Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sĩ kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH 7 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 7 –
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Hải

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TÓM TẮT
Từ trước đến nay, nợ xấu là vấn đề tồn đọng của nhiều ngân hàng vì hoạt
động tín dụng luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Với các khoản nợ xấu phát sinh
khiến cho ngân hàng phải bỏ ra chi phí để trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận,
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hậu quả của nợ xấu
vô cùng nan giải, chúng tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động
của các Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như khách hàng nói riêng. Vì vậy,
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 – TP. Hồ Chi
Minh (Vietinbank CN7) luôn coi việc xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, luôn đưa ra những biện
pháp quyết liệt, tích cực để thu hồi nợ xấu cho ngân hàng, nâng cao lợi nhuận, uy
tín của Vietinbank CN7 cũng như của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam (Vietinbank) trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa để phát triển và
hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Do đó, luận văn này được thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao
hiệu quả xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7. Bằng việc sử dụng phương pháp thống
kê, mô tả, so sánh, tác giả tiến hành nghiên cứu về quy trình xử lý nợ xấu, các biện
pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng tại Vietinbank CN7 và đánh giá thực trạng xử lý
nợ xấu tại Ngân hàng giai đoạn 2014 – 2018, từ đó nhận định những tồn tại yếu
kém và đề ra giải pháp khắc phục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Vietinbank CN7 đã
nỗ lực thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu với nhiều phương án khách nhau. Tuy
nhiên, công tác xử lý nợ xấu của Vietinbank CN7 vẫn còn khá nhiều hạn chế, xuất
phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía bản thân Ngân hàng và
khách hàng. Vì vậy, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử
lý nợ xấu tại Vietinbank CN7 cũng như tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công

thương Việt Nam và một số kiến nghị đối với Chính phủ, Cơ quan hữu quan để tạo
thuận lợi cho Ngân hàng trong quá trình triển khai các giải pháp này. Tóm lại, luận
văn có những đóng góp về mặt thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
tại Vietinbank CN7 và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện. Những thông tin và
nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế, các số liệu và tài liệu
được trích dẫn có nguồn gốc đáng tin cậy.
Luận văn này được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn
của bản thân và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn Minh Hải.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tường Vi


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
kiến thức khoa học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để thực
hiện luận văn này và áp dụng vào thực tiễn công việc. Đặc biệt, tôi chân thành tri ân
vai trò định hướng khoa học của TS. Nguyễn Minh Hải, giúp tôi hình thành ý tưởng
nghiên cứu và dìu dắt tôi từng giai đoạn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn về đề tài “Giải pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 – Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh/chị Lãnh đạo phòng và
đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh
7 – Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác, đồng thời hỗ
trợ, tư vấn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè luôn động
viên, chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tôi để hoàn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, đồng
nghiệp và các bạn học viên.
Tôi chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH/ BIỂU ĐỒ/ LƯU ĐỒ ............................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..............................................................................11
1.1.

Tổng quan về nợ xấu ......................................................................................11

1.1.1. Các quan điểm về về nợ xấu .......................................................................... 11
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ....................................................................... 14
1.2.

Các tác động của nợ xấu.................................................................................16

1.3.

Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ................................18

1.3.1. Nhóm biện pháp đề xuất lộ trình để khách hàng để rút giảm dư nợ .............. 18

1.3.2. Nhóm biện pháp thanh lý nợ .......................................................................... 19
1.3.3. Biện pháp xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng .................................................. 21
1.3.4. Các biện pháp xử lý khác ............................................................................... 22
1.4.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm

cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ......................................................23
1.4.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số ngân hàng tiêu biểu trên thế giới ...... 24
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank trong xử lý nợ xấu .............................. 29
Kết luận chương 1 .....................................................................................................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH 7 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................33


2.1.

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi Nhánh 7 –

Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam ........................................................................................................................ 33
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank CN7 ................................... 35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank CN7 .............................................................. 36
2.1.4. Kết quả hoạt động của Vietinbank CN7 giai đoạn 2014-2018 ...................... 37
2.2.

Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương


Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014-2018 .......................44
2.2.1. Quy trình xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7 ................................................... 44
2.2.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng tại Vietinbank CN7 ................ 47
2.2.3. Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh ......................................... 50
Kết luận chương 2 .....................................................................................................61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH 7 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................62
3.1.

Định hướng trong hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu của

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020 ............................................................................................62
3.1.1. Về hoạt động kinh doanh ............................................................................... 62
3.1.2. Về quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu................................................................... 64
3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ

phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh .......................65
3.2.1. Nâng cao năng lực xử lý nợ và giáo dục đạo đức nghề nghiệp ..................... 65


3.2.2. Kiểm soát, nâng cao chất lượng tài sản .......................................................... 66
3.2.3. Nhận diện sớm nợ xấu .................................................................................... 66
3.2.4. Xây dựng thông tin đầy đủ và công khai về các khoản nợ xấu...................... 66
3.2.5. Về việc xử lý nợ xấu và kiểm soát, hạn chế nợ xấu phát sinh ....................... 67
3.3.


Kiến nghị nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ

phần Công thương Việt Nam ....................................................................................68
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện quy trình, quy chế triển khai pháp luật về xử lý nợ xấu. 68
3.3.2. Kiến nghị về công nghệ và cơ cấu tổ chức .................................................... 68
3.3.3. Nâng cao hiệu quả công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc
NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank AMC) ............................................ 68
3.4.

Kiến nghị nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu với Chính phủ và các cơ quan hữu

quan ........................................................................................................................70
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thể chế tài chính và
xử lý nợ xấu ............................................................................................................... 70
3.4.2. Hoàn thiện quy định xử lý tài sản đảm bảo .................................................... 70
3.4.3. Xây dựng được một hệ thống thông tin quốc gia công khai .......................... 71
3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trường mua bán nợ ................................. 72
3.4.5. Hoàn thiện pháp luật cho vay ......................................................................... 72
Kết luận chương 3 ...................................................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................77
PHỤ LỤC .................................................................................................................82


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


Từ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh
Current Account
Savings Account

Giải nghĩa tiếng Việt
Không kỳ hạn

1

CASA

2

CB

Cán bộ

3

CBTD

Cán bộ tín dụng

4

CIC

5


CVĐ

Có vấn đề

6

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

7

DPRR

Dự phòng rủi ro

8

FDI

Foreign Direct
Investment

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

9

GDP


Gross Domestic
Product

Tổng sản phẩm quốc nội

10

GHTD

Giới hạn tín dụng

11

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

12

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

13

HĐXLTD

Hội đồng xử lý tín dụng

14


KH

Khách hàng

15

KHBL

Khách hàng bán lẻ

16

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

17

LĐP

Lãnh đạo phòng

18

NCVĐ

Nợ có vấn đề

19


NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

20

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

21

NHTMCP

Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần

22

NIM

23

PLN

Phân loại nợ

24


QLKN

Quản lý khoản nợ

Credit Information
Center

Net Interest Margin

Trung tâm thông tin tín dụng

Biên lãi ròng


ii

Small and Medium
Enterprise

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

25

SME

26

SPDV

Sản phẩm dịch vụ


27

TCHC

Tổ chức hành chính

28

TCTD

Tổ Chức Tín Dụng

29

TH

Tổng hợp

30

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

31

TSBĐ

Tài sản bảo đảm


32

TTQT

Thanh toán quốc tế

33

TTTM

Tài trợ thương mại
Vietnam Asset
Management
Company

Công ty TNHH MTV Quản lý
tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam

34

VAMC

35

Vietnam Joint Stock
Ngân hàng Thương mại cổ phần
VIETINBANK Commercial Bank For
Công Thương Việt Nam

Industry And Trade

36

VIETINBANK
AMC

Công ty quản lý nợ và khai thác
tài sản trực thuộc Ngân hàng
Thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam

37

VIETINBANK
CN7

Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam Chi
nhánh 7 – Thành phố Hồ Chí
Minh

