phi quân sự trong các touz
DMZ.
Những sản phẩm này tuy đã được khai thác phát triển tương đối tốt,
nhưng vẫn chưa được xây dựng trong các chương trình du lịch háp dẫn
để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử cũng có vị trí quan
trọng đối với Quảng Trị, tuy nhiên mức độ đầu tư còn hết sức hạn chế
do vậy dòng sản phẩm này vẫn chưa được hình thành một cách có hệ
thống và chưa có được sức hấp dẫn tương xứng với tiềm năng.
Quảng Trị cũng có những tài nguyên du lịch tâm linh hết sức có giá
trị như Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang, chùa Sắc Tứ… tuy
nhiên những tài nguyên du lịch này chưa được đầu tư phát triển thành
những sản phẩm du lịch thực sự mà mới chỉ là các hoạt động hành
hương, tôn giáo đơn thuần, do vậy vẫn chưa mang lại những hiệu quả
kinh tế - xã hội thiết thực cho địa phương.
2.2.4. Đối với các cơ sở lưu trú
Từ năm 2005-2014, hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh đã phát triển với

tốc độ khá nhanh. Năm 2005 cả tỉnh có 59 cơ sở lưu trú đi vào hoạt
động với 1.050 buồng, thì đến năm 2013 tăng lên 156 cơ sở với 2.423
buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn này là 12,92%, số
buồng tăng 11,02%
Trong tổng số 156 cơ sở lưu trú năm 2013 với 2447 buồng, trong đó
có 62 khách sạn, 94 nhà nghỉ. Tính đến năm 2014 cả tỉnh có 02 khách
sạn 4 sao là khách sạn Sài Gòn Đông Hà và khách sạn Mường Thanh Đông Hà.
17


Các cơ sơ lưu trú chủ yếu nằm ở thành phố, thị xã như Đông Hà,
Quảng Trị, Cửa Tùng, khu kinh tế Lao Bảo, ... Phần lớn các cơ sở lưu
trú trong tỉnh quy mô nhỏ thuộc các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Trình độ của nhân lực hoạt động trong ngành du lịch còn
nghiệp dư và hạn chế về trình độ. Chất lượng các cơ sở lưu trú này nhìn
chung còn kém và chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của khách
du lịch.
2.2.5. Hệ thống kinh doanh ăn uống
Cơ sở ăn uống đã có sự đầu tư so với trước đây nên đa dạng, phong
phú hơn với nhiều loại hình như Nhà hàng, các quán Cà phê Bar, quán
ăn nhanh..., các tiện nghi ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú
nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của
khách đang lưu trú tại các khách sạn. Hệ thống nhà hàng có nhiều biến
đổi trong cung cách phục vụ, đội ngũ tay nghề qua đào tạo đã được nâng
lên đáp ứng những đòi hỏi càng cao của khách du lịch.
Tuy nhiên, mặc dù đã có sự đầu tư phát triển dịch vụ kinh doanh ăn
uống tại các khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống riêng, nhưng
nhìn chung còn tồn tại nhiều hạn chế. Đặc biệt, chưa có những nhà hàng
với các món ẩm thực nổi tiếng của địa phương... Bên cạnh đó, những
nhà hàng, quán ăn bình dân với cơ sở vật chất bình dân và chưa tinh tế.

Cùng với đà phát triển du lịch , việc đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở
ăn uống phục vụ du lịch cần được chú trọng hơn.
2.2.6. Lao động trong ngành du lịch
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có trên 25.000 lao động làm
việc trong các đơn vị du lịch, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
hộ kinh doanh cá thể. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là lưu trú du lịch, tại
các bộ phận: lễ tân, buồng bàn, bar, bếp và tại các khu vực vui chơi giải
trí, các dịch vụ bổ sung khác.
Tuy nhiên, lao động tốt nghiệp đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ
thấp nhất với chỉ 3,4%, tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chiếm
4,5%, trong khi đó tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo lên đến 80,4%.
Với tỷ lệ lao động không cân xứng này đã gây ra sự kém hiệu quả trong
phát triển du lịch của tỉnh.
2.2.6. Tổ chức không gian du lịch
18


