Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

GA lớp 5-THU CONG 1 - 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.32 KB, 105 trang )

TUẦN 1
ĐÍNH KHUY HAI LỖ
(2 Tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ:
+ Một số khuy hai lỗ.
+ Một mảnh vải kích thước 20 cm x 30 cm
+ Kim, chỉ, phấn, thước, kéo.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu.
- HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a /SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét, đặc điểm của khuy hai lỗ?
- GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp quan
sát hình 1b/SGK.
+ Nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, đường khâu,..
+ So sánh vị trí các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
GV: Khuy còn gọi là cúc hoặc nút, được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau với
nhiều màu sắc, kích thước,.. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua
hai lỗ khuy để nối khuy với vải. Trên hai nẹo áo, vị trí của khuy ngang bằng với
vị trí của lỗ khuyết để gài hai nẹp áo của sản phẩm vào nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn các thao tác kỹ thuật.


- HS đọc lướt các nội dung mục II/SGK và nêu các bước quy tình d8ính khuy.
- HS đọc mục 1 và quan sát hình 2/SGK và nêu cách vạch dấu cácđiểm đính
khuy hai lỗ.
- 1 HS lên thực hiện các thao tác bước 1.
- GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn nhanh các thao tác.
- HS nêu các bước chuẩn bị đính khuy.
- GV hướng dẫn HS đính khuy ( lưu ý HS xâu chỉ đơi, khơng xâu chỉ q dài.)
- HS đọc mục 2b và quan sát hình 4/SGK để nêu cách đính khuy.
- GV dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn cách đính khuy.
- GV hướng dẫn lần đính khuy thứ nhất, các lần còn lại HS lên bảng thực hiện
thao tác.
- HS quan sát hình 5, hình 6/SGK , nêu cách quấn chỉquanh chân khuyvà kết
thúc đính khuy.
- Hướng dẫn HS thao tác quấn chỉ quanh chân khuy.
- HS nêu tác dụng của việc quấn chỉ quanh chân khuy.
- GV hướng dẫn nhanh thao tác kết thúc đính khuy.
- GV hướng dẫn lại các bước đíh khuy.
- Một số HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ.
- GV cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
TIẾT 2
Hoạt động 3: HS thực hành.
- HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của
HS.
- GV nêu u cầu và thời gian thực hành:
- HS đọc u cầu cần đạt của sản phẩm để thực hiệncho đúng.
- HS thực hành đính khuy theo nhóm đơi.
- GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Kiểm tra, trưng bày và đánh giá sản phẩm.

- GV kiểm tra sản phẩm của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày theo nhóm.
- GV chỉ định một nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm.
- Một HS nhắc lại các u cầu đánh giá sản phẩm.
- GV cử một số HS lên đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS.
* Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của
HS.
- Chuẩn bị: Đính khuy bốn lỗ.
TUẦN 3 - 4
ĐÍNH KHUY BỐN LỖ
(2 Tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách đính khuy bốn lỗ theo hai cách.
- Đính được khuy 4 lỗ theo quy trình, đúng kỹ thuật.
- rèn luyện tính cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy 4 lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy 4 lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ:
+ Một số khuy 4 lỗ, 2 chiếc loại lớn.
+ Một mảnh vải kích thước 20 cm x 30 cm
+ Kim, chỉ, phấn, thước, kéo.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
TIẾT 1
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét mẫu.

- HS quan sát một số mẫu khuy 4 lỗ và hình 1a /SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét, đặc điểm của khuy 4 lỗ?
+ So sánh đặc điểm hình dạng của khuy 4 lỗ với khuy 2 lỗ.
- GV giới thiệu mẫu đính khuy 4 lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp quan
sát hình 1b/SGK, trả lời câu hỏi: Nêu nhận xét về đường khâu trên khuy 4 lỗ và
cho biết tác dụng của đính khuy 4 lỗ.
GV: Khuy 4 lỗ giống khuy 2 lỗ, cũng có nhiều màu sắc, hình dạng, kích thước
khác nhau, chỉ khác là khuy 4 lỗ có 4 lỗ giữa mặt khuy. các đường chỉ đính khuy
4 lỗ tạo thành 2 đường song song hoặc chéo nhau giữa hai khuy
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung trong SGK để nhận xét cách đính
khuy 2 lỗ và khuy 4 lỗ có gì giống và khác nhau.
GV: Cách đính khuy 4 lỗ gần giống khuy 2 lỗ, chỉ khác là số đường khâu nhiều
gấp đôi.
- GV cho HS nhắc lại các thao tác vạch dấuvà lên bảng thực hành thao tác vạch
dấu.
- GV quan sát, uốn nắn để HS thực hiện đúng.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung và quan sát hình 2/SGK để nêu cách đính
khuy 4 lỗ theo cách tạo 2 đường chỉ khâu song song.
- 2 HS lên bảng thực hiện thao tác – Cả lớp quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét, uốn nắn những thao tác còn lúng túng.
- HS quan ssát hình 3/SGK , nêu cách đính khuy 4 lỗ theo cách 2.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét các thao tác của HS. ( hướng dẫn thêm nếu HS lúng túng)
- HS thực hành vạch dấu các điểm đính khuy 4 lỗ.
- GV cho HS đọc yêu cầu đánh giá.
TIẾT 2
Hoạt động 3: HS thực hành.
- HS nhắc lại cách đính khuy 4 lỗ.
- GV hệ thống lại cách đính khuy 4 lỗ.

- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của
HS.
- GV nhắc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
- HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm để thực hiện cho đúng.
- HS thực hành đính khuy 4 lỗ theo 2 cách .
- GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Kiểm tra, trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- GV kiểm tra sản phẩm của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày theo nhóm.
- GV chỉ định một nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm.
- Một HS nhắc lại các yêu cầu đánh giá sản phẩm.
- GV cử một số HS lên đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS.
* Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của
HS.
- Chuẩn bị: Đính khuy bấm.
TUẦN 5 - 6 - 7
ĐÍNH KHUY BẤM
(3 Tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách đính khuy bấm.
- Đính được khuy bấm theo đúng quy trình và kỹ thuật.
- Rèn kỹ năng kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy bấm.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm.
- Vật liệu và dụng cụ:

+ Một số khuy bấm có kích thước, màu sắc khác nhau.
+ Một mảnh vải kích thước 20 cm x 30 cm
+ Kim, chỉ, phấn, thước, kéo.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan xét, nhận xét mẫu.
- HS quan sát một số mẫu khuy bấm và hình 1a /SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm, hình dạng của khuy bấm?
- HS quan sát mẫu đính khuy bấm và hình 1b/SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét về các đường khâu trên khuy bấm.
+ Nêu khoảng cách giữa các khuy trên hai nẹp vải như thế nào?
- GV gới thiệu khuy bấm được đính trên sản phẩm may mặc.
GV : Khuy bấm được làm bằng kim loại, nhựa, có 2 phần , phần mặt lồi, phần
mặt lõm được cài khớp vào nhau.Mội phần khuy bấm có 4 lỗ hình bầu dụcở ssát
mép khuy và cách đều nhau. Khuy bấm được đính vào vải bằng các đường khâu
nối từng lỗ khuy với vải. Mỗi phần khuy bấm được đính vào một nẹp vải. Vị trí
đánh phần mặt lồi và mặt lõm ngang bằng nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- HS đọc mục 1, 2 /SGK , kết hợp quan sát các hình để nêu các bước đính khuy
bấm (vạch dấu, đính khuy).
- 2 HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu điểm đính khuy bấm.
- GV quan sát, uốn nắn.
- HS nhắc lại cách chuẩn bị đính khuy.
- HS đọc mục 2a và quan sát hình 4/SGK để nêu các thao tác đính phần mặt lõm
của khuy bấm.
- GV hướng dẫn cách đính khuy bấm thứ nhất, thứ 2.
- Chỉ định HS lên thực hiện các thao tác đính lỗ khuy thứ 3, thứ 4 và nút chỉ.
- HS đọc mục 2b, kết hợp quan sát hình 5/SGK để nêu cách đính phần mặt lồi

của khuy bấm.
- GV nhận xét và hướng dẫn các thao tác. ( lưu ý HS cách luờn chỉ vào giữa
nẹp, cách luồn mũi kim vào giữa 2 lượt vải, cách chuyển kim sang đính lỗ lế tiếp
theo và cách nút chỉ.)
- HS lên bảng đính 2 lỗ khuy còn lại.
- GV hướng dẫn nhanh tồn bộ thao tác đính phần mặt lồi của khuy bấm.
- HS nhắc lại cách đính khuy bấm.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tổ chức cho HS tập đính khuy bấm.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Thực hành
- HS nhắc lại cách đính 2 phần khuy bấm.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách đính khuy bấm.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1.
- HS nhắc lại u cầuthực hành và thời gian hồn thành sản phẩm.
- HS thực hành theo nhóm đơi.
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS chưa đúng thao tác kỹ thuật.
TIẾT 3
Hoạt động 4: Kiểm tra, trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- Kiểm tra sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Một số nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm.
- HS nhắc lại u cầu đánh giá sản phẩm.
- GV cử một số HS lên đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của
HS.
- Chuẩn bị: Thêu chữ V
TUẦN 8 - 9 - 10
THÊU CHỮ V

(3 Tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kỹ thuật và đúng quy trình và đúng kỹ
thuật.
- Rèn luyện đơi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thêu chữ V.
- Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi chữ V.
- Vật liệu và dụng cụ:
+ Một mảnh vải kích thước 35cm x 35 cm
+ Kim khâu len.
+ Phấn, thước, kéo. khung thêu đường kính 20 – 25cm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu thêu chữ V, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợpvới quan
sát hình 1/SGK để trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của đường thêu chữ V ở mặt phải và mặt trái đường thêu.
- GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trì mẫu chữ V
GV : Thêu chữ V là cách thêu tạp thành các chữ V nối nhau liên tiếp giữa 2
đường thẳng song songở mặt phải đường thêu là 2 đường khâu với các mũi khâu
dài bằng nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- HS đọc nội dung mục II/SGKđể nêu các bước thêu chữ V.
- HS đọc lướt mục 2/SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu cách vạch dấu đường thêu chữ V.

+ So sánh cách vạch đường thêu chữ V với cách vạch dấu thêu móc xích , thêu
lướt vặn.
- GV hướng dẫn HS cách vạch dấu: Dùng chì kẻ hoặc dùng mũi kim để rút bỏ
sợi vải, chấm các điẩm trên 2 đuờng dấu.
- HS quan sát hình 3,4 /SGK để nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi chữ V.
- GV hướng dẫn các thao tác bắt đầu thêu mũi 1, mũi 2.
- 2, 3 HS lên bảng thêu các mũi tên tiếp theo
- GV quan sát, uốn nắn.
- GV lưu ý HS một số điểm sau:
+ Thêu theo chiều từ trái sang phải.
+ Các mũi thêu được luôn phiên thực hiện trên hai đường dấu song song.
+ Xuống kim đúng vào vị trí vạch dấu. Mũi kim hướng về phía trái đường dấu
để lên kim cách vị trí xuống kim 2 mm.
+ Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
- HS nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu.
- Hướng dẫn nhanh lần 2 các thao tác thêu chữ V.
- HS nhắc lại cách thêu chữ V
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV tổ chức cho HS thêu chữ V trên giấy kẻ ô li
TIẾT 2
Hoạt động 3: HS thực hành.
- HS nhắc lại cách thêu chữ V.
- HS lên bảng thực hiện thao tác thêu 2 – 3 mũi thêu chữ V.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- 2 HS nêu các yêu cầu đánh giá sản phẩm
- GV nhắc lại và nêu thời gian thực hành.
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS còn lúng túng.
TIẾT 3

Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- HS kiểm tra lại sản phẩm của mình.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Một số nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm.
- HS nhắc lại yêu cầu đánh giá sản phẩm.
- GV cử một số HS lên đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của
HS.
- Chuẩn bị: Thêu chữ V.
TUẦN 11 - 12 - 13
THÊU DẤU NHÂN.
(3 Tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu:
Học sinh cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân đúng kó thuật đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sàn phẩm của mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thêu dấu nhân trên bìa, một số sản phẩm trang trí bằng mũi thêu dấu
X chữ V.
- Vật liệu và dụng cụ:
+ Một mảnh vải kích thước 35cm x 35cm.
+ Kim khâu, len, sợi, phấn màu, thước kẻ, kéo , khung thêu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu;
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu X hướng dẫn quan sát để HS trả lời câu hỏi.
+ Nêu đặc điểm hình dạng của đường khâu thêu dấu X ở mặt phải và mặt
trái đường thêu?
+ So sánh đặc điểm mẫu thêu dấu X với mẫu thêu chữ V.( Ở mặt phải và
mặt trái đường thêu)
+ GV giới thiệu sản phẩm được trang trí bằng thêu dấu X, đặt câu hỏi gợi ý
để học sinh nêu đượng ứng dụng của thêu dấu X.
GV tóm tắt ý chính: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu
giống như dấu X nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt
phải đường thêu. Thêu dấu X được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu
chữ trên các sản phẩm may mặc: áo, váy, vỏ gối…
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kó thuật.
- HS đọc mục II SGK để nêu các bước thêu dấu X..
- HS đọc lướt mục 1 SGK và quan sát hình 2 để thảo luận các câu hỏi.
+ Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu X.
+ So sánh cách vạch dấu đường thêu dấu X với cách vạch dấu đường thêu
chữ V.
GV chốt ý:
+ Giống nhau: Đều vạch 2 đường dấu song song cách nhau 1 cm.
+ khác nhau: Trình tự vạch dấu các điểm khác nhau và các điểm vạch dấu
để thêu chữ V so le nhau còn các điểm vạch dấu thêu dấu X nằm thẳng
hàng nhau.
- GV mời 1 HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu.
- GV và HS theo dõi nhận xét.
- HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 SGK để nêu cách bắt đầu thêu.
- GV căng vải trên khung thêu và hướng dẫn cách thêu.
- HS đọc mục 2b,2c và quan sát hình 4a,4b,4c,4d SGK để nêu cách thêu
mũi thêu dấu X thứ nhất , thứ hai.
- GV hướng dẫn chậm các thao tác thêu và lưu ý HS một số điểm.

+ các mũi thêu luôn phiên thực hiện trên hai đường kẻ.
+ Khoảng cách xuống và lên kim ở đường dấu thứ 2 dài gấp đôi khoảng
cách xuồng và lên kim ở đường dấu thứ nhất.
+ Rút chỉ từ từ không quá chặt.
- GV mời HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo - GV quan sát uốn
nắn.
- HS quan sát hình 5a,5b và nêu cách kết thúc.
- GV hướng dẫn lần 2 toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân.
- HS nhắc lại cách thêu.
- Kiểm tra sự chuẩn bò thực hành của HS.
- HS tập thêu trên giấy kẻ ô li.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
- HS nhắc lại cách thêu dấu X.
- GV hệ thống lại cách thêu dấu X.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- HS nêu u cầu của sản phẩm.( Mục III / SGK)
- GV nêu thời gian thực hành.
- HS thực hành thêu dấu X theo cặp để các em trao đổi học tập lẫn nhau.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
TIẾT 3
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- HS kiểm tra lại sản phẩm của mình.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Một số nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm.
- HS nhắc lại u cầu đánh giá sản phẩm.
- GV cử một số HS lên đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của

HS.
- Chuẩn bị: vật liệu và dụng cụ cho bài sau.
TUẦN 14 - 15 - 16
CẮT, KHÂU,THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN
(3 Tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản.
- Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay.
- Rèn luyện sự khéo léo của đơi tay và khả năng sáng tạo của. HS u thích, tự
hào với sản phẩm do mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí.
- 1 mảnh vải trắng 50 cm x 70 cm.
- Khung thêu, kim khâu, kim thêu, chỉ khâu, chỉ màu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu túi xách tay, hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Túi xách tay có hình dạng như hế nào? Bao gồm mấy bộ phận?
+ Túi được khâu như thế nào? Một mặt của thân túi có gì đặc biệt?
GV: Túi hình chữ nhật, gồm thân túi và quai túi.Quai túi đính vào 2 bên miệng
túi, một mặt của thân túi có hình thêu trang trí.
Hoạt động 2: Hướng dẫn các thao tác kỹ thuật.
- HS đọc SGK và quan sát các hình trong SGK để nêu các bước thêu.
- HS nêu cách thực hiện từng bước.
- GV nêu, giải thích và lưu ý HS một số điểm:
+ Thêu trang trí trước khi khâu túi, bố trí hình thêu cân đối.

+ Khâu miệng túi trước, thân túi sau.
+ Khâu lần lượt từng đường thân túi.
+ Đính quai túi vào mặt trái của túi.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nêu u cầu và thời gian thực hiện.
- HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm đơi.
TIẾT 2
Hoạt động 3: HS thực hành thêu trang trí trê vải.
- GV kiểm tra sản phẩm của HS đo, cắt ở tiết trước.
- Hướng dẫn HS thực hành theo các bước.
- HS nhắc lại các bước tiến hành.
- HS thực hành gấp vải và vẽ mẫu thêu trong SGK lên vải.
- GV gợi ý HS vẽ theo ý thích.
- GV quan sát, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng.
- HS nhắc lại các mũi thêu đã học ở lớp 4.
- Một số HS nêu mũi thêu mình sẽ thực hiện.
- HS thực hành thêu theo nhóm.
- GV quan sát, uốn nắn.
TIẾT 3
Hoạt động 4: HS thực hành khâu túi.
- HS đọc lướt các mục 3, 4 , 5 , 6 và nêu cách thực hiện ở từng bước.
- GV hệ thống lại cách thực hiện.
- GV u cầu HS thực hành theo từng bước: khâu miệng túi, thân túi, quai túi,
đính quai túi vào miệng túi.
- HS thực hành theo nhóm đơi.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 5: Hồn thành và trưng bày, đánh giá sản phẩm.
- HS kiểm tra lại sản phẩm của mình.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Một số nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm.
- HS nhắc lại u cầu đánh giá sản phẩm.

- GV cử một số HS lên đánh giá sản phẩm của các nhóm và cá nhân.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của
HS.
- Chuẩn bị: Một số dụng cụ nấu ăn và uống trong gia đình.
TUẦN 17
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống
trong gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh an tồn trong q trình sử dụng dụng cụ
đun, nấu, ăn uống.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình.
- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thơng thường.
- Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1:Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thơng thường trong gia
đình.
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thơng thường dùng để đun,
nấu, ăn uống trong gia đình.
- GV ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm ( theo SGK)
- HS nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun,
nấu, ăn uống trong gia đình.
- HS thảo luận nhóm bàn về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ

đun, nấu, ăn uống trong gia đình theo bảng sau:
Loại dụng cụ.
Tên các dụng
cụ cùng loại
Tác dụng Sử dụng, bảo quản
Bếp đun
Dụng cụ nấu
Dụng cụ để bày thức ăn và uống
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm.
Các dụng cụ khác.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV dùng tranh minh họa kết luận từng nội dung theo SGK.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- HS làm bài tập theo nhóm đơi.
Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng tác dụng của mỗi dụng cụ.
A B
Bếp đun có tác dụng Làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực
phẩm trước khi chế biến.
Dụng cụ nấu ăn dùng để Giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp
vệ sinh.
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn
uống có tác dụng.
Cung cấp nhiệt để làm chín lương
thực, thực phẩm.
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác
dụng chủ yếu là.
Nấu chín và chế biến thực phẩm.
- Một số HS trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị: Chuẩn bị nấu ăn..
TUẦN 18
CHUẨN BỊ NẤU ĂN.
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được những cơng việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số cơng việc chuẩn bị nấu ăn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh một số loại thực phẩm thơng thường, bao gồm một số loại rau
xanh, củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa.
- Dao thái, dao gọt.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Xác định một số cơng việc chuẩn bị nấu ăn.
- HS đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi u cầu HS nêu tên các cơng việc cần
thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
- Một số HS trình bày – HS khác nhận xét.
GV: Tất cả các ngun liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi chung là thực
phẩm. Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các cơng việc như chọn thực
phẩm, sơ chế thực phẩm,.. nhằm có được những thực phẩm tươi ngon, sạch
dùng để chế biến các món ăn đã dự định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số cơng việc chuẩn bị nấu ăn.
a/ Tìm hiểu cách chọn thực phẩm.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1/SGK, trao đổi đơi
bạn các câu hỏi:

+ Mục đích u cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.
+ Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa
ăn.
- Một số HS trình bày – GV đặt thêm câu hỏi liên hệ thực tế để khai thác sự
hiểu biết của HS về cách lựa chọn thực phẩm.
b/ Tìm hiểu về cách sơ chế thực phẩm.
- HS đọc nội dung mục 2 /SGK
- GV u cầu HS nêu những cơng việc thường làm trước khi nấu một món ăn
nào đó như: luộc rau muống, nấu canh rau ngót, rang tơm, kho thịt,..
- Một số HS phát biểu ý kiến – HS khác nhận xét.
GV chốt: Trước khi chế biến món ăn, ta thường thực hiện các cơng việc loại bỏ
những phần khơng ăn được, làm sạch thực phẩm. Ngồi ra, tùy thực phẩm có thể
cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm,.. Những cơng việc
đó gọi chung lá sơ chế thực phẩm.
- HS nêu mục đích của sơ chế thực phẩm.
- GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức cho HS:
+ Ở gia đình em sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu?
+ Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cải, rau mồng tơi) có gì giống
và khác so với cách sơ chế các loại quả, củ(su hào, đậu đũa,..)
+ Gia đình em thường sơ chế cá như thế nào?
+ Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm?
- HS lần lượt trả lời – Cả lớp và GV nhận xét.
GV: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng. đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết
cách chọn thực phẩm tươi ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lực chọn, sơ chế
thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- HS làm bài tập trắc nghiệm.
Đánh dấu x vào ô trống ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình.
Rau tươi, non, đảm bảo sạch, an toàn và không bị héo úa, giập nát.
Rau tươi có nhiều lá sâu.

Cá tươi.
Tôm đã bị rụng đầu.
Thịt lợn có màu hồng (ở phần nạc), không có mùi ôi.
- Một số HS nêu kết quả bài làm – Cả lớp và GV nhận xét.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị: Nấu cơm.
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
TUẦN 19 - 20
NẤU CƠM
(2 tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS phải:
- Biết cách nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gạo tẻ, nồi nấu cơm thường và nồi nấu cơm điện
- Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.

- Dụng cụ đong gạo rá, chậu để vo gạo,…
- Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách nấu cơm của gia đình.
- GV cho HS nêu cách nấu cơm của gia đình.
- HS phát biểu ý kiến – HS khác nhận xét.
- GV chốt: Có hai cách nấu cơm chủ yếu lá nấu cơm bằng nồi hoặc soong trên
bếp( bếp củi, bếp ga, bếp dầu, bếp điện, bếp than) và nấu cơm bằng nồi cơm
điện. Hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố, thị xã, khu cơng nghiệp thường nấu
cơm bằng nồi cơm điện; nhiều gia đình ở nơng thơn thường nấu cơm bằng
soong, nồi trên bếp đun.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp.
- HS các nhóm thảo luận về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung của
phiếu học tập.
1/ Kể tên các dụng cụ, ngun liệu cần chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.
2/ Nêu các cơng việc chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun và cách thực hiện.
3/ trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun.
4/ Muốn nấu cơm bằng bép đun đạt u cầu (chín đều, dẻo) cần chú ý khâu nào?
5/ Nêu ưu nhược điểm của cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
+ Nên chọn nồi có đáy dày( nồi gang) nấu cơm để cơm khơng bị cháy và ngon
cơm.
+ Lượng nước vừa phải( ước lượng hoặc dùng ống đong nước nấu cơm theo tỉ
lệ)
+ Có thể cho gạo vào nồi nấu cơm ngay từ đầu hoặc đun nước sơi mới đổ gạo
vào nồi. Nhưng nấu theo cách đun sơi nước rồi mới cho gạo vào thì cơm sẽ ngon
hơn.

+ Khi đun nước và cho gạo vào nồi phải đun lửa to và đều. Nhưng khi nước đã
cạn phải giảm lửa thật nhỏ.
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- GV u cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
- HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4/SGK.
- HS so sánh những ngun liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi
cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- Một số HS trình bày – Một số HS khác nhận xét.
- GV chốt ý:
+ Giống nhau: Cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo.
+ Khác nhau: Dụng cụ nấu ăn và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
- GV u cầu HS so sánh cách nấu cơm nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm
bằng nồi cơm điện.
- Một số HS trình bày – HS khác nhận xét.
- GV lưu ý HS cách xác định lượng nước để cho vào nồi nấu cơm, cách san đều
mặt gạo trong nồi; cách lau khơ đáy nồi cơm điện.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS làm bài tập theo nhóm bàn.
a/ Hãy ghi số ( 1,2,3,4) vào  cho đúng trình tự chuẩn bị nấu cơm:
 Nhặt bỏ thóc, sạn lẫn trong gạo và vo sạch gạo (2)
 Xác định lượng gạo để nấu cơm (4)
 Dùng dụng cụ đong để lấy gạo(1)
 Rửa sạch nồi trước khi cho nước sạch vào để nấu cơm (3)
Hãy ghi số ( 1,2,3,4,5,6) vào  cho đúng trình tự nấu cơm bằng bếp đun.
 Đặt nồi lên bếp và đun sơi nước.(2)
 Đổ gạo vào nồi và dùng đũa đảo, san đều gạo trong nồi.(3)
 Đổ nước vào nồi theo tỉ lệ: cứ 1 lon gạo thì cho 1,5 – 1,8 lon nước (1)
 Đậy nắp nồi và đun to, đều lửa cho đến khi cạn nước.(5)

 Đảo đều gạo trong nồi một lần nữa.(4)
 Giảm lửa thật nhỏ hoặc tắt củi rồi dàn đều than trong bếp.(6)
- Một số HS lần lượt đọc kết quả - Cả lớp và GV nhận xét.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị: Luộc rau.
TUẦN 21
LUỘC RAU
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách thực hiện các cơng việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Rau muống, rau cải, bắp cải, đậu quả,…(tùy mùa rau) còn tươ, non; nước
sạch.
- Nồi, soongcỡ vừa, đĩa.
- Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.
- Hai rổ, chậu nhựa, đũa nấu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các cơng việc chuẩn bị luộc rau.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1/SGK và bằng hiểu biết của mình trả lời các
câu hỏi:
+ Nêu tên những ngun liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
+ Ở gia đình em thường luộc những loại rau nào?
- Một số HS trình bày – Cả lớp và GV nhận xét.
- HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b/SGK để nêu cách sơ chế rau trước
khi luộc.
- HS lên bảng thực hịên các thao tác sơ chế rau.

- GV nhận xét, uốn nắn thao tác chưa đúng.
Lưu ý HS: Đối với một số loại rau nhưrau cải, bắp cải, su hào, đậu cô ve,…nên
ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chất
dinh dưỡngcủa rau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách luộc rau.
- HS đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hình 3/SGK và nhớ lại cách luộc
rau ở gia đình để nêu cách luộc rau.
- Một số HS trình bày – HS khác nhận xét
- GV hướng dẫn thêm cách luộc rau và lư ý HS một số điểm:
+ Nên đổ nhiều nước khi luộc rauđể rau chín đều và xanh.
+ Nên cho một ít muối vào nước luộc rau để rau đậm và xanh.
+ Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi mới cho vào.
+ Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2 – 3lần để rau chín đều.
+ Đun to và đều lửa.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- HS làm bài tập theo nhóm bàn.
Điền chữ Đ hoặc S vào  cho đúng.
Muốn rau luộc chín đều và giữ được màu rau, khi luộc cần lưu ý:
 Cho lượng nước đủ để luộc rau.(Đ)
 Cho rau vào ngay khi bắt đầu đun nước.(S)
 Cho rau vào khi nước được đun sôi.(Đ)
 Cho một ít muối vào nước để luộc rau.(Đ)
 Đun nhỏ lửa và cháy đều.(S)
 Đun to lửa và cháy đều.(Đ)
- HS lần lượt đọc từng trường hợp và nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị: Rán đậu phụ.
TUAÀN 22