38

WTO

39

XLKN


Xử lý khoản nợ

40

XLRR

Xử lý rủi ro

World Trade
Organization

Tổ chức thương mại thế giới


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại VietinBank CN7 giai đoạn 2014 – 2018
...................................................................................................................................38
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại VietinBank CN7 giai đoạn 2014 – 2018 ....................40
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại VietinBank CN7 ........................................41
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo khách hàng tại VietinBank CN7...................42
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank CN 7 ...............................43
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ được áp dụng biện pháp đề xuất lộ trình để khách hàng
rút giảm dư nợ giai đoạn 2014-2018 .........................................................................47
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ được áp dụng biện pháp thanh lý nợ xấu của Vietinbank
CN7 giai đoạn 2014-2018 .........................................................................................48
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng của Vietinbank CN7
giai đoạn 2014-2018 ..................................................................................................50
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ của Vietinbank CN7 theo giai đoạn 2014-2018 ............51

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu nợ xấu của Vietinbank CN7 năm 2014-2018 .....................52


iv

DANH MỤC HÌNH/ BIỂU ĐỒ/ LƯU ĐỒ
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức VietinBank CN7................................................................36
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay ......................................................................................40
Lưu đồ 01: Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề tại Vietinbank Chi nhánh 7....46


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng được ví như huyết mạch của nền kinh tế đối với các

nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những năm qua, các NHTM Việt Nam
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn cho nền
kinh tế, thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần kiềm chế và ổn định
lạm phát,….Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đó, hoạt động của hệ thống
NHTM Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt,
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho nền kinh tế
nước ta đã chịu không ít những hậu quả nghiêm trọng: hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng
băng, thị trường chứng khoán suy yếu…. kéo theo hoạt động kinh doanh của các
NHTM phải đối mặt với tình hình nợ xấu tăng cao trở thành gánh nặng của các
NHTM, nhất là khi hiện nay chúng ta đang là thành viên chính thức của WTO thì

vấn đề này làm giảm khả năng cạnh tranh với các NHTM nước ngoài và đặt ra
nhiều thách thức cho NHTM Việt Nam, cũng như ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của đất nước.
Trong giai đoạn 2014 - 2018, hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN7
cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vì các khoản nợ xấu phát sinh
với nhiều nguyên khác nhau, đã khiến cho Chi nhánh phải bỏ chi phí rất lớn để trích
lập dự phòng nên làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn, giảm
khả năng thanh toán và rủi ro dòng tiền tăng cao. Trước tình hình đó, Vietinbank
CN7 đã khẩn trương, nỗ lực thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu với nhiều
phương án như: đề xuất lộ trình rút giảm dư nợ cho khách hàng, thanh lý nợ hoặc
xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng…. Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu tại
Vietinbank CN7 vẫn còn tồn tại một số hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình mua
và thu hồi nợ, nổi bật là những vấn đề chính sau:


2

-

Vietinbank CN7 không thể chủ động xử lý tài sản đảm bảo và Việt Nam
chưa có thị trường mua bán nợ đúng nghĩa. Hiện tại hành lang pháp lý để vận
hành thị trường mua bán nợ còn nhiều hạn chế như chủ thể tham gia thị
trường bị giới hạn; quyền và trách nhiệm của người mua, bán nợ chưa được
quy định rõ ràng; việc thu giữ và phát mại tài sản đảm bảo còn tồn tại nhiều
vướng mắc pháp lý …. Bên cạnh đó sự tăng trưởng kinh tế lại không ổn định
và thị trường bất động sản phục hồi chậm, nhiệm vụ xử lý nợ xấu càng trở
nên khó khăn hơn.

-


Nguồn nhân lực và tài chính xử lý nợ của Vietinbank CN7 còn hạn chế so
với lượng nợ xấu cần xử lý. Tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu đa dạng,
phân tán nhiều nơi, gây khó khăn cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

-

Sự phối hợp giữa Công ty quản lý tài sản VAMC và Vietinbank CN7 chưa
hiệu quả khiến cho tốc độ xử lý nợ còn chậm.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp xử lý nợ xấu

của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 – Thành
phố Hồ Chí Minh” để phân tích và đưa ra những biện pháp xử lý nợ xấu cho
Vietinbank CN7 trong bối cảnh hiện nay.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả

xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng và cải thiện lợi
nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn
hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Phân tích tình hình nợ xấu và thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại Vietinbank
CN7, xác định những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công
tác xử lý nợ xấu, từ đó tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ
xấu tại Vietinbank CN7.


