Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác dụng bảo vệ gan của cao chiết Ethyl Acetate từ cây nghể lông dày (Polygonum tomentosum Willd.) và râu mèo (Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.) trên mô hình gan chuột bị gây độc mãn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.55 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 313-318

TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA CAO CHIẾT ETHYL ACETATE
TỪ CÂY NGHỂ LÔNG DÀY (Polygonum tomentosum Willd.) VÀ RÂU MÈO
(Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.) TRÊN MÔ HÌNH GAN CHUỘT BỊ GÂY ĐỘC
MÃN TÍNH BẰNG CARBON TETRACHLORIDE
Nguyễn Ngọc Hồng1*, Huỳnh Ngọc Thụy2
(1)

Đại học Kỹ thuật công nghệ tp Hồ Chí Minh, (*)
(2)
Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT: Cây râu mèo (Orthosiphon aristatus) là một cây thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học dân
gian Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như là một thuốc lợi tiểu. Cây nghể (Polygonum tomentosum) là
một loài cây mọc hoang dại, gặp ở nhiều nơi ở Việt Nam nhưng việc sử dụng làm thuốc ở trong nước cũng
như trên thế giới vẫn còn hạn chế. Trong báo cáo này, tác dụng bảo vệ gan của cao chiết ethyl acetat cây
nghể và râu mèo chống lại carbon tetrachlorid (CCl4) gây độc trên gan trong mô hình gây tổn thương gan
chuột mãn tính trong thời gian 8 tuần được nghiên cứu và so sánh khả năng bảo vệ gan của các cao chiết ehyl
acetat với silymarin, hợp chất có khả năng bảo vệ gan chống lại nhiều loại chất độc hiệu quả. Kết quả thử
nghiệm cho thấy ở cùng liều thử nghiệm là 16 mg/kg, cao chiết ethyl acetat cây râu mèo có khả năng làm
giảm 55% hoạt tính ALT trong huyết tương so với nhóm chứng độc, tương đương khả năng làm giảm hoạt
tính ALT của silymarin trong khi khả năng làm giảm hoạt tính ALT huyết tương của cao chiết ethyl acetat
cây Nghể là làm giảm 65% hoạt tính ALT so với nhóm chứng độc, có khả năng làm giảm hoạt tính ALT cao
hơn silymarin. Từ các kết quả thu được, có thể kết luận là cao chiết ethyl acetat của cây Nghể và Râu mèo có
tác dụng tốt trong việc bảo vệ gan chống lại CCl4 gây độc tính mãn và có nhiều triển vọng trong việc sử dụng
điều trị các bệnh về viêm gan cấp và mãn tính, phòng ngừa bệnh xơ gan.
Từ khóa: Orthosiphon aristatus, Polygonum tomentosum ALT, cao chiết ethyl acetat, CCl4, bảo vệ gan.
MỞ ĐẦU

Gan là một cơ quan quan trọng về mặt


chuyển hóa các chất của cơ thể. Một trong
những chức năng rất quan trọng của gan là tham
gia vào quá trình giải độc các chất nội sinh và
ngoại sinh. Trong các trường hợp bệnh lý hay
sự quá tải các chất độc trong gan, các tế bào gan
sẽ bị hủy hoại, dẫn đến các tổn thương trên gan,
dần dần làm các tổn thương không hồi phục như
xơ gan, làm gan mất chức năng giải độc [13].
Bệnh gan là một trong những bệnh phổ biến
trong cộng đồng. Có nhiều loại bệnh gan trong
đó thường gặp là những tổn thương gan gây ra
bệnh viêm gan dẫn đến xơ gan và ung thư gan,
cuối cùng là gây tử vong, với nguyên nhân chủ
yếu là do virút và nhiễm độc.
Carbon tetrachloride (CCl4) là một chất gây
độc cho gan đã được biết từ lâu. Chất này gây
bệnh viêm gan cấp tính và mãn tính, cũng như
gây ra bệnh ung thư gan. CCl4 được dùng phổ
biến làm chất thử nghiệm để gây tổn thương gan
trên mô hình động vật. CCl4 gây nên sự xơ hóa
gan và làm thay đổi các chỉ số sinh hóa của gan,
với các triệu chứng tương tự với viêm gan cấp

