Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu khoa học: Cơ sở lí luận của việc xây dựng mục tiêu giáo dục nhà trường phổ thông Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 122 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
MỤC TIÊU GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG
PHỔ THÔNG VIỆT NAM
Mã số B94 – 37 – 38

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. THÁI DUY TUYÊN
Thƣ ký đề tài

: CỬ NHÂN BÙI HỒNG YẾN

Hà Nội – 1996


TẬP THỂ TÁC GIẢ:
CHỦ BIÊN: PGS . TS. THÁI DUY TUYÊN
CÁC TÁC GIẢ: GS. Phan Trọng Luận, Nguyễn Đăng Tiến,
Hoàng Mạnh Kha, PTS. Trần Đức Xƣớc
PTS. Nguyễn Nhƣ An, PTS. Trần Kiểm
PTS. Đỗ Huân


NỘI DUNG

1.- MỤC TIÊU DẠY HỌC GIÁO DỤC (THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN
THIỆN) ...................................................................................................................................... 2
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỤC TIÊU DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƢỜNG HIỆN NAY .. 19
3- MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM .......................... 40


4- VÀI Ý KIẾN VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TRONG LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
DƢỚI GÓC ĐỘ GIÁ TRỊ HỌC .............................................................................................. 49
5.- THUẬT NGỮ: MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC (DẠY HỌC)..................................................... 61
6-. MẤY Ý KIẾN NHỎ VỀ CÁCH TIẾP CẬN MỤC TIÊU GIÁO DỤC ............................. 70
7.- TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI ................................................. 76
8. BÀN VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI
CÁCH TIẾP CẬN MỤC TIÊU ............................................................................................... 82
9. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN CHO MỤC TIÊU GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO CỦA
NHÀ TRƢỜNG PHỔ THỒNG VIỆT NAM........................................................................... 93
10. PHƢƠNG DIỆN VĂN HÓA TRONG MỤC TIÊU GIÁO DỤC ................................... 103
11. SUY NGHĨ VỀ MỘT VÀI QUAN ĐIỂM “MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA
MAKIGUCHI” ...................................................................................................................... 109
12. TÌM KIẾM NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI
QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ VĂN HÓA – ĐẠO ĐỨC ................................................. 115

1


MỤC TIÊU DẠY HỌC GIÁO DỤC (THỰC TRẠNG, PHƢƠNG
HƢỚNG HOÀN THIỆN)
1. Vị trí mục tiêu giáo dục:
1. Khái niệm: Trong đời sống hàng ngày, ngƣời ta thƣờng dùng hai từ mục đích, mục
tiêu với ý nghĩa có thể giống nhau, có thể thay thế cho nhau – đó là cái mà mình nhằm đạt
tới”. Song trong thuật ngữ giáo dục học (GDH), có sự phân biệt tƣơng đối giữa mục đích giáo
dục (MĐGD) với mục tiêu giáo dục (đào tạo).
MĐGD: là kết quả dự kiến của một quá trình giáo dục tƣơng đối dài, biểu thiij những
yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối với giáo dục con ngƣời. Nó có tính chất
định hƣớng cho việc hình thành nhân cách một lớp ngƣời trong một giai đoạn lịch sử nhất
định (công tác giáo dục phải phát biểu theo quy mô lớn nhằm bồi dƣỡng thế hệ trẻ thành
những ngƣời lao động làm chủ nƣớc nhà. Có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và kĩ

thuật, có sức khỏe nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ và nâng cao văn hóa của
nhân dân lao động – đó là MĐGD đƣợc ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III):
Mục tiêu giáo dục (MTGD) (đào tạo) bao gồm một hệ thống các phẩm chất cần thiết
của nhân cách đƣợc trình bày dƣới hình thức những yêu cầu giáo dục mà trƣờng phổ thông có
nhiệm vụ hình thành và phát triển cho thế hệ trẻ trong một thời hạn nhất định. MTGD là sự
cụ thể hóa MĐGD. Để đạt đƣợc MĐGD, phải thực hiện đƣợc một hệ thống mục tiêu xếp
thành nhiều tầng bậc, trong đó có mục tiêu dạy học-giáo dục, mục tiêu giáo dục từng cấp học,
từng lớp học, từng môn học.
1. Mục tiêu dạy học- giáo dục:
Do tính chỉnh thể của nhân cách qui định, nên những mục tiêu giáo dục bộ phận
không thể là những thành tố dơn lẻ, riêng biệt mà về cơ bản, những mục tiêu đó phải phản
ánh những yêu cầu của MTGD tổng quát, đông thời có chú ý tới đặc thù của mỗi hoạt động,
mỗi đối tƣợng giáo dục và đặc điểm của địa phƣơng mà có sự nhấn mạnh hơn đối với một số
yêu cầu giáo dục nào đó.
Là mục tiêu bộ phận, mục tiêu dạy học - giáo dục phải chú ý nhiều hơn tới yêu cầu
phát triển năng lực nhƣ vũ trang hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ ngƣời
đọc, qua đó hình thành thái độ và giáo dục nhân cách học sinh. Lâu nay phần lớn ngƣời dạy
thƣờng dùng nhiều công sức vào việc chuyển tải kiến thức mà chƣa chú trọng đúng mức vào
việc phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo. Kết quả là ngƣời đọc chỉ quen với kiểu học bị
động, thiếu suy nghĩ độc lập, phát triển tƣ duy sáng tạo. Với tình trạng này hoạt động dạy
học- giáo dục của nhà trƣờng chỉ hứa hẹn đào tạo ra những ngƣời quen thực hành, ít năng
động

2


sáng tạo, ít có khả năng tự học. Trƣớc mắt, tuy có đáp ứng đƣợc những nhu cầu nhất định của
xã hội, song về lâu dài, họ khó có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc.
2. MTGD là phạm trù cơ bản của GDH:

Vì sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh là kết quả tổng hợp của toàn bộ các
qua trình xã hội nhƣ: quá trình kinh tế-sản xuất, quá trình chính trị-xã hội, quá trình văn hóagiáo dục,… Quá trình giáo dục thế hệ trẻ đƣợc tiến hành một cách có ý thức, có mục đích, có
tổ chức, có vai trò to lớn, có tác dụng rất quan trọng trong sự hình thành nhân cách. Quá trình
giáo dục là một quá trình tổng thể và toàn vẹn, có chức năng giáo dƣỡng, giáo dục và phát
triển nhân cách. Việc tổ chức và chỉ đạo quá trình giáo dục đòi hỏi phải nắm vững tính quy
luật đang chi phối quá trình đó. Đó là sự thống nhất các quá trình nắm vững trí thức, rèn
luyện kĩ năng và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp). Các loại quá trình này đều bao gồm các
thành tố: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức tổ chức đánh giá kết quả.
Giữa các thành tố trong quá trình giáo dục có mối liên hệ khách quan bền vững. Những ý
định thay đổi học cải tiến một thành tố của quá trình mà không chú ý đảm bảo những mối liên
hệ có tính quy luật, tức là không chú ý sửa đổi hoặc hoàn thiện các thành tố khác tƣơng ứng
sẽ dẫn tới làm rối loạn sự vận hành của quá trình giáo dục.
Trong hệ thống những mối liên hệ đa dạng các thành tố nổi bật lên mối liên hệ mục
tiêu - nội dung - phƣơng pháp - phƣơng tiện: đó là mối liên hệ có tác dụng trực tiếp đến chất
lƣợng giáo dục, đòi hỏi thƣờng xuyên phải giải quyết tốt. MTGD quy định và đƣợc thể hiện
trong nội dung giáo dục; nội dung giáo dục quy định và đƣợc thể hiện trong phƣơng pháp
giáo dục,… Không đảm bảo những mối liên hệ đó thì trong quá trình giáo dục không có sự
tồn tại thực sự của mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục mà ta mong muốn. Chính vì thế
mà mục tiêu giáo dục là phạm trù cơ bản của GDH. Nó quy định, điều khiển quá trình giáo
dục nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập của
thanh niên, kích thích ở họ những động lực học tập lành mạnh. Cho nên, việc hoàn thiện
MTGD, từ đó sử dụng nó nhƣ một đòn bẩy làm rung động và thay đổi toàn bộ hệ thống giáo
dục cũng nhƣ mọi tế bào của nó là điều hết sức quan trọng.
Việc hoàn thiện mục tiêu dạy học - giáo dục, xây dựng chƣơng trình, kế hoạch học
tập, biên soạn sách giáo khoa và các loại sách tham khảo đều phải căn cứ vào MTGD đã đƣợc
qui định. Nếu điều đo bị vi phạm chắc chắn dẫn đến tình trạng chắp vá, mâu thuẫn trong quá
trình giáo dục và khó đạt đƣợc chất lƣợng giáo dục mong muốn. Nghị quyết Hội nghị Trung
ƣơng lần thứ IV cũng đã ghi rõ: xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chƣơng trình, kế hoạch, nội
dung, phƣơng pháp giáo dục và đào tạo cụ thể của từng bậc học, cấp học, ngành học.


II. Sự phát triển lí luận MTGD

3


1. Trước năm 1986: Trƣớc Cách mạng tháng Tám, giáo dục thực dân có mục đích là
đào tạo ra một số viên chức phục vụ trong bộ máy cai trị hòng duy trì lâu dài chế độ thực dân
phong kiến ở nƣớc ta. Từ khi nƣớc nhà độc lập, MĐGD ( tuy nhiên chƣa xuất hiện nhƣ một
thuật ngữ khoa học) đã đƣợc các nhà lãnh đạo, các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc nêu ra
một cách rõ ràng.
Trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, Hồ Chủ tịch viết: “Ngày nay các cháu đƣợc cái may mắn hơn cha anh là đƣợc
hƣởng một nền giáo dục của một nƣớc độc lập, nền giáo dục sẽ đào tạo các cháu nên ngƣời
công dân có ích cho nƣớc Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng
lực sẵn có của các cháu”.
Ngày 6/11/1950, báo Sự thật đã giới thiệu Dự án cải cách giáo dục lần thứ I và cụ thể
hóa tính chất “dân tộc, khoa học, đại chúng” trong công tác giáo dục:
1) Phải giáo dục lòng yêu nƣớc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu tập thể.
2) Chƣơng trình học và cách tổ chức lớp học phải hợp lí và linh động, phải kết hợp
học với hành làm một, phải sát với điều kiện thực tế của từng vùng.
3) Phải làm cho ngƣời bất cứ làm nghề gì và ở trình độ nào cũng có thể học tập và
luôn luôn đƣợc tiếp tục học tập.
Đó chính là MTGD mà nhà trƣờng và ngành giáo dục phấn đấu trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
Trong “Thƣ gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc”, tháng 3/1955. Hồ chủ tịch viết: “Trách
nhiệm nặng nề và vẻ vang của ngƣời thày học là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành
ngƣời công dân tốt, ngƣời lao động tốt, ngƣời chiến sĩ tốt, ngƣời cán bộ tốt của nƣớc nhà…”
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đại hội xây dựng CNXH ở miềm Bắc
và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà, đề ra MĐGD nhƣ sau: Công tác giáo dục phải phát triển
theo quy mô lớn nhằm bồi dƣỡng thế hệ trẻ thành những ngƣời lao động làm chủ nƣớc nhà,

có giác ngộ XHCN, có văn hóa, có kĩ thuật, có sức khỏe nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào
tạo cán bộ và nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động. Cồng tác giáo dục phải phục
vụ đƣờng lối và nhiệm vụ Các mạng của Đảng, phải kết hợp giáo dục với lao động sản xuất,
kết hợp lí luận thực tế, giáo dục nhà trƣờng với giáo dục xã hội”.
Trong “Thƣ gửi thiếu niên nhi đồng nhân dịp kỉ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Đội
thiếu niên tiền phong, tháng 5/1961, Hồ Chủ Tịch viết: “ Các cháu tham gia đấu tranh bằng
cách thực hiện mấy điều sau đây:
- Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
- Học tập tốt, lao động tốt
- Đoàn kết tốt, lỉ luật tốt
- Giữ gìn vệ sinh
- Thật thà, dũng cảm”.

4


Trong bài nói nhân Ngày nhà giáo (1984), Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng có nói về
MTGD: Mục tiêu của giáo dục phổ thông cũng nhƣ của cả hệ thống giáo dục là đào tạo con
ngƣời có lòng yêu nƣớc và lí tƣởng xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất, kiến thức và kĩ năng để
làm tốt một nghề, hợp với sự phân công lao động trong địa phƣơng và trong cả nƣớc, thích
ứng với trình độ và phát triển kinh tế xã hội trong một thời gian nhất định ở nƣớc ta. Nền giáo
dục quốc dân phải đào tạo cho xã hội những ngƣời chiến sĩ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
những ngƣời sáng tạo ra những giá trị vật chất và giá trị văn hóa, mở mang các ngành, nghề,
sử dụng hết lao động, đất đai, rừng biển và mọi năng lực sản xuất trong từng địa phƣơng lớn
nhỏ và trog cả nƣớc, góp phần vào sự nghiệp cách mạng XHCN của dân tộc”.
Trong những năm qua, những ngƣời làm công tác giáo dục coi MTGD đã nêu ở trên
là định hƣớng để xây dựng chƣơng trình, biên soạn, chỉnh lí sách giáo khoa, chỉ đạo quá trình
giáo dục ở trƣờng học và toàn ngành. Thành tựu đạt đƣợc là rất to lớn, đã đáp ứng đƣợc
những yêu cầu cơ bản về đào tạo đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực và nâng cao dân trí nƣớc ta
trong một giai đoạn lịch sử vô cùng khó khăn, gian khổ nhƣng rất vinh quang.

