Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Lớp 5 - Tuần 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.29 KB, 28 trang )

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009
Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
(Ngô Đức Thịnh – Chu Thái Sơn)
I. Mục tiêu :
- Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính
nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất
nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của
người Ê-đê. Từ đó HS hiểu: Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm
việc theo luật pháp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết tên 5 bộ luật nước ta.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về bài đọc SGK.
B - Bàì mới :
1. Giới thiệu bài
- Để gìn giữ cuộc sống thanh bình, cộng đồng nào, xã hội nào cũng có những quy
định yêu cầu mọi người phải tuân theo. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một
số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- GV: Chia đoạn bài đọc: 3 đoạn
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Khi HS đọc, GV kết hợp hướng dẫn
HS:
+ Lượt 1: Luyện đọc: khoanh, xét xử.
+ Lượt 2: Giúp HS hiểu những từ ngữ khó: luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng,


nhân chứng.
+ Lượt 3: Tìm hiểu giọng đọc toàn bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b. Tìm hiểu bài
HS: Đọc nhẩm nhanh toàn bài, suy nghĩ, trao đổi trả lời các câu hỏi.
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ? (...bảo vệ sự bình yên cho dân làng).
- Kể lại việc mà người Ê-đê xem là có tội?
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào ê-đê quy định xử phạt rất công
bằng.
- GV kết luận: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm
minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng
với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc
sống trật tự, thanh bình.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
GV: Hãy kể tên 1 số bộ luật của nước ta hiện nay mà em biết.
GV: Treo bảng phụ, gọi 1 số em đọc các điều luật đã ghi sẵn.
c. Luyện đọc lại.
- HS: 3 em nối tiếp nhau đọc lại bài.
- GV: Chọn đoạn: Tội không hỏi mẹ cha... cũng là có tội, để HS luyện đọc diễn
cảm.
- 1HS đọc mẫu 1 lần. Nhắc lại cách đọc, giọng đọc toàn bài, giọng đọc phù hợp
với đoạn đó.
- HS luyện đọc đoạn văn theo nhóm 2.
- HS thi đọc trước lớp, GV cùng cả lớp bình chọn em đọc tốt nhất, trôi chảy nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV: Luật tục xưa của người Ê-đê giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------

Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và
hình lập phương
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan
với yêu cầu tổng hợp hơn
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ôn kiến thức:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn
phần và thể tích hình lập phương, hình hộp; đơn vị đo thể tích
2. Luyện tập:
* Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
- HS phân tích bài toán và làm bài theo nhóm 2
- Đại diện vài cặp nêu kết quả, lớp cùng GV chốt kết quả đúng.
- VD: S1 mặt = 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm
2
)
Stp = 6,25 x 6 = 37,5 (cm
2
)
V = 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (cm
3
)
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật.
- HS phân tích bài toán.
- HS tính và điền kết quả vào sgk. Trao đổi bài cho bạn kiểm tra và nhận xét bài

của bạn.
- HS: 1số em nêu kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng .
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài tập
- HS nêu công thức tính thể tích HLP, HHCN.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- HS quan sát hình vẽ.
- HS phân tích bài toán, nêu hướng giải quyết: Tính thể tích khối gỗ HHCN;
tính thể tích phần gỗ HLP bị cắt đi; suy ra phần gỗ còn lại.
- GV nhận xét, thống nhất cách làm.
- HS làm vào vở. Một HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét. GV đánh giá bài làm HS.
Giải
Thể tích của khối gỗ HHCN: 9 x 6 x 5 = 270(cm
3
)
Thể tích của khối gỗ HLP cắt đi là: 4 x 4 x 4 = 64(cm
3
)
Thể tích phần gỗ còn lại : 270 - 64 = 206(cm
3
)
Đáp số : 206(cm
3
)
3. Củ ng cố dặn dò :
- Cũng cố các kiến thức về diện tích, thể tích HHCN, HLP
----------------------------
Chính tả