tính do virút [11, 16]. Khi tế bào bị tổn thương,
enzyme
transaminase
như
alanine
aminotransferase (ALT) tiết ra môi trường làm
cho hoạt độ ALT đo được trong môi trường

tăng. Tiến hành đo hoạt lực enzyme này để đánh
giá mức độ thương tổn của tế bào gan.
Cây râu mèo (Orthosiphon aristatus) thuộc
họ Hoa môi (Lamiaceae), là cây thuốc được sử
dụng rộng rãi trong y học dân gian Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới, được dùng như là một
thuốc lợi tiểu, điều trị viêm thận, sỏi thận, sỏi
mật, tê thấp, đau nhức, bệnh Goutte [7, 15] và
điều trị bệnh tiểu đường [14].
Cây
nghể
lông
dày
(Polygonum
tomentosum) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae),
là một loài cây cỏ nhiệt đới, mọc hoang dại ở
nhiều vùng trong nước. Trong dân gian, chồi
non của cây nghể lông dày được dùng làm rau;
ngoài ra, còn làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt,
giải độc, bổ, lọc máu và chữa ho [4]. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu sử dụng cây nghể lông dày làm
thuốc vẫn còn hạn chế.
Trong các nghiên cứu gần đây của chúng tôi
cho thấy, cao chiết ethyl ascetate từ cây râu mèo

313


Nguyen Ngoc Hong, Huynh Ngoc Thuy


và cây nghể lông dày có tác dụng chống oxy
hóa mạnh cũng như có tác dụng bảo vệ gan trên
mô hình tế bào gan chuột bị tách rời và trên mô
hình chuột bị gây độc cấp tính [9, 10]. Để đánh
giá khả năng bảo vệ gan khi gan bị gây độc mãn
tính, cũng như so sánh khả năng bảo vệ gan của
các cao chiết ethyl acetate với silymarin hướng
đến việc nghiên cứu thuốc chữa bệnh gan cho
người, chúng tôi sử dụng mô hình gan chuột bị
nhiễm độc CCl4 mãn tính trong thời gian 8 tuần.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hóa chất
CCl4 (Merck), dimethyl sulfoxide (Merck),
silymarin (Sigma) và kit thử alanine
aminotransferase (Diagnosticum). Các hóa chất
khác đạt tiêu chuẩn phân tích.
Vật liệu
Phần trên mặt đất của cây râu mèo được thu
mua tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Cây
nghể lông dày được thu hái ở Long An. Mẫu
được xác định bằng việc khảo sát đặc điểm hình
thái thực vật học dựa trên quan sát cây tươi.
Dược liệu được rửa sạch, phơi trong bóng râm
đến khô, xay nhỏ làm nguyên liệu cho quá trình
chiết thu cao.
Chuột nhắt (chủng Swiss albino) được mua
từ Viện Vaccin và Sinh phẩm Nha Trang,
được nuôi và thử tại phòng thí nghiệm Dược lý,
Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược thành phố

Hồ Chí Minh.
Phương pháp
Chuẩn bị mẫu thử: Hai loại nguyên liệu râu
mèo và nghể lông dày được chiết bằng phương
pháp ngấm kiệt với cồn 90%. Dịch chiết sau khi
ngấm kiệt được thu hồi dung môi dưới áp suất
giảm thành dịch chiết đậm đặc. Dịch chiết đậm
đặc cồn - nước này được phân tách thành các
phân đoạn bằng phương pháp chiết phân bố
lỏng - lỏng với các dung môi có độ phân cực
tăng dần là chloroform, ethyl acetate và
n-butanol để thu được các phân đoạn cao chiết
tương ứng. Phân đoạn cao chiết ethyl acetate có
hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan
chống lại chất độc trên mô hình ex vivo tốt nhất
nên cao chiết ethyl acetate này được dùng để

