Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu tai biến và biến chứng sớm của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.74 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

NGHIÊN CỨU TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG SỚM CỦA PHẪU THUẬT
CẮT BÁN PHẦN DƯỚI DẠ DÀY TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
Phan Bảo Toàn*, Trần Thiện Trung**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mặc dù các tai biến, biến chứng sau mổ và tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ
dày do ung thư đã giảm đáng kể trong những năm qua, song tỷ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật này vẫn
còn cao. Điều trị tai biến, biến chứng có thể cải thiện kết quả lâu dài của bệnh nhân ung thư dạ dày.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng sớm và các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng sớm của
phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày do ung thư.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu gồm 513 bệnh
nhân được điều trị phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày do ung thư, từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2014 tại
Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Tỷ lệ tai biến trong mổ là 0,78% và biến chứng sớm là 1,36%. Yếu tố liên quan đến tai biến, biến
chứng sớm là truyền máu trong mổ (hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến, p < 0,001). Các yếu tố khác như:
tuổi, giới, tiền sử, bệnh kèm theo, vị trí ung thư, kích thước u, nạo hạch, kỹ thuật lặp lại lưu thông tiêu hóa, thời
gian phẫu thuật, lượng máu mất trong mổ không thấy liên quan đến tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt bán
phần dưới dạ dày do ung thư.
Kết luận: Tỷ lệ tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày do ung thư hiện nay thấp.
Hạn chế của đề tài do hồi cứu nên không ghi nhận được biến chứng muộn trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Ung thư dạ dày, phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày, tai biến và biến chứng.

ABSTRACT
THE STUDY OF INTRAOPERATIVE AND EARLY POSTOPERATIVE COMPLICATIONS
AFTER DISTAL GASTRECTOMY FOR GASTRIC CANCER
Phan Bao Toan, Tran Thien Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 58 - 64


Background: Though the intraoperative and early postoperative complications and mortality rate after
gastric cancer surgery has significantly decreased over past years, it is still considered high. Treatment of
complications can improve the long-term outcome of gastric cancer patients.
Purpose: To determine the intraoperative and early postoperative complications after distal gastrectomy for
gastric cancer and risk factors that associated with these complications.
Methods and Meterials: A cross-sectional, descriptive, retrospective study of 513 patients with gastric
cancer underwent distal gastrectomy at The Gastrointestinal Surgery Department in Cho Ray Hospital Ho Chi
Minh city from January 2011 to December 2014.
Results: The intraoperative complications are 0.78% and the early postoperative complications are 1.36%.
The complications were significantly associated with operative blood transfusions (simple and multivariate linear
regression, p < 0.001). The other risk factors such as: age, sex, desease history or the presence of medical illnesses,
* Lớp Cao Học Ngoại Khoa 2013-2015 - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
** Bộ môn Ngoại-Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Phan Bảo Toàn; ĐT: 0939026389 ; Email:

