Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lăk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.83 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHAN THỊ DƯƠNG THANH

TRÁCH NHIỆM
■ HÌNH s ự■TRONG ĐỔNG PHẠM

THEO LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
(TRÊN

ca

SỞ SÔ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
M ã so: 60 38 01 40

LUẬN
VĂN THẠC
s ĩ LUẬT
HỌC





Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH QUỐC TOẢN

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Dưới sự dẫn dắt và giúp đỡ của Phó giáo sư - Tiến sĩ Trịnh
Quốc Toàn - Chủ nhiệm Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các số
liệu, ví dụ minh họa và các trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những tài liệu tham khảo sử dụng trong bài viết
đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể và những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ

Phan Thị Dương Thanh


M ỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
M Ở Đ Ằ U .............................................................................................................................. 1
Chương 1: MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ TRÁCH NHIỆM HÌNH s ự
TRONG ĐÒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
1.1.

5


Khái niệm đồng phạm, dấu hiệu pháp lý và ý nghĩa của đồng
phạm, các hình thức đồng phạm và phân loại đồng phạm .........................5

1.1.1.

Khái niệm đồng phạm ..............................................................................................5

1.1.2.

Dấu hiệu pháp lý và ý nghĩa của đồng phạm ....................................................... 9

1.1.3.

Các loại người đồng phạm .................................................................................... 13

1.1.4.

Các hình thức đồng p h ạm ..................................................................................... 21

1.1.5.

Phạm tội có tổ chức................................................................................................25

1.2.

Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo quy định của Luật
hình sư• Viêt
• Nam......................... .......................................................................29


1.2.1.

Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự ...................................................29

1.2.2.

Cơ sờ của trách nhiệm hình sự trong đồng p h ạ m ............................................. 34

1.2.3.

Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm............38

1.2.4.

Một số vấn đề liên quan đến xác định trách nhiệm hình sự của những
người đồng p h ạm ..................................................................................................47

Chương 2: THựC TIỄN GIẢI QƯYÉT VẺ “TRÁCH NHIỆM HÌNH s ự
TRONG ĐÒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM”
TRONG CỒNG TÁC XÉT x ử CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CÁP
CỦA TỈNH ĐẮK LẮK (THỜI GIAN TỪ NĂM 2009 ĐÉN NĂM 2013)........ 58
2.1.

Những kết quả đạt được của Cơ quan Tòa án trong việc vận dụng
các quy định của pháp luật để giải quyết về “Trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm” đối vói các vụ án đồng phạm xảy ra trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk (theo số liệu từ năm 2009 đến năm 2 013)................... 58


2.1.1.


Thực trạng tình hình tội phạm nói chung và tội phạm tham gia với vai
trò đồng phạm nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.......................................58

2.1.2.

Dựa vào tính chất của đồng phạm.................................................................... 68

2.1.3.

Dựa vào các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong các vụ đồng phạm........... 91

2.2.

Những hạn chế, vướng mắc của Cơ quan Tòa án trongviệc vận
dụng các quy định của pháp luật để giải quyết về “Trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm” đối vói các vụ đồng phạm trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk (theo số liệu từ năm 2009 đến năm 2013).......................... 94

2.3.

Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc của cơ quan Tòa án
trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự trong đồng phạm ...............102

2.3.1.

Nguyên nhân khách quan................................................................................ 102

2.3.2.


Nguyên nhân chủ quan.................................................................................... 103

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẺ TRÁCH NHIỆM
HÌNH S ự TRONG ĐÒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH s ự VIỆT
NAM NHẰM ĐÁP ỨNG VỚI THựC TIỄN XÉT x ử , CÔNG
TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ YÊU
CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP HIỆN N A Y ................................................ 104
3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật hình sự để giải quyết trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
theo Luật hình sự Việt Nam........................................................................104

3.2.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự hiện hành nhằm để giải quyết về trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm ..................................................................................................... 106

3.3.

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật để
giải quyết về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk..................................................................................................112

3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức cán bộ và chuyên môn nghiệp v ụ .................... 112
3.3.2.

Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật


115

KẾT LUẬN................................................. ..................................................................117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ................................................................. 119


DAN H M Ụ C T Ừ V IẾ T T Ắ T

BLHS:

Bộ luật hình sự

CTTP:

Cấu thành tội phạm

HĐXX:

Hội đồng xét xử

NLTNHS:

Năng lực trách nhiệm hình

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

TAND:


Tòa án nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH M Ụ C CÁC BẢNG

Tên bảng

SỐ hiệu bảng

Trang

Bảng 2.1: Bảng tổng quan về tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk được Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Đắk
Lắk đã thụ lý và giải quyểt từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.2:

Cơ cấu về loại tội phạm đồng phạm theo chương tội
danh và điều luật áp dụng

Bảng 2.3:

59

64

Bảng tương quan giữa tội phạm thông thường với phạm

tội có tổ chức

68


D A N H M Ụ C C Á C B IỂ U Đ Ò

r
{V A

i

•A

f



y
-*A

rris\

Biểu đồ 2.1:

1

• Ẵ

-M.Ằ


Ten biẽu đô

Sô hiệu biêu đô

Trang

số vụ án đồng phạm đã được Tòa án nhân dân hai cấp
của tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý (thời gian từ năm 2009 đến
2013)

Biểu đồ 2.2:

61

Sổ vụ án đồng phạm đã được Tòa án nhân dân hai cấp
của tỉnh Đắk Lắk giải quyết (thời gian từ năm 2009 đến
2013)