314

thử nghiệm hoạt tính bảo vệ gan in vivo khi gan
bị gây độc mãn tính với CCl4.
Khảo sát nồng độ CCl4 thích hợp để gây độc
gan chuột: Chuột được chia thành 6 nhóm, mỗi
nhóm có 6 con. Cho chuột nhịn ăn 18 giờ rồi
cho các nhóm chuột uống 0,2 ml dung dịch
CCl4 (pha với dầu oliu) tương ứng với các nồng
độ: 100%, 50%, 30%, 25%, 20% và 10%. Sau
khi uống CCl4, chuột được ăn uống bình thường.
Quan sát và theo dõi ghi nhận hành vi, biểu hiện
và sự sống chết của chuột trong các nhóm ngay

sau khi gây độc và sau 24 giờ.
Thử nghiệm tác dụng bảo vệ gan của cao
chiết râu mèo và nghể lông dày trên mô hình
gan chuột bị nhiễm độc CCl4 mãn tính: Được
thực hiện theo phương pháp của Rana và
Avadhoot (1992) [12], nhưng có một số sự thay
đổi, chuột đực có trọng lượng từ 20-25 g được
chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 8 con chuột.
Nhóm 1 là nhóm chứng trắng dùng để làm
chuẩn so sánh, nhóm này được cho uống 0,2 ml
dầu oliu, sau 1 giờ, chuột được uống thêm 0,4
ml nước có 1% DMSO (tỉ lệ DMSO phụ thuộc
vào tỉ lệ DMSO được dùng để hòa tan cao
chiết); nhóm 2 là nhóm chứng độc được uống
0,2 ml CCl4 pha trong dầu oliu (ở nồng độ thích
hợp), sau 1 giờ chuột được uống thêm 0,4 ml
nước có 1% DMSO; nhóm 3 là nhóm thử được
uống 0,2 ml CCl4 trong dầu oliu, sau 1 giờ
chuột được uống 0,4 ml dung dịch cao chiết
ethyl acetate của nghể lông dày trong 1%
DMSO với liều 16 mg/kg; nhóm 4 là nhóm thử
được uống 0,2 ml CCl4 trong dầu oliu, sau 1 giờ
chuột được uống 0,4 ml dung dịch cao chiết
ethyl acetate của râu mèo trong 1% DMSO với
liều 16 mg/kg; và nhóm 5 là nhóm chứng thuốc
được uống 0,2 ml CCl4 trong dầu oliu và chuột
được uống 0,4 ml silymarin (16 mg/kg) trong
1% DMSO sau 1 giờ. Quá trình thử nghiệm trên
các nhóm chuột được thực hiện 2 ngày/tuần
trong thời gian 8 tuần.

Ngoài thời gian uống CCl4 và thuốc thử (cao
chiết của 2 cây và silymarin), các con chuột
được ăn uống bình thường. 24 giờ sau khi uống
liều CCl4 cuối cùng (sau 8 tuần), lấy máu ở đuôi
chuột của để đo hoạt tính enzyme ALT.
Thử nghiệm độc tính cấp diễn: Thử nghiệm


TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 313-318

xác định độc tính cấp diễn theo phương pháp Bộ
Y tế Việt Nam ban hành [1, 6]. Cao chiết ethyl
actetate của từng cây được pha ở nồng độ cao
nhất có thể pha loãng nhằm khảo sát độc tính
cấp. Chuột được chia thành 2 nhóm tương tự
nhau, mỗi con ở cùng nhóm sẽ nhận cùng một
liều khảo sát. Sự đánh giá dựa vào phản ứng
sống hay chết của chuột trong mỗi nhóm. Sau
khi cho chuột uống thuốc với liều duy nhất
trong ngày, quan sát hành vi, thể trạng của
chuột sau 24, 36 và 48 giờ. Ghi nhận giờ xuất
hiện các triệu chứng bất thường. Nếu có chuột
chết thì xét nghiệm đại thể chủ yếu gan, thận,
tim, phổi.
Đánh giá kết quả: Đo hoạt tính của enzyme
ALT theo phương pháp đo của nhà sản xuất
(Diagnosticum).
Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu trong
các thử nghiệm được tính dựa trên trung bình