Tuy vậy, do chƣa cụ thể hóa MTGD, chƣa xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với từng mặt
giáo dục cho sát hợp với từng vùng nen không tránh khỏi có sự khác nhau trong nhận thức về
vị trí, mức độ yêu cầu về từng mặt giáo dục, tùng môn học, nên đã dẫn đến những lệch lạc
trong việc chỉ đạo qua trình giáo dục. Chỗ thiếu sót lớn nhất là trong từng lúc, khi thấy cần
coi trọng mặt này hay mặt kia trong công tác giáo dục thì lại bỏ rơi hoặc xem nhẹ mặt khác.
Vi dụ khi thấy kiến thức văn hóa học sinh còn thấp thì lại lao vào việc dạy thật nhiều kiến
thức khoa học, xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, rèn luyện thể lực học sinh; hoặc khi đề cao
giáo dục lao động thì coi lao động sản xuất là công tác trung tâm v. v… Kết quả là nhiều học
sinh đƣợc nhà trƣờng đào tạo không chỉ bỡ ngỡ đối với sản xuất mà bỡ ngỡ trƣớc cuộc sống
nói chung.
2. Từ năm 1986. Năm 1986 Bộ giáo dục ban hành “Mục tiêu giáo dục phổ thông cơ
sở” và 1987 ban hành mục tiêu PTTH (dự thảo), đề ra yêu cầu cụ thể từng mặt giáo dục cho
từng cấp học. Các văn bản đó đã căn cứ vào định hƣớng do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra,
căn cứ vào thực trạng nhà trƣờng phổ thông và dựa trên tỏng kết kinh nghiệm của các đơn vị
tiên tiến trong mấy chục năm phát triển giáo dục. Đó là một tiến bộ to lớn về mặt lí luận và
thực tiễn chỉ đạo giáo dục. Dựa vào các văn bản đó, những ngƣời làm công tác giáo dục đã có
căn cứ cụ thể hơn để xây dựng chƣơng trình, biên soạn sách giáo khoa và chỉ đạo các hoạt
động giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết của Bộ chính trị về CCGD trong điều kiện tinh
tình hình kinh tế-xã hội đất nƣớc trên con đƣờng đổi mới.
Tuy nhiên các văn bản noi trên còn những mặt hạn chế.
- Chƣa quán triệt đầy đủ sự dự báo xu hƣớng phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội
trên thế giới và trong khu vực cũng nhƣ dự báo về sự phát triển kinh tế - xã

5


hội của đất nƣớc. Thời điểm đó, cục diện thế giới biến động mạnh, các nƣớc XHCN Đông Âu
và Liên Xô cũ đang trên đà tan rã, chủ nghĩa Mác-Lê Nin bị tấn công dữ dội.Tình hình kinh
tế-xã hội nƣớc ta chƣa thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đời sống còn nhiều khó khăn. Vì thế,
những ngƣời hoạch định kế hoạch chƣa có tiền đề thực tế để định ra những mục tiêu cụ thể

trong thời hạn tƣơng đối dài, nhất là trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, một lĩnh vực chịu nhiều
phụ thuộc vào kết quả của phát triển kinh tế. Chỉ từ những năm 1990 trở đi, nền kinh tế nƣớc
ta bắt đầu khởi sắc và có đà đi lên một cách vững chắc, đời sống đƣợc cải thiện một bƣớc, thì
những dự báo về phát triển kinh tế-xã hội trung hạn và dài hạn mới có cơ sở thực tế và mang
tính chất khả thi, giúp cho những ngƣời làm công tác giáo dục có cơ sở đề ra MTGD ngày
càng cụ thể và sát thục hơn (xem phụ lục 1).
3. Từ 1990 đến nay: Viện nghiên cứu MTGD đƣợc tập trung hơn thông qua việc
nghiên cứu các đề tài nhƣ: đổi mới lí luận GDH, chƣơng trình giáo dục PTTH thế kỉ XXI
v.v… Có nhiều bài viết đề cập tới tính chất lí luận và thực tiễn về MTGD, góp phần bổ
khuyết cho những mặt còn thiết sót.
Đáng chú ý là những vấn đề sau:
3.1. Dự báo xu thế lớn ở phạm vi toàn cầu trong những năm đầu XXI
- Sự bùng nổ về kinh tế toàn cầu
- Sự phục hƣng của nghệ thuật
- Sự xuất hiện thị trƣờng tự do ở các nƣớc XHCN
- Lối sống toàn cầu và chủ nghĩa dân tộc về văn hóa
- Tƣ nhân hóa nhà nƣớc phúc lợi
- Sự trỗi dậy của vông cung Thái Bình Dƣơng
- Phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo
- Kỉ nguyên sinh học
- Sự phục hƣng của tôn giáo
- Chiến thắng của sự phát triển cá nhân
3.2. Những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết trên phạm vi thế giới
- Dân số vẫn có khuynh hƣớng bùng nổ, chƣa có biện pháp hữu hiệu hạn chế sự phát
triển, nhất là ở các nƣớc kinh tế kém phát triển.
- Môi trƣờng sinh thái ngày càng xấu đi, đòi hỏi sự hợp tác giải quyết vấn đề nhiều
mặt và trên phạm vi rộng.
- Tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, nay đã đến lúc phải lo bảo vệ, điều chỉnh mối
quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên.
- Bảo vệ hòa bình thế giới nhằm mục tiêu hòa bình và tiến bộ xã hội. Đặc điểm thời

đại ngày nay là hai hệ thống TBCN và XHCN mang ý thức hệ khác nhau cùng tôn tại, hợp
tác với nhau, phụ thuộc vào nhau để phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề toàn cầu,
mà giá trị cao nhất cần bảo vệ là sự tồn tại của toàn nhân loại.

6


3.3. Dự báo về phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục của Việt Nam đầu thế kỉ XXI
- Việt Nam tất yếu phải hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực: phần đầu đuổi
kịp các nƣớc phát triển trong khu vực một số ngành mũi nhọn có chọn lọc. Con đƣờng phát
triển là phải phát huy tự lập, tự cƣờng, du nhập các thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ
cao và tăng cƣờng sự đầu tƣ của nƣớc ngoài.
- Về khoa học kĩ thuật, vừa đi theo trình tự phát triển, đồng thời vừa đi thẳng vào
những vấn đề hiện đại nhất để tạo nên một thế đứng mạnh và vững chắc; tổ chức sản xuất
những sản phẩm chứa đựng chất xám cao.
- Sự hội nhập về kinh tế sẽ kéo theo sự hội nhập với thế giới về văn hóa, làm thay đổi
những định hƣớng giá trị trong các tầng lớp trong xã hội, nhất là thanh thiếu niên. Vì thế cần
phải giáo dục định hƣớng giá trị đúng đắng cho thanh thiếu niên vừa phát huy những giá trị
truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, tạo cho con ngƣời Việt Nam có một sức
mạnh tinh thần và có đủ năng lực để đƣa đất nƣớc tiến lên một nƣớc công nghiệp phát triển.
- Giáo dục phải đáp ứng về số lƣợng và chất lƣợng nhận lực kĩ thuật, quản lí kinh tế
với yêu cầu cao về tin học và ngoại ngữ. Giáo dục phổ thông phải bảo đảm cho học sinh phát
triển thành công dân có trách nhiệm cao và hành động có hiệu quả-đó là những ngƣời lao
động năng động, sáng tạo, đƣợc phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị kiến thức, kĩ năng
cần thiết chuẩn bị một nghề trƣớc khi bƣớc vào lao động và cuộc sống.
- Mục tiêu dạy học-giáo dục phải quán triệt những yêu cầu mới của xã hội nói trên.
Phải vừa tăng cƣờng dạy kĩ năng học tập, kĩ năng thực nghiệm khoa học, kĩ năng lao động
chung và lao động kĩ thuật, vừa tăng cƣờng học vấn kinh tế, sinh thái và môi trƣờng, học vấn
về nhà nƣớc và pháp luật, về văn hóa nhân văn, về kinh tế, chính trị quốc tế.
3.4. Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài

Nam Triều Tiên:
Do kiên trì đƣờng lối coi giáo dục là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, gắn chặt chẽ và
phục vụ kịp thời đƣờng lối chiến lƣợc kinh tế, nên NTT đã nhanh chóng trở thành một nƣớc
công nghiệp mới. Thực hiện chiến lƣợc phát triển trí tuệ, coi trọng nhân tài, xây dựng đội ngũ
nhân lực kĩ thuật có năng lực thực hiện việc nhập kĩ thuật tiên tiến, giáo dục đã tạo nên sự
bùng bổ sản xuất chƣa từng có. Kết quả nghiên cứu đƣợc đƣa vào sản xuất cùng với nhập nội
kĩ thuật tiên tiến đã tác động ngay tới nội dung đào tạo công nhân kĩ thuật cũng nhƣ nội dung
đào tạo cán bộ kĩ thuật các cấp.