Hiện nay việc phát triển du lịch tại Quảng Trị chủ yếu diễn ra tại
các khu vực dọc các tuyến quốc lộ quan trong như quốc lộ 1A và đường
9, tập trung tại các khu vực đô thị như Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Lao
Bảo, Khe Sanh, và một số điểm ven biển như Vịnh Mốc, Cửa Tùng và
Cửa Việt.
Hệ thống các tuyến du lịch tâm linh hiện nay của Quảng Trị dựa
trân các trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Các Trục Bắc - Nam quan trọng
là trục quốc lộ 1A và trục đường Hồ Chí Minh nhành Đông. Trục Đông
- Tây quan trọng nhất là trục quốc lộ 9. Xuất phát từ các tuyến trục này
cũng như từ các trung tâm đô thị là các tuyến nhanh tới các điểm du lịch
như: tuyến Hồ Chí Minh (nhánh Tây) và đường 15D đi cửa khẩu La
Lay, tuyến đường tỉnh 588A (đường 9 - Ba Lòng), 571 (Vĩnh Hà - Vĩnh
Chấp), 572 (Vĩnh Long - Vịnh Mốc - Cửa Tùng), 574 (QL1A - Cửa

Tùng), 576B (Cửa Tùng - Cửa Việt), 581 (TX Quảng Trị - Trằm Trà lộc
) và 582 (Hải Lăng - Hải An).
2.2.7. Đầu tư phát triển du lịch
Tính đến năm 2013, kế hoạch vốn phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
từ ngân sách được giao cho Quảng Trị là 17.114 triệu đồng. Trong đó,
bố trí 16.993 triệu đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng
du lịch để thực hiện chuyển tiếp các công trình cơ sở hạ tầng du lịch và
122 triệu đồng từ vốn ngân sách tỉnh để thanh toán trả nợ khối lượng
hoàn thành. Các hạng mục công trình hoàn thành bảo đảm chất lượng,
tiến độ.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tần du lịch trong
thoài gian qua còn ít, chưa đáp ứng được như cầu phát triển du lịch của
tỉnh. Nguyên nhân do Quảng Trị là tỉnh nghèo, nguồn ngân sach hạn
hẹp vì vậy trước nhu cầu phát triển của ngành du lịch, mặc dù được tỉnh
quan tâm nhưng do điều kiện khó khăn nên mới chỉ đáp ứng được một
phần nhu cầu.
Nguồn vốn lớn nhất đầu tư cho phát triển các khu điểm du lịch là
vốn đầu tư tôn tạo và xây dựng các di tích lịch sử - cách mạng.
2.2.8. Hệ thống sản phẩm du lịch của Quảng Trị
Các sản phẩm du lịch ở Quảng trị còn rất nghèo nàn, tập trung chủ
yếu vào một số loại hình sau :
19


- Tour đường bộ trên tuyến Hành lang Đông Tây, chủ yếu đến từ
Thái lan và Lào. Đây là nguồn khách quốc tế chính đến với Quảng trị
trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do điểm đến chưa được quy hoạch tốt,
hệ thống sản phẩm còn nghèo nàn, các dịch vụ phục vụ chưa đáp ứng
được nhu cầu của du khách nên hầu hết nguồn khách này chỉ đi ngang
qua Quảng trị, ít sử dụng dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác. Vì vậy,