các lần lặp lại, được xử lý bằng phần mềm
Statgraphics Plus V.3.0. Giá trị thể hiện là số
trung bình và độ lệch chuẩn. So sánh sự khác
biệt giữa các nghiệm thức bằng chương trình
ANOVA.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khảo sát nồng độ CCl4 thích hợp để gây độc
gan chuột
Để khảo sát nồng độ CCl4 thích hợp để gây
độc trên gan cho mô hình in vivo, chuột được chia
thành 6 nhóm (mỗi nhóm 6 con) ứng với các nồng
độ CCl4 (pha với dầu oliu) như sau: 100%, 50%,
30%, 25%, 20% và 10%. Sau khi cho các nhóm
chuột uống CCl4 (V = 0,2 ml) với các nồng độ
khác nhau như trên, tương ứng với các liều
dùng được trình bày trong bảng 1, 24 giờ sau
khi gây độc cho chuột, kết quả ghi nhận được
chỉ ra trong bảng 1.

Bảng 1. Kết quả gây độc của CCl4 trên các nhóm chuột thử nghiệm sau 24h
Nhóm chuột uống CCl4
Với các nồng độ (%)
100
50
30
25
20
10


Nhóm chuột uống CCl4
với các liều (ml/kg)
10
5
3
2,5
2
1

Kết quả trên cho thấy, ở liều 10 ml/kg, 5
ml/kg và 3 ml/kg, không đạt yêu cầu về tỷ lệ
sống của chuột, còn ở liều 2 ml/kg (164 ± 18
U/L) và 1 ml/kg (119 ± 20 U/L), tỷ lệ sống tốt
nhưng độc tính thể hiện không mạnh. Riêng lô
bị gây độc bởi CCl4 25% tương ứng với liều 2,5
ml/kg (207 ± 12 U/L) thì vừa đạt yêu cầu về tỷ
lệ sống vừa thể hiện rõ độc tính như: ngay sau
khi gây độc, chuột có biểu hiện mắt lờ đờ, mệt
lả, thở dốc; 24 giờ sau khi gây độc, không có
con nào chết.

Tỉ lệ sống (%)
0
33
67
100
100
100

có thể pha loãng, tương ứng với liều 500 mg/kg

thể trọng chuột nhằm khảo sát độc tính cấp của
chất thử nghiệm. Chuột được chia thành 2 nhóm
và được uống cao chiết ethyl acetate từ cây nghể
lông dày và râu mèo. Quan sát hành vi của chuột
ngay sau khi uống các cao chiết với liều 500
mg/kg cho thấy, chuột hơi lờ đờ nhưng dễ dàng
lấy lại sự linh hoạt, 48 giờ sau khi được uống các
cao chiết, chuột hoàn toàn khỏe mạnh, di chuyển
tốt và linh hoạt, không có dấu hiệu tổn thương.

Vì vậy, thử nghiệm in vivo gây độc gan
bằng CCl4 mãn tính sử dụng chứng độc có nồng
độ CCl4 là 25%.

Như vậy, qua thử nghiệm độc cấp tính của
cao chiết ethyl acetate từ cây nghể lông dày và
râu mèo cho thấy, các cao chiết an toàn cho
chuột, không thể hiện độc tính ở liều thử nghiệm.