62

Biểu đồ 2.3: Tổng số vụ đồng phạm đã được Tòa án nhân dân hai cấp
của tỉnh Đắk Lắk thụ lý và giải quyết (thời gian từ năm
2009 đến 2013)

62

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ % số vụ đồng phạm Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh
Đắk Lắk đã thụ lý (thời gian từ năm 2009 đến 2013)
Biều đồ 2.5:


63

Tỷ lệ % sổ vụ đồng phạm Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh
Đắk Lắk đã giải quyết (thời gian từ năm 2009 đến 2013)

63

Biểu đồ 2.6: Bảng xu hướng theo tỳ lệ % số vụ đồng phạm Tòa án
nhân dân hai cấp của tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý (thời gian
từ năm 2009 đến 2013)

63

Biểu đồ 2.7: Bảng xu hướng theo tỷ lệ % số vụ đồng phạm Tòa án
nhân dân hai cấp của tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết (thời
gian từ năm 2009 đến 2013)

64

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ % số vụ đồng phạm đã được Tòa án nhân dân hai
cấp của tỉnh Đắk Lắk giải quyết so với thụ lý (thời gian
từ năm 2009 đến năm 2013)

67

Biểu đồ 2.9: Bảng tương quan giữa tội phạm thông thường với phạm
tội có tổ chức

69


Biểu đồ 2.10: Bảng tương quan tỷ lệ % giữa tội phạm thông
thường với phạm tội có tổ chức

70


M Ở ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm nước ta đang có chiều hướng
gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phổ biến hiện nay là những vụ án nghiêm
trọng có nhiều bị cáo tham gia, nhất là trong các vụ án tham nhũng xảy ra gần đây
đang được dư luận xã hội quan tâm theo dõi, lên án. Trong đồng phạm, mỗi bị cáo
khi thực hiện tội phạm có thể có vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa
những người cùng phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả bọn. Điều đó
giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình
thức đồng phạm. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và
tội phạm duới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng.
Đồng phạm là một chế định quan trọng và hầu như xuyên suốt trong Bộ luật
hình sự Việt Nam. Nhận thức lý luận về đồng phạm và áp dụng vào thực tiễn phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm thường rất đa dạng, khó khăn, phức tạp. Nghiên cứu
vấn đề xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm ừên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ
năm 2009 đến năm 2013, chúng tôi nhận thấy: Một là các cấp Tòa án và các cán bộ
xét xử nhiều khi chưa quan tâm sâu sắc, chưa nhận thức đầy đủ và thống nhất về
đồng phạm; Hai là xác định trách nhiệm hình sự trong nhiều vụ án có đồng phạm còn
chưa rạch ròi, chính xác, đúng với vai ừò, vị trí, động cơ phạm tội, đặc điểm nhân
thân, tính chất hành vi của từng bị cáo; Ba là hoạt động đúc kết kinh nghiệm, trao đổi
nghiệp vụ, tổng kết lý luận theo chuyên đề xác định trách nhiệm hình sự trong đồng

phạm trong nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì lẽ đó, trong luận
văn cao học, chuyên ngành Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự của mình, tôi mạnh
dạn chọn đề tài: “Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt
Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đ ắkL ắk”.
2 . Tình hình nghiên cửu
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay, vấn đề đồng phạm
nói chung và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm đã được nhiều tác giả nghiên cứu,

1


đúc kết trên nhiều phạm vi địa bàn khác, trong các khoảng thời gian khác nhau. Có
thể kể ra một sổ công trình, tài liệu điển hình như sau: 1) Chương X “Đồng phạm ”
trong sách: “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung)” của trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003 do Tập thể tác giả PGS.TS
Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên; 2) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, “về chế định đồng phạm
trong Luật hình sự Việt Nam —Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ”, Tập san Tòa án
nhân dân, số 2/1988; 3) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Mục VI - Chế định Đồng phạm,
Chương thứ tư, trong Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần
chung), (Sách chuyên khảo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 4)
Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Trần Quang Tiệp về “Đồng phạm trong Luật
hình sự Việt N am ”, trường Đại học Luật Hà Nội, 2000; 5) TS. Trịnh Quốc Toản,
Chương XIII - Đồng phạm, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần
chung). Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003); 6) TS. Trịnh Tiến Việt, Tội phạm và trách
nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013; 7) Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm ỉ 999 (phần chung) của TS. Uông Chu Lưu (chủ biên), Nxb Chính trị
Quốc gia, 2004; 8) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (phần chung) của
Th.s Đinh Văn Quế (chủ biên), Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2004...
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy:

- Kết quả nghiên cứu về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm là phong phú,
đa dạng và sâu sắc, tuy nhiên lại chưa được hệ thống theo một quan điểm chính
thống, có tính hệ thống thống nhất để phục vụ học tập, trao đổi và chỉ đạo thực tiễn.
- Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề xác định trách nhiệm hình
sự trong đồng phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Vì thế, đề tài: “Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Luật hình s ự Việt
Nam (trên cơ sở sổ liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đ ắ kL ắ k)” có tính cấp thiết cao.
3 . Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. M ục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đúc kết lý luận nhận thức về trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm và khảo sát quá trình áp dụng trong xét xử các vụ án đồng phạm ở Đắk Lắk