doanh thu xã hội từ nguồn khách này chưa cao.
- Tour trở lại chiến trường xưa của các cựu chiến binh Mỹ và Việt
Nam. Tour này được triển khai rất sôi động vào những năm 90 của thế
kỷ trước. Đến nay nhu cầu đã giảm đi rất nhiều và khó có thể coi đây là
sản phẩm có thể khai thác lâu dài. Thay cho sản phẩm này là tour du
lịch hoài niệm, tour du lịch chiến tranh nhưng chỉ mới ở giai đoạn sơ
khai, chưa định vị và khai thác bền vững.
- Các chương trình hành hương tự phát của các tín đồ công giáo về
Trung tâm hành hương Đức mẹ La VangTrung tâm hành hương Đức mẹ
La Vang, chưa kết hợp được với hệ thống tài nguyên và dịch vụ điểm
đến, nguồn khách thu hút chủ yếu từ trong nước, thường cắm trại ngay
tại La Vang hoặc tham quan và trở về Huế trong ngày.
- Phần lớn nguồn khách đến Quảng trị là khách công vụ, khách du
lịch đi theo tuyến Huế - Quảng Bình, ít lưu trú lại Quảng trị, mà chỉ
tham quan các điểm di tích chiến trường xưa (Địa đạo Vịnh mốc, cầu
Hiền Lương, sông Bến Hải, thành cổ Quảng Trị, sông Thạch hãn, nghĩa
trang Trường Sơn, nghĩa trang đường 9…), khu vực biển Cửa Tùng, bãi
tắm Hoàng hậu, Thánh địa La Vang.
Như vậy, sản phẩm du lịch được khai thác mạnh nhất của Quảng
Trị đối với thị trường nội địa là các dòng sản phẩm du lịch lịch sử - cách
mạng. Đối với thị trường khách quốc tế, sản phẩm du lịch được khai
thác nhiều nhất là thăm chiến trường xưa và khu phi quân sự trong các
tuor DMZ.
Nhìn chung, những sản phẩm này tuy đã được khai thác phát triển
tương đối tốt, nhưng vẫn chưa xây dựng trong các chương trình du lịch
hấp dẫn để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2.9. Xúc tiến quảng bá
20



Được sự quan tâm của cấp chính quyền tỉnh mà các hoạt động
marketing và xúc tiến, quảng bá du lịch ngày càng được đẩy mạnh cả
trong nước và quốc tế, cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động; trong đó
ưu tiên hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các địa phương trên tuyến
Hành lang Kinh tế Đông - Tây và các tỉnh, thành phố Bắc miền Trung.
Tuy nhiên, các hoạt động marketing và xúc tiến về phát triển du
lịch theo tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây còn nhiều bất cập, cả về
quy mô và mức độ chuyên sâu, đòi hỏi trong thời gian tới cần xây dựng
thành kế hoạch marketing và xúc tiến về phát triển du lịch cho Quảng
Trị nói chung và cho Hành lang kinh tế Đông - Tây nói riêng cần
chuyên nghiệp và đầy đủ hơn, có sự phối kết hợp với các tổ chức trong
và ngoài nước để tạo tiền đề phát triển du lích ngày một có hiệu quả
hơn.
2.3. Tìm hiểu và đánh giá nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của
khách du lịch ở Quảng Trị
2.3.1. Số lượt khách
Theo thống kê, hàng năm, hàng triệu lượt du khách trong và ngoài
nước tới đây chủ yếu theo loại hình du lịch hoài niệm (chương trình du
lịch “Hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội”) để tìm hiểu về truyền
thống lịch sử cách mạng, về thăm lại chiến trường xưa và tri ân hàng
vạn liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh trên mảnh rực lửa một thời. Đặc biệt vào
các dịp lễ lớn như: Ngày thương binh, liệt sĩ 27-7, Ngày Quốc khánh 29... lượng khách đổ về Quảng Trị lại tăng cao nhiều lần.
Theo dự báo của UBND tỉnh Quảng Trị, giai đoạn từ nay đến 2020,
tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị
là 10%/năm, khách du lịch nội địa là 7,4%/năm. Như vậy, lượng khách
du lịch đến Quảng Trị ngày càng tăng và đến năm 2020 tổng thu nhập
du lịch sẽ đạt khoảng 178 triệu USD. Dự báo khách du lịch năm 2020,
Quảng Trị sẽ đón khoảng 370.000 lượt khách quốc tế và 2.000.000
khách nội địa.4
2.3.2. Hiện trạng khai thác các điểm du lịch tâm linh của tỉnh

Quảng Trị
4

UBND tỉnh Quảng Trị, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quảng Trị, tháng 9 năm 2014.
21