Khảo sát độc tính của cao chiết cây nghể lông
dày và râu mèo
Các cao chiết được pha ở nồng độ cao nhất

Thử nghiệm tác dụng bảo vệ gan của cao chiết
ethyl acetate râu mèo và nghể lông dày trên mô
hình gan chuột bị nhiễm độc CCl4 mãn tính

315



Nguyen Ngoc Hong, Huynh Ngoc Thuy

Nhóm độc sau khi bị gây độc mãn tính trong
8 tuần cho kết quả hoạt tính enzyme gan tăng
66,9% so với nhóm chứng trắng. Kết quả thử
nghiệm cho thấy, cao chiết ethyl acetate từ cây
râu mèo có khả năng làm giảm 55% nồng độ
ALT so với nhóm chứng độc, cao chiết ethyl
acetate từ cây nghể lông dày có khả năng làm
giảm 65% nồng độ ALT so với nhóm chứng độc.
Hiệu quả bảo vệ gan của các cao chiết ethyl

acetate từ cây nghể lông dày và râu mèo được
so sánh với silymarin, silymarin là một hỗn hợp
gồm các flavonolignan được tách từ cây cúc gai
(Silybum marianum), được sử dụng làm thuốc
bảo vệ gan (phối hợp điều trị bệnh nhân bị viêm
gan mãn tính và bệnh xơ gan), có tác dụng
chống lại nhiều loại chất độc có hại cho gan,
trong đó có CCl4 [2, 8].

300

Hoạt tính ALT (U/l)

250
200
150
100
50

0
Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Hình 1. Tác động của các cao chiết ethyl acetate từ cây nghể lông dày và râu mèo và chất chuẩn
silymarin lên hoạt tính ALT huyết tương của chuột bị gây ngộ độc mãn tính bằng CCl4
Nhóm chứng trắng, chuột được uống dầu oliu (nhóm 1): 31,9 ± 9,1 a U/l; nhóm chứng độc, chuột bị xử lý độc
mãn tính với CCl4 (nhóm 2): 213,4 ± 28,2 a U/l; nhóm thử cao chiết cây nghể lông dày, chuột bị xử lý độc với
CCl4 sau đó được uống cao chiết ethyl acetate của cây nghể lông dày (nhóm 3): 74,8 ± 17,7 a U/l; nhóm thử
cao chiết cây râu mèo, chuột bị xử lý độc với CCl4 sau đó được uống cao chiết ethyl acetate của cây râu mèo
(nhóm 4): 92,4 ± 7,2 a U/l; nhóm chứng thuốc silymarin, chuột bị xử lý độc với CCl4 sau đó được uống chất
chuẩn silymarin (nhóm 5): 95,7 ± 25,8 a U/l. Kết quả trắc nghiệm phân hạng ở mức ý nghĩa 0,01. Các kết quả
có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Hoạt tính làm giảm enzyme ALT trong
huyết tương của cao chiết ethyl acetate râu mèo
tương đương với silymarin (silymarin làm giảm
nồng độ ALT so với nhóm chứng độc là 55%),
trong khi hoạt tính làm giảm ALT của cao chiết
ethyl acetate cây nghể lông dày tốt hơn
silymarin khi sử dụng cùng liều là 16 mg/kg.
Liều dùng 16 mg/kg được sử dụng trong nghiên
cứu này là do việc nghiên cứu hoạt tính bảo vệ

gan trong mô hình gây độc cấp tính trên gan
chuột cho kết quả là các cao chiết có tác dụng
tốt hơn cả khi dùng liều thử nghiệm là 16 mg/kg
[9, 10]. Kết quả hình ảnh tổng thể của gan trong
các nhóm chuột sau thời gian thử nghiệm 8 tuần
(dùng CCl4 gây độc và được chữa trị bằng việc
dùng cao chiết ethyl acetate và silymarin) được
trình bày trong hình 2. Hình 2 cho thấy, các