58

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

tumour location, tumour size, lymph node dissection, reconstruction after gastrectomy, operating time, operative
blood loss that were independent risk factors for the complications after distal gastrectomy.
Conclusions: Nowadays the overall complication rate is low. The limitations of this study were its
retrospective nature, so the late complications were not observed.
Key word: Gastric cancer, gastrectomy, complications after distal gastrectomy.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những
bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đã giảm ở hầu
hết các nước phát triển trong hai thập kỷ qua,
song vẫn là nguyên nhân tử vong xếp thứ hai do
ung thư trên toàn thế giới(3). Trong năm 2008,
trên thế giới có khoảng 989.000 trường hợp ung
thư dạ dày và 738.000 trường hợp tử vong do
bệnh này(3). Tỷ lệ mắc cao nhất ở Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Mỹ Latinh và Đông Âu.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2008,
tỷ lệ hiện mắc bệnh ung thư dạ dày ở người Việt
Nam nói chung là 18,9/100.000 dân. Như vậy
mỗi năm ước tính có từ 15.068-16.114 người mắc
bệnh, trong số này có từ 11.327-12.098 người tử
vong do ung thư dạ dày(13).
Hơn một thế kỷ qua, phẫu thuật vẫn là
phương pháp điều trị chủ yếu trong ung thư dạ
dày. Tùy theo vị trí và thương tổn của ung thư có
các phương pháp phẫu thuật gồm: cắt dạ dày
toàn bộ, cắt bán phần dưới dạ dày, cắt dạ dày
bảo tồn môn vị, và cắt cực trên dạ dày. Mặc dù
có nhiều phương pháp cắt dạ dày nhưng trong
thực hành có hai phương pháp được chỉ định
chủ yếu đó là cắt toàn bộ dạ dày và cắt bán phần
dưới dạ dày. Trong đó, cắt bán phần dưới dạ dày
được sử dụng nhiều nhất còn do vị trí của ung
thư gặp chủ yếu trên 2/3 các trường hợp ở vùng
hang vị (13).

Trong 10 năm gần đây, tỷ lệ tai biến, biến
chứng của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày
do ung thư dao động từ 9,2% đến 37,2%(1,2,4,11”.
Với sự tiến bộ về kỹ thuật và kinh nghiệm của
các phẫu thuật viên, hiện nay tỷ lệ tai biến, biến
chứng của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày
đã giảm.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Tại Việt Nam, phẫu thuật cắt bán phần dưới
dạ dày trong điều trị ung thư đã phổ biến và
thực hiện được tại nhiều trung tâm chuyên khoa,
bệnh viện trong cả nước. Tuy nhiên, những năm
gần đây chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá lại
tỷ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt bán
phần dưới dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày.
Như vậy hiện nay phẫu thuật cắt bán phần dưới
dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày gồm các tai
biến, biến chứng như thế nào? Đó là lý do mà
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm góp
phần rút kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều
trị ung thư dạ dày.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu cắt ngang mô tả.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thực hiện tại khoa Ngoại Tiêu Hóa Bệnh

Viện Chợ Rẫy. Thời gian từ 01/2011 đến 12/2014.

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân được điều trị mổ mở kinh
điển cắt bán phần dưới dạ dày có kết quả giải
phẫu bệnh là ung thư dạ dày.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không có đầy đủ các tiêu chuẩn
chọn bệnh được nêu trong phần tiêu chuẩn chọn
bệnh bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu.
- Bệnh nhân có hồ sơ không đầy đủ về các
yếu tố khảo sát.
- Bệnh nhân được điều trị cắt bán phần dưới
dạ dày tại cơ sở y tế khác rồi chuyển đến Bệnh
viện Chợ Rẫy.

59


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Bảng 3- Kết quả mô bệnh học ung thư dạ dày

KẾT QUẢ
Chúng tôi ghi nhận tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ
01/2011 đến 12/2014 có 513 bệnh nhân được điều
trị phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày do ung
thư phù hợp tiêu chuẩn chọn bệnh.


Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi trung bình là 59,9 ± 11,9. Về giới: nam là
67,4%, nữ là 32,6% và tỷ lệ nam/nữ là 2,1.
Tỷ lệ tiền sử và bệnh kèm theo là 25,3%. Đa
số bệnh nhân có lượng Albumin/máu trước mổ
trong giới hạn bình thường (≥ 3,5 g/dl), chiếm
92,1%.
Chúng tôi ghi nhận có 88,3% (453/513) bệnh
nhân có kết quả chụp X quang dạ dày, trong đó
có 401 trường hợp có hình ảnh UTDD (88,5%) và
52 trường hợp không phát hiện hình ảnh UTDD
(11,5%).
Chúng tôi ghi nhận có 39,2% (201/513) bệnh
nhân có kết quả chụp cắt lớp vi tính (bảng 1).
Bảng 1- Kết quả chụp cắt lớp vi tính.
(a) gồm di căn hạch ổ bụng, phúc mạc, gan, vòm
hoành, túi cùng Douglas, trung thất và phổi.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính
Hình ảnh u
(a)
Hình ảnh di căn
Không phát hiện u
Tổng cộng