3


-

Tìm hiểu định hướng trong công tác quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu của
NHTMCP Công thương Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị
để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7.

3.

Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra cho công tác xử lý nợ, tác giải cũng có một

số câu hỏi đặt ra như sau:
-

Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank CN7 TP.HCM như thế nào?
Những biện pháp xử lý nợ xấu nào đang được áp dụng? Và những hạn chế
nào trong công tác xử lý nợ xấu tạiVietinbank CN7 hiện nay?

-

Định hướng trong công tác công tác quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu của
NHTMCP Công thương Việt Nam là gì?

-

Những giải pháp nào phù hợp với Vietinbank CN7 trong công tác xử lý nợ
xấu?
Những câu hỏi này sẽ được tác giả phân tích và giải thích rõ ở từng chương


của bài nghiên cứu.
4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

(i)

Đối tượng nghiên cứu
Nợ xấu, công tác xử lý nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu.

(ii)

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: luận văn nghiên cứu hiệu quả công tác xử lý nợ xấu

tại Vietinbank CN7.
Phạm vi về thời gian: luận văn nghiên cứu công tác xử lý nợ xấu tại
Vietinbank CN7 trong 5 năm từ năm 2014 – 2018 và định hướng đến năm 2020. Vì
trong giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho
VAMC và nợ XLRR) tại Vietinbank CN7 ở mức rất cao, vượt qua 3% - ngưỡng an
toàn do NHNN và các tổ chức quốc tế đặt ra.
(iii)

Về nguồn dữ liệu được thu thập trong đề tài


4

Số liệu nghiên cứu của luận văn được tham khảo từ báo hoạt động kinh
doanh của Vietinbank CN7, của NHNN và các Bộ Ngành liên quan; Các dữ liệu

liên quan khác tham khảo từ Tổng cục thống kê …. cùng với một số nguồn dữ liệu,
trang website chính thức của các NHTM Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như: phương pháp

tổng hợp, phương pháp thống kê, mô tả và phương pháp so sánh số liệu, cụ thể từng
phương pháp được sử dụng ở các chương như sau:
(i)

Phương pháp tổng hợp
Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các lý thuyết về nợ xấu, các tác động của nợ

xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu của các NHTM và kinh nghiệm xử lý nợ xấu của
các nước trên thế giới để hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài. Những lý thuyết
được tổng hợp trên cơ sở kế thừa lý luận từ các nghiên cứu khoa học đã thực hiện,
trả lời các câu hỏi: “Nợ xấu tác động như thế nào? Các biện pháp xử lý nợ xấu của
các NHTM là gì? Từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới và
Vietibank CN7 rút ra được những bài học nào?”. Phương pháp tổng hợp chủ yếu
được sử dụng trong chương 1 của luận văn.
(ii)

Phương pháp thống kê, mô tả
Thu thập các số liệu về về kết quả kinh doanh, hoạt động huy động vốn, hoạt

động tín dụng, chất lượng tín dụng, nợ quá hạn và nợ xấu của Vietinbank CN7. Các
số liệu được thống kê theo phương pháp thống kê toán học. Đối với số liệu về dư nợ
tín dụng được phân loại theo theo loại hình kinh tế, theo kỳ hạn và theo nhóm nợ.
Số liệu được thu thập từ báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của

Vietinbank CN7, sau đó được phân loại và thống kê thành các bảng số liệu, biểu đồ
để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Các số liệu thống kê giúp tác giả có cái nhìn
tổng quan hơn về quy mô, cơ cấu và thực trạng nợ xấu tại Vietinbank CN7 giai


5

đoạn 2014 – 2018. Từ đó, tác giả phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu đã được áp
dụng tại Chi nhánh.
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu chương 2 của luận
văn. Nó sẽ giúp giải quyết được câu hỏi thứ nhất của luận văn.
(iii)