Nghe - viết: NÚI NON HÙNG VĨ
I . Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Núi non hùng vĩ.
- Nắm chắc cách viết hoa đúng các tên người, tên địa lý Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to để các nhóm HS làm bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ :
- HS lên bảng viết tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ, HS theo dõi SGK.
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới
giữa nước ta và Trung quốc.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Hoàng Liên
Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai.
- GV cho HS viết bài chính tả; chấm chữa 1 số bài; nêu nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu nội dung bài.
- HS làm bài độc lập
- HS lên bảng thi đua làm bài: Tìm các tên riêng có trong bài.
- HS phát biểu ý kiến, nêu các tên riêng đó, cách viết hoa
- GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng: đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng,
A-ma Dơ-hao, Mơ-nông, Tây nguyên....
Bài 3:- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự lên bảng.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- HS đọc lại các câu đố bằng thơ
- GV chia lớp thành 3 nhóm; các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi,
giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét:
Các nhân vật đó là: a. Ngô Quyền; b. Quang Trung ; c. Đinh Tiên Hoàng;
d. Lý Thái Tổ; e. Lê Thánh Tông.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
3. Củng cố , dặn dò :
- GV: Nhận xét tiết học, nhắc HS viết lại tên 5 vị vua trên, HTL các câu đó.
----------------------------
Kĩ thuật
(Đ/c Khanh dạy)
----------------------------
BUỔI CHIỀU TiếngViệt
I. Mục tiêu:
- HS: Tiếp tục luyện đọc bài: Luật tục xưa của người Ê-đê và đọc trước bài:
Hộp thư mật.
II.Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- GV:Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
HS: 2em giỏi đọc 2 bài tập đọc.
GV: Đọc bài Hộp thư mật, chia đoạn bài đọc.
Lớp: Đọc thầm sgk, GV: Hướng dẫn luyện đọc trong nhóm theo từng bài.
3. Luyện đọc theo cặp:
HS: Thực hiện luyện đọc theo đoạn theo từng bài.
GV: Theo dõi, đi đến từng nhóm có HS đọc yếu để nhắc nhở, giúp các em
luyện đọc.

4.Thi đọc trước lớp:
- Bài : Luật tục xưa của người Ê-đê:Yêu cầu HS luyện đọc trôi chảy rành
mạch.
- Bài: Hộp thư mật: 1 em giỏi đọc toàn bài.
- Lớp: Mỗi nhóm 3 em thi đọc theo cách phân vai.
- GV: Nhận xét cách đọc, giọng đọc của các nhóm.
- HS: 1 só em đọck tốt đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét và học tập.
5. Củng cố dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS luyện đọc lại ở nhà.
----------------------------
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Tiếng Việt
PHỤ ĐẠO, BỒI DƯỠNG LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu:
- Củng cố luyện tập về các kiểu câu ghép đã học
- HS Giỏi làm bài tập nâng cao.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài dành cho HS cả lớp:
Bài 1: Phân tích cấu tạo của các câu sau:
a.Tuy nhà nghèo nhưng Mai luôn cố gắng học giỏi.
b. Con cóc là cậu Ông trời
Hễ ai đánh cóc thì Trời đánh cho.
c. Bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp nên 80% người dân sống ở vùng
nông thôn.
Bài 2: Thêm vào các quan hệ từ thích hợp ý câu văn và chỉ rõ đây là câu ghép
gì?
a) ... bạn An kể chuyện ... mọi người lại chăm chú lắng nghe.
b) ... Hùng biết đá bóng giỏi ... mà bạn ấy còn rất chăm học.

c) ... nhà nghèo ... Nga vẫn luôn cố gắng học giỏi.
HS: Tự làm bài vào vở, nối tiếp 1 số em nêu ý kiến trước lớp.
Lớp cùng GV nhận xét, làm lại bài trên bảng lớp.
HS: Chữa lại bài làm của mình theo bài làm đúng.
B. Bài dành cho HS giỏi:
Hãy chữa lại 2 câu sai dưới đây theo những cách khác nhau:
a. Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp không hoãn lại.
b. Tuy nhà gần trường nên bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
- HS : Làm bài, nêu kết quả của mình.
- GV: Chữa bài, giảng kỹ cách sữa cho HS hiểu.
VD: a. Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp phải hoãn lại.
Tuy thời tiết xấu nhưng cuộc tham quan của lớp vân không hoãn lại.
III. Nhận xét, dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem các bài tập đã luyện.
----------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. HS: Luyện tập củng cố về cách tính diện tích xq, diện tích tp, thể tích của
hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
II. Các hoạt động dạy học
Bài 1: Bạn An làm một cái hộp dạnh hình lập phương bằng bìa có cạnh 10cm.
a. Tính thể tích cái hộp đó.
b. Nếu dán giấy màu tất cả các mặt ngoài của cái hộp đó thì bạn An cần dùng bao
nhiêu cm
2
giấy màu?
1. HS: Đọc bài toán, suy nghĩ, trao đổi để giải bài toán.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5