2


thời gian từ 2009 - 2013, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động xét xử các vụ án đồng phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng,
trên cả nước nói chung trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các công trình khoa học và các tài liệu có liên quan để đúc kết
một cách có hệ thống, có độ tin cậy cao về nhận thức trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm theo Luật Hình sự Việt Nam.
- Khảo sát quá trình truy tố, xét xử các vụ án đồng phạm tại các cơ quan Tòa
án ở tỉnh Đắk Lắk trong các năm từ 2009 - 2013, chỉ ra các ưu điểm và các thiếu
sót, khuyết nhược điểm trong khi xác định trách nhiệm hình sự các bị cáo trong các
vụ án đồng phạm.
- Nêu ra các kiến nghị đề xuất cả về lý luận nhận thức lẫn chỉ đạo thực tiễn
(tổ chức cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn chuyên đề, tổng kết kinh
nghiệm...) để góp phần nâng cao hiệu quả xác định đúng trách nhiệm hình sự trong

các vụ án đồng phạm trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1. Đổi tượng nghiên cứu
- Các văn bản tài liệu có liên quan đến chuyên đề đồng phạm và trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm trong luật Hình sự Việt Nam.
- Hoạt động truy tố, xét xử các vụ án đồng phạm tại Đắk Lắk từ năm 2009 - 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu xác định trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm theo Luật Hình sự Việt Nam và lấy số liệu minh họa tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk
trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013.
5 . Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Pháp luật của Nhà nước; các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình
sự; các bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Đắk Lắk...




5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp khảo sát thực tế;
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp;
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về phương
diện lý luận cũng như thực tiễn.
6.1. Ỷ nghĩa lý luận
- Luận văn góp phần hệ thống hóa vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam hiện nay.

- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo tại các Học
viện tư pháp, các trường Đại học, cao đẳng, các cơ sở giảng dạy có chuyên khoa luật.
6.2. Ỷ nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần tổ chức lực lượng các cơ quan tư pháp; góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động truy tố xét xử các vụ án đồng phạm ở Đắk Lắk trong thời gian tới.
- Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ Tòa án trong
nhận thức về đồng phạm và xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm; từ đó góp
phần giải quyết các vụ án có đồng phạm nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật.
7. Cẩu trúc của luân văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,
lời cảm ơn, nội dung luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1:

Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
theo Luật hình sự Việt Nam.

Chưomg 2:

Thực tiễn giải quyết trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo
Luật hình sự Việt Nam trong công tác xét xử của Tòa án nhân
dân hai cấp của tỉnh Đắk Lắk (thời gian từ 2009 đến năm 2013).

Chương 3:

Những giải pháp hoàn thiện về trách nhiệm hình sự trong đồng
phạm theo Luật hình sự Việt Nam nhằm đáp ứng với thực tiễn
xét xử, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu
cải cách tư pháp của đất nước hiện nay.

4



C hương 1
M ỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN
VẺ TRÁCH NHIỆM
HÌNH s ự• TRONG ĐÒNG PHẠM


THEO LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM






1.1. Khái niệm đồng phạm, dấu hiệu pháp lý và ý nghĩa của đồng phạm,
các hình thức đồng phạm và phân loại đồng phạm
1.1.1. Khái niệm đồng phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và
phải chịu hình phạt. Tại khoản 1 Điều 8 BLHS 1999 có quy định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực ừách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích họp pháp khác của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [19, Điều 8].
Như vậy, tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do
nhiều người cùng tham gia thực hiện. Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người,

và họ cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội thì trường hợp đó được gọi là đồng
phạm. Trong luật học, “đồng phạm” thì “đồng” có nghĩa là cùng, “phạm” có nghĩa
là phạm tội, như vậy đồng phạm là trường hợp nhiều người cùng phạm tội hay cùng
thực hiện một tội phạm. Đồng phạm là một chế định quan trọng, không những của
Luật hình sự Việt Nam mà còn của Luật hình sự các nước trên thế giới. Hầu như
các nước trên thế giới đều dành riêng một chương để quy định về đồng phạm, tuy
nhiên không phải quốc gia nào cũng đưa ra khái niệm về đồng phạm. Trong khoa
học Luật hình sự của mỗi quốc gia có các quan điểm khác nhau về đồng phạm. Tại
Điều 25 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997, sửa đổi năm 2005

5


quy định: “Đồng phạm là hai người trở lên cũng cổ ỷ phạm tội, hai người trở lên
cùng vô ỷ phạm tội thì không bị coi là đồng phạm; nếu phải chịu trách nhiệm hình sự,
căn cứ vào tội mà từng người phạm phải để định hình phạt” [11, tr.47].
Tại Điều 32 Bộ ỉuật hình sự Liên bang Nga năm 1996, sửa đổi năm 2010 quy
định: “Đồng phạm là sự tham gia của hai người trở lên cùng cổ ỷ thực hiện một tội
phạm” [35, tr.44].
Tại Điều 60 Bộ luật hình sự Nhật Bản năm 1907, sửa đổi năm 2011 quy định
về “Đồng chính phạm” như sau: “Hai người trở lên cùng thực hiện một tội, thì tất
cả được gọi là chính phạm ” [12, tr.78].
Ở Việt Nam, vấn đề đồng phạm được Luật hình sự Việt Nam quy định từ
rất sớm. Quốc triều hình luật tuy chưa có quy định về khái niệm nhưng cũng đã đề
cập đến vấn đề đồng phạm tại một số điều luật như Điều 35, Điều 36, Điều 116,
Điều 411, Điều 41, Điều 454, Điều 469, Điều 539. Các điều luật trên không quy
định về khái niệm đồng phạm mà chỉ quy định về những người đồng phạm, bao
gồm: thủ phạm, kẻ chủ mưu, kẻ tòng phạm (người xúi giục, người giúp sức), đồng
thời cũng đã có những quy định phân hóa trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm. Tại Điều 53 Quốc triều hình luật quy định:

Nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm
đầu, người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả người trong một nhà
cùng phạm tội, chỉ bắt tội người tôn trưởng [37, tr.53]. Hay Điều 469
Quốc triều hình luật cũng quy định: Đồng mưu đánh người bị thương thì
kẻ nào đánh nhiều đòn nặng là thủ phạm; kẻ chủ mưu cũng phải cùng
một tội; còn người tòng phạm thì được giảm một bậc; đánh đến chết thì
xem xét chết vì thương tích nào, kẻ đánh thương tích ấy nặng tội. Nếu
không xét được rõ ràng thì kẻ hạ thủ sau cùng xử nặng tội. Nếu đánh
loạn xạ không biết ai đánh trước sau, nhiều ít thì kẻ chủ mưu nặng tội
nhất, còn kẻ khác đều xử giảm tội một bậc [37, tr. 170-171].
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tại một số sắc
lệnh để xử lý các trường hợp “cộng phạm” theo nguyên tắc - “những người tòng

6


phạm hoặc oa trữ những tang vật của các tội phạm cũng bị xử phạt như chính
phạm ” [6, tr. 12], Trong Báo cáo tổng kết công tác năm 1963 của Toà án nhân dân tối
cao đã đưa ra khái niệm cộng phạm trong đó có đề cập đến hành vi tổ chức, xúi giục,
giúp sức và trực tiếp tham gia tội phạm trong cộng phạm như sau: “Coi là cộng phạm
hai hoặc nhiều người cùng chung ỷ chí và hành động, nghĩa là hoặc tổ chức, hoặc xúi
giục, hoặc giúp sức, hoặc trực tiếp cùng tham gia tội phạm đế cùng đạt tới kết quả
phạm tộ i” [30, tr.30].
v ề sau, tại Giáo trình hình luật xã hội chủ nghĩa đã nêu ra khái niệm tương đối
hoàn chỉnh hom: “Hai hoặc nhiều người cùng cố ỷ tham gia thực hiện một tội phạm thì
gọi là cộng phạm ” [33, tr. 167]. Đặc biệt, tại Chỉ thị số 01-NCPL ngày 14 tháng 3 năm
1963 của Tòa án nhân dân tối cao về xử lý tội giết ừẻ sơ sinh cũng đưa ra những căn cứ
chủ quan và khách quan của đồng phạm:
Khi nhận định một người là cộng phạm, càn có đầy đủ căn cứ
khách quan và chủ quan, phải chứng minh rằng người đó đã cùng chung

hành động với bị can hoặc tổ chức việc thực hiện tội phạm, về chủ quan,
phải chứng minh rằng họ cùng chung ý định phạm tội với bị can để giết
hại đứa trẻ. Nói một cách khác, chỉ những hành vi nào nhằm đạt kết quả
tước đoạt sinh mạng của đứa trẻ và những hành vi đó tạo thành những
khâu cần thiết cho việc thực hiện tội phạm mới bị coi là cộng phạm...
Nếu chỉ có việc thông dâm, không có việc xúi giục, giúp đỡ, tổ
chức cho người phụ nữ giết con thì không xử người đàn ông là cộng
phạm trong việc giết đứa bé được [30, tr.45].
Bộ luật hình sự 1985 ra đời đã quy định về đồng phạm như sau: “ỉ. Hai hoặc
nhiều người cổ ỷ cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm” [18, Điều 17]. Như vậy,
lần đầu tiên trong Bộ luật hình sự Việt nam, các nhà làm luật nước ta đã ghi nhận
chế định đồng phạm tại Điều 17, trong đó có quy định khái niệm đồng phạm tại
khoản 1, các loại người đồng phạm quy định tại khoản 2. Để được coi là người đồng
phạm với vai trò là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thì trước hết những
người này phải thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm tại khoản 1, đó là “hai ngirời ừở lên cố
ỷ cùng thực hiện một tội phạm

Điều này đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc

7


trong kỹ thuật và nội dung của quá trình lập pháp hình sự, đặc biệt là sử dụng thuật
ngữ “đồngphạm ” thay cho “cộng phạm ” trong một số văn bản pháp lý trước đây.
Sau này, do chuyển biến tình hình thực tế, xã hội có nhiều thay đổi, nhiều loại
tội phạm mới hình thành mà pháp luật chưa quy định, Luật chưa đáp ứng được yêu
cầu của công tác thực tiễn xét xử nên Bộ Luật hình sự của Việt Nam đã có sự sửa đổi,
bổ sung sao cho phù hợp với thực tế. Cho nên, đến năm 1999 Bộ luật hình sự đã được
pháp điển hóa lần thứ nhất và đến năm 2009 được pháp điển hóa lần thứ hai. Việc Bộ
luật hình sự nước ta đã được pháp điển hóa qua hai lần là cho phù hợp với tình hình