Phương pháp so sánh
Dựa trên các số liệu dư nợ xấu đã được thống kê từ báo cáo hoạt động kinh

doanh hàng năm, tác giả có thể so sánh tình hình dư nợ xấu đã xử lý qua các năm
như thế nào, để từ đó đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại trong công tác xử
lý nợ xấu và tìm kiếm nguyên nhân của những hạn chế này để đề xuất giải pháp
khắc phục hiệu quả, khả thi.
Phương pháp này được cũng sử dụng trong chương 2 của luận văn. Như vậy,
phương pháp này sẽ giúp trả lời câu hỏi: “Những hạn chế nào trong công tác xử lý
nợ xấu tại Vietinbank CN7 hiện nay?”.
6.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Nợ xấu từ lâu được ví von như “cục máu đông” trong nền kinh tế, làm tắt

nghẽn lưu thông tiền tệ trong hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu
quả hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Do đó,

đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước bàn luận về
vấn đề này. Luận văn sẽ trích dẫn một vài nghiên cứu tiêu biểu như sau:
(i)

Các nghiên cứu trong nước
Hoàng Thị Duyên (2016) đã có bài viết “Bàn về hiệu quả xử lý nợ xấu Ngân

hàng” được đăng trên Tạp chí Tài chính (tháng 8/2016) nhằm đánh giá thực trạng
nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2016, từ đó đề xuất một số kiến
nghị để kiểm soát hiệu quả đà tăng trưởng nợ xấu, hạn chế những tác động tiêu cực
đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bài viết chủ yếu được
nghiên cứu theo hướng định tính, sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp
so sánh để mô tả về thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thời kỳ đó, đồng thời


6

dùng phương pháp quy nạp chứng minh nhận định hiệu quả xử lý nợ xấu hiện tại
chưa cao. Cuối cùng, tác giả đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý nợ
xấu như sau: (i) cần coi xử lý nợ xấu là trách nhiệm và nhiệm vụ chung của toàn xã
hội; (ii) Chính phủ định hướng thời gian tới tiếp tục tái cơ cấu các TCTD gắn liền
với xử lý nợ xấu, nhất là các NHTM yếu kém; (iii) cần tạo điều kiện phát triển thị
trường mua bán nợ chuyên nghiệp, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài. Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu của người viết khá phù hợp, tuy nhiên
vẫn chưa thực sự thuyết phục vì chưa đưa ra được tiêu chí để đánh giá hiệu quả xử
lý nợ xấu, đồng thời giải pháp kiến nghị chưa thực sự cụ thể để thực hiện.
Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về xử lý nợ xấu của Ngân hàng
thương mại từ thực tiễn của Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)” của Cao Thị Thúy (2015) cũng nghiên cứu về vấn đề này. Đề tài
tập trung nghiên cứu những luận cứ lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ một số vấn

đề về nợ xấu và phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu của các NHTM hiện nay, từ
đó đề xuất những giải pháp để nâng cao khả năng xử lý nợ xấu của các NHTM
trong nước trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn các nguyên tắc, biện pháp xử lý nợ xấu
của Ngân hàng Vietcombank. Với mục tiêu nghiên cứu như vậy, các phương pháp
nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
thông kế, so sánh và phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa. Công trình nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào hệ thống các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu,
chưa đi sâu vào thực tế công tác tín dụng nói chung và công tác xử lý nợ xấu nói
riêng của các NHTM trên cả nước để nhận định những khó khăn trong quá trình xử
lý nợ xấu của mỗi ngân hàng. Các giải pháp đưa ra chủ yếu dựa trên thực tiễn hoạt
động xử lý nợ xấu của Vietcombank nên khả năng áp dụng vào các NHTM khác
chưa cao.
Đào Thị Hồ Hương (2013) cũng có bài viết “Bàn về hướng xử lý nợ xấu của
hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” được in trên Tạp chí Ngân hàng (số 4,
2/2013). Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kể để tìm hiểu
về kinh nghiệm xử lý nợ xấu của quốc tế, đối chiếu với thực trạng xử lý nợ xấu tại