2. GV: Phần diện tích gián giấy màu là phần diện tích nào của hộp? (diện tích toàn
phần)
HS: Làm bài vào vở sau đó 1 em lên bảng làm bài.
GV: Tổ chức cho cả lớp nhận xét, chữa bài, VD:
Bài giải:
Thể tích cái hộp là:
10x 10 x 10 = 1000 (cm
3
)
Diện tích giấy màu cần dùng là:
5 x 10 x 6 = 600 ( cm
2
)
Đáp số: a. 1000 cm
3
; b.= 600 cm
2
Bài 2: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có thể tích 1,8 m
3
, đáy bể có chiều
dài 1,5 m, chiều rộng 0,8 m.
a. Tính chiều cao của bể.
b. Tính diện tích xung quanh của bể.
1. HS: Trao đổi với nhau để nêu cách giải bài toán và làm bài vào vở.
2. GV: Tổ chức cho cả lớp giải và chữa bài, VD:
Chiều cao của bể là:
1,8 : 1,5 : 0,8 = 1,5 (m)
Diện tích xung quanh của bể nước là:
( 1,5 + 0,8) x 2 x 1,5 = 6,9 (m
2

)
Đáp số: a: 1,5 (m); b:6,9 (m
2
)
III. Nhận xét, dặn dò
GV: Nhận xét giờ học, yêu cầu HS xem lại các bài tập đã luyện.
----------------------------
Thứ ba ngày 17 tháng 2 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Tỉnh thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc kỹ cách tính nhẩm 15% của 120 theo bạn Dung để tính câu a và
câu b.
HS tìm 17,5% của 240 là:
17,5% = 10% + 5% + 2,5%
10% của 240 là 24
5% của 240 là 12
2,5% của 240 là 6
- Vậy 17,5% của 240 là 42
- HS nhận xét
- GV chốt lời giải đúng
- Tương tự HS làm phần b
Bài 2: - Hs đọc yêu cầu bài tập, quan sát kĩ hình vẽ.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- HS nêu công thức tính thể tích HLP

- GV hướng dẫn cách tính tỷ số thể tích HLP lớn và HLP bé .
a. 3 : 2 = 1.5 ; 1.5 = 150%
b. HS nêu cách tính thể tích HLP lớn thể tích hình lập phương lớn là:
64 x 3 : 2 = 96 (cm
3
)
- GV chốt lời giải đúng .
Bài 3: - HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát hình vẽ.
- GV cùng HS phân tích và giải bài toán:
a. Coi hình đã cho gồm 3 hình lập phương,mỗi hình lập phương đó đều được xếp
bởi 8 hình lập phương nhỏ (có cạnh 1cm). Vậy hình vẽ ở sgk có tất cả : 8 x 3 = 24
(hình LP nhỏ).
b. Chia hình đã cho thành 3 hình LP: A, B, C. Mỗi hình LP có diện tích toàn phần
là: 2 x 2 x 6 = 24 (cm
2
).
Do cách xép các hình nên hình A có 1 mạt không cần sơn, hình B có 2 mặt, hình
C có 1 mặt. Vậy cả 3 hình LP có 1 + 2+ + 1 = 4 mặt không cần sơn.
Mà diện tích toàn phần của 3 hình LP là: 24 x 3 = 72 (cm
2
)
Diện tích không cần sơn của cả 3 hình đã cho là 2 x 2 x 4 = 16 (cm
2
)
Vậy diện tích cần sơn của hình đã cho là: 72 – 16 = 56 (cm
2)
- HS: Chép lại bài toán vào vở.
3. Củng cố dặn dò :
GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã giải.

----------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ AN NINH
I . Mục tiêu:
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ kẻ sẵn bảng theo yêu cầu của bài tập 4.
III. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: HS: 2 em làm lại các bài tập 1, 2của tiết trước.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi bạn bên cạnh.
- HS tự làm bài; GV nhận xét kết luận lời giải đúng: b là đáp án đúng nhất.
Bài 2: - HS đọc nội dung yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu cho HS trao đổi theo nhóm để làm bài.
- Đại diện các nhóm làm xong bài, dán lên bảng lớp.
- GV lập một nhóm trọng tài - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:- HS đọc nội dung, yêu cầu của BT.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài.
- GV phát phiếu cho HS trao đổi theo nhóm để làm bài.
- Đại diện các nhóm làm xong bài, dán lên bảng lớp
- GV lập một nhóm trọng tài- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Từ ngữ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực
hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh.

Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an
ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật
tự an ninh.
công an, toà án, thẩm phán, đồn biên
phòng, cơ quan an ninh.
xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.
Bài 4: - HS đọc nôi dung bài, cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại bản hướng dẫn.
- Làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn.
- GV nhắc cả lớp ghi vắn tắt các từ ngữ.
- HS: 1 em làm bài bảng lớp, đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp, bổ sung những
từ ngữ bị bỏ sót, hoàn chỉnh bảng kết quả.
3. Củng cố , dặn dò :
GV:Nhận xét tiết học, nhắc HS ghi nhớ các từ ngữ đã được cung cấp.
----------------------------
Mĩ thuật
(Đ/c Khanh dạy)
----------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng nói:
- HS tìm được một câu chuyện nói về việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an
ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối. Lời kể tự nhiên
chân thực, có thể kết hợp lời nói cử chỉ, điệu bộ. Biết trao đổi cùng các bạn về nội
dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học