thực tế của đất nước hiện nay. Cả hai lần pháp điển hóa thì quy định về “Đồng
phạm ” so với Bộ luật hình sự năm 1985 đã được tách riêng thành hai điều luật riêng
biệt là "Đồng phạm ” được quy định tại Điều 20 và ‘‘Quyết định hình phạt trong
trường hợp đồng phạm ’’ được quy định tại Điều 53 của BLHS năm 1999 cũng như
BLHS hiện hành. Tại Điều 20 thể hiện: khoản 1 nêu khái niệm về đồng phạm, khoản
2 quy định chi tiết về từng loại người đồng phạm, khoản 3 nêu về vấn đề phạm tội có
tổ chức và tại Điều 53 nêu nguyên tắc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với mỗi người
đồng phạm đó là "Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Như vậy, khái niệm đồng phạm thể hiện tại khoản 1 Điều 20 BLHS hiện
hành như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm ” [11, tr. 10].
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy trong thực tiễn xét xử ngoài việc “có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” là chưa đủ mà còn có trường
hợp “có hai người trở lên cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm hoặc
nhiều tội phạm với lỗi cố ý”. Như vậy, chúng ta có thể thấy ràng khái niệm này vẫn
chưa thể hiện được đầy đủ nội hàm của nó. Do đó yêu cầu Luật cần phải được sửa
đổi, bổ sung để đáp ứng với thực tiễn. Theo quan điểm khoa học của Tiến sĩ Trịnh
Tiến Việt đưa ra thì, “đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên co ỷ cùng tham
gia vào việc thực hiện một hay nhiều tội phạm do cố ỷ ” [39, tr.7].
Quá trình làm công tác xét xử, trực tiếp giải quyết các vụ án có đồng phạm
tham gia của nhiều Thẩm phán ở Tòa án một số địa phương cũng có quan điểm

8


tương đồng với Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt như trên. Do đó yêu cầu Bộ luật hình sự
hiện hành cần phải có sự sửa đổi về khái niệm đồng phạm theo một nghĩa rộng để
đáp ứng với thực tiễn xét xử, Như vậy, theo quan điểm của Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt
và quan điểm của một số Thẩm phán làm công tác xét xử, trực tiếp giải quyết các vụ
án có đồng phạm tham gia yêu cầu Bộ luật hình sự cần phải có sự sửa đổi về khái

niệm đồng phạm theo một nghĩa rộng là “đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cổ ỷ cùng thực hiện một hay nhiều tội phạm do cố ỷ ” chứ không phải
1ầ“đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cổ ỷ cùng thực hiện một tội
phạm ” như hiện nay. Và tôi đồng ý với quan điểm trên của Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt.
Hiện nay pháp luật hình sự vẫn chưa có sự sửa đổi, bổ sung theo tinh thần
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược
của cải cách tư pháp đến năm 2020, cho nên khái niệm đồng phạm chúng ta vẫn
hiểu và áp dụng đó là: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lẽn cố ỷ cùng
thực hiện một tội phạm
1.1.2. Dấu hiệu pháp lỷ và ỷ nghĩa của đồng phạm
Từ khái niệm đồng phạm nêu trên, có thể thấy đồng phạm đòi hỏi phải thỏa
mãn các dấu hiệu của mặt khách quan (đó là số lượng, hành vi và mổi quan hệ nhân
quả) và các dấu hiệu của mặt chủ quan (đó là lỗi và mục đích). Các dấu hiệu này có
tính đặc trưng và bắt buộc đối với đồng phạm.
1.1.2.1. Mặt khách quan của đồng phạm
-

về sổ lượng: Đồng phạm đòi hỏi phải có sự tham gia của hai người trở lên

thực hiện một tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc thuộc về mặt khách quan của
đồng phạm, nếu thiếu dấu hiệu này thì sẽ không có cấu thành đồng phạm. Tội phạm
do một người thực hiện chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ, cấu thành tội phạm độc
lập, hậu quả phạm tội là do hành động và ý chí của một người gây ra. Chỉ khi có từ
hai người trở lên tham gia thực hiện tội phạm thì mới có sự bàn bạc và cùng nhau
hành động [2, tr.218].
Ngoài ra, những người tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm đều phải
đáp ứng các điều kiện của chủ thể của tội phạm, đó là họ phải có đủ năng lực trách

9



nhiệm hình sự và đạt đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên,
riêng đối với những người thực hành còn phải có thêm dấu hiệu của “chủ thể đặc
biệt” nếu cấu thành tội phạm của tội mà những người cùng tham gia thực hiện đòi
hòi. Nếu trong vụ án có nhiều người tham gia thực hiện nhưng chỉ có một người tham
gia thỏa mãn các điều kiện về chủ thể thì vụ án đó không có đồng phạm [23, tr.5].
- về hành vi: Đồng phạm đòi hỏi phải có sự cùng chung hành động hay liên
hiệp hành động của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Trong
đồng phạm, mỗi người phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc là
hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc là hành vi tổ chức hoặc là hành vi xúi giục
hoặc là hành vi giúp sức. Những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể của
họ được thực hiện trong mối liên kết thống nhất, qua lại lẫn nhau.
Trong đồng phạm, đòi hỏi mỗi người đều phải có hành vi tham gia vào việc
thực hiện tội phạm và những hành vi này phải có tính chất nguy hiểm đáng kể cho
xã hội được coi là tội phạm. Những hành vi này có thể là hành vi trực tiếp thực
hiện tội phạm, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục hoặc là hành vi giúp sức. Nếu
không có một trong những loại hành vi này thì không thể coi là cùng tham gia
thực hiện một tội phạm, như vậy cũng không thể coi là người đồng phạm được.
Khi có nhiều người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm, không phải mọi
người đều tham gia như nhau mà có người tham gia ít, có người tham gia nhiều,
sự tham gia của họ có tính chất quyết định đến hoạt động phạm tội chung, hậu quả
phạm tội chung nhưng cũng có hành vi của họ chỉ có tác động nhỏ, về hình thức
hành vi của người này cũng là hành vi đồng phạm nhưng vì tác động thực tế của
nó là nhỏ nhặt, tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể nên không coi là hành vi
đồng phạm, không là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác (quy định
tại khoản 4 Điều 8 BLHS).
- về mối quan hệ nhân quả: Trong đồng phạm đòi hỏi hành vi phạm tội của
người này có vai trò hỗ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi phạm tội của người
khác, đồng thời hậu quả của tội phạm chính là kết quả chung của quá trình cùng
tham gia hoạt động phạm tội của những người đồng phạm.


10


Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả
chung, còn hành vi của người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây
ra hậu quả đó. Đối với hành vi của người tổ chức, người xúi giục bao giờ cũng phải
xảy ra trước hành vi của người thực hành. Còn người giúp sức, hành vi của người
này có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với hành vi phạm tội của người thực hành
nhưng không khi nào xảy ra sau khi hành vi người thực hành kết thúc [2, tr.220].
1.1.2.2. Mặt chủ quan của đồng phạm
- Chủ quan về lỗi: Đồng phạm đòi hỏi phải có sự cùng cố ý của những người
tham gia thực hiện tội phạm do cố ý. Dấu hiệu chủ quan này là bắt buộc và đặc
trưng của đồng phạm, nếu thiếu dấu hiệu này sẽ không có đồng phạm và lúc này nó
chỉ là hình thức nhiều người cùng phạm một tội.
Điều này được thể hiện trên hai phương diện là lý trí và ý chí.
+ v ề phương diện lý trí: mỗi người đồng phạm trong việc phạm tội đều nhận
thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu
quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, nhận thức được tính chất của tội phạm
mà họ tham gia thực hiện và hậu quả của nó. Đặc biệt, những người đồng phạm đều
phải biết được hoạt động phạm tội của nhau và mong muốn những người đồng
phạm cùng hành động với mình.
+ v ề phương diện ý chí: mặc dù nhận thức được như trên nhưng những
người đồng phạm vẫn thực hiện hành vi của mình vì mong muốn có hoạt động
phạm tội chung và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Đồng phạm chỉ đặt ra đối với trường hợp cùng phạm tội cố ý. Còn đối với
những tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý, thì người phạm tội không có ý định
phạm tội, không có sự bàn bạc thỏa thuận cùng nhau thực hiện tội phạm, không
mong muốn hoặc không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và giữa họ không có sự cùng cố
ý nên trong trường họp này không có đồng phạm xảy ra. Trường hợp này, thì mỗi

người phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về hành vi vô ý phạm tội của mình.
- Chủ quan về mục đích: riêng về dấu hiệu này thì trường hợp đồng phạm
những tội đòi hỏi có mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, thì những người đồng

11


phạm cũng phải có cùng mục đích nếu không cùng mục đích phạm tội thì sẽ không
có đồng phạm và trong trường hợp này những người tham gia sẽ chịu trách nhiệm
hình sự độc lập với nhau.
1.1.2.3. Ý nghĩa của khái niệm đồng phạm
- về mặt lý luận: Khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều
20 BLHS hiện hành cho phép chúng ta xác định được các quy phạm khác của
chế định đồng phạm, xác định được những loại người đồng phạm, các giai đoạn
thực hiện tội phạm trong đồng phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội
phạm trong đồng phạm, các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm; qua việc nghiên cứu khái niệm đồng phạm nó sẽ là cơ sở lý luận cho
việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề khác mang tính đặc thù đối với đồng
phạm như các giai đoạn thực hiện tội phạm, các hình thức đồng phạm, phạm tội
tổ chức. Với khái niệm đồng phạm cùng với cấu thành tội phạm, nó là cơ sở
pháp lý để phân biệt những hành vi đồng phạm với những hành vi liên quan đến
tội phạm nhưng không được coi là đồng phạm.
- về mặt thực tiễn: từ việc nghiên cứu khái niệm đồng phạm giúp cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận thức đúng và xác định chính xác
có hay không có đồng phạm trong vụ án để thực tiễn công tác xét xử đảm bảo
được việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự,
nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định tại Điều 3 Bộ luật hình sự
là xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và
không bỏ lọt tội phạm.
Ngoài ra, khái niệm đồng phạm còn có ý nghĩa trong việc xác định tính

chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi do đồng phạm gây ra nên khi so sánh với
các hình thức phạm tội khác như phạm tội riêng lẻ, phạm tội do nhiều người thực
hiện nhưng không phải là đồng phạm. Xác định đúng các dấu hiệu của đồng
phạm, các loại người đồng phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết
đúng đắn vụ án hình sự. Thông qua việc xác định đúng những người đồng phạm
sẽ xác định đúng những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự để tránh bỏ

12


lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và đảm bảo được công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm hiện nay.
1.1.3. Các loại người đồng phạm
Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của nước ta thì thấy trong Quốc
triều hình luật không có quy phạm định nghĩa về người đồng phạm mà chỉ có quy
định về người đồng phạm là thủ phạm, chủ mưu, kẻ đồng phạm. Sau khi Cách mạng
tháng tám thành công, các văn bản pháp luật hình sự Nhà nước ta ban hành đến
trước thời điểm Bộ luật hình sự 1985 ra đời cũng không đưa ra khái niệm về người
đồng phạm mà chỉ có quy định lúc đầu là chính phạm, tòng phạm, sau là chủ mưu,
cầm đầu, chỉ huy, người xúi giục, người tham gia, người giúp sức.
Hiện nay trên cơ sở các văn bản pháp luật hình sự được ban hành, dựa trên
khái niệm đồng phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS hiện hành đã đưa ra
được khái niệm chung về người đồng phạm đó là: “Người đồng phạm là người cổ ỷ
cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cổ ỷ với những người khác và đóng
vai trò là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức
Như vậy, từ việc phân tích khái niệm và thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp
luật hình sự có liên quan đến đồng phạm, người đồng phạm có các đặc điểm sau:
- Chỉ có những người nào cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mới có thể bị coi là đồng phạm;
- Đối với người biết tội phạm đang được chuẩn bị (hoặc đang được thực