316

nhóm chuột được dùng cao chiết ethyl acetate
của cây nghể lông dày và cây râu mèo (nhóm 3
và nhóm 4) và nhóm chuột dùng silymarin
(nhóm 5) có màng phía ngoài bóng, không có lỗ
nhỏ hay nổi sần, mô gan với các tế bào gan nhỏ,
trơn láng và có màu đỏ đậm gần giống với hình
thái mô gan của nhóm chứng trắng (nhóm 1),
trong khi gan của nhóm chứng độc (nhóm 2) có
màu sắc gan đỏ nâu có màng phía ngoài khô,
mô gan hơi nổi sần và có một số những đốm
trắng dạng sợi là dấu hiệu của mô hóa xơ.
Kết quả đo hoạt tính enzyme ALT trong
huyết tương chuột và hình ảnh tổng thể của gan
trong nhóm 3 và nhóm 4 cho thấy, cao chiết
ethyl acetate từ cây nghể lông dày và râu mèo
có tác dụng bảo vệ gan chống lại chất độc khá
tốt. Hiệu quả bảo vệ gan của các cao chiết là do



TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 313-318

các cao chiết ethyl acetate có tác dụng loại các
gốc tự do được sinh ra bởi CCl4 nên có kết quả
làm giảm tác dụng độc của CCl4 in vivo. Hoạt
tính bảo vệ gan của cao chiết cây nghể lông dày
tốt hơn so với silymarin ở điều kiện thực
nghiệm trên chuột với liều dùng là 16 mg/kg (vì
có tác dụng làm giảm hoạt tính enzyme ALT cao

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

hơn silymarin). Hoạt tính bảo vệ gan của
silymarin thấp hơn so với cao chiết cây nghể
lông dày có thể là do liều dùng silymarin trên
chuột chưa hợp lý cho việc chữa trị tổn thương
trên gan chuột (có thể là liều 16 mg/kg là cao
hơn liều tối ưu để chữa tổn thương trên gan).

Nhóm 4

Nhóm 5

Hình 2. Hình ảnh tổng thể của gan chuột trong các nhóm thử nghiệm sau thời gian 8 tuần
(hình chụp gan nằm trên cơ thể chuột khi mổ ổ bụng chuột)
KẾT LUẬN


Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 317.

Như vậy, trong mô hình gây độc gan mãn
tính bằng CCl4 trên cơ thể chuột, các cao chiết
ethyl acetate từ cây nghể lông dày và râu mèo
có hiệu quả bảo vệ gan chống lại chất độc CCl4.
Kết quả này đã mở ra một hướng mới cho việc
nghiên cứu tác dụng chống viêm gan mãn tính
và ức chế xơ gan của cây cây nghể lông dày và
cây râu mèo, từ đó ứng dụng vào việc bào chế
thuốc chữa bệnh cho con người.

5. Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, 2005. Danh lục các
loài thực vật Việt Nam, tập III. Nxb. Nông
nghiệp, Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

8. Flora Kenneth, M. D., Hahn. Martin, Rosen
Hugo, M. D., Benner Kent M. D., 1998.
Milk Thistle (Silybum marianum) for the
Therapy of Liver Disease. The American
Journal of Gastroenterology, 93(2): 139-143.

1. Bộ Y tế, 1996. Hướng dẫn nghiên cứu, đánh
giá tính an toàn và hiệu lực thuốc Y học cổ
truyền, Hà Nội.
2. Corrigan D., Duke J. A., Wright J., 2000.

Principles and Practice of Phytotherapy,
Churchill Livingstone.
3. Dianzani M. U., Muzia G., Biocca M. E.,
Canuto R. A., 1991. Lipid peroxidation in
fatty liver induced by caffeine in rats.
International journal of tissue reactions, 13:
79-85.
4. Đại học quốc gia Hà Nội, Trung tâm Khoa
học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, 2003.
Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II.

6. Đỗ Trung Đàm, 2003. Phương pháp nghiên
cứu độc tính cấp của thuốc. Nxb. Y học.
7. Englert J. and Harnischfeger G., 1992.
Diuretic action of aqueous Orthosiphon
extract in rats. Planta Medica, 58: 237-238.