7


Để tiến hành một cuộc CCGD mới, nhà nƣớc đã tiến hành phân tích những vấn đề gay
cấn trong giáo dục để từ đó đề ra phƣơng hƣớng cho giai đoạn tới, đó là:
+ Một nền giáo dục thi cử định hƣớng
+ Sự đơn điệu của các chƣơng trình giáo dục
+ Sự quá tải về giảng dạy và đạo đức thấp của ngƣời giáo viên;
+ Phƣơng tiện giáo dục và môi trƣờng giáo dục còn nghèo nàn;
+ Sự quan liêu và mệnh lệnh trong quản lí hành chính giáo dục;
+ Cách nhìn sai sót về giáo dục của xã hội.
Mục đích giáo dục trong thời gian tới:
+ Làm cho mọi công dân hoàn thiện và phát triển các tiềm năng của mình, nuôi dƣỡng
tinh thần độc lập, phát triển ý thức công dân và từ đó hiến dâng cho sự phát triển nền dân chủ.
Phát triển con ngƣời Triều Tiên mạnh mẽ cả về trí tuệ và thể chất, yêu đất nƣớc,, yêu nền văn
hóa của mình, biết suy nghĩ một cách khoa học, sáng tạo, với một niềm say mê tìm hiểu chân
lí, có óc thẩm mĩ, tinh thần trách nhiệm, hợp tác và lao động cần cù.
Mục tiêu cụ thể:
a) Con ngƣời có thể chất lành mạnh
- Cơ thể khỏa mạnh
- Ý chí bền bỉ

- Có thẩm mĩ thanh lịch
- Giàu cảm xúc
b) Con ngƣời độc lập
- Tự tin
- Có năng lực tự quyết định
- Có tinh thần vƣợt khó khăn tiến lên phía trƣớc
- Có ý thức mạnh mẽ về đặc trƣng dân tộc
c) Con ngƣời sáng tạo
- Có kĩ năng học tập, nắm bắt những vấn đề cơ sở
- Có năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học
- Có năng lực giải quyết vấn đề hợp lí
- Có khả năng tƣ duy độc đáo, sáng tạo
d) Con ngƣời đạo đức
- Có ý thức về phẩm cách con ngƣời
- Ý thức công dân tốt
- Quan tâm tới cuộc sống của ngƣời khác

8


Nhật Bản:
Tháng 9/1984, Thủ tƣớng Nhật Bản cho thành lập Hội đồng dự thảo đề án cải cách
giáo dục (RKS). Bản đề án đó đề ra:
Yêu cầu:
- Giáo dục phải làm gì để Nhật Bản đứng đầu thế giới về kinh tế, kĩ thuật;
- Hiện đại hóa kĩ thuật làm sao vẫn giữ đƣợc truyền thống Nhật Bản. Muốn vậy phải
có những con ngƣời không chỉ là ngƣời giỏi tuân thủ nhƣ trƣớc đây mà phải là con ngƣời
sáng tạo.
8 nguyên tắc cơ bản:
- Tôn trọng hơn nữa nhân cách học sinh

- Tăng cƣờng kiến thức cơ bản
- Phát triển óc sáng tạo, tăng cƣờng kĩ năng, kĩ xảo
- Mở rộng các cơ hội để chọn lọc nhân tài
- Nhân văn hóa môi trƣờng giáo dục
- Sớm chuyển tiếp qua hệ thống giáo dục liên tục
- Theo kịp quốc tế hóa
- Theo kịp các tiến bộ kĩ thuật
Mục tiêu giáo dục, có 3 mục tiêu cơ bản:
1)Trái tim rộng lớn, cơ thể khỏe mạnh, sức sáng tạo phong phú. Đó là sự phát triển
hài hòa, cân bằng giữa tinh thần và vật chất, tuân theo qui luật giáo dục cơ bản là: hoàn thiện
nhân cách (tất nhiên không có ý nói hoàn thiện tuyệt đối vì không thể đo đƣợc chính xác, mà
chỉ có thể đạt tới những cái cơ bản, tiến gần đến sự hoàn thiện): Coi trọng nuôi dƣỡng trẻ em
sao cho chúng có cơ thể khỏe mạnh, có trái tim rộng lớn, tìm kiếm suốt đời cái chân, thiện,
mĩ bằng sự hòa hợp giữa đức, trí và thể dục. Thế kỉ 21 rất cần đến sự sáng tạo khoa học, nghệ
thuật, mà sức sáng tạo chỉ có thể dựa trên cơ sở một trái tim rộng lớn và cơ thể khỏe mạnh.
2) Tự do, tự lập và thái độ đối với cộng đồng. Đó là sự coi trọng cá nhân, cá tính.Tự
do không có nghĩa là mất trật tự, vô chính chủ, vô trách nhiệm. Tự do đƣợc duy trì trên cơ sở
ý thức trách nhiệm cao, năng lực kiềm chế lớn, dựa trên tính phán đoán độc lập. Tính tự do và
tính độc lập còn bao hàm năng lực, thái độ, ý muốn tự chủ trong tƣ duy phán đoán, quyết
đoán, trách nhiệm.
Tinh thần cộng đồng là tính tự giác hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng xã hội và quốc gia
hòa bình, là tinh thần phục vụ hết lòng vì cộng đồng, biết quan tâm đến ngƣời khác, yêu quê
hƣơng đất nƣớc và tính tôn trọng mọi quy tắc, trật tự công cộng.

9


3) Con ngƣời Nhật Bản trong thế giới. Nƣớc Nhật hiện có mối quan hệ tƣơng hỗ với
xã hội quốc tế sâu sắc chƣa từng có trong lịch sử. Con ngƣời Nhật ở thế kỉ 21 phải là con
ngƣời có khả năng phục vụ xẫ hội quốc tế trên mọi lĩnh vực nghệ thuật, học vấn, văn hóa, thể

thoa, khoa học kĩ thuật, kinh tế… với tầm mắt nhân loại, toàn cầu. Con ngƣời ấy phải giữ
đƣợc cá tính của nền văn hóa xã hội Nhật Bản trong thế giới quốc tế rộng lớn; đồng thời phải
có khả năng hiểu sâu tính ƣu việt của các nền văn hóa đa dạng khác. Phải có lòng yêu nƣớc
của ngƣời Nhật, đồng thời lại phải có một nhân cách có tính quốc tế toàn cầu.