Một số điểm du lịch tuy đã được đưa vào tour nhưng trong thực tế,
khách chưa thể tham quan trực tiếp, chỉ nhìn được qua cửa kính trên xe
hoặc được giới thiệu khi đi ngang qua là đồi Rockpile, đường mòn Hồ
Chí Minh.
Tuy trong các tour được thiết kế có nhiều di tích như vậy nhưng
trong thực tế thì các đại lý du lịch chỉ chủ yếu đưa khách đến thành cổ
Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, sân bay
Tà Cơn. Ở hầu hết các DTLSVH khác có rất ít khách đến. Bên cạnh đó,
việc khai thác, sử dụng các DTLSVH Tỉnh chưa có sự thống nhất về
quản lý, nghĩa là vẫn tồn tại song song cả 3 cơ quan cùng quản lý di tích
như Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Bảo
tồn Di tích tỉnh Quảng Trị, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị; chưa xây dựng các
quy trình, quy định phục vụ hướng dẫn; chưa thống nhất nội dung các
bài thuyết minh hướng dẫn… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc
khai thác các DTLSVH tỉnh Quảng Trị cho mục đích du lịch.5
2.3.3. Theo đánh giá và nhu cầu của khách du lịch
Phần lớn du khách khi được hỏi về nhu cầu du lịch Quảng Trị đều
chọn lựa các địa điểm linh thiêng và rất mong muốn được quay trở lại
với rất nhiều lý do được đưa ra: “Các di tích đã khơi dậy lòng tự hào về
truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc”; “Đây là những công
trình mang ý nghĩa lịch sử trọng đại”; “Để tưởng nhớ các anh hùng liệt
sĩ”; “Đã đi Quảng Trị nhiều lần nhưng chưa có cơ hội để thăm đầy đủ

các di tích lịch sử và các địa điểm linh thiêng nổi tiếng của vùng đất
này”; “Vì biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc”; “Vì nơi
đây có người thân tôi nằm lại và cũng để viếng các anh hùng liệt sĩ”;
“Dự lễ hội tôn giáo tín ngưỡng mà tôi đang theo”… Tuy nhiên cũng có
những ý kiến không có ý định quay lại vì du lịch Quảng Trị không có
dịch vụ tốt, không có sản phẩm gì đặc sắc và vì không có thời gian để
chọn lựa quá nhiều điểm đến…
Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến mong muốn sau khi viếng thăm
các địa điểm linh thiêng của Quảng Trị sẽ tiếp tục ghé thăm các danh
5

Bùi Thị Thu, Vũ Mạnh Cường, Định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa
tỉnh Quảng Trị cho mục đích du lịch, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3,
năm 2012.
22


làm thắng cảnh của mảnh đất miền Trung này như: bãi biển Mỹ Thủy,
đảo Cồn Cỏ, Thác Luồi Đakrông, Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc,
bãi biển Cửa Việt, Cửa khẩu Lao Bảo, rừng nguyên sinh Rú Linh, khe
gió Tân Lâm, suối nước nóng Tân Lâm, hang dơi Thương Lâm, đồi Cọ
dầu,…
Có 38,2% du khách cho biết thường đến Quảng Trị vào các kỳ nghỉ
lễ, nghỉ hè, nghỉ tết; 17,1% du khách chọn các dịp lễ hội hằng năm của
Quảng Trị; 39,7% thường đến Quảng Trị vào ngày Quân đội nhân dân
Việt Nam và ngày Thương binh liệt sĩ và 42,9% ý kiến du khách cho
rằng có thể đi vào bất kỳ thời điểm nào. Trong đó, có 28,7% du khách
sẽ chỉ lưu lại Quảng Trị 1 ngày, 26,8% du khách sẽ ở lại từ 1 ngày/1
đêm đến 2 ngày/2 đêm và 44,5% du khách có ý định ở lại đây từ 2
ngày/2 đêm trở lên.

