GIÁO ÁN SINH 8
Người soạn và giảng dạy: GV ĐINH TIẾN VIỆT
Tuần: 1 ; Tiết: 1 .
Ngày soạn:………... Ngày dạy:…………
BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người.
- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể và vệ sinh.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
1. GV:
- Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn.
- Tranh phóng to hình 1.1 --> 1.3 SGK.
2. HS: Sách, vở học bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
*Bài mới
Mở bài: GV: Giới thiệu sơ qua về bộ môn cơ thể và vệ sinh trong chương trình sinh học lớp 8 --> để HS có cách nhìn tổng quát về
kiến thức sắp học --> gây hứng thú.
1
GIÁO ÁN SINH 8
Người soạn và giảng dạy: GV ĐINH TIẾN VIỆT
Hoạt động 1: VỊ TRÍ CỦA LOÀI NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN
Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn thành và các hoạt động có
mục đích.
Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung kiến thức
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, dựa vào
kiến thức đã học ở lớp 7, trao đổi nhóm trả lời
các câu hỏi sau:
+ Em hãy kể tên các ngành động vật đã học?
+ Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh
nhất? Cho ví dụ cụ thể.
- HS trao đổi nhóm, vận dụng kiến thức lớp dưới
trả lời câu hỏi. Yêu cÇu:
+ Kể đủ sắp xếp các ngành theo sự tiến hoá.
+ Lớp thú là lớp động vật tiến hoá nhất, đặc biệt
bộ khỉ.
+ Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động
vật là gì?
- GV nên ghi lại ý kiến của nhiều nhóm để đánh
giá được kiến thức của HS.
- HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK trao
đổi nhóm, hoàn thành bài tập mục .
- Yêu cầu: ô đúng 1, 2, 3, 5, 7, 8 đại diện các
nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vị trí phân
loại của con người.
*Kết luận: Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với
động vật là:
+ Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức
năng lao động bằng tay và đi bằng hai chân.
+ Nhờ lao động có mục đích, con người đã bớt lệ
thuộc vào thiên nhiên.
+ Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và
hình thành ý thức.
+ Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.
+ Não phát triển, sọ lớn hơn mặt.
2
GIÁO ÁN SINH 8
Người soạn và giảng dạy: GV ĐINH TIẾN VIỆT
Hoạt động 2: NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH
Mục tiêu:
- HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học cơ thể người và vệ sinh.
- Biết đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Chỉ ra được mối liên quan giữa môn học với bộ môn khoa học khác.
Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung kiến thức
- GV cho HS nhiên cứu thông tin SGK để trả
lời câu hỏi:
+ Mục đích của môn học "Cơ thể người và vệ
sinh" là gì?
- GV chỉnh lí, bổ sung và hướng dẫn HS nêu ra
đáp án.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi.
*Kết luận: Môn học này cung cấp những kiến thức
về:
+ Đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể
người trong mối quan hệ với môi trường.
+ Những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn
luyện thân thể.
- GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 1.1
--> SGK và bằng hiểu biết đã biết để trả lời
câu hỏi của
∇
SGK:
+ Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ
sinh có quan hệ mật thiết với những ngành
nghề nào trong xã hội?
- GV nhận xét, bổ sung và xác định nội dung
trả lời đúng.
- Một vài HS (được GV chỉ định) trả lời câu hỏi,
các HS khác bổ sung.
* Kết kuận: Những hiểu biết về cơ thể người và vệ
sinh có liên quan đến nhiều ngành nghề trong xã
hội như: Y học, giáo dục học, TDTT, hội họa, thời
trang,...
3
GIÁO ÁN SINH 8
Người soạn và giảng dạy: GV ĐINH TIẾN VIỆT
Hoạt động 3: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP BỘ MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH
Mục tiêu: Chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn, đó là học qua mô hình, tranh thí nghiệm.
Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung kiến thức
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK để trả lời
câu hỏi:
+ Dựa vào đặc điểm và nhiệm vụ của môn học,
hãy đề xuất các phương pháp cơ bản để học tập
tốt bộ môn?
- GV lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho các
phương pháp mà học sinh nêu ra.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS nêu đúng các
biện pháp đó là: => Kết luận:
- HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm cử đại diện
trả lời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: Để học tập tốt môn " Cơ thể người và
vệ sinh, cần áp dụng cáca phương pháp:
+ Quan sát: Tranh, mô hình, tiêu bản, mẫu
ngâm,...
+ Thí nghiệm: HS tự làm hoặc GV biểu diễn.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những
tình huống xảy ra trong đời sống.
IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Đáp án câu hỏi cuối bài:
Câu 1: Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú?
Trả lời: Những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú là:
* Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.
* Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định: có tư duy, tiếng nói và chữ viết.
Câu 2: Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học "Cơ thể người và vệ sinh"?
4
GIÁO ÁN SINH 8
Người soạn và giảng dạy: GV ĐINH TIẾN VIỆT
Trả lời: Môn học này giúp ta tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan và cơ
thể, trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân
thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.
V. DẶN DÒ.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng 2 tr.9 SGK vào vở học bài.
- Ôn tập lại cơ quan ở động vật thuộc lớp thú.
5