hiện) và, mặc dù có khả năng tham gia nhưng trên thực tế đã không tham gia hoặc
tỏ thái độ đồng tình bằng cách im lặng (không thực hiện bất kỳ hành vi nào cụ thể
để giúp sức cho việc thực hiện tội phạm đó), thì nhất thiết không thể bị coi là đồng
phạm và chính vì vậy, những người này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc
không tố giác tội phạm (nếu tội không tố giác đó là tội phạm tương ứng được nhà
làm luật liệt kê trong danh mục được quy định tại Điều 314 BLHS 1999 “Tội không
tố giác tội phạm”).
Căn cứ vào tính chất sự tham gia của mỗi người vào việc thực hiện tội phạm,
Bộ luật hình sự hiện hành đã chia ra thành bốn loại người đồng phạm đó là: người

13


tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức (được quy định tại
khoản 2 Điều 20 BLHS).
1.1.3.1. Người thực hành
Lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, người thực hành đã được đề cập đến
với những tên gọi khác nhau như: thủ phạm, thủ, chánh yếu phạm. Trong các văn
bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành trước khi có Bộ luật hình sự 1985 ra đời
cũng đã có những cách gọi khác nhau như: các sắc lệnh ban hành ngay sau cách
mạng tháng tám gọi là chính phạm, đồng phạm. Đen pháp lệnh ngày 30 tháng 2
năm 1967 trừng trị các tội phản cách mạng thì gọi là bọn tham gia. Đến năm 1985
Bộ luật được ban hành, qua hai lần pháp điển hóa vào năm 1999 và năm 2009 thì
khái niệm người thực hành được quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS hiện hành như
sau “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm
Như vậy, trong lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự thì người trực
tiếp thực hiện phạm tội được hiểu dưới hai dạng như sau:
- Dạng thứ nhất của người trực tiếp thực hiện tội phạm: đó là tự mình thực
hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Đây là trường hợp trực tiếp thực
hiện tội phạm thông thường trong thực tế.

Tự mình thực hiện có thể có sử dụng công cụ, phương tiện hoặc có thể không sử
dụng công cụ, phương tiện kể cả sử dụng cơ thể người khác và súc vật như là công cụ,
phương tiện hoặc có thể không sử dụng công cụ, phương tiện.
Trong vụ phạm tội cố ý có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành
vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Ở dạng này, không đòi hỏi mỗi người phải
thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi
người chỉ thực hiện một phần hành vi đó. Nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ
phải là hành vi có đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Như vậy, trực tiếp thực hiện phạm tội là người phạm tội trực tiếp có hành vi
thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm như: trực tiếp giết người, trực tiếp
trộm cắp tài sản, trực tiếp nhận tiền hối lộ, V.V..
- Dạng thứ hai của người trực tiếp thực hiện tội phạm là những người không

14


tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm như không tự mình
tước đoạt sinh mạng người khác (đâm, bắn, chém...) hoặc không tự mình thực hiện
hành vi hủy hoại tài sản (đốt cháy, đập, phá...). Họ chỉ có hành động (cố ý) tác
động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội
phạm nhưng bản thân những người bị tác động mà đã thực hiện hành vi đó lại
khòng phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người đã tác động vì:
+ Họ là người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự theo luật định;
+ Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm;
+ Họ được loại trừ trách nhiệm hình sự do cưỡng bức tinh thần.
Do đặc điểm riêng, người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai không
thê xảy ra ở những tội đòi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện như tội hiếp dâm
(Điều 111 BLHS) hoặc tội phạm loạn luân (Điều 150 BLHS)... Ở những loại tội
này chỉ có thể có người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ nhất. Người thực

hành thường là người giữ vai trò quan trọng trong vụ án. Nhưng cũng có nhiều
trường hợp, người thực hành không phải là người đóng vai trò chính trong vụ đồng
phạm. Tuy vậy, về mặt pháp lí hành vi của người thực hành được coi là có vị trí
trung tâm vì nhiều vấn đề về định tội và quyết định hình phạt được giải quyết căn
cứ vào hành vi đó. Ví dụ: việc định tội danh, việc xác định giai đoạn, việc đánh giá
tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án về các mặt phương pháp và thủ đoạn
thực hiện tội phạm V.V..
1.1.3.2. Người tẻ chức
Trong Quốc triều hình luật, người tổ chức được gọi dưới các tên gọi: người khởi
xuớng, người đứng đầu, kẻ chủ mưu, trong đó nguyên tắc trừng trị người tổ chức được
đặt ra là “kẻ chủ mưu nặng tội nhất, còn kẻ khác đều xử giảm một bậc”. Sau khi Cách
mạng tháng tám thành công, các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta được ban
hành cho đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời thì cũng chưa có định nghĩa về
người tổ chức mà các văn bản này chỉ quy định về người tổ chức với các tên gọi chủ
mưu, cầm đầu, tổ chức, chỉ huy.