Khi được hỏi, du khách biết đến các địa điểm du lịch của Quảng Trị
qua những kênh thông tin nào, phần lớn câu trả lời là từ bạn bè, người
thân hoặc tự tìm hiểu; bên cạnh đó là qua thông tin quảng bá từ báo chí,
truyền thông, dịch vụ quảng cáo và các công ty du lịch.
Theo số liệu khảo sát trên có thể thấy, nguồn thông tin của du khách
về các địa điểm du lịch tại Quảng Trị thông qua chương trình quảng bá,
truyền thông là chưa cao (<40%). Điều đó phần nào lý giải vì sao du
khách cho rằng không muốn quay lại Quảng Trị vì các chương trình
dịch vụ nghèo nàn và không có sản phẩm mới nổi bật.
Các chương trình du lịch văn hóa tâm linh do địa phương tổ chức
như Lễ hội thống nhất non sông, Lễ hội Trường Sơn huyền thoại, Lễ hội
Nhịp cầu xuyên Á, Lễ hội Kiệu La Vang, Lễ hội đua thuyền truyền
thống…(Bảng 1 - Phụ lục 3)
Có 72,6% du khách được hỏi trả lời là có thấy các địa điểm du lịch
văn hóa tâm linh họ đã đến có bán các sản phẩm lưu niệm/đặc sản ẩm
thực trong đó chỉ có 49,7% du khách là có mua các sản phẩm này.
Những sản phẩm du khách thường mua là mũ tai bèo, tượng danh
nhân , tranh ảnh và các ấn phẩm về các di tích, cao lá vằng, trầm hương,
rượu xika… Chất lượng sản phẩm theo đánh giá của du khách chỉ ở
mức trung bình (51,8%), chỉ có 36,15 đánh giá tốt và 12% đánh giá kém
chất lượng. Về chủng loại, có 26% đánh giá là phong phú, 57,1% ý kiến
23


đánh giá bình thường và 16,9% du khách cho rằng chủng loại nghèo nàn
và đơn điệu.
Nhìn chung khi đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở
Quảng Trị hiện nay, du khách cho biết họ khá hài lòng (50,6%) tuy
nhiên vẫn còn 2,2% nhận định là còn rất kém chất lượng.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LOẠI

HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ
3.1. Những lợi thế trong việc phát triển loại hình du lịch văn
hóa tâm linh ở Quảng Trị
1. Có một hệ thống các khu di tích lịch sử cách mạng đồ sộ, trong
đó có nhiều di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Có thể
nói Quảng Trị là địa phương đầu tiên và cũng là duy nhất khai thác loại
hình du lịch văn hóa tâm linh mang màu sắc lịch sử và cách mạng. Với
vị trí là giới tuyến của đất nước trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu
nước, Quảng Trị đã trực tiếp bị sự tàn phá của chiến tranh ác liệt. Cũng
chính sự tàn phá này mà con người cũng trở nên kiên cường, bất khuất
để lại nhiều chứng tích hào hùng như ngày nay. Đây cũng là vùng đất có
sự đổ máu của rất nhiều chiến sĩ, nhân dân ở trên mọi miền của đất
nước. Vì vậy, cũng không có gì lạ khi Quảng Trị có rất nhiều di tích lịch
sử cách mạng nổi tiếng. Cũng nhờ lợi thế này, hàng năm Quảng Trị thu
hút được hàng triệu lượt khách từ khắp mọi miền của tổ quốc và thế giới
tới tham quan, tìm hiểu.
2. Có hai nghĩa trang quốc gia quy tụ hàng nghìn hài cốt liệt sĩ. Với
ý nghĩa tâm linh và cũng nhằm mục đích tri ân những người ngã xuống
vì dân tộc. Đến với Quảng Trị chắc chắn du khách phải đến thắp hương
và viếng tại hai nghĩa trang liệt sĩ này. Theo thống kê của Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội, Quảng Trị có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có
2 nghĩa trang liệt sĩ cấp quốc gia là nghĩa trang Đường Chín và nghĩa
trang Trường Sơn. Trong đó, nghĩa trang Trường Sơn là lớn nhất với
diện tích 39,6 ha quy tập 10.263 mộ. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là
nơi quy tập những hài cốt liệt sĩ đã hy sinh dọc đường Trường Sơn (tại
đây hy sinh hơn 20.000 liệt sĩ nhưng hiện tại chỉ mới quy tập được
10.263 hài cốt).

24



×