III. Sự triển khai thực hiện mục tiêu (ở trƣờng PT cấp II)
Ở trƣờng PTCS, hệ thống hoạt động giáo dục bao gồm các loại hình: nhận thức khoa
học, lao động sản xuất, chính trị-xã hội, văn hóa thẩm mĩ, thể dục thể thao. Những loại hình
hoạt động này vừa đƣợc tổ chức dƣới dạng nhận thức-học tập giúp trẻ thao tác với những mô
hinh lí thuyết của các loại hoạt động, nhờ đó nắm đƣợc tri thức, kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết,
vừa đƣợc tổ chức dƣới dạng thực hành-học tập để tạo điều kiện cho trẻ tập dƣợt theo các mô
hình thực tiễn của các hoạt động đó, nhờ đó nắm đƣợc kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm. Các
loại hình hoạt động trên còn đƣợc tổ chức dƣới dạng hoạt động xã hội thực sự, hoạt động giao
lƣu nhƣ tham gia lao động sản xuất của cải vật chất cho xã hội, xây dựng phong trào văn
nghệ trong và ngoài trƣờng, phong trào thể dục thể thao quần chúng, sinh hoạt tập thể trong
tổ, nhóm , Đội, Đoàn… Nhƣ vậy quá trình giáo dục bao gồm đầy đủ các lĩnh vực chủ yếu của
hoạt động sống của con ngƣời trong xã hội. Nó vừa bảo đảm thỏa mãn nhu cầu cơ bản của
mỗi lứa tuổi vừa phát huy mạnh mẽ năng lực của học sinh trong từng giai đoạn phát triển để
tiến tới những mục tiêu dự kiến trƣớc. Theo tinh thần đó có thể nhận xét việc thực hiện
MTGD ở trƣờng phổ thông cấp II đã ban hành nhƣ sau:
1) Về mức độ thực hiện mục tiêu đào tạo trong nhà trường (PTTH cơ sở) hiện nay:
- Hỏi 82 ngƣời ( bao gồm cán bộ quản lí, nghiên cứu giáo dục, giáo viên), ý kiến đánh
giá nhƣ sau:
Về giáo dục thế giới quan, chính trị tƣ tƣởng, đạo đức:
+ 60% cho rằng nhà trƣờng đã tiến hành giáo dục kiến thức về thế giới quan, tƣ tƣởng
chính trị đạt mức khá ( tức đạt 50-80% yêu cầu), chỉ có 40% đánh giá giáo dục kiến thức về
đạo đức, cách cƣ xử ở mức khá;
+ Có tới 25% cho rằng giáo dục chính trị tƣ tƣởng ở mức kém; 35% cho rằng giáo dục
đạo đức ở mức kém (tức đạt dƣới 50% yêu cầu);
+ Về giáo dục thế giới quan và chính trị, tƣ tƣởng thì giáo dục kiến thức kết quả tôt

hơn giáo dục kĩ năng, thái độ (62% so với 47% và 57% so với 51%).

10


Về giáo dục văn hóa, khoa học:
+ 68% đánh giá giáo dục kiến thức ở mức khá và 71,9% đánh giá giáo dục kĩ năng ở
mức khá; 26,8% đánh giá giáo dục kiến thức ở mức tốt (trên 80% yêu cầu).
Về giáo dục lao động:
+ Có 68% đánh giá giáo dục kiến thức ở mức khá;
+ Chỉ có52% đánh giá giáo dục kĩ năng, thái độ ở mức khá;
+ Có tới 30% đánh giá giáo dục kĩ năng, thái độ lao động ở mức kém.
Về giáo dục thể chất:
+ Chỉ có 52% đánh giá giáo dục kiến thức, kĩ năng ở mức khá;
+ Có tới 36% đánh giá giáo dục kĩ năng ở mức kém.
Về giáo dục thẩm mĩ:
+ Chỉ có 41% đánh giá giáo dục kiến thức, kĩ năng ở mức khá;
+ Có tới 30% đánh giá giáo dục kiến thức ở mức kém và 43% đánh giá giáo dục kĩ
năng ở mức kém.
Nhƣ vậy có thể rút ra nhận định rằng:
- Ở trƣờng THPT cơ sỏ, phần lớn các trƣờng mới chỉ thực hiện tƣơng đối tốt yêu cầu
giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, văn hóa khoa học; còn các mặt khác tuy có thực hiện
song do điều kiện vật chất nghèo nàn, do trình độ giáo viên hạn chế, môi trƣờng giáo dục
không thuận lợi mà đạt kết quả còn thấp.
Giáo dục lao động, hƣớng nghiệp, chuẩn bị nghề cho học sinh còn bế tắc vì yêu cầu
xã hội thì cao, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh thì đa dạng; trong khi đó khả năng giáo
dục, phƣơng tiện để thực hiện rất hạn chế. Đối với giáo dục thể chất, thẩm mĩ, các trƣờng
cũng chƣa nhíc lên đƣợc bao nhiêu vì thiếu các điều kiện để thực hiện.
Ngay cả đối với giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, giáo dục văn hóa khoa học, các trƣờng
cũng mới chỉ thực hiện tƣơng đối tốt yêu cầu truyền thụ kiến thức, còn yêu cầu giáo dục kĩ

năng, thái độ đạt đƣợc tƣơng đối thấp.
Sự chênh lệch về mức độ đạt đƣợc trên các mặt giáo dục còn khá rõ giữa các trƣờng ở
thành phố và các trƣờng ở nông thôn và miền núi. Học sinh ở nông thôn, miền núi thấy rõ sự
thiệt thòi so với học sinh ở thành phố về nhiều mặt trong học vấn phổ thông. Các em đều có
nguyện vọng đƣợc học tập đầy đủ nội dung trong chƣơng trình chung; song điều đó thực ra là
xa vời vì điều kiện vật chất chƣa cho phép. Ngoại ngữ, tin học là hai môn có khả năng thực
hiện ở diện rộng tại các

11


trƣờng ở thành phố trong một thời gian tƣơng đối ngắn, nhƣng học sinh cấp II ở nông thôn
đến bao giờ mới đƣợc học những môn đó?
- Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì cho đến nay mới chỉ có 10% số trƣờng
cấp II và 13% số trƣờng cấp III đƣợc trang bị ở mức tối thiểu về phƣơng tiện dạy học, tức là
bảo đảm 40-60% yêu cầu dạy học; mà phần lớn các trƣờng nông thôn chƣa đƣợc trang bị
hoặc trang bị sơ sài. Trong việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện nay, chủ yếu vẫn là để
chuyển tải thông tin dƣới dạng có sẵn, chƣa chú ý giúp học sinh tích cực, độc lập chiếm lĩnh
tri thức, chủ yếu mới hƣớng vào việc hình thành tri thức kinh nghiệm, ít nhằm khám phá bản
chất các vấn đề lí thuyết. Trong điều kiện trang thiết bị còn thấp kém, trình độ đội ngũ giáo
viên còn hạn chế nhƣ vậy thì những yêu cầu về rèn luyện kĩ năng, giáo dục thái độ đạt đƣợc
còn thấp cũng là điều dễ hiểu.
IV. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết:
Qua sự phân tích tình hình thực tế và qua những ý kiến lớn trong các báo cáo khoa
học trong mấy năm qua, có thể rút ra mấy vấn đề cần giải quyết tiếp trong việc hoàn thiện
MTGD , mục tiêu dạy học-giáo dục:
1. Những căn cứ xây dựng mục tiêu:
- Cần nghiên cứu và quán triệt những dự báo về sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học
kĩ thuật trên thế giới và trong nƣớc ta trong 10-15 năm tới để xác định những yêu cầu giáo
dục đối với học sinh sao cho phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển đất nƣớc và hòa nhập đƣợc