7

Việt Nam những năm 2012 – 2013, từ đó để xuất hướng giải xử lý nợ xấu tại các
NHTM của Việt Nam. Bài viết mang tính định hướng cao, tuy nhiên chưa đưa ra
được bài học cụ thể cho Việt Nam từ kinh nghiệm xử lý của các nước, chưa phân
tích những lợi thế và khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Do vậy,
tác giả vẫn chưa cung cấp được những giải pháp thực tiễn, hiệu quả cho các NHTM
trong công tác xử lý nợ xấu.
(ii)

Các nghiên cứu ngoài nước
Ng’etich Joseph Collins và Kenneth Wanjau (2011) có bài viết “The effects


of interest rate spead on the level of non-performing assets: A case of commercial
banks in Kenya” được đăng trên tạp chí International Journal of Business and
Public Management, Vol. 1(1): 58-65. Nghiên cứu này đã tìm cách thiết lập các tác
động của chênh lệch lãi suất đến tình hình nợ xấu tại các NHTM ở Kenya. Nghiên
cứu sử dụng cả kỹ thuật định lượng và định tính trong phân tích dữ liệu thu thập
được thông qua báo cáo giám sát của các NHTM tại Kenya năm 2008, từ đó rút ra
kết luận là chênh lệch lãi suất ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM vì nó làm tăng
chi phí cho các khoản vay đối với người đi vay. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị
đối với các NHTM rằng nên đánh giá khách hàng của họ và tính toán mức lãi suất
phù hợp để làm giảm mức độ nợ xấu. Bài viết gợi ra một hướng đi mới cho các
NHTM trong việc phòng ngừa tỷ lệ nợ xấu ngay từ đầu, tuy nhiên, việc tính toán
mức lãi suất phù hợp để giảm nợ xấu khó thể áp dụng trong thực tế vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của chính ngân hàng đó.
Bài viết “Causes and Control of loan default/delinquency in Microfinance
institutions in Ghana” của Alex Addae-Korankye (2014) đăng trên American
International Journal of Contemporary Research cũng tìm hiểu về nguyên nhân và
cách thức kiểm soát nợ xấu tại 25 tổ chức tài chính vi mô ở Ghana. Bằng phương
pháp phỏng vấn để thu thập dữ liệu từ 250 khách hàng khác nhau, qua phân tích và
xử lý dữ liệu, nghiên cứu đã tìm ra các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu bao gồm: lãi
suất cao, quy mô cho vay không phù hợp, thẩm định kém, thiếu giám sát và lựa


8

chọn khách hàng cho vay không phù hợp. Từ đó, tác giả đã đề ra một số biện pháp
để kiểm soát nợ xấu là lãi suất hợp lý, kiểm soát trước và sau giải ngân, giám sát
khách hàng và thẩm định khoản vay phù hợp. Bài viết chạy dữ liệu định lượng nên
kết quả nghiên cứu đáng tin cậy và có ý nghĩa định hướng cao.
Mohd Zaini Abd Karim, Sok-Gee Chan và Sallahudin Hassan (2010) đã thực

hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thông qua bài viết “Bank efficiency and non-performing loans: evidence from
Malaysia and Singapore” được in trên tạp chí Prague Economic Papers. Nghiên
cứu ước tính hiệu quả chi phí bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận chi phí ngẫu
nhiên với mô hình phân phối hiệu quả gamma của Greene (1990). Tiếp đó, tác giả
sử dụng phương trình hồi quy Tobit để xác định hiệu quả của các khoản nợ xấu đến
hiệu quả của ngân hàng. Kết quả cho thấy nợ xấu làm giảm hiệu suất chi phí của
ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ giả thuyết quản lý tồi được đề xuất bởi
Berger and DeYoung (1992) rằng quản lý kém trong các tổ chức ngân hàng dẫn đến
chất lượng cho vay giảm sút, từ đó làm cho nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, tác giả vẫn
chưa đưa ra được giải pháp, kiến nghị hiệu quả để cải thiện năng lực quản lý và
nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng.
Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis, Vasilios L. Metaxas (2012) cũng
thực hiện nghiên cứu về nợ xấu tại Hy Lạp với bài viết “Macroeconomic and bankspecific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of
mortgage, business and consumer loan portfolios” đăng trên Journal of Banking &
Finance (Volume 36, Issue 4). Bài viết sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động để
kiểm tra các yếu tố quyết định của các khoản nợ xấu trong ngành ngân hàng đối với
từng loại hình cho vay (cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh và cho vay thế
chấp). Nghiên cứu được thúc đẩy bởi giả thuyết rằng cả hai biến kinh tế vĩ mô và
ngân hàng cụ thể đều có ảnh hưởng đến chất lượng cho vay và tác động của các yếu
tố này khác nhau đối với từng loại hình cho vay khác nhau. Kết quả cho thấy, đối
với tất cả các loại hình cho vay, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại Hy Lạp có thể
được giải thích chủ yếu bằng các biến số kinh tế vĩ mô (GDP, thất nghiệp, lãi suất,


9

nợ công) và chất lượng quản lý. Bài viết chủ yếu được thực hiện để chứng minh giả
thuyết đã đề ra trong bối cảnh kinh tế của Hy Lạp, chưa được kiểm chứng sự đúng
đối và phù hợp đối với bối cảnh kinh tế của Việt Nam.

(iii)

Điểm mới trong nghiên cứu của tác giả
Tóm lại, đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về

nguyên nhân, nhân tố tác động và cách thức kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, các
nghiên cứu trong nước chỉ mới thực hiện nghiên cứu định tính, giải pháp mang tính
chung chung. Các nghiên cứu nước ngoài thực hiện định lượng, có độ tin cậy cao
nhưng các kiến nghị của khách hàng khó thực hiện trong điều kiện của Việt Nam.
Do đó, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này tập trung nghiên cứu vào cách thức xử
lý nợ xấu, tìm ra cách thức nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7, từ
đó đưa ra các giải pháp thực tiễn sát với tình thực tế tại Việt Nam và nguồn lực vốn
có của Vietinbank nói chung và Vietinbank CN7 nói riêng. Đó chính là điểm mới
của luận văn này.
7.

Đóng góp của đề tài
Về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng xử lý nợ xấu

– một lĩnh vực trọng yếu hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các NHTM. Bên
cạnh đó, đề tài cũng cho thấy toàn cảnh một bức tranh về hoạt động xử lý nợ xấu và
đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7
nói riêng và cả hệ thống ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung.
Do những hạn chế nhất định nên đề tài chỉ được dừng lại ở nội dung thực
trạng và các giải pháp xử lý hiệu quả nợ xấu tại Vietinbank CN7. Thực tế, trong bối
cảnh hiện nay vấn đề xử lý nợ xấu rất nhiều ngân hàng phải đối mặt, tìm hướng cải
cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Chính vì vậy, đề tài có thể mở rộng
nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu
quả xử lý nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hay
mở rộng ta hệ thống các NHTM trên địa bàn TP.HCM.



10

Luận văn này sẽ có những đóng góp tích cực và tạo tiền đề cho những nghiên
cứu tiếp theo sau này về vấn đề nợ xấu tại các TCTD cũng như đóng góp một số
khuyến nghị đối với các NHNN, các đơn vị và tổ chức liên quan xem xét, áp dụng
nhằm đưa ra những chính sách hiệu quả thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu hiệu quả
và đem lại những giá trị tích cực trong thực tiễn.
8.

Kết cấu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, cũng như lựa chọn hình thức diễn đạt, tác giả

quyết định trình bày nội dung nghiên cứu của mình với kết cấu 03 chương như sau:
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào thực trạng xử lý nợ xấu của
Vietinbank CN7 để đưa ra biện pháp xử lý nợ xấu. Để đạt được mục tiêu nghiên
cứu, nội dung nghiên cứu được cấu trúc thành 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về nợ xấu và xử lý nợ xấu của Ngân hàng Thương
mại. Ở phần này, tác giả sẽ tóm tắt sơ lược về các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, tác
động tiêu cực của nợ xấu tới nền kinh tế và hoạt động của các NHTM và biện pháp
xử lý nợ xấu của các NHTM, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các
nước trên thế giới. Đây chính là nền tảng tri thức, là cơ sở để tác giả thực hiện
nghiên cứu của mình trong chương 2.
Chương 2: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh 7 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh và
thực trạng xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7 trong thời gian từ năm 2014-2018. Từ
thực trạng này, cùng với những phân tích về chất lượng tín dụng của ngân hàng, tác
giả phân tích, đánh giá để nhận ra những hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu hiện

tại và những nguyên nhân của chúng để tìm ra những giải pháp khắc phục phù hợp
với tình hình thực tiễn
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh 7 – Thành phố Hồ Chí
Minh. Đây chính là phần cuối cùng của luận văn, là những giải pháp đề xuất và
kiến nghị của tác giả để khắc phục những mặt còn tồn tại và hoàn thiện hoạt động
xử lý nợ xấu của Vietinbank CN7.