Số lượng
158
24
19
201


Tỷ lệ (%)
78,6
11,9
9,5
100

Chúng tôi ghi nhận có 97,3% (499/513) bệnh
nhân có kết quả nội soi. Trong đó, có 3 trường
hợp dạ dày đọng nhiều thức ăn nên không quan
sát được (bảng 2).
Bảng 2- Kết quả nội soi dạ dày
Kết quả nội soi
Dạng sùi
Dạng loét
Dạng thâm nhiễm
Hỗn hợp
Tổng cộng

Số lượng
122
260
15
99
496

Tỷ lệ (%)
24,6
52,4
3

20
100

Trong kết quả phân loại mô bệnh học của
chúng tôi ghi nhận được (bảng 3), carcinôm
tuyến chiếm hầu hết với 98,6% (506/513) .

60

Mô bệnh học
Carcinôm tuyến
Carcinôm tế bào gai
Carcinôm tế bào thần kinh nội tiết
U Lymphô dòng tế bào B
Sarcôm cơ trơn
Tổng cộng

Số lượng Tỷ lệ (%)
506
98,6
1
0,2
3
0,6
2
0,4
1
0,2
513
100


Trong 506 trường hợp ung thư biểu mô
tuyến ghi nhận được thì có 483 trường hợp được
đánh giá mức độ biệt hóa của tế bào ung thư.
Trong đó, độ biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ cao nhất là
56,3%, tiếp theo là độ biệt hóa kém 40,6%, và ít
nhất là độ biệt hóa tốt chiếm 3,1%.

Đặc điểm phẫu thuật
Bảng 4- Đặc điểm phẫu thuật
Đặc điểm phẫu thuật
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Vị trí tổn thương (n=513)
Hang vị
490
95,5
Thân vị dưới
23
4,5
Kích thước u (n=456)
< 5 cm
295
64,7
5 – 10 cm
155
34
> 10 cm
6
1,3

96
18,7
Xâm lấn các tạng lân cận
(n=513)
U nguyên phát (T)
T1
29
5,7
T2
74
14,6
T3
84
16,6
T4a
223
44,1
T4b
96
19
Hạch vùng (N)
Di căn
258
51
Chưa di căn (N0)
110
21,7
Không đánh giá được di
căn (NX)
138

27,3
Di căn xa (M)
MX
421
83,2
M0
44
8,7
M1
41
8,1
Kỹ thuật lập lại lưu thông tiêu hóa (n=513)
Hofmeister- Finsterer
386
75,2
Polya
68
13,3
Roux-en-Y
42
8,2
Không rõ
17
3,3
Mức độ nạo hạch (n=513)
D1
25
5
D1+
29

5,8
D2
239
48,1

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Đặc điểm phẫu thuật
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nạo hạch không rõ mức độ
136
27,4
Làm sạch
67
13,5
Không thấy hạch
1
0,2
Lượng máu mất trong mổ
Máu mất không đáng kể
197
38,4
Máu mất đáng kể
316
61,6
Lượng máu mất trong mổ
trung bình

146,5 ± 100,3 (ml)
Lượng máu truyền trong mổ
(n=513)
8
1,6
Thời gian phẫu thuật trung
bình
171 ± 39,3 (phút)

Tai biến, biến chứng
Bảng 5- Tai biến, biến chứng
(b)Trong tường trình phẫu thuật không mô tả rõ
mạch máu gì. Dựa vào cấu trúc giải phẫu dạ dày,
chúng tôi nghĩ có thể đây là động mạch hoành dưới
trái.
Các tai biến, biến chứng
Số lượng
Tai biến trong mổ
Chảy máu từ chỗ bóc tách u hoặc
4
hạch
Biến chứng sớm
Chảy máu miệng nối
1
Chảy máu mạch máu cạnh phải
1
(b)
tâm vị
Hẹp miệng nối
1

