Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ảnh hưởng của keo dán hàm đối với hiệu năng nhai ở người mang hàm giả toàn bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.66 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

ẢNH HƯỞNG CỦA KEO DÁN HÀM ĐỐI VỚI HIỆU NĂNG NHAI
Ở NGƯỜI MANG HÀM GIẢ TOÀN BỘ
Lê Huỳnh Minh Nguyệt*, Lê Hồ Phương Trang**

TÓM TẮT
Mở đầu: Keo dán hàm (KDH) từ lâu đã được biết đến như một sản phẩm hỗ trợ hữu dụng đối với sự lưu
giữ và vững ổn của hàm giả, tuy nhiên hiệu quả của KDH đối với hiệu năng nhai vẫn còn là một vấn đề gây
tranh cãi.
Mục tiêu: So sánh hiệu năng nