Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nghiên cứu trường hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn ernst young việt nam (khóa luận tốt nghiệp đại học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 81 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ERNST & YOUNG VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Võ Nguyễn Huyền Trang
Lớp: DH31KT03
Khoá học: 2015 – 2019
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Trần Thị Hải Vân

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận với đề tài “Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán – Nghiên cứu
trƣờng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ernst & Young Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Trần Thị Hải Vân – giảng
viên bộ môn khoa Kế toán Kiểm toán trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu và cam kết không sao chép từ các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng về cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2019


Tác giả

Võ Nguyễn Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin phép gửi lời cảm ơn đến toàn thể giảng viên của trƣờng Đại
học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh nói chung và giảng viên bộ môn khoa Kế toán
– Kiểm toán nói riêng đã tận tình giảng dạy trong suốt 4 năm học vừa qua, giúp tác giả
có nền tảng kiến thức vững chắc để thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, tác giả xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hƣớng dẫn – Th.S Trần Thị Hải Vân, cảm ơn cô
đã định hƣớng việc học và con đƣờng phát triển nghề nghiệp trong tƣơng lai cũng nhƣ
sự hƣớng dẫn tận tình và tâm huyết của cô giúp tác giả hoàn thành khóa luận. Cảm ơn
cô!
Tiếp theo, tác giả xin đƣợc cảm ơn đến công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Ernst & Young Việt Nam đã tạo cơ hội cho tác giả đƣợc học tập, rèn luyện và tiếp xúc
với thực tế trong suốt quá trình thực tập, đồng thời, cảm ơn các anh/chị KTV đã tham
gia khảo sát, hỗ trợ giúp tác giả hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn lớn nhất đến gia đình và những ngƣời bạn
đã ủng hộ và động viên để vƣợt qua khó khăn và tiếp tục thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng

Võ Nguyễn Huyền Trang


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..... 1
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trƣớc và cơ sở lý thuyết ................................................. 1

1.1.1.

Các nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................................... 1

1.1.2.

Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................ 2

1.1.3.

Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................... 5

1.2.

Lý thuyết nền của khóa luận ..................................................................................... 5

1.2.1.

Lý thuyết ngƣời đại diện .................................................................................... 5

1.2.2.


Lý thuyết thông tin bất cân xứng ....................................................................... 6

1.2.3.

Lý thuyết các bên liên quan ............................................................................... 7

1.3.

Cơ sở lý thuyết về kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán ................................ 7

1.3.1.

Sự cần thiết của việc kiểm toán báo cáo tài chính ............................................. 7

1.3.2.

Chất lƣợng hoạt động kiểm toán ........................................................................ 8

1.3.3.

Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán ....................................................... 9

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................................... 12
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......... 13
2.1.

Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 13

2.2.


Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 14

2.2.1.

Phƣơng pháp case – study................................................................................ 14

2.2.2.

Phƣơng pháp phỏng vấn .................................................................................. 15

2.2.3.

Phƣơng pháp khảo sát hồ sơ kiểm toán ........................................................... 16

2.3.

Giới thiệu tổng quan trƣờng hợp nghiên cứu – Công ty TNHH Ernst & Young

Việt Nam .......................................................................................................................... 16
2.3.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................................... 16


2.3.2.

Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động ................................................................... 17

2.3.3.


Lĩnh vực hoạt động của công ty....................................................................... 17

2.3.4.

Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................................. 19

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................................... 24
CHƢƠNG 3:KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM ............................................................................. 25
3.1.

Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam ............ 25

3.2.

Quy định của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam về kiểm soát chất lƣợng

hoạt động kiểm toán .......................................................................................................... 28
3.2.1.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 28

3.2.2.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán ......................................................................... 31

3.2.3.

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán ...................................................................... 33


3.3.

Kết quả khảo sát công tác kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán BCTC tại

công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam ........................................................................ 34
3.3.1.

Tìm hiểu và lựa chọn khách hàng .................................................................... 35

3.3.2.

Phân công nhóm kiểm toán.............................................................................. 37

3.3.3.

Thực hiện kiểm toán ........................................................................................ 40

3.3.4.

Kết quả từ việc khảo sát hồ sơ kiểm toán ........................................................ 43

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................................... 46
CHƢƠNG 4:NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT
LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT
NAM..................................................................................................................................... 47
4.1.

Nhận xét về kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán BCTC tại công ty TNHH

Ernst & Young Việt Nam ................................................................................................. 47

4.1.1.

Ƣu điểm ........................................................................................................... 47

4.1.2.

Nhƣợc điểm...................................................................................................... 50

4.2.

Kiến nghị hoàn thiện kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH

Ernst & Young Việt Nam ................................................................................................. 52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..................................................................................................... 56


KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 58
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................................... 61
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................................... 66
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................................... 68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt
DNKT


Doanh nghiệp kiểm toán

BCTC

Báo cáo tài chính

CMKT

Chuẩn mực kiểm toán

KTV

Kiểm toán viên

KTNN

Kiểm toán Nhà nƣớc

KTĐL

Kiểm toán độc lập

BGĐ

Ban Giám đốc

VACPA

Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam


CICPA

Hội kế toán viên công chứng Trung Quốc

EY

Công ty trách nhiệm hữu hạn Ernst & Young Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
Chuẩn mực kiểm soát chất lƣợng số 1-Kiểm soát chất lƣợng

VSQC1

doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính,
dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác

Big4

Ernst & Young, KPMG, PwC, Deloitte


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Quy trình kiểm toán của EY toàn cầu – EY GAM ........................................ 26
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát hồ sơ kiểm toán tại EY ...................................................... 43

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu........................................................... 13
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại EY Việt Nam .......................... 19

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức của bộ phận nghiệp vụ tại EY Việt Nam ............................... 22

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát về quá trình tìm hiểu và lựa chọn khach hàng tại EY ... 37
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát về quá trình phân công nhóm kiểm toán tại EY ............ 38


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế trên thế giới nói chung cũng nhƣ kinh tế Việt Nam đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ, các công ty đã không còn hoạt động riêng lẻ mà đã tạo thành mối
liên kết chặt chẽ, đòi hỏi nhu cầu các doanh nghiệp phải phát triển và không ngừng
nâng cao quy mô và chất lƣợng hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp. Để duy
trì mối quan hệ bền chặt, nâng cao độ tin cậy giữa các bên đòi hỏi sự minh bạch, chính
xác của thông tin tài chính trên báo cáo tài chính của các bên, chính điều đó đã làm nên
vai trò của các công ty kiểm toán độc lập ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện
đại. Nắm bắt đƣợc nhu cầu ấy, thị trƣờng các công ty kiểm toán ngày càng đƣợc mở
rộng, để tồn tại và phát triển đƣợc, các công ty kiểm toán không ngừng nâng tầm
thƣơng hiệu và giá trị của họ bằng cách đảm bảo chất lƣợng kiểm toán cho báo cáo tài
chính của khách hàng. Để giải quyết đƣợc vấn đề này, các công ty kiểm toán phải thiết
kế quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán và áp dụng chúng một cách hữu
hiệu.
Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động
kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập, tác giả đã lựa chọn tiến hành nghiên cứu
về quy trình tại một công ty kiểm toán cụ thể để hiểu rõ hơn về quy trình đƣợc thiết kế
và cách vận dụng nó trong thực tế. Cụ thể, tác giả lựa chọn nghiên cứu về “Kiểm soát
chất lƣợng hoạt động kiểm toán – Nghiên cứu trƣờng hợp tại công ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán

tại Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam), tác giả đánh giá những ƣu điểm và nhƣợc
điểm trong công tác kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Từ đó, rút ra đƣợc
những bài học kinh nghiệm và đề xuất phƣơng án hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất
lƣợng hoạt động kiểm toán tại công ty.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, khóa luận phải làm rõ các câu hỏi sau:


-

Câu hỏi 1: Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán gồm những nội dung gì?

-

Câu hỏi 2: Thực tế kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại EY Việt Nam
nhƣ thế nào? Những vấn đề còn tồn tại là gì?

-

Câu hỏi 3: Biện pháp nào để nâng cao kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán
tại EY Việt Nam?

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm
toán.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu trong phạm vi tại Công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam và đƣợc tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ 3/2019 đến 5/2019.
Do giới hạn về thời gian, trình độ nghiên cứu tác giả và sự bảo mật thông tin của công
ty TNHH Ernst & Young Việt Nam nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót và
hạn chế.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để tiếp
cận vấn đề cụ thể nhƣ sau:
-

Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán – kiểm toán Việt
Nam và Quốc tế, phân tích các nghiên cứu trƣớc đây và các tài liệu liên quan
(sách, báo, internet,…).

-

Sử dụng phƣơng pháp Case study để nghiên cứu kiểm soát chất lƣợng hoạt động
kiểm toán – nghiên cứu trƣờng hợp tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
một cách cụ thể hơn vào kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại EY Việt
Nam.

-

Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn ý kiến kiểm toán viên (KTV), khảo sát hồ sơ
kiểm toán kết hợp với quá trình quan sát và thực hành trong thực tế để giải thích
và làm rõ hơn về tính hữu hiệu của quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động
kiểm toán đƣợc các kiểm toán viên vận dụng trong thực tế.


6. Tính mới của nghiên cứu
Trên thế giới, đề tài liên quan đến kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán đã
đƣợc các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu sớm hơn nhiều
so với Việt Nam. Tuy nhiên, với nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển nhu cầu về
kiểm soát, nâng cao chất lƣợng kiểm toán đƣợc các các nhà nghiên cứu và các công ty
kiểm toán ngày càng quan tâm hơn. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả đã

tìm hiểu về quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán đƣợc thực hiện đối với
kiểm toán nhà nƣớc, kiểm toán độc lập hay một lĩnh vực kinh doanh nào đó mà ít có
nghiên cứu đi sâu vào quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại một công
ty kiểm toán độc lập cụ thể. Vì vậy, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính
để tiếp cận vấn đề này tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Tính mới của đề
tài cũng đƣợc thể hiện rõ qua việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát đƣợc tác giả gửi
đến các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời hồ sơ đƣợc lựa chọn
khảo sát vào năm 2018 nên số liệu sẽ phản ánh đƣợc tình hình tại thời điểm hiện tại,
tác giả tin rằng với nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa và giúp ích đƣợc các đối tƣợng quan
tâm đến kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài có cấu trúc gồm 4 chƣơng với nội dung tập trung chủ yếu vào kiểm soát
chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
-

Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc và cơ sở lý thuyết

-

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

-

Chƣơng 3: Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Ernst
& Young Việt Nam

-

Chƣơng 4: Nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao và hoàn thiện kiểm soát chất
lƣợng hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam



CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc và cơ sở lý thuyết
1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Trƣớc tiên phải kể đến nghiên cứu của Siddhartha Sankar Saha và Mitrendu
Narayan Roy (2016) về “Quality control framework for statutory audit of financial
statements: A comparative study of USA, UK and India” đã tiến hành phân tích so
sánh các chính sách và quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại Hoa
Kỳ, Anh và Ấn Độ để đánh giá độ phù hợp của quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt
động kiểm toán tại 3 quốc gia này với các tiêu chuẩn kiểm soát chất lƣợng, đặc biệt với
chuẩn mực kiểm toán (CMKT). Kết quả của nghiên cứu cho thấy chuẩn mực kiểm soát
chất lƣợng và CMKT ở ba quốc gia đƣợc thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán
quốc tế và tiêu chuẩn kiểm soát chất lƣợng quốc tế. Tuy nhiên, các yêu cầu về đạo đức,
chính sách, tài liệu tham gia liên quan đến kiểm soát chất lƣợng ở Anh và Ấn Độ
nghiêm ngặt hơn ở Hoa Kỳ. Nếu không có điểm khác biệt này thì khung kiểm soát chất
lƣợng hoạt động kiểm toán ở ba quốc gia này tƣơng tự nhau và ngang bằng với các yêu
cầu quốc tế.
Nghiên cứu của David T.Otley và Bernard J.Pierce (1995) về “The control
problem in public accounting firms: an empirical study of the impact of leadership
style” thực hiện xem xét cách phản ứng của cấp dƣới đối với hệ thống kiểm soát chất
lƣợng bị ảnh hƣởng bởi phong cách các nhà lãnh đạo. Dữ liệu của nghiên cứu đƣợc thu
thập bằng một bảng câu hỏi gửi đến tất cả các trƣởng nhóm kiểm toán tại ba trong số
các công ty kiểm toán Big Six. Nghiên cứu đã nêu ra tầm quan trọng của các phong
cách lãnh đạo trong công ty kiểm toán và có ý nghĩa quan trọng từ cả hai khía cạnh lý
thuyết và thực tiễn. Các nhà lãnh đạo thƣờng tạo ra sự mâu thuẫn trong tƣ tƣởng của

KTV khi áp đặt thời gian hạn hẹp để hoàn thành chƣơng trình kiểm toán, điều này ảnh
hƣởng nhiều đến chất lƣợng kiểm toán cũng nhƣ việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động
kiểm toán.

1


Ngoài việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán dựa trên khung kiểm soát
chất lƣợng, các công ty kiểm toán cũng xem xét đến các nhân tố tác động đến chất
lƣợng kiểm toán. Nếu họ có thể kiểm soát các nhân tố ấy một cách hiệu quả thì họ sẽ
kiểm soát đƣợc chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Nghiên cứu của Behn và các cộng sự
(1997) với đề tài “The determinants of audit client satisfaction among clients of big 6
firms”, nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng với chất lƣợng
kiểm toán. Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát các kiểm soát viên của 1000 công ty
lớn tại Hoa Kỳ trên 12 khía cạnh của chất lƣợng kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 6 nhân tố thể hiện mối quan hệ này theo hƣớng tích cực nhƣ: sự đáp ứng nhu
cầu khách hàng, sự tham gia của giám đốc điều hành, sự tƣơng tác hiệu quả và liên tục
với ủy ban kiểm toán, thực hiện công việc, chuyên môn trong ngành và kinh nghiệm
trƣớc đó với khách hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa
sự hoài nghi của kiểm toán viên với sự hài lòng của khách hàng. Khi xác định rõ ràng
các nhân tố ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến chất lƣợng kiểm toán, các công ty kiểm
toán có thể kiểm soát chúng cũng nhƣ là việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm
toán.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Tƣơng tự ở các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng có một số nghiên cứu liên
quan đến kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán.
Trƣớc tiên phải kể đến “Mô hình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán – Bài
học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ và Trung Quốc” do Hà Thị Ngọc Hà (2011) nghiên cứu.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu mô hình kiểm soát chất lƣợng tại hai quốc gia - Hoa Kỳ
và Trung Quốc dựa theo các yếu tố nhƣ lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực về

kiểm soát chất lƣợng, cơ quan thực hiện kiểm tra và đối tƣợng kiểm tra, quy trình và
nội dung của kiểm soát chất lƣợng. Từ đó, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam, giúp Bộ Tài chính ban hành Quy chế về kiểm soát chất lƣợng để hƣớng dẫn
thi hành Luật kiểm toán độc lập (KTĐL). Đối với Hoa Kỳ, hoạt động kiểm tra chất
lƣợng dịch vụ kiểm toán do cơ quan Nhà nƣớc và Hội nghề nghiệp thực hiện kiểm tra
hằng năm bằng cách chọn mẫu doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) theo đánh giá các rủi
2


ro của từng DNKT và sai sót có thể xảy ra của các báo cáo tài chính (BCTC) đã đƣợc
kiểm toán. Các tổ chức sẽ tiến hành kiểm tra hợp đồng kiểm toán và kiểm tra hệ thống
kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán đối với các DNKT đƣợc kiểm tra, đồng thời
nâng cao hoạt động kiểm tra chéo giữa DNKT này với DNKT khác. Đối với Trung
Quốc, việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán do sự kết hợp giữa ba tổ chức là
Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và Hội nghề nghiệp thực hiện ở hai cấp
trung ƣơng và địa phƣơng. Tất cả các DNKT phải đƣợc kiểm tra bởi Hội kế toán viên
công chứng Trung Quốc (CICPA) ít nhất 5 năm một lần theo phƣơng pháp ngẫu nhiên
hoặc đƣợc lựa chọn khi có các vấn đề xảy ra với nội dung kiểm tra về tính tuân thủ
CMKT, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tình hình thực hiện kiểm soát chất lƣợng bên
trong của DNKT và các vấn đề khác mà CICPA cho rằng cần phải kiểm tra. Nói chung,
mô hình kiểm soát chất lƣợng ở hai quốc gia này đều khá chặt chẽ, quy định rõ ràng
đối với DNKT và KTV để nâng cao độ tin cậy, thỏa mãn lợi ích các bên tham gia và
phù hợp với thông lệ của quốc tế.
Tƣơng tự, kiểm toán Nhà nƣớc (KTNN) cũng đƣợc nghiên cứu về mô hình kiểm
soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Cụ thể, đề tài “Kiểm soát chất lƣợng – Kinh
nghiệm cho Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam”, đặc biệt là kiểm soát chất lƣợng hoạt
động kiểm toán dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc thực hiện bởi KTNN của Cù
Hoàng Diệu (2016). Để tài nghiên cứu các chỉ dẫn về kiểm soát chất lƣợng của tổ chức
các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á và kinh nghiệm quốc tế - Liên bang Nga và
Trung Quốc về kiểm soát chất lƣợng dự án đầu tƣ để rút ra kinh nghiệm cho KTNN

Việt Nam. Nghiên cứu đã khẳng định rằng KTNN phải ban hành những quy định và
chuẩn mực đầy đủ về kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán, cần phải thành lập
đơn vị chức năng độc lập thực hiện kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Đây là
hoạt động quan trọng trong quá trình kiểm toán để phòng ngừa sai phạm và giảm rủi ro
kiểm toán. Ngoài ra, KTNN nên thiết kế một quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động
kiểm toán riêng đối với lĩnh vực dự án đầu tƣ để công tác kiểm soát đƣợc dễ dàng hơn.
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lƣợng hoạt động KTĐL ở
Việt Nam” do Vƣơng Đình Huệ (2001) làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã tiến hành

3


nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về chất lƣợng và kiểm tra chất lƣợng KTĐL
thông qua: cơ chế, các yếu tố, nội dung và phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng hoạt động
kiểm toán. Kết quả của nghiên cứu đã đƣa ra một số đề xuất về cơ chế kiểm soát chất
lƣợng hoạt động kiểm toán của các DNKT cùng với nội dung, phƣơng pháp và quy
trình kiểm tra. Đồng thời, nghiên cứu nêu ra hai nhóm yếu tố tác động đến chất lƣợng
kiểm toán là nhóm bên trong bao gồm: nhân viên chuyên nghiệp, trình độ quản trị của
DNKT, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật của DNKT, phƣơng pháp truyền đạt, phân
công quyền hạn, trách nhiệm đối với nhân viên và chính sách đối với nhân viên; nhóm
bên ngoài bao gồm: môi trƣờng pháp lý, giám sát của Hiệp hội kiểm toán và yếu tố
cạnh tranh.
Nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của
Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề ở Việt Nam (VACPA) trong bối cảnh hội nhập”
của Phan Thanh Hải (2010) đã thực hiện phân tích về tình hình kiểm soát chất lƣợng
hoạt động kiểm toán đƣợc VACPA thực hiện trong 5 năm qua, xác định ƣu nhƣợc
điểm. Từ đó đƣa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao vị thế và uy tín hơn nữa trong tất
cả các hoạt động nói chung và hoạt động kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán nói
riêng của VACPA. Cụ thể nhƣ việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho kiểm soát chất lƣợng
hoạt động kiểm toán của VACPA cần phải sớm ban hành khung chƣơng trình kiểm

toán mẫu áp dụng chung đối với toàn bộ các công ty KTĐL đang hành nghề, xây dựng
các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cụ thể từng cuộc kiểm toán và các quy tắc ứng xử của
KTV độc lập. Đồng thời đẩy mạnh vai trò dẫn dắt, chỉ đạo của Hiệp hội hành nghề.
Nghiên cứu “Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của KTĐL – Thực trạng
và giải pháp hoàn thiện” của Nguyễn Anh Tuấn (2014) đã làm rõ cơ sở lý luận về kiểm
soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của KTĐL, xác định các nhân tố tác động đến
chất lƣợng kiểm toán nhƣ: tính độc lập; cơ cấu tổ chức, phân cấp và phân nhiệm tại
DNKT; quy định về chuyên môn, nghiệp vụ; chính sách cán bộ, đào tạo, tiền lƣơng;
kiểm tra, kiểm soát; Đồng thời nghiên cứu này cũng đánh giá tình hình kiểm soát chất
lƣợng hoạt động kiểm toán Việt Nam từ năm 1991 đến nay, trong đó tập trung chủ yếu
giai đoạn 2007 – 2013. Nghiên cứu đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất

4


lƣợng hoạt động kiểm toán để phù hợp với thực tiễn của tổ chức và bối cảnh của Việt
Nam. Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ: tổng
hợp, phân tích, khảo sát đánh giá tài liệu, kiểm chứng nghiên cứu và thống kê, so sánh
làm cơ sở đề xuất những định hƣớng và giải pháp.
1.1.3. Khe hổng nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, tác giả nhận thấy các đề tài liên quan đến vấn đề kiểm
soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán luôn đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên
cứu theo nhiều khía cạnh và phƣơng pháp tiếp cận khác nhau. Song, mục đích cuối
cùng đều mong muốn nâng cao độ tin cậy, thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan,
nâng cao chất lƣợng kiểm toán. Đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc quan
tâm và tiếp cận với nhiều góc nhìn khác nhau nhƣng tập trung chủ yếu về kiểm soát
chất lƣợng đối với KTNN, ngành KTĐL nói chung hoặc kiểm toán liên quan đến một
lĩnh vực cụ thể nào đó mà có ít nghiên cứu đi sâu vào kiểm soát chất lƣợng tại một tổ
chức KTĐL cụ thể tại Việt Nam, đặc biệt các tổ chức KTĐL lớn nhƣ Big4. Tác giả

nhận thấy cần có một bài nghiên cứu sâu hơn về quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt
động kiểm toán tại một tổ chức KTĐL để đƣa ra những giải pháp hoàn thiện quy trình
cụ thể. Vì thế, tác giả lựa chọn nghiên cứu cụ thể tại Công ty TNHH Ernst & Young
Việt Nam.
1.2. Lý thuyết nền của khóa luận
1.2.1. Lý thuyết ngƣời đại diện
Lý thuyết ủy nhiệm ra đời vào 1973 do Stephen Ross và Barry Mitnick tiến hàmh
nghiên cứu, sau này nó đƣợc phát triển sâu hơn bởi nhiều nhà nghiên cứu đáng chú ý
nhƣ: Jensen và Meckling (1976), Eisenhardt (1989), Leventis, Weetman và Caramanis
(2011). Nền tảng của lý thuyết ngƣời đại diện là mối quan hệ giữa ngƣời ủy quyền và
ngƣời đƣợc ủy quyền. Đây cũng là lý thuyết nền tảng giải thích cho sự xuất hiện của
kiểm toán nội bộ và KTĐL.

5


Theo nghiên cứu của Michael Jensen và William Mecking (1976) cho rằng lý
thuyết ngƣời đại diện đƣợc coi nhƣ là mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là ngƣời ủy
quyền (cổ đông, ngƣời chủ sở hữu vốn) và bên kia là ngƣời đƣợc ủy quyền (nhà quản
lý, nhà điều hành) thực hiện các công việc theo lợi ích của chủ sở hữu. Đồng thời, theo
nghiên cứu của Eisenhardt (1989) về lý thuyết ngƣời đại diện nêu ra vấn đề mâu thuẫn
nảy sinh giữa ngƣời ủy quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền trong mối quan hệ xung đột lợi
ích giữa các bên. Để giảm thiểu điều này, ngƣời ủy quyền phải có một số biện pháp về
đánh giá chất lƣợng; giám sát, kiểm soát hiệu quả hoạt động của bên đƣợc ủy quyền và
đảm bảo đƣợc lợi ích giữa các bên liên quan. Hoạt động kiểm toán là một trong các cơ
chế giúp ngƣời ủy quyền đánh giá đƣợc tình hình tài chính và kiểm tra hoạt động của
ngƣời đại diện một cách độc lập. Dƣới vai trò là ngƣời đại diện cho cổ đông, các công
ty kiểm toán phải kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán để bảo vệ lợi ích và đáp
ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.
1.2.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc George Akerlor nghiên cứu vào đầu những
năm 1970. Hiện nay, lý thuyết này xuất hiện hầu hết ở mọi thị trƣờng và đòi hỏi mỗi
thị trƣờng phải có những cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý thông tin bất cân xứng
nhằm hạn chế tác động của nó đến các bên liên quan khi tham gia thị trƣờng.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng theo nghiên cứu của Yidi Xu (2011) cho rằng
các cổ đông trong công ty thƣờng sẽ có một số hạn chế để tiếp cận một số thông tin về
tình hình hoạt động và tài chính của công ty, trong khi các nhà quản lý thì tiếp cận các
thông tin ấy một cách dễ dàng. Vì thế các cổ đông, chủ sở hữu của công ty không thể
đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức một cách chính xác hoặc chỉ có thể xem
thông tin tài chính mà các nhà quản lý lập nên thông qua báo cáo tài chính nên các cổ
đông sẽ gặp rủi ro tài chính cao. Vì thế, họ cần kiểm toán đại diện để bảo đảm độ tin
cậy và tính chính xác của các thông tin tài chính bởi KTV có khả năng tiếp cận thông
tin bất cân xứng giữa các cổ đông và các nhà quản lý của công ty. Chính vì vậy, kiểm
soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán là một việc quan trọng và rất cần thiết để đảm bảo
ý kiến của KTV đáng tin cậy.
6


1.2.3. Lý thuyết các bên liên quan
Khi nhắc đến lý thuyết các bên liên quan phải kể đến cha đẻ của lý thuyết này –
Freeman (1984) đề cập đến vấn đề quản trị tổ chức và các bên liên quan. “Các bên liên
quan” là khái niệm thể hiện bất kỳ cá nhân, nhóm ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp hoặc
gián tiếp bởi hành động của tổ chức nhƣ: các cổ đông, cơ quan chính phủ, các nhóm
chính trị, các hiệp hội thƣơng mại, công đoàn, cộng đồng, các công ty liên quan khác
và công chúng. Lý thuyết này cho rằng tổ chức phải đối xử một cách công bằng giữa
các bên liên quan, trong trƣờng hợp các bên liên quan xung đột về lợi ích, tổ chức phải
có nghĩa vụ đạt đƣợc sự cân bằng tối ƣu giữa các bên. Nhƣ vậy, kiểm toán có ảnh
hƣởng rất nhiều ngƣời vì theo lý thuyết ngƣời đại diện thì kiểm toán là ngƣời đại diện
phục vụ và bảo vệ lợi ích về tài chính cho các bên liên quan. Đồng thời, đối với các nhà
quản lý, họ muốn kiểm toán hỗ trợ, tƣ vấn cho họ về các hoạt động tài chính để giúp họ

thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình đã làm cho kiểm toán có tầm ảnh hƣởng với các
bên liên quan ở nhiều phƣơng diện, phụ thuộc vào nhu cầu của từng đối tƣợng nên việc
đánh giá và kiểm soát chất lƣợng cũng sẽ khác nhau.
1.3. Cơ sở lý thuyết về kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán
1.3.1. Sự cần thiết của việc kiểm toán báo cáo tài chính
a) Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về kiểm toán nhƣng định nghĩa của Alvin
A.Rens và James K.Loebbecker (2012) chiếm đƣợc sự tin tƣởng và sử dụng khá phổ
biến, cụ thể nhƣ sau: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập có thẩm quyền thu
thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lƣợng đƣợc của một đơn
vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin này
với các chuẩn mực đã đƣợc thiết lập. Quá trình kiểm toán phải đƣợc thực hiện bởi các
KTV có đủ năng lực và độc lập.” Khái niệm thể hiện rõ:
-

Nhiệm vụ của kiểm toán: thu thập và đánh giá các bằng chứng về thông tin để
chứng minh ý kiến, nhận xét của KTV.

-

Mục đích của kiểm toán: xác nhận độ phù hợp giữa thông tin này với các chuẩn
mực đã đƣợc thiết lập.
7


-

Ngƣời thực hiện kiểm toán: KTV đủ năng lực và độc lập.

b) Sự cần thiết của việc kiểm toán báo cáo tài chính trong nền kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, các thông tin tình hình tài chính
của doanh nghiệp không những phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà còn
giúp cho các bên liên quan kiểm tra, đánh giá đƣợc vấn đề. Tùy theo nhu cầu mà mỗi
đối tƣợng sử dụng thông tin tài chính theo những cách khác nhau nhƣng họ đều hy
vọng thông tin tài chính đƣợc sử dụng có độ tin cậy, trung thực và chính xác cao. Để
đáp ứng nhu cầu ấy, KTĐL đã đƣợc ra đời và giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế hiện nay.
-

KTĐL cung cấp ý kiến cho ngƣời sử dụng thông tin tài chính về mức độ đáp
ứng cơ sở nguyên tắc, chuẩn mực kế toán cũng nhƣ tính trung thực, hợp lý của
thông tin tài chính. Để yên lòng ngƣời sử dụng thông tin tài chính, một số quy
định mang tính pháp lý yêu cầu các thông tin tài chính trƣớc khi công bố phải
đƣợc kiểm toán.

-

Kiểm toán góp phần làm cho các mối quan hệ kinh tế trở nên lành mạnh hơn bởi
sự công khai, minh bạch, chính xác và khách quan của các thông tin tài chính.
Ngoài ra, họ còn đƣa ra các ý kiến hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện, nâng cao hệ
thống kiểm soát và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Từ đó, giúp ngƣời sử
dụng có đƣợc những thông tin hiệu quả và đƣa ra các quyết định kinh tế đúng
đắn.

-

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì ý kiến khách quan từ
kiểm toán rất cần thiết, chi phí cho việc sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập sẽ rẻ
và nhanh hơn so với việc hai bên phải đàm phán và tự chứng minh vấn đề tài
chính.


1.3.2. Chất lƣợng hoạt động kiểm toán
a) Khái niệm về chất lượng hoạt động kiểm toán
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5200-ISO 900 đã nêu ra “Chất lƣợng là mức độ phù
hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trƣớc của ngƣời
8


mua”. Tƣơng tự, kiểm toán sẽ nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sử dụng thông tin tài
chính và tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp với ngƣời sử dụng
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về “Kiểm soát chất lƣợng hoạt động
kiểm toán BCTC” thì “Chất lƣợng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn các đối
tƣợng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán
của KTV; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị đƣợc kiểm toán về những ý kiến
ý kiến đóng góp của KTV, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời
gian định trƣớc với giá phí hợp lý”.
b) Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán
Dựa vào định nghĩa về chất lƣợng kiểm toán đƣợc quy định trong Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 220 về “Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán BCTC”, tác
giả xem xét chất lƣợng kiểm toán dƣới 3 khía cạnh bao gồm:
-

Mức độ hài lòng về tính khách quan và khả năng tin cậy của ngƣời sử dụng kết
quả kiểm toán

-

Mức độ hài lòng về các ý kiến đóng góp của KTV của doanh nghiệp đƣợc kiểm
toán


-

Hài lòng về thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán và chi phí kiểm toán hợp lý
Do vậy, để duy trì và phát triển chất lƣợng hoạt động kiểm toán, các công ty

KTĐL cần phải kiểm soát chất lƣợng cả bên trong lẫn bên ngoài. Công ty cần phải thiết
lập hệ thống kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán chặt chẽ, đồng thời phải tuân
theo sự giám sát của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và Hiệp hội hành nghề.
1.3.3. Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán
a) Khái niệm về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
Theo Thông tƣ 157/2014/TT-BTC – Quy định về kiểm soát chất lƣợng dịch vụ
kiểm toán đã nêu ra định nghĩa về kiểm soát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán nhƣ sau:
-

“Kiểm soát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán là việc kiểm tra chất lƣợng dịch vụ
kiểm toán và giám sát hoạt động kiểm toán của DNKT và KTV hành nghề trên
cơ sở các quy định và thủ tục do cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành
9


nhằm đảm bảo cho DNKT, KTV hành nghề tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp,
pháp luật và các quy định có liên quan trong quá trình hoạt động”.
-

“Kiểm tra chất lƣợng dịch vụ kiểm toán là việc thực hiện các thủ tục để đánh giá
về hệ thống kiểm soát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán của DNKT và đánh giá chất
lƣợng của các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đã hoàn thành của DNKT và KTV
hành nghề”.

b) Sự cần thiết phải kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty KTĐL là yếu tố quan
trọng trong việc tạo nên lòng tin với khách hàng. Vì vậy, các công ty KTĐL không
ngừng thực hiện kiểm soát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán để tiếp tục duy trì và nâng cao
chất lƣợng. Chất lƣợng kiểm toán không những chịu sự kiểm soát của hệ thống kiểm
soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của công ty mà còn phải chịu sự kiểm soát từ các
cơ quan Nhà nƣớc, Hiệp hội KTV hành nghề và các công ty kiểm toán độc lập khác.
c) Các yếu tố của hệ thống kiểm soát chất lượng
Theo Chuẩn mực kiểm soát chất lƣợng số 1 – VSQC1 quy định về “Kiểm soát
chất lƣợng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm
bảo và các dịch vụ liên quan khác” và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – “Kiểm
soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán” có đề cập đến vấn đề phải xây dựng và duy trì hệ
thống kiểm soát chất lƣợng bao gồm các chính sách và thủ tục cho từng yếu tố sau:
-

Trách nhiệm của Ban Giám đốc (BGĐ): thành viên trong BGĐ phụ trách tổng
thể cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm chung đối với mỗi cuộc kiểm toán mà mình
phụ trách. Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải hƣớng dẫn,
chỉ đạo phù hợp với các thành viên trong nhóm, đặc biệt phải chú trọng và nhấn
mạnh yếu tố chất lƣợng lên hàng đầu trong suốt quá trình kiểm toán.

-

Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan: tính độc lập,
chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật,
tƣ cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

10


-


Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể: DNKT
phải thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng cũng nhƣ thực hiện một số
thủ tục phù hợp để có cơ sở trong việc ra quyết định chấp nhận tiếp tục cung cấp
dịch vụ cho khách hàng hiện tại hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới.

-

Phân công nhóm kiểm toán: thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán
cần phải xem xét phạm vi công việc, sau đó xác định nhu cầu về số lƣợng KTV
tham gia cuộc kiểm toán. Công ty sẽ căn cứ vào một số yếu tố khác nhau nhƣ:
quy mô cuộc kiểm toán, năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm
toán,…

-

Thực hiện cuộc kiểm toán: hƣớng dẫn, giám sát và thực hiện; trách nhiệm soát
xét chất lƣợng của kiểm toán và tham khảo ý kiến tƣ vấn.

-

Giám sát: DNKT không những phải xây dựng quy trình kiểm soát chất lƣợng
hoạt động kiểm toán hợp lý mà còn phải giám sát để đảm bảo các chính sách và
thủ tục liên quan đến quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán là đầy
đủ, chính xác và hữu hiệu.

-

Tài liệu, hồ sơ kiểm toán: các giấy tờ của KTV khi thực hiện cuộc kiểm toán
phải đƣợc ghi chép và lƣu trữ đầy đủ, hợp lý. Đối với một số cuộc kiểm toán có

tham khảo ý kiến tƣ vấn từ các chuyên gia khi có vấn đề phức tạp phát sinh, các
KTV cũng phải ghi chép, hoàn thiện một cách chi tiết và đầy đủ.

11


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của nghiên cứu này đã đề cập đến một vấn đề rất quan trọng đó chính
là tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng về kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán BCTC. Qua đó, ngƣời đọc sẽ có cái
nhìn khái quát hơn khi tìm hiểu về quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán
BCTC. Các nghiên cứu về đề tài này đã đƣợc thực hiện từ rất sớm ở trên thế giới và nó
đƣợc triển khai chậm hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây tập trung
chủ yếu về kiểm soát chất lƣợng với KTNN, với ngành KTĐL nói chung hoặc kiểm
toán liên quan đến lĩnh vực nào đó. Đối với thị trƣờng kinh tế đang phát triển nhƣ hiện
nay cũng nhƣ thị trƣờng các công ty KTĐL ngày càng mở rộng thì nhu cầu về tính
minh bạch, trung thực và hợp lý của BCTC ngày càng cao dẫn đến yêu cầu về kiểm
soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại các công ty KTĐL cũng ngày càng tăng theo.
Do đó, tác giả nhận thấy cần có một bài nghiên cứu sâu hơn để đƣa ra những giải pháp
hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại một công ty kiểm
toán cụ thể - Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Trong phần này, tác giả cũng đề cập đến các lý thuyết nền trong nghiên cứu khoa
học thuộc lĩnh vực kiểm toán kết hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến kiểm soát chất
lƣợng hoạt động kiểm toán để làm nền tảng cơ bản trong quá trình tác giả thực hiện
nghiên cứu.

12


CHƢƠNG 2:


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH
NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề
nghiên cứu

Chọn mẫu và theo
dõi hồ sơ khảo sát

Xử lý, phân tích dữ
liệu

Tổng quan các
nghiên cứu trƣớc
đây, xác định khe
hổng nghiên cứu

Phỏng vấn thu thập
dữ liệu

Bài nghiên cứu hoàn
chỉnh

Lý thuyết nền tảng và
hệ thống hóa các lý
thuyết cơ bản về kiểm
toán và kiểm soát chất

lƣợng kiểm toán

Câu hỏi nghiên cứu
và thiết kế bảng câu
hỏi khảo sát

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả dựa trên thực tế thực hiện)
 Xác định vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, từ những bài nghiên cứu trƣớc đây cũng nhƣ dựa
trên lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam, tác giả nhận thấy tầm quan trọng của kiểm soát
chất lƣợng hoạt động kiểm toán trong thị trƣờng kinh tế hiện nay, tuy nhiên các bài
nghiên cứu đi sâu vào một công ty KTĐL vẫn còn khá ít, đặc biệt là một trong các
công ty kiểm toán cụ thể nhƣ EY Việt Nam.
 Nguồn dữ liệu
Đề tài này sử dụng 2 nguồn dữ liệu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, cụ
thể nhƣ sau:

13


-

Dữ liệu sơ cấp: kết quả thu thập từ cuộc khảo sát với các KTV tại EY Việt Nam
về kiểm soát chất lƣợng tại công ty.

-

Dữ liệu thứ cấp: kết quả thu thập đƣợc từ các công trình nghiên cứu, tạp chí

khoa học, báo cáo tổng kết.

 Quy trình phỏng vấn KTV
-

Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn: Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế để khảo sát các
KTV tại EY Việt Nam, gồm 2 phần nhƣ sau:
 Phần 1: gồm các câu hỏi hỗ trợ cung cấp thông tin cho đề tài
 Phần 2: gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân của KTV

-

Thực hiện phỏng vấn: Dựa vào mối quan hệ trong suốt quá trình làm việc tại
công ty, tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát từ 29/4/2019 đến 8/5/2019 thông
qua công cụ khảo sát trực tuyến (Google biểu mẫu) đến các KTV tại công ty và
thu thập đƣợc 25 phiếu kháo sát bao gồm trƣởng nhóm kiểm toán 3, trƣởng
nhóm kiểm toán 2, trƣởng nhóm kiểm toán 1, trợ lý kiểm toán 2 và trợ lý kiểm
toán 1. Các KTV đƣợc lựa chọn đều phụ trách bên mảng kiểm toán doanh
nghiệp (Core Assurance) tại EY Việt Nam và có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên.
Dữ liệu đƣợc thu thập đều phù hợp với mục đích của cuộc nghiên cứu.

 Nghiên cứu hoàn chỉnh
Dựa vào dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả rút ra những nhận xét và kết luận, đồng
thời tiến hành nghiên cứu cụ thể để làm rõ vấn đề hơn. Sau quá trình nghiên cứu, tác
giả rút ra đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc điểm trong quá trình kiểm soát chất lƣợng
hoạt động kiểm toán tại EY, từ đó đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm
soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán đạt hiệu quả cao, tăng độ tin cậy cho khách hàng
và các bên liên quan, giúp họ đƣa ra các quyết định kinh tế đúng đắn và hiệu quả hơn.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp case – study

Theo Hammond, J.S, Đại học Havard có nêu ra Case study hay còn gọi là Case
Method là phƣơng pháp dạy học thông qua nghiên cứu trƣờng hợp điển hình. Theo
14


×