RÁN ĐẬU PHỤ
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách chuẩn bị và các bước rán đậu phụ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 4 miếng đậu phụ, dầu rán, chảo, bếp, đũa nấu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chuẩn bị rán đậu phụ.
- GV nêu câu hỏi để HS nhớ lại và nêu cách chuẩn bị rán đậu phụ ở gia đình.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1/SGK kết hợp với quan sát thực tế nấu ăn ở gia
đình để nêu những ngun liệu, dụng cụ cần chuẩn bị để rán đậu phụ.
- Một số HS trình bày – HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và nhắc lại những ngun liệu, dụng cụ dùng để rán đậu phụ.
- HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b/SGK, nêu cách sơ chế đậu
- GV nhận xét và nhắc lại cách sơ chế đậu phụ và lưu ý HS các điểm sau:
+ Chọn đậu phụ mềm, mịn, thơm mùi đậu.
+ Rửa nhẹ nhàng để đậu khơng bị vỡ.
+ Xếp đậu vào rổ cho ráo nước trước khi rán.
+ Khơng nên cắt bìa đậu thành những miếng mỏng q sẽ khó rán, miếng đậu
dễ bị vỡ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách rán đậu và trình bày.
- GV gợi ý cho HS nhớ lại cách rán đậu mà em đã quan sát ở gia đình.
- HS quan sát hình 3 và đọc nội dung mục 2/SGK.
- GV u cầu HS nêu cách rán đậu phụ.
- Một số HS trình bày – Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, hướng dẫn và lưu ý HS một số điểm sau:
+ Nên dùng chảo chun dùng để rán.

+ Đun chảo cho khơ hết nước, cho dầu rán vào đun sơi.
+ Đun nhỏ lửa để đậu khơng bị cháy. Lật đều hai mặt của miếng đậu để tạo
thành lớp vỏ màu vàng rơm.
+ Khi lật đậu, nếu thấy đậu bị sát thì nên dùng vật có lưỡi mỏng để lật.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- HS làm bài tập trong vở bài tập.
1/ Hãy ghi số( 1,2,3,4) vào  cho đúng trình tự rán đậu.
Gắp từng miếng đậu đã cắt xếp vào chảo.(3)
Đun khơ chảo rồi cho dầu ăn hoặc mỡ vào chảo và đun sơi.(2)
Cắt đậu thành từng miếng có kích thước khoảng bằng bao diêm.(1)
Khi mặt dưới của các miếng đậu đã vàng thì lật mặt trên xuống và rán tiếp.(4)
2/ Hãy đánh dấu x vào  ở câu trả lời đúng.
Cho dầu ăn ( hoặc mỡ) và đậu vào chảo cùng một lúc để rán.
Đun sơi dầu ăn ( hoặc mỡ) trong chảo rồi mới cho đậu vào rán.(Đ)
Dùng chảo chống dính (hoặc chảo chun dùng rán) để rán đậu.(Đ)
Đun nhỏ lửa và cháy đều.(Đ)
Đun to lửa và cháy đều.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị: Bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
TUẦN 23
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH.
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình, bày, dọn trước và su bữa ăn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình ở
thành phố và nông thôn.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1:Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a/SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
+ Hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình.
+Gia đình em thường bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào?
- Một số HS trả lời – HS khác nhận xét.
- GV chốt: Nhiều gia đình sắp xếp món ăn , bát, đũa vào mâm và đặt mâm lên
bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất. Cũng có nhiều gia đình sắp
xếp món ăn , bát, đũa trực tiếp lên bàn ăn.( GV giới thiệu tranh)
- HS trao đổi về các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn
uống trước bữa ăn.
- Một số HS trình bày – HS khác nhận xét.
GV : bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi
người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy
đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải
khô ráo, sạch sẽ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách thu dọn thức ăn.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2/SGK, nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa
ăn.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV cho HS so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình mình với cách thu dọn
sau bữa ăn nêu trong bài học.
- GV nhận xét và tóm tắt những ý chính HS vừa trình bày.
Lưu ý HS: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người
trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng
không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.

1/ Đánh dấu x vào  ở câu trả lời đúng.
Thu dọn sau bữa ăn được thực hiện:
 Khi hầu hết mọi người trong gia đình đã ăn xong.
 Trong lúc mọi người đang ăn.
 Khi bữa ăn kết thúc( mọi người trong gia đình đã ăn xong.)
2/ Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách thu dọn sau bữa ăn:
- Một số HS nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét – HS tự sửa bài.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
TUẦN 24
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
Ngày dạy : ………………………………
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạchdụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia
đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa chén.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1:Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn
uống.
- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
- HS đọc nội dung mục 1/SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn.
+ Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa khơng được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế

nào?
- Một số HS phát biểu ý kiến – HS khác nhận xét.
GV: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi ăn được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được
cọ rửa sạch sẽ, khơng để lưu giữ qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn
và ăn uống khơng những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khơ ráo, ngăn chặn
được vi trùng gây bệnh mà cỏn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ
khơng bị hoen rỉ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2/SGKtrả lời câu hỏi:
+ Nêu trình tự rửa bát sau bữa ăn.
+ So sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK.
- Một số HS trình bày – Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhận xét, hướng dẫn và lưu ý HS một số điểm:
+ Trước khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ.
Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả các dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Dồn thức ăn thừa khơng dùng
được nữa vào một chỗ
Những thức ăn còn có thể dùng
tiếp.
Xếp các dụng cụ ăn uống theo
từng loại đặt vào mâm.
thì đậy lại cất vào chạn hoặc tủ
lạnh.
để mang đi rửa.
để đổ bỏ.
+ Khơng rửa cốc, li uống nước cùng với bát, đũa, đĩa, thìa,… để tránh làm cốc
có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
+ Nên dùng nước rửa bát để rửa.
+ Dụng cụ nấu ăn phải được rửa 2 lần bằng nước sạch.
+ Úp từng dụng cụ ăn uống đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào

chạn.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
1/ Điền chữ Đ hoặc S vào  cho đúng.
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn có tác dụng:
Làm sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Giữ vệ sinh dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Làm đẹp các dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Bảo quản dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
2/ Hãy ghi số (1,2,3,4) vào cho đúng trình tự rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Rửa bằng nước sạch 2 lần.(3)
Rửa bằng nước rửa bát (chén).(2)
Úp từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho rp nước.(4)
Tráng qua một lượt cho sạch thức ăn, cơm trong dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
(1)
- HS nêu kết quả bài làm – Cả lớp và GV nhận xét.
- HS tự sửa bài theo đáp án đúng.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị: Lắp xe chở hàng.
TUẦN 25 - 26 - 27
LẮP XE CHỞ HÀNG
(3 tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.
- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an tồn trong khi thực hành.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mơ hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- HS quan sát mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được xe chở hàng cần mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó.( 4 bộ
phận: giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin; ca bin; mui xe; thành bên xe; thành sau
và trục bánh xe.)
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại.
b/ Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn cabin (hình 2/SGK).
- HS trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được bộ phận này, ta cần lắp mấy phần? Đó là những phần nào? ( … 2
phần: giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin.)
- GV mời 1 HS lên lắp – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh bước lắp.
* Lắp cabin( hình 3/SGK).
- HS quan sát hình 3 /SGK, trả lời câu hỏi:
+ Nêu các bước lắp ca bin.
- 1 HS lên lắp, các bạn khác quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh bước lắp.
* Lắp mui xe và thành xe bên.(hình 4/SGK).
- HS quan sát hình 4, nêu các chi tiết để lắp mui xe và thành bên xe.
- GV hướng dẫn – 1 HS lên lắp thành bên xe.

- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh bước lắp.
* Lắp thành sau xe và trục bánh xe.(hình 5, 6 /SGK)
- GV gọi HS lên lắp hai bộ phận, cả lớp quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh bước lắp.
c/ Lắp xe chở hàng(hình 1/SGK)
- GV ráp xe chở hàng theo các bước trong SGK và chú ý: Khi lắp thành sau,
thành bên và mui xe vào tấm lớn (thùng xe), GV nên thao tác chậm để HS quan
sátvà biết được các bước lắp.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
d/ Hướng dẫn HS tháo rờicác chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Hướng dẫn HS tháo từng bộ phận, rồi mơi tháo từng chi tiết.
- Xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
TIẾT 2 - TIẾT 3
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe chở hàng.
a/ Chọn chi tiết.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK, để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
- Trước khi thực hành GV cần:
+ Cho HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm rõ quy trình.
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành, GV cần lưu ý HS một số điểm sau:
+ Chú ý vị trí các lỗ của tấm chữ L, thanh thẳng 7 lỗ.( lắp sàn ca bin)
+ Chú ý vị trí trong, ngoài của thanh chữ U dài, tấm 25 lỗ và thanh thẳng 5 lỗ.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm còn lúng túng.
c/ Lắp ráp xe chở hàng.
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV nhắc HS lưu ý ráp các bộ phận với nhau cần phải:
+ Chú ý vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận với nhau.
+ Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch.

- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm còn lúng túng.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm.
- HS nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá theo mụcIII/SGK.
- HS dựa vào tiêu chí để đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS tháo các chi tiết và xếp đúng vị trí các ngăn trong hộp.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe chở hàng của
HS.
- Chuẩn bị: Lắp xe cần cẩu.
TUẦN 28 - 29
LẮP XE CẦN CẨU
(2 tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu càu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được xe cần cẩu cần mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó.( 5 bộ phận:

giá đỡ cẩu ; cần cẩu ; ròng rọc ; dây tời ; trục bánh xe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại.
b/ Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ cẩu (hình 2/SGK).
- HS trả lời câu hỏi:
+ Để lắp giá đỡ cẩu, em phải chọn những chi tiết nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 2/SGK , sau đó gọi 1 HS lên bảng chọn các chi tiết
để lắp.
- HS quan sát GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ.
+ Phải lắp thanh 5 lỗ vào hàng lỗ thứ mấy của thanh thẳng 7 lỗ? (.. lỗ thứ 4)
- GV hướng dẫn HS lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ.
- 1 HS lên lắp thanh chữ U dài vào thanh thẳng 7 lỗ.( chú ý vị trí trong , ngoài
của thanh chữ U dài và thanh thẳng 7 lỗ).
- GV dùng vít dài lắp vào thanh chữ U ngắn, sau đó lắp tiếp vào bánh đai và
tấm nhỏ.
* Lắp cần cẩu.(hình 3 /SGK)
- GV mời 1 HS lên lắp hình 3a (lưu ý HS vị trí các lỗ lắp của các thanh thẳng).
- 1 HS khác lên lắp hình 3b( lưu ý HS vị trí các lỗ lắp và phân biệt mặt phải, trái
cần cẩu để sử dụng vít).
- GV hướng dẫn HS lắp hình 3c.
* Lắp các bộ phận khác ( hình 4/SGK).
- HS quan sát hình 4 /SGK, trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào hình 4a, 4b, 4c hãy chọn chi tiết và lắp các bộ phận đó.
- 2 HS lên lắp, các bạn khác quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh bước lắp.
c/ Lắp ráp xe cần cẩu (hình 1/SGK).
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK.