Bung thành bụng
1
Xì mỏm tá tràng
1
Rò tụy sau mổ
1
Rò tiêu hóa
1

Tỷ lệ (%)
0,78
0,19
0,19
0,19
0,19
0,19
0,19
0,19

Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tai
biến, biến chứng
Bảng 6- Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tai
biến, biến chứng qua phân tích hồi quy đơn biến (Liên
quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05)
Các yếu tố nguy cơ
Tuổi
Giới
Tiền sử, bệnh kèm theo
Vị trí ung thư
Kích thước u

Nạo hạch
Lập lại lưu thông tiêu hóa
Thời gian phẫu thuật
Lượng máu mất trong mổ
Truyền máu trong mổ

p
0,839
0,094
0,882
0,469
0,129
0,182
0,423
0,821
0,164
< 0,001

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

Bảng 7- Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tai
biến, biến chứng qua phân tích hồi quy đa biến (Liên
quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05)
Các yếu tố nguy cơ
Tuổi
Giới
Tiền sử, bệnh kèm theo
Vị trí u

Kích thước u
Nạo hạch
Lập lại lưu thông tiêu hóa
Thời gian phẫu thuật
Lượng máu mất trong mổ
Truyền máu trong mổ

p
0,668
0,227
0,700
0,505
0,108
0,406
0,152
0,789
0,323
< 0,001

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình là 59,9 ± 11,9 tuổi, tỷ lệ nam là 67,4%, tỷ lệ
nữ là 32,6% và tỷ lệ nam/nữ là 2,1. Kết quả này
của chúng tôi cũng tương tự với các nghiên cứu
trước đây(1,16).

Các tai biến biến chứng sau mổ
Các biến chứng được ghi nhận trong quá
trình hậu phẫu của bệnh nhân(8). Nhiều nghiên
cứu cho thấy trong ung thư dạ dày các tai biến,

biến chứng là một yếu tố tiên lượng quan trọng
sau điều trị phẫu thuật cắt dạ dày. Điều trị tai
biến, biến chứng có thể cải thiện kết quả lâu
dài của UTDD(6).
Mặc dù các tai biến, biến chứng sau mổ và tử
vong sau phẫu thuật ung thư dạ dày đã giảm
đáng kể trong những năm qua, nhưng tỷ lệ tai
biến, biến chứng vẫn còn cao(11). Tỷ lệ tai biến,
biến chứng của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ
dày (BPDDD) thay đổi theo thời gian và khác
nhau ở các nghiên cứu. Theo Trịnh Hồng Sơn(14),
nghiên cứu 306 bệnh nhân, gặp biến chứng sớm
sau mổ là 8,8% và tử vong là 1,3%. Wang Wei (17)
nghiên cứu 108 bệnh nhân được điều trị phẫu
thuật cắt BPDDD, biến chứng sau mổ là 21,3%.
Trong nghiên cứu của Huscher(4), biến chứng sau
mổ là 25,4%. Các nghiên cứu khác có tỷ lệ tai
biến, biến chứng tương tự từ 9,2%-37,2%(1,2,11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tai
biến, biến chứng của phẫu thuật cắt BPDDD