11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong nội dung trình bày của chương 1, tác giả sẽ tổng hợp những lý luận
căn bản nhất về nợ xấu, các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, các tác động của nợ xấu,
biện pháp xử lý nợ xấu của NHTM và kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên
thế giới để làm khung lý thuyết cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.
1.1.

TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU

1.1.1. Các quan điểm về về nợ xấu
Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở mỗi quốc gia và trong một nền kinh tế
dưới góc nhìn của các chủ thể khác nhau thì quan điểm về nợ xấu cũng khác nhau,
có thể nhắc tới một số quan điểm như sau:
 Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu – ECB (2005)
 Nợ xấu là những khoản vay không có khả năng thu hồi như:
-

Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi

bồi thường từ người mắc nợ;

-

Người mắc nợ trốn hoặc mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ;

-

Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.

 Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không được thu hồi đầy đủ cho ngân
hàng:
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế
chấp không đủ để trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu hồi
đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi nhuận từ công việc kinh
doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán hoặc hoàn
cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể thu hồi được.


12

Như vậy, quan điểm về nợ xấu của ECB được tiếp cận dựa trên kết quả thu
hồi nợ của ngân hàng và được xác định qua hai yếu tố: (i) khoản vay không có khả
năng thu hồi và (ii) mặc dù thu hồi nhưng giá trị thu hồi không đầy đủ.
 Theo quan điểm của quỹ tiền tệ quốc tế – IMF (2005)
Định nghĩa về nợ xấu được IMF đưa ra như sau:
“Một khoản cho vay được coi là không có hiệu quả (nợ xấu) khi các khoản
thanh toán lãi và/hoặc gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán
lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, tái cơ cấu hay trì hoãn theo thoải thuận,

hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ về
việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ (chẳng hạn như một người đệ đơn xin phá
sản)”.
Với quan điểm về nợ xấu của IMF được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn
và khả năng trả nợ của khách hàng. Về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm này được xác
định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ bị nghi
ngờ.
Như vậy, so với quan điểm nợ xấu của ECB, thì quan điểm nợ xấu của IMF
cũng dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng nhưng có bổ sung thêm yếu tố về
thời hạn trả nợ. Đây được coi là định nghĩa được áp dụng phổ biến trên thế giới.
 Theo quan điểm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam – SBV
Theo thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thì nợ xấu được định nghĩa như sau:
“Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (Nợ nghi ngờ) và 5
(Nợ có khả năng mất vốn)” (điều 3 khoản 8).
Các nhóm nợ được phân loại theo Điều 10 và Điều 11 của Thông tư này, cụ
thể như sau:


13

 Phân loại nợ theo Điều 10 chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn của các khoản
nợ như:
-

Nợ nhóm 3 bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

-


Nợ nhóm 4 bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

-

Nợ nhóm 5 bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày.

 Phân loại nợ theo Điều 11 chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng
như:
-

Nợ nhóm 3 bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến
hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có
khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

-

Nợ nhóm 4 bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại
bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

-

Nợ nhóm 5 bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam
kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam
kết.

Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng được xác định

dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Từ những quan điểm trên cho thấy có sự tương đồng trong cách nhận thức về
nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. Theo đó, một khoản nợ được coi là
nợ xấu nếu xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc lãi và khả
năng trả nợ khoản vay đáng nghi ngờ. Thậm chí một khoản vay trong hạn hoặc mới
cho vay nhưng có dấu hiệu chứng tỏ khả năng trả nợ của khoản vay là đáng nghi
ngờ cũng có thể coi là một khoản nợ xấu.


×