với trào lƣu thế giới, khắc phục nguy cơ tụt hậu về văn hóa giáo dục so với các nƣớc trong
khu vực.
Trong quá trình mở cửa, hòa nhập nền kinh tế- văn hóa nƣớc ta với thế giới, tất yếu sẽ
nảy sinh những mâu thuẫn mới, những tác động nhiều mặt đối với ý thức tƣ tƣởng và lối sống
của tầng lớp thanh thiếu niên. Tất cả những diễn biến đó cần đƣợc dự kiến trong đề án chiến
lƣợc và giáo dục định hƣớng cho thế hệ trẻ nhằm phát huy những tác động tích cực và khắc
phục những tác động tiêu cực đối với họ.
2. Cần phân hóa, cụ thể hóa MTGD:
a) Do có sự phát triển không đều giữa các tầng lớp thế hệ trẻ và giữa các vùng dân cƣ,
nên trong việc xây dựng mục tiêu phải có sự phân hóa. Trên cơ sở hoàn thiện MTGD chung
mang tính phổ biến, cần nghiên cứu xây dựng MTGD cho một số loại hình trƣờng lớp
(trƣờng chuyên, lớp chọn, trƣờng nội trú, trƣờng học sinh khuyết tật) ở các vùng khác nhau
(thành phố, nông thôn, miền núi). Dựa trên những MTGD đó, các cấp quản lí giáo dục nhà
trƣờng mới đánh giá đƣợc đúng kết quả giáo dục cũng nhƣ hoạch định đƣợc kế hoạch nâng
cao chất lƣợng giáo dục. Tất nhiên, đó chỉ là biện pháp trong thời kì quá độ; về tƣơng lai, cần
có chính sách, biện pháp để các mục tiêu đó tiến tới đồng nhất.

12


b) Việc xây dựng mục tiêu dạy học - giáo dục là việc cần làm trƣớc tiên sau khi đã có
MTGD chung; bởi lẽ nó tác dụng trực tiếp tới việc xây dựng nội dung, chƣơng trình, biên
soạn sách giáo khoa, chỉ đạo hoạt động dạy-học (hoạt động chủ yếu trong nhà trƣờng).
Không cụ thể hóa những yêu cầu về mặt dạy học, tất yếu sẽ dấn tới chỗ xác định mức độ kiến
thức, trình độ chất lƣợng học sinh rất khác nhau giữa các trƣờng trong cùng một địa phƣơng,
thậm chí giữa các giáo viên trong cùng một trƣờng.
Lấy một môn toán làm ví dụ: Trong mục tiêu trƣờng PTCS (cấp II) ghi: “Về kiến
thức, học sinh có hiểu biết tƣơng đối hoàn chỉnh về toán… gắn với thực tiễn Việt Nam, theo
nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp. Về kĩ năng, biết tính toán, giải các loại toán, lập biểu đồ, sơ đồ
và thống kê. Về thái độ: tin ở sức mạnh của khoa học, chăm chỉ, tích cực, chủ động, trung

thực, tự lực trong học tập”. Nhƣ vậy, nếu ngƣời làm chƣơng trình, viết sách giáo khoa, ngƣời
giáo viên dạy toán chỉ căn cứ vào chỉ dẫn nói trên của MTGD thì chƣa thể xác định đúng yêu
cầu của môn học, sao cho đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, sát với năng lực học sinh.
Cho nên, cần xây dựng mục tiêu dạy hoc-giáo dục với những chỉ tiêu cụ thể hơn (tất
nhiên phải chi tiết với từng bộ môn) để giúp những ngƣời làm chƣơng trình, viết sách và
ngƣời giáo viên có căn cứ xác định. Ví dụ, cần cứ xác định rõ biết tính toán đến mức nào, giải
các loại toán đến mức nào v.v… Tất cả đều đƣợc thể hiện bằng một bảng chuẩn kiến thức
hoặc một bộ chuẩn kiểm tra.
3. Có kế hoạch chỉ đạo việc vận dụng MTGD:
MTGD đƣợc xây dựng phải đƣợc chỉ đạo để vận dụng đúng trong việc xây dựng kế
hoạch dạy học, chƣơng trình, biên soạn sách, tổ chức quá trình dạy học ở nhà trƣờng. Có làm
đƣợc đúng quy trình đó thì mới biến MTGD thành hiện thực, thể hiện ở chất lƣợng giáo dục ở
cơ sở. Muốn vậy đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí giáo dục trong từng
công đoạn và suốt cả quy trình vận hành nói trên.

Hà Nội, tháng 10/1995

13


PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
1. Đề nghị ông (bà) đánh dấu + vào ý phù hợp với suy nghĩ của mình về mức độ phản
ánh các yêu cầu kinh tế-xã hội hiện nay:
Các mức độ
Các phần của mục tiêu
Tổng số 82 phiếu
1. Giáo dục Kiến thức
thế giới quan
Kĩ năng

Thái độ
2.Giáo dục Kiến thức

tƣởng, Kĩ năng
chính
trị,
Thái độ
luật pháp

Phản
ánh Phản
ánh Phản
ánh Không phản
đúng và đủ
chƣa
rõ, không chính ánh
chƣa đủ
xác hoặc sai
lầm
50 (60.98%) 29 (35.37)
2 (2.44)
1 (1.22)
29 (35.37)
38 (46.34)
47 (57.32)
35 (42.68)
36 (43.9)

41 (50)
37 (45.12)

32 (39.02)
40 (48.78)
40 (48.78)

2 (2.44)
2 (2.44)
2 (2.44)
4 (4.88)
4

3. Giáo dục Kiến thức
đạo đức
Kĩ năng
Thái độ

41 (50)
24 (29.27)
32 (39.02)

33 (40.24)
49 (59.76)
41 (50)

6
3 (3.66)
5 (6.1)

4. Giáo dục Kiến thức
văn
hóa Kĩ năng

khoa học
Thái độ

48 (58.54)
38 (46.34)

19 (23.17)
38 (46.34)

1
2

46 (56.10)

40 (48.78)

2

5.GDL.động. Kiến thức
KTTH – HN Kĩ năng
và chuẩn bị
Thái độ
nghề

21 (25.61)
13 (15.85)

55 (67.07)
56 (86.29)


3
7 (8.54)

2

16 (19.51)

58 (70.73)

3

2

6. GD thể Kiến thức
chất vệ sinh,
Kĩ năng
quốc phòng
Thái độ

45 (54.88)

33 (40.24)

1

30 (40.24)

47 (57.32)

3


2

33 (40.24)

41 (50)

3

3

7. Giáo dục Kiến thức
thẩm mĩ
Kĩ năng

38 (46.34)
33 (40.24)

37 (45.12)
40 (48.78)

2
3

4
5

37 (45.12)

33 (40.24)


8 (9.76)

3

Thái độ

Trong văn bản “Mục tiêu đào tạo cấp II PTCS (1986)

14

6 (7.32)

1 (1.22)

4
2


PHỤ LỤC 2
II, Đề nghị ông (bà) đánh dấu + vào nhận định nào phù hợp với ý kiến của mình về
văn bản “Mục tiêu cấp II phổ thông cơ sở”
Ý kiến của ông (bà)
Đồng ý
Đồng ý một
Không
phần
đồng ý
1. Câu chữ, cách viết của bản quy định mục
tiêu là chuẩn xác, rõ ràng