- GV lưu ý HS cách lắp vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời được dễ
dàng.
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu ( quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ
dàng)
d/ Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Hướng dẫn HS tháo từng bộ phận, rồi mơi tháo từng chi tiết.
- Xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
TIẾT 2
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe chở hàng.
a/ Chọn chi tiết.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK, để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
- Trước khi thực hành GV cần:
+ Cho HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm rõ quy trình.
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành, GV cần lưu ý HS một số điểm sau:
+ Chú ý vị trí trong, ngoài của các chi tiết của các lỗ khi lắp các thanh giằng ở
giá đỡ cẩu ( hình 2/SGK).
+ Phân biệt mặt phải và trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu (hình 3/SGK)
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm còn lúng túng.
c/ Lắp ráp xe cần cẩu ( hình 1/SGK).
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu.
- GV nhắc HS khi lắp ráp xong cần phải:
+ Quay tay quay để kiểm tra xem dây tời quấn vào, nhả ra có dễ dàng không.
+ Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên, hạ hàng
xuống không.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm.

- HS nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá theo mục III/SGK.
- Cử 2 – 3 HS dựa vào tiêu chí để đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.
- HS tháo các chi tiết và xếp đúng vị trí các ngăn trong hộp.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe chở hàng của
HS.
- Chuẩn bị: Lắp máy bay trực thăng.
TUẦN 30 – 31 - 32
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG
(3 tiết)
Ngày dạy : ……………………………….
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy
trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu càu của bài học.
2. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận của mẫu, trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần mấy bộ phận? Kể tên các bộ
phận đó.( 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay, sàn ca bin và giá đỡ, ca bin, cánh
quạt, càng máy bay.)

Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- 2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước chọn chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
* Lắp thân và đuôi máy bay (hình 2/SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình 2/SGK, trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được thân và đuôi máy bay, em phải chọn những chi tiết nào? Số
lượng bao nhiêu?( chọn 4 tấm tam giác ; 2 thanh thẳng 11 lỗ ; 2 thanh thẳng 5
lỗ ; 1 thanh thẳng 3 lỗ ; 1 thanh chữ U ngắn.)
- GV hướng dẫn HS lắp thân và đuôi máy bay ttrực thăng. Trong khi lắp, GV
cần thao tác chậm và lưu ý để HS thấy được thanh thẳng 3 lỗ được lắp vào giữa
2 thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoài 2 thanh thẳng 5 lỗ chéo nhau. GV cũng càn cho
HS biết phân biệt mặt phải, mặt trái của thân và đuôi máy bay.
- GV dùng vít dài lắp vào thanh chữ U ngắn, sau đó lắp tiếp vào bánh đai và
tấm nhỏ.
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ. (hình 3 /SGK)
- HS quan sát hình trong SGK/85, trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ, em cần chọn những chi tiết nào?( chọn tấm
nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U dài.)
- 1 HS lên bảng thực hiện bước lắp.
- Gv lưu ý HS lắp ở hàng lỗ thứ 2 của tấm nhỏ.
* Lắp ca bin ( hình 4/SGK).
- 2 HS lên lắpca bin , các bạn khác quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh bước lắp.
* Lắp cánh quạt.(hình 5/SGK)
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được cánh quạt, em cần chọn những chi tiết nào?
- Một số HS trình bày – GV nhận xét, sau đó hướng dẫn HS lắp cánh quạt.

+ Lắp phần trên cánh quạt: Lắp vào đầu trục ngắn 1 vòng hãm, 3 thanh thẳng 9
lỗ, bánh đai và 1 vòng hãm.
+ Lắp phần dưới cánh quạt: Lắp vào đầu trục ngắn còn lại 1 vòng hãm và bánh
đai.
* Lắp càng máy bay (hình 6/SGK)
- GV hướng dẫn lắp 1 càng máy bay. Khi lắp GV cần thao tác chậm và lư ý cho
HS biết mặt phải, mặt trái càng máy bay.
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được 1 càng máy bay, em cần chọn những chi tiết nào? ( 3 thanh chữ
L dài, thanh thẳng 11 lỗ.
- 1 HS lên bảng lắp càng thứ 2 của máy bay – Cả lớp quan sát, bổ sung.
- GV nhận xét, uốn nắn thao tác cho HS, sau đó hướng dẫn thao tác nối 2 càng
máy bay bằng 2thanh thẳng 6 lỗ.
c/ Lắp ráp máy bay trực thăng. (hình 1/SGK).
- GV hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
- Trong các bước lắp, GV cần chú ý:
+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và sàn giá đỡ: lắp lỗ thứ nhất và lỗ thứ
3 của thanh chữ U ngắn vào lỗ thứ 2 và lỗ thứ 4 ở hàng lỗ cuối của tấm nhỏ.
+ Bước lắp cánh quạt vào trần ca bin: Có thể gọi 1 HS lên thực hiện bước lắp.
+ GV lắp tấm sau của ca bin máy bay.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy: GV lưu ý để HS biết vị trí lỗ lắp ở
càng máy bay, mối ghép giữa cánh quạt và trần ca bin.
- Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa, nhất là mối ghép giữa giá sàn đỡ ca
bin với càng máy bay.
d/ Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Hướng dẫn HS tháo từng bộ phận, rồi mơi tháo từng chi tiết.
- Xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
TIẾT 2 – TIẾT 3
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe chở hàng.
a/ Chọn chi tiết.

- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK, để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
- Trước khi thực hành GV cần:
+ Cho HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm rõ quy trình.
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành, GV cần lưu ý HS một số điểm sau:
+ Lắp thân và đuôi máy bay theo những chú ý mà GV đã hướng dẫn.
+ Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh ; mặt phải,
mặt trái của càng máy bay để sử dụng ốc vít.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm còn lúng túng.
c/ Lắp ráp máy bay trực thăng.( hình 1/SGK).
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm.
- HS nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá theo mục III/SGK.
- Cử 2 – 3 HS dựa vào tiêu chí để đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.
- HS tháo các chi tiết và xếp đúng vị trí các ngăn trong hộp.
* Nhận xét,dặn dò.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe chở hàng của
HS.
- Chuẩn bị: Lắp xe ben.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×