61


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

gồm: 0,78% (4/513) tai biến trong mổ và 1,36%
(7/513) biến chứng sớm. So với các nghiên cứu

trên, tỷ lệ tai biến, biến chứng của chúng tôi
thấp hơn. Điều này được lý giải bởi nhiều yếu
tố góp phần.
- Tất cả bệnh nhân được chuẩn bị tốt trước
mổ như: bù đạm, điện giải, truyền máu trước
và được hội chẩn tiền phẫu với các chuyên
khoa liên quan như: tim mạch, hô hấp, gây mê
hồi sức…
- Phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm. Kỹ
thuật bóc tách, nạo vét hạch đã được thực hiện tỉ
mỉ phẫu tích rõ ràng, cầm máu kỹ, kiểm soát tốt
các mạch máu.
- Hệ thống dẫn lưu hiệu quả. Sự tiến bộ về
hồi sức nội khoa và sự ra đời của dịch truyền
nuôi dưỡng tốt hơn và các phương tiện phẫu
thuật góp phần quan trọng trong sự lành vết
thương…
Theo các tác giả trong và ngoài nước, các tai
biến và biến chứng sớm thường gặp của phẫu
thuật cắt BPDDD gồm các tai biến, biến chứng
liên quan trực tiếp đến phẫu thuật như: chảy
máu bục xì miệng nối, áp xe trong ổ bụng, nhiễm
trùng vết mổ, bung thành bụng, xì mỏm tá tràng,
rò tụy và các biến chứng tuần hoàn, hô
hấp(1,2,11,14).
Nghiên cứu của chúng tôi, các tai biến và
biến chứng sớm cũng xảy ra tương tự gồm: chảy
máu trong mổ, chảy máu ở miệng nối dạ dày,
hẹp miệng nối, xì mỏm tá tràng, rò tụy sau mổ,
bung thành bụng, chảy máu ở mạch máu cạnh

phải tâm vị, rò tiêu hóa.

Các yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến tai
biến, biến chứng
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến các tai
biến và biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày
được đề cập nhiều nhất là tuổi và giới. Tuổi
lớn (> 65 tuổi) và giới nam là các yếu tố độc
lập ảnh hưởng đến tai biến, biến chứng và tiên
lượng(6,15). Nghiên cứu của Yamada đã báo cáo
rằng bệnh nhân tuổi > 85 tuổi có nhiều khả
năng bị viêm phổi sau phẫu thuật cắt dạ dày

62

sau khi so với bệnh nhân trẻ hơn, và đánh giá
rủi ro trước phẫu thuật là điều cần thiết cho
các bệnh nhân lớn tuổi(6). Trong nghiên cứu
của chúng tôi qua phân tích đơn biến và đa
biến không tìm thấy liên quan giữa tuổi, giới
và tai biến, biến chứng cắt BPDDD.
Tiền sử hoặc bệnh kèm theo là một yếu tố
tiên lượng quan trọng. Theo nghiên cứu của
Jiang(6), cho thấy những bệnh nhân UTDD có tiền
sử hoặc bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, đái
tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… dễ
xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. Chúng tôi
không tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử, bệnh
kèm theo và tai biến, biến chứng cắt BPDDD do
ung thư.

Vị trí ung thư là một trong những yếu tố
nguy cơ quan trọng liên quan đến biến chứng
phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày. Nghiên cứu
của Yasuda(18) cho rằng vị trí ung thư không có
mối liên quan với tai biến, biến chứng. Kết quả
của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của
Yasuda, không tìm thấy mối liên quan giữa vị trí
ung thư và tai biến, biến chứng cắt BPDDD do
ung thư.
Kích thước u là yếu tố phân loại để xác định
giai đoạn của ung thư dạ dày và những ung thư
khác. Như vậy, giai đoạn được xác định theo các
kích thước của khối u và phương pháp điều trị
khác nhau tùy thuộc vào kích thước u. Các
nghiên cứu trong những năm gần đây cho rằng
kích thước u là một trong những yếu tố quan
trọng tiên lượng cho tỷ lệ sống thêm trong ung
thư dạ dày(5). Đối với tai biến, biến chứng cắt
dạ dày, theo Yasuda(18) kích thước u không có
mối liên quan với tai biến, biến chứng. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu của Yi(19), kích thước u
là yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến tỷ lệ
biến chứng phải mổ lại sau cắt dạ dày do ung
thư. Trong nghiên cứu của chúng tôi không
tìm thấy mối liên quan giữa kích thước u và tai
biến, biến chứng cắt BPDDD do ung thư.
Giai đoạn ung thư là yếu tố tiên lượng đối
với ung thư dạ dày(6,13), có vai trò quyết định