9. Tran Hung, Nguyen Ngoc Hong, Huynh
Ngọc Thuy, Ho Huynh Thuy Duong, 2010.
Antioxidant and hepatoprotective effects of
Polygonum tomemtosum on damage liver
mice induced by carbon tetrachloride.
Tạp chí Dược liệu, 2: 99-105.
10. Tran Hung, Nguyen Ngoc Hong, Huynh
Ngọc Thuy, Ho Huynh Thuy Duong, 2010.
Antioxidant and hepatoprotective effects of
Orthosiphon aristatus on damage liver mice
induced by carbon tetrachloride, Tạp chí

317



Nguyen Ngoc Hong, Huynh Ngoc Thuy

Dược liệu, 3: 157-163.
11. Kumar V., Cotran R. S., Robbins S. L.,
1992. Cell injury and adaptation; 5th ed.
Bangalore. India: Prime Books Publ, 3-24.
12. Rana A. C. and Avadhoot Y., 1992.,
Experimental evaluation of hepatoprotective
activity of Gymnema sylvestre and Curcuma
zedoaria. Fitoterapia, 63: 60-63.
13. Shahani
S.,
1999.
Evaluation
of
hepatoprotective efficacy of APCL-A
polyherbal formulation in vivo in rats.
Indian Drugs, 36: 628-631.
14. Sriplang K., Adisakwattana S., Rungsipipat
A., Yibchok-Anun S., 2007. Effects of

Orthosiphon stamineus aqueous extract on
plasma glucose concentration and lipid
profile in normal and streptozotocin-induced
diabetic rats. Journal Ethnopharmacology,
109(3): 510-514.
15. Viện Dược liệu, 2004. Cây thuốc và động
vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2. Nxb. Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Vogels B. A., Karlsen O. T., Mass M. A.,
Boveé W. M., Chamuleau R. A., 1997. Lornithine vs. L-ornithine-L-aspartate as a
treatment for hyperammonemia-induced
encephalopathy in rats. Journal of
Hepatology, 26(1): 174-178.

HEPATOPROTECTIVE EFFECTS OF ETHYL ACETATE EXTRACTS
OF Polygonum tomentosum Willd. AND Orthosiphon aristatus (Blume.) Miq.
AGAINST CARBON TETRACHLORIDE INDUCED CHRONIC TOXICITY
Nguyen Ngoc Hong1, Huynh Ngoc Thuy2
(1)

(2)

Ho Chi Minh city University of Technology
University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh city

SUMMARY
Orthosiphon aristatus Blume. is a medicinal herb useful as a diuretic agent, used popularly in Vietnam
and in the world. Polygonum tomentosum Willd. is a perennial herb growing in marshy areas, along ditches
and field margins in Vietnam, but the efficacy of this herb in treatment of diseases remains unknown. The
purpose of the present study was to examine the ethyl acetate extracts of O. aristatus and P. tomentosum
against chronic carbon tetrachloride (CCl4) induced liver damage for 8 weeks. The hepatoprotective effects of
these extracts were found comparable to that of silymarin, a hepatoprotective agent against hepatotoxicity of
various chemicals. At the dose of 16 mg/kg, ethyl acetate extract of O. aristatus showed protective effect
against CCl4 damage on liver with ALT activity was decreased 55% compared to toxic group, which was
equivalently compared with silymarin at the same dose. Ethyl acetate extract of P. tomentosum reduced 65%
ALT activity in serum of chronic CCl4 induced hepatotocity in mice, this result revealed that ethyl acetate
extract of Polygonum tomentosum had a better hepatoprotective activity than silymarin at the dose of 16

mg/kg. The results of the present study indicate that P. tomentosum and O. aristatus are potential sources of
natural hepatoprotection
Keywords: Orthosiphon aristatus, Polygonum tomentosum, ALT, CCl4, hepatoprotective effect, ethyl
acetat extract.

Ngày nhận bài: 21-6-2012

318



×