- Bảng lớp viết đề bài.
- Một số tranh ảnh về bảo vệ an toàn giao thông đuổi bắt cướp, phòng cháy, chữa
cháy,...
III. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ.
- HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện đã nghe hoặc được đọc về những người đã
góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Một HS đọc đề bài.
- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
Đề bài: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm,
phố phường mà em biết hoặc được tham gia.
- HS : 4 em nối tiếp nhau đọc thành tiếng 4 gợi ý. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình đã chọn, nói rõ câu chuyện kể về
ai, việc làm góp phần bảo vệ trật tự trị an của nhân vật, em đã nghe và đọc truyện đó ở
đâu?
3. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- 1 HS đọc lại gợi ý .
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện trên nháp.
a. Kể chuyện theo nhóm:Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
b. HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS xung phong thi kể chuyện hoặc các nhóm cử đại diện lên thi kể. GV dán tờ
phiếu đã viết tiêu chí đánh giá bài kể chuyện lên bảng.
- HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc các bạn về nhân
vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghiã câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu.

- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
------------------------------
Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2)
I.Mục tiêu : HS biết:
- Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang
hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất
nước.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn
hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II. Tài liệu và phương tiện:
Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ:
- HS: Hát một bài hát về đất nước và con người Việt Nam.
2. Bài mới : HS thực hành
a. Hoạt động 1 : Làm bài tập 1 SGK
- Mục tiêu : Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam.
- Cách tiến hành: HS đọc nội dung bài tập.
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
+ HS quan sát tranh, trao đổi, bình luận.
+ Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi về mốc thời gian hoặc một địa danh
+ Các nhóm thảo luận bổ dung ý kiến.
+ GV kết luận: Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt

Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, ngày 2 tháng 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của
nước ta.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam. Quana giải phóng
chiêm Dinh Độc lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân nam Hán và
chiến Thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên.
Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải
phóng Thái Nguyên 16 tháng 8 năm 1945.
b. Hoạt động 2: Đóng vai
Bài 3: Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong bai một
hướng dẫn viên du lịch.
Cách tiến hành:
Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
GV biểu dương, khen ngợi những nhóm giới thiệu tốt.
c. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ
Bài 4: Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của
mình qua tranh vẽ.
Cách tiến hành: GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
HS cả lớp xem tranh và trao đổi.
GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
HS hát, đọc thơ về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
d. Hoạt động tiếp nối:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện như những gì đã học.
------------------------------
Thứ tư ngày 18 tháng năm 2009
Thể dục

BÀI 47
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn chạy, mang vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối
đúng.
- Học mới phối hợp chạy và nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: Qua cầu tiếp sức.
II. Địa điểm, phương tiện:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Sân thể dục, vài quả bóng, ghế băng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV: Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- HS: Chạy chậm thành 1 vòng tròn, ôn bài thể dục phát triển chung.
- Chơi 1 trò chơi nhỏ do các em tự chọn để khởi động.
2. Phần cơ bản:
* Ôn phối hợp chạy – mang vác:
- HS: Tập luyện theo tổ.
- Các tổ báo cáo kết quả luyện tập bằng cách thực hiện trước lớp.
- GV: Nhận xét, bổ sung, đồng thời biểu dương tổ tập tốt.
* Ôn bật cao:
- HS: Tập đồng loạt cả lớp theo lệnh của GV. Tập theo 2 đợt, mỗi đợt 2-3 lần.
- GV: Nhận xét giữa các lần tập.
* Phối hợp chạy và bật nhảy:
- GV: Nêu tên và giải thích bài tập kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân.
- GV: Làm mẫu thật chậm rồi cho HS làm theo.
- HS: Tập theo lệnh của GV
* Chơi trò chơi: Qua cầu tiếp sức:
- GV: Chia HS thành 2 đội chơi, phổ biến cách chơi.
- HS: Đứng bảo hiểm và chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV: Giám sát chặt chẽ và nhắc HS về kỉ luật tập luyện .
3. Phần kết thúc:
- HS: Đứng theo đội hình hàng ngang, hát và vỗ tay 1 bài.
- GV: Cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học và giao bài về nhà cho HS.
------------------------------
Tập đọc
HỘP THƯ MẬT
I . Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến
của câu chuyện: khi hồi hộp, khi vui sướng, nhẹ nhàng; toàn bài toát lên vẽ bình tĩnh,
tự tin của nhân vật.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ
tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc,
góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: HS đọc bài: Luật tục xưa của người Ê-đê + TLCH về nội dung bài
đọc.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 512

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×