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
phương pháp điều trị(13). Theo các nghiên cứu
của Viste(15), Yasuda(18) cho rằng giai đoạn ung
thư dạ dày không ảnh hưởng đến tỷ lệ biến
chứng và tỷ lệ tử vong. Trong nghiên cứu của
chúng tôi không xếp được giai đoạn ung thư
(do không đánh giá được chính xác di căn
từng chặng hạch và phần lớn di căn xa không
được đánh giá rõ). Vì vậy, chúng tôi không xét
được mối liên quan giữa giai đoạn ung thư và
tai biến, biến chứng cắt BPDDD do ung thư.
Sự tranh cãi về mức độ nạo vét hạch trong
điều trị ung thư dạ dày đã kéo dài trong nhiều
thập kỷ. Sự tranh cãi này bắt nguồn từ sự khác
biệt trong dịch tễ học toàn cầu của bệnh ung thư
dạ dày, và sự khác biệt tiếp theo trong kinh
nghiệm và kết quả giữa các trung tâm giữa các
nước phương Đông và phương Tây. Nạo hạch
có ý nghĩa quyết định đến kết quả lâu dài và tiên
lượng sống thêm sau mổ, qua các nghiên cứu về
mức độ nạo hạch cho thấy quan điểm hiện nay
cắt dạ dày nạo hạch D2 ở bệnh nhân ung thư dạ
dày là phương pháp được ưu tiên chọn lựa, tuy
nhiên, nạo hạch D2 có thể làm tăng các biến
chứng phẫu thuật(6). Cắt dạ dày nạo hạch D2 ở
những trung tâm và ở những phẫu thuật viên có
kinh nghiệm giúp hạ thấp tỷ lệ biến chứng và tử
vong(13). Mặt khác, theo Sah(10) có sự khác biệt

đáng kể về biến chứng xảy ra giữa nạo hạch triệt
để và nạo hạch giảm nhẹ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa nạo
hạch và tai biến, biến chứng.
Hiện nay, kỹ thuật lập lại lưu thông tiêu
hóa sau cắt BPDDD vẫn chưa có sự đồng
thuận trong cách lựa chọn giữa các nước trên
thế giới. Có nhiều báo cáo so sánh các phương
pháp khâu nối khác nhau sau cắt dạ dày và
tập trung vào việc nghiên cứu trào ngược của
dịch mật hoặc dịch vị vào thực quản và phần
dạ dày còn lại. Phần lớn chủ trương lập lại lưu
thông tiêu hóa theo Roux-en-Y và một số theo
Billroth I. Phương pháp Billroth II không được
sử dụng nhiều(11). Một phân tích gộp của Zong
và Chen(20) dựa trên 15 nghiên cứu so sánh các
kỹ thuật tái lập lưu thông tiêu hóa giữa các

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

phương pháp Billroth I, Billroth II và Roux-enY, cho thấy phương pháp Roux-en-Y không
làm tăng đáng kể các biến chứng sau phẫu
thuật so với Billroth I và Billroth II. Trong
nghiên cứu của Sah(11) cho thấy các biến chứng
hậu phẫu đều cao hơn trong các trường hợp
tái lập lưu thông tiêu hóa theo II. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp nối
theo pháp Billroth II được sử dụng chủ yếu