38 (46.34%) 34 (41.46)
2 (2.44)
2. Mục tiêu có tính mềm dẻo, đa dạng hóa
theo đặc điểm kinh tế xã hội từng vùng
34 (41.46)

28 (34.15)

15 (18.29)

3. Mục tiêu quá cao so với điều kiện kinh tế
xã hội của nhà trƣờng VN hiện nay
23 (28.05)

33 (40.24)

16 (19.51)

4. Mục tiêu qua thấp so với điều kiện KTXH của nhà trƣờng VN hiện nay

23 (28.05)

45 (54.88)

5. Mục tiêu có phần quá cao, có phần lại
quá thấp so với điều kiện KT-XH của nhà
trƣờng VN hiện nay
35 (42.68)

32 (39.02)


6 (7.32)

6. Mục tiêu đào tạo quá cao so với khả năng
của học sinh VN hiện nay
16 (19.5)

30 (36.59)

28 (34.15)

7. Mục tiêu quá thấp so với khả năng học
sinh VN hiện nay
1 (1.22)

14 (17.07)

56 (68.29)

8. Mục tiêu đƣợc đa dạng hóa theo nhu cầu,
khả năng và điều kiện của ngƣời học
32 (39.02)

23 (28.05)

17 (20.73)

9. Mục tiêu đƣợc trình bày một cách logic

27 (32.93)


6 (7.32)

10. Mục tiêu trình bày quá chung, khó hiểu,
thiếu cụ thể
10 (12.2)

36 (43.9)

28 (34.15)

11. Mục tiêu thể hiện đƣợc cơ bản những
quan điểm hiện đại về thế giới, xã hội, con
ngƣời
39 (47.56)

28 (34.15)

6 (7.32)

12. Mục tiêu thực sự tạo điều kiện thuận lợi
cho việc biên soạn kế hoạch chƣơng trình,
sách giáo khoa
22 (26.83)

36 (43.9)

11 (13.41)

13. Mục tiêu tuân thủ những quy luật khách

quan của quá trình giáo dục đào tạo
30 (36.59)

39 (47.56)

4

40 (48.78)

15


PHỤ LỤC 3
III. Ý kiến của ông (bà) về mức độ thực hiện mục tiêu đào tạo trong nhà trƣờng hiện
nay (đánh dấu +)
Các mức độ
Các phần của mục tiêu
1a
1b
1c

Giáo dục thế giới Kiến thức
quan
Kĩ năng

2a
2b
2c

GD tƣ

chính trị

3a
3b
3c

GD đạo
cách cƣ xử

4a
4b
4c

GD văn
khoa học

5a
5b
5c

GD lao động

6a
6b
6c

GD thể chất

7a
7b

7c

GD thẩm mĩ

Thực hiện Thực hiện một Thực hiện kém
tốt (80%)
phần (50-80%) (50%)
16

19.51

51

62.2

9

10.98

7

8.54

44

53.66

25

30.49


13

15.85

39

47.56

25

30.49

24

29.27

47

57.32

6

7.32

Kĩ năng

14

17.07


45

54.88

20

24.39

Thái độ

18

21.95

42

51.22

19

23.17

30

36.59

37

40.24


12

14.63

Kĩ năng

13

15.85

40

48.78

27

32.93

Thái độ

11

13.41

41

50

26


31.71

22

26.83

56

68.29

3

3.66

Kĩ năng

6

7.32

59

71.95

13

15.85

Thái độ


7

8.54

51

62.2

17

20.73

Kiến thức

11

13.41

56

68.29

13

15.85

Kĩ năng

4


4.88

43

52.44

25

30.49

Thái độ

13

15.85

44

53.66

19

23.17

Kiến thức

20

24.39


43

52.44

15

18.29

Kĩ năng

11

13.41

43

52.44

30

36.59

Thái độ

13

15.85

40


48.78

23

28.05

Kiến thức

19

23.17

34

41.46

25

30.49

Kĩ năng

6

7.32

35

42.68


36

43.9

Thái độ

10

12.2

41

50

31

37.8

Thái độ
tƣởng Kiến thức

đức, Kiến thức

hóa, Kiến thức

16


PHỤ LỤC 4

IV. Ông (bà) hãy chọn 5 điều kiện quan trọng nhất gây cản trở cho việc thực hiện mục
tiêu đƣợc liệt kê dƣới đây:
1) Nội dung sách giáo khoa không thể hiện đƣợc tinh thần của mục tiêu
2) Sách hƣớng dẫn và tham khảo không đáp ứng nhu cầu công tác của giáo viên
3) Hệ thống đánh giá chất lƣợng đào tạo thiếu hiệu quả
4) Học sinh có biểu hiện không tán thành nội dung cơ bản của mục tiêu đào tạo
5) Phụ huynh học sinh có biểu hiện không tán thành nội dung cơ bản của mục tiêu đào
tạo
6) Trình độ giảng dạy (phƣơng pháp, kĩ năng) của đội ngũ giáo viên chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của mục tiêu
7) Trình độ của đội ngũ quản lí chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của mục tiêu
8) Chƣa đủ thiết bị và phƣơng tiện kĩ thuật dạy học phù hợp
9) Điều kiện trƣờng sở thấp kém
10) Tinh thần làm việc của giáo viên
11) Thiếu sự đánh giá kiểm tra thƣờng xuyên của giáo viên
12) Trình độ giao tiếp sƣ phạm, tổ chức quan hệ giáo dục của giáo viên chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu đào tạo
13) Việc phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện văn bản mục tiêu chƣa tốt

17


PHỤ LỤC 5 – SƠ ĐỒ VỊ TRÍ MỤC TIÊU GIÁO DỤC, MỤC TIÊU DẠY HỌC GIÁO DỤC

18


CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỤC TIÊU DẠY HỌC TRONG NHÀ
TRƢỜNG HIỆN NAY


I. Cơ sở lí luận của việc xác định mục đích-mục tiêu dạy học
Để xác định mục tiêu dạy học (hay mục đích giáo dục nói chung) ta cần phải căn cứ
vào:
- Các quy luật về xã hội-giáo dục, bao gồm cả xã hội học, kinh tế, chính trị.
- Các quy luật thuộc về tâm lí xã hội, thể hiện rõ nhất trong các nhu cầu, nguyện vọng
ngƣời dân và con em họ, mong muốn trở thành con ngƣời có văn hóa, đạo đức, có hạnh phúc,
có lƣơng tâm, biết hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi, mƣu cầu hạnh phúc cho nhân dân, cho
gia đình và cho bản thân.
- Các quy luật về sinh lí, tâm lí giáo dục học.
- Các quy luật có tính chất tổng hợp nhƣ sự thống nhất giữa đức dục và trí dục, giữa
học và hành, dạy học và lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học giữa học vấn phổ thông và
hƣớng nghiệp.
Từ trên cơ sở các quy luật trên mà rút ra những kết luận và hệ quả nhằm xác định
đúng hƣớng mục đích dạy học chung trong nhà trƣờng, mục tiêu cấp học, môn học, mục đích
từng mặt giáo dục – dạy học, mục tiêu, yêu cầu từng bài học.
1. Về các quy luật xã hội - giáo dục:
Mỗi một nền giáo dục đều phản ánh ( hoặc bị chi phối) và các tác dụng trở ngại đối
với những yêu cầu và khả năng của một chế độ xã hội nhất định. Sự

19


phản ánh đó có thể có ý thức hay không có ý thức, phản ánh trực tiếp hay gián tiếp.
Trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật tiến nhanh nhƣ vũ bão, trong điều kiện
đổi mới đất nƣớc ta, việc dạy học trong nhà trƣờng cần trang bị cho học sinh những tri thức,
kĩ năng, phƣơng pháp tƣ duy và rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết để phục vụ sản
xuất, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, đƣa lại ấm no cho nhân dân. Mặt khác nền văn hóa truyền
thống của dân tộc phải phát triển nhƣ thế nào để không bị lai căng mất gốc trƣớc sự giao lƣu
văn hóa thế giới. Điều đó đòi hỏi ta phải đào tạo con ngƣơi biết kết hợp cái hiện đại với cái
truyền thống, giữ đƣợc tính tự chủ, tính độc lập trƣớc sự hòa nhập văn hóa, khoa học, nghệ

thuật của cộng đồng thế giới, trƣớc ảnh hƣởng lối sống du nhập của nƣớc ngoài.
2. Các quy luật về tâm lí xã hội, xã hội học:
Trong sự đổi mới đất nƣớc, các nhóm xã hội, các bậc cha mẹ, anh em trong gia đình,
các nhóm xã hội trong cộng đồng đều có nhu cầu nguyện vọng rằng bản thân và con em mình
phải đƣợc đào tạo thành con ngƣời có đạo đức, cón năng lực để sống hạnh phúc, làm việc có
năng suất cao, thu nhập cao để cải thiện cuộc sống vật chất và đặc biệt là cuộc sống tinh thần
của mình.
- Trong cơ chế thị trƣờng, tâm lí ngƣời công dân là muốn làm sao giáo dục, bồi dƣỡng
cho con em có trình độ văn hóa, khoa học, có hiểu biết và kĩ năng lao động tốt, tham gia có
hiệu quả vào một ngành, nghề nào đó, mau chóng làm giàu cho gia đình, cho bản thân và cho
xã hội.
- Nếu trƣớc kia, cha mẹ mong cho con học đƣợc năm ba chữ để làm ngƣời thì nay
ngƣời dân mong muốn con cái mình đƣợc học có hệ thống trong nhà trƣờng phổ thông các
cấp, học trong trƣờng dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và đại học. Nếu không có điều kiện
cho con học cao thì mong muốn con vừa học vừa làm, học tập suốt đời, dù không có bằng cấp
vẫn trở thành ngƣời lao động tài chí.
- Ngƣời dân mong muốn con em học tập trở thành ngƣời lao động có văn hóa cao, có
kĩ năng lao động tốt, có ý thức tự chủ, độc lập, sáng tạo, có ý thức tự học và học suốt đời để
bổ sung kiến thức kịp thời. Con em họ cần phải

20


biết sản xuất, cống hiến cho xã hội, cộng đồng, đồng thời cũng phải biết đấu tranh cho quyền
lợi của bản thân, gia đình, cộng đồng, biết mƣu cầu hạnh phúc cho bản thân và cho ngƣời
khác trong cộng đồng.
3. Các quy luật về sinh lí – tâm lí, giáo dục học:
Các quy luật này chỉ rõ: ngƣời học phải biết tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng,
biến tri thức loài ngƣời thành của mình và phát triển tri thức, vận dụng tri thức phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh, môi trƣờng mình đang sống. Việc học tập trở thành con ngƣời phục vụ

xã hội đó phụ thuộc vào các đặc điểm, trạng thái và thuộc tính tâm sinh lí của ngƣời học, đặc
điểm lứa tuổi. Đồng thời kêt quả việc chiếm lĩnh, đồng hóa nội dung giáo dục – dạy học có
tác dụng làm thay đổi thuộc tính, đặc điểm cá nhân ngƣời học.
Từ quy luật này ta xét việc hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực, năng khiếu,
phát triển tƣ duy của học sinh. Ta xét các nguyên tắc dạy học phát huy tính tự giác, tích cực,
độc lập của học sinh, nguyên tắc tính vừa sức, chú ý đặc điểm cá nhân học sinh.
4. Những quy luật về mối liên hệ nhận thức luận – giáo dục học:
Những quy luật liên quan đến giữa nhận thức luận – giáo dục học chỉ rõ quá trình dạy
học – giáo dục là một hệ thống gồm nhiều nhân tố tác động tƣơng hỗ theo quy luật của nhận
thức, của lí thuyết hệ thống, lí thuyết điều khiển học, thông tin học.
Từ đó ta xét các nguyên tắc dạy học: lí luận gắn với thực tiễn, nguyên tắc trực quan và
phát huy tính tích cực, độc lập tƣ duy, nguyên tắc kiểm tra đánh giá, nắm tín hiệu ngƣợc, mối
liên hệ ngƣợc bên trong và bên ngoài của quá trình dạy học – giáo dục để điều chỉnh các quá
trình đó cũng nhƣ điều khiển và điều chỉnh kết quả dạy học.
5. Các quy luật có tính chất tổng hợp nêu lên mối quan hệ giữa đức dục và trí dục, sự
thống nhất giữa đức dục, trí dục trong việc hình thành nhân cách. Lấy đức là gốc trong quan
hệ giữa đức và tài của mục tiêu đào tạo, mục tiêu dạy học.

21


- Mối quan hệ giữa dạy và học với lao động sản xuất, phục vụ đời sống.
- Sự đồng nhất thể giữa dạy học ở đại học với nghiên cứu khoa học và phục vụ lao
động sản xuất, phục vụ đời sống…
Những quy luật này đòi hỏi mục tiêu dạy học phải xác định:
- Mặt đạo đức, mặt năng lực, nắm trí thức với vận dụng vào thực hành phục vụ đời
sống lao động sản xuất, nâng cao sản phẩm xã hội.
Tóm lại
Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật liên quan con ngƣời với xã hội, với yêu cầu xây
dựng đất nƣớc, quan hệ giữa các mặt tâm lí, sinh lí – giữa nhận thứ luận với giáo dục con

ngƣời, quan hệ giữa những phạm trù tâm lí cá nhân, tâm lí xã hội nhƣ hạnh phúc: nghĩa vụ,
quyền lợi, lƣơng tâm… trong cơ chế thị trƣờng… ta có thể xác định: Mục tiêu dạy học phải
có tính toàn diện: đức và tài, lí luận và thực tiễn, trí óc và chân tay, học tập và nghiên cứu
khoa học, chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội và sở thích năng lực của cá nhân, thể
chất và tâm hồn, tri thức kĩ năng và thái độ ứng xử.
Đặc biệt khi nghiên cứu thiết kế mục tiêu giáo dục – dạy học bao giờ ta cũng phải xét
mối quan hệ giữa giáo dục với sự phát triển của xã hội. Ở nƣớc ta, trong tình hình tiến hành
công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra trong cơ chế thị trƣờng, do đó sự xung đột giữa cái
cũ và cái mới vẫn còn gay gắt. Sự xung đột giữa thiện và ác, giữa trí tuệ hiểu biết và sự dốt
nát, giữa cái tiến bộ, hiện đại, truyền thống với cái lạc hậu, lai căng, mất gốc và bảo thủ.
Không phải ở đâu lúc nào sự tăng trƣởng về kinh tế, về giao lƣu văn hóa quốc tế cũng
kéo theo sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục về đạo đức. Không phải sự sung túc nào về của cải
vật chất nhất thiết mang lại sự giàu có phong phú về các giá trị tinh thần.

22


×