15


Sau khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời và qua hai lần pháp điển hóa thì hiện nay
khái niệm người tổ chức đã được quy định tại khoản 2 Điều 20 như sau: “Người to
chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
Như vậy, trước khi có BLHS đầu tiên - BLHS năm 1985, các khái niệm chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy thường chỉ được dùng để chỉ người tổ chức trong các vụ phạm
tội phản cách mạng (nay là các tội xâm phạm an ninh quốc gia).
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những năm qua cho thấy
hoạt động của người tổ chức trong các vụ án hình sự thường rất đa dạng. Việc
dùng những khái niệm khác nhau để chỉ người tổ chức cho xác với thực tế là
điều hoàn toàn cần thiết. Do vậy, BLHS đầu tiên và BLHS hiện hành đều đã xác
định người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

- Người chủ miru là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm
đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng
có thể không;
- Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc
soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc
điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm;
- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ
trang hoặc bán vũ trang.
Tóm lại, trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là
người có vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó.
Người thành lập là người đã đề xướng việc thiết lập nhóm đồng phạm hoặc
chỉ là người đã thực hiện việc đề xướng đó như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia
vào nhóm đồng phạm; thiết lập các mối liên hệ tổ chức giữa những người đồng
phạm với nhau V.V..
Người điều khiển của nhóm đồng phạm bao gồm:
- Những người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như
vạch phương hướng hoạt động; vạch các kế hoạch thực hiện, phân công vai trò,
nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác;

16


-

Những người chỉ giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện vụ việc

phạm tội cụ thể của nhóm đồng phạm.
Với vai trò như vậy, người tổ chức luôn luôn được coi là người có hành vi
nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm. Do vậy, chính sách hình sự của Nhà nước
được thể hiện rõ trong đoạn 2 khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự hiện hành về “nguyên

tắc xử lý ”, đó là nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy, ngoan cố chống đối,
lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố
ý gây hậu quả nghiêm trọng.
1.1.3.3. Người xúi giục
Tại Điều 21 Hoàng Việt luật lệ quy định “90 tuổi trở lên, 07 tuổi trở xuống,
dù có phạm tội chết cũng không phải chịu tội phạm nào. Có ai xúi giục thì bắt tội
người đ ó ” [22]. Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1968, Tòa án
nhân dân tổi cao đưa ra khái niệm “người xúi giục” như sau: “kẻ xúi giục là kẻ biết
có tổ chức phản cách mạng, hưởng ứng mục đích của tổ chức phản cách mạng,
không biết hoặc không biết đầy đủ về toàn bộ tổ chức phản cách mạng... ” [30; tr.8].
Tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Người xúi giục là
người kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
Xúi giục là hành vi tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, làm xuất
hiện ý thức phạm tội và thúc đẩy thực hiện ý định đó. Người xúi giục có thể là
người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện
thông qua người khác. Do vậy, có thể gọi người xúi giục là “tác giả tinh thần” của
tội phạm. Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác
thực hiện ý định phạm tội đã có. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia vào việc
thực hiện tội phạm nhưng cũng có thể không. Sự xúi giục có thể thực hiện bàng
nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh... Trong vụ án cụ
thể, việc nghiên cứu các thủ đoạn của người xúi giục là cần thiết, một mặt để xác
định là chính những biện pháp ấy đã tác động đến người bị xúi giục, đưa người này
đến chỗ phạm tội. Mặt khác cũng để thấy là người bị xúi giục, tuy có bị thúc đẩy

17


nhưng đã tự ý mình phạm tội. Như vậy, hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người
khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức,

khi hành vi xúi giục có liên quan trực tiếp và mật thiết đến toàn bộ hoạt động phạm
tội của những người đồng phạm khác. Giữa hành vi của người xúi giục và hành vi
của người bị xúi giục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và dưới góc độ triết học thì
hành vi xúi giục của người xúi giục là nguyên nhân, còn hành vi của người bị xúi
giục là kết quả.
Hành vi xúi giục phải trực tiếp. Nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc
một sổ người nhất định. Hành vi xúi giục được thực hiện bằng lỗi cố ý. Việc kêu gọi,
hô hào mà không hướng tới những người xác định thì không phải là hành vi xúi giục.
Hành vi xúi giục phải cụ thể, nghĩa là phải nhằm gây ra việc thực hiện tội
phạm nhất định. Việc truyền bá, phổ biến, gieo rắc những tư tưởng xấu cho một
người hoặc một số người và khiến những người này đi vào con đường phạm tội
cũng không phải là hành vi xúi giục trong đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành tội
độc lập khác như tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm
pháp (Điều 252 BLHS).

về mặt chủ quan, cần xác định người xúi giục có ý định rõ ràng thúc đẩy
người khác phạm tội. Những người có lời nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng
đến việc phạm tội của người khác nhưng không có ý định thúc đẩy người này phạm
tội thì cũng không phải là người xúi giục.
Hành vi xúi giục có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, phụ
thuộc vào bản chất của người xúi giục, người bị xúi giục cũng như tùy mối quan hệ
giữa họ với nhau. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tôn giáo, tín ngưỡng, sự nhẹ dạ của
người chưa thành niên để thúc đẩy họ phạm tội là những trường hợp nghiêm trọng.
Giữa hành vi của người xúi giục và hành vi của người bị xúi giục có mối
quan hệ nhân quả. Hành vi xúi giục là nguyên nhân dẫn đến tội phạm do người bị
xúi giục thực hiện, còn hành vi phạm tội của người bị xúi giục là mục đích và là kết
quả của hành vi xúi giục. Với những tội phạm luật hình sự quy định động cơ, mục
đích là bắt buộc trong cấu thành tội phạm, để thỏa mãn điều kiện của đồng phạm thì

18



×