chiếm 91,5% (454/496) trường hợp nhưng
không tìm thấy mối liên quan giữa kỹ thuật
lập lại lưu thông tiêu hóa và tai biến, biến
chứng. Theo ý kiến của chúng tôi, nối theo
phương pháp nào còn là thói quen và kinh
nghiệm của phẫu thuật viên.
Thời gian phẫu thuật kéo dài được cho là
tăng tỷ lệ tai biến, biến chứng(8). Nghiên cứu của
Yasuda(18) ghi nhận thời gian phẫu thuật là một
trong các yếu tố nguy cơ liên quan đến tai biến,
biến chứng cắt dạ dày do ung thư. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy
mối liên quan trên.
Liên quan đến lượng máu mất trong mổ với
nguy cơ cao xảy ra biến chứng. Trong báo cáo
của Jiang(6), cho thấy mất máu trong mổ > 500 ml
là một yếu tố tiên lượng độc lập. Một nghiên cứu
khác đã chứng minh rằng tỷ lệ sống thêm thấp
hơn đáng kể ở những bệnh nhân bị mất máu
trong mổ ≥ 475 ml so với < 475 ml (p=0,0038). Mất
máu trong mổ nhiều có thể gây ra suy giảm khả
năng miễn dịch, sức đề kháng… do đó làm tăng
nguy cơ biến chứng(6). Trong nghiên cứu của
chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa mất
máu trong mổ và tai biến, biến chứng cắt
BPDDD do ung thư.
Liên quan đến truyền máu theo của
Taylor(12), nghiên cứu 1717 bệnh nhân bị chấn
thương trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt,
nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nhiễm khuẩn

bệnh viện cao gấp 6 lần và tỷ lệ tử vong cao
gấp 2 lần ở nhóm truyền máu hơn so với
nhóm không truyền máu. Các nghiên cứu
khác cho thấy kết quả tương tự và truyền máu

63


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

làm giảm tỷ lệ sống thêm cho bệnh ung thư dạ
dày, đại tràng, trực tràng, vú, phổi và ung thư
thận(7). Truyền máu là cần thiết khi thực hiện
phẫu thuật phức tạp với một số lượng lớn mất
máu trong mổ. Một số nghiên cứu đã xác nhận
rằng truyền máu trong khi mổ có thể ảnh
hưởng đến tiên lượng của bệnh ung thư dạ
dày, một số nghiên cứu khác thì không đồng
thuận(9). Mối liên quan giữa truyền máu trong
mổ và tiên lượng của bệnh nhân ung thư dạ
dày vẫn còn gây tranh cãi. Trong nghiên cứu
của chúng tôi nhận thấy có liên quan giữa
truyền máu trong mổ và tai biến, biến chứng
cắt BPDDD, p < 0,05.

5.

6.


7.

8.

9.

10.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tai biến, biến
chứng của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày
do ung thư hiện nay thấp.
Yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng
trong nghiên cứu của chúng tôi là truyền máu
trong mổ. Các yếu tố khác như: tuổi, giới, tiền sử,
bệnh kèm theo, vị trí ung thư, kích thước u, nạo
hạch, kỹ thuật lập lại lưu thông tiêu hóa, thời
gian phẫu thuật, lượng máu mất trong mổ
không thấy mối liên quan với tai biến, biến
chứng của phẫu thuật cắt BPDDD do ung thư.
Qua nghiên cứu chưa đánh giá được biến chứng
muộn nhưng góp phần rút kinh nghiệm trong
điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày, đồng thời
làm cơ sở cho một nghiên cứu tiền cứu sâu rộng
hơn về tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt
bán phần dưới dạ dày do ung thư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

3.

4.

64

Chun HT, Kim KH, Kim MC, Jung GJ (2012), "Comparative
study of laparoscopy- assisted versus open subtotal gastrectomy
for pT2 gastric cancer", Yonsei Med J, 53 (5), pp.952- 959.
Pedrazzani C, Marrelli D, Rampone B, De Stefano A, Corso G,
Fotia G, Pinto E (2007), "Postoperative complications and
functional results after subtotal gastrectomy with Billroth II
reconstruction for primary gastric cancer", EBSCOhost.
Ferlay J, Shin HR, Bray F, Forman D, Mathers C, Parkin DM
(2010), "Estimates of worldwide burden of cancer in 2008:
GLOBOCAN 2008", Int J Cancer, 127 (12), pp.2893-2917.
Huscher CG, Mingoli A, Sgarzini G, Sansonetti A, Di Paola M,
Recher A, Ponzano C (2005), "Laparoscopic versus open subtotal

11.

12.

13.
14.

15.


16.

17.

18.

19.

20.

gastrectomy for distal gastric cancer: five-year results of a
randomized prospective trial", Ann Surg, 241 (2), pp.232-237.
Im WJ, Kim MG, Ha TK, Kwon SJ (2012), "Tumor size as a
prognostic factor in gastric cancer patient", J Gastric Cancer, 12
(3), pp.164-172.
Jiang N, Deng JY, Ding XW, et al (2014), "Effect of complication
grade on survival following curative gastrectomy for
carcinoma", World J Gastroenterol, 20 (25), pp.8244-8252.
Kim SH, Lee SI, Noh SM (2010), "Prognostic significance of
preoperative blood transfusion in stomach cancer", J Gastric
Cancer, 10 (4), pp.196-205.
Li QG, Li P, Tang D, Chen J, Wang DR (2013), "Impact of
postoperative complications on long-term survival after radical
resection for gastric cancer", World J Gastroenterol, 19 (25),
pp.4060-4065.
Liang YX, Guo HH, Deng JY, et al (2013), "Impact of
intraoperative blood loss on survival after curative resection for
gastric cancer", World J Gastroenterol, 19 (33), pp.5542-5550.
Sah BK, Chen MM, Yan M, Zhu ZG (2010), "Reoperation for

early postoperative complications after gastric cancer surgery in
a Chinese hospital", World J Gastroenterol, 16 (1), pp.98-103.
Sah BK, Chen MM, Yan M, Zhu ZG (2009), "Gastric cancer
surgery: Billroth I or Billroth II for distal gastrectomy?", BMC
Cancer, pp.428-437.
Taylor RW, Manganaro L, O'Brien J, Trottier SJ, Parkar N,
Veremakis C (2002), "Impact of allogenic packed red blood cell
transfusion on nosocomial infection rates in the critically ill
patient", Crit Care Med, 30 (10), pp.2249-2254.
Trần Thiện Trung (2014), Ung thư dạ dày: bệnh sinh, chẩn đoán,
điều trị, Nhà xuất bản Y học, tr.1- 280.
Trịnh Hồng Sơn (2001), "Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị
phẫu thuật ung thư dạ dày", Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà
Nội.
Viste A, Haugstvedt T, Eide GE, et al (1988), "Postoperative
complications and mortality after surgery for gastric cancer",
Ann Surg, 207 (1), pp.7-13.
Wanebo HJ, Kennedy BJ, Chmiel J, Steele GJr, Winchester D,
Osteen R (1993), "Cancer of the stomach. A patient care study by
the American college of surgeons", Ann Surg, 218 (5), pp.583592.
Wang W, Chen K, Xu XW, et al (2013), "Case-matched
comparison of laparoscopy-assisted and open distal gastrectomy
for gastric cancer", World J Gastroenterol, 19 (23), pp.3672-3677.
Yasuda K, Shiraishi N, Adachi Y, Inomata M, Sato K, Kitano S
(2001), "Risk factors for complications following resection of
large gastric cancer", Br J Surg, 88 (6), pp.873-877.
Yi HW, Kim SM, Kim SH et al (2013), "Complication leading
reoperation after gastrectomy in patients with gastric cancer:
Frequence, type, and potential causes", J Gastric Cancer, 13 (4),
pp.242-246.

Zong L, Chen P (2011), "Billroth I vs. Billroth II vs. Roux-en-Y
following distal gastrectomy: a meta-analysis based on 15
studies", Hepatogastroenterology, 58 (109), pp.1413-1424.

Ngày nhận bài báo:

28/8/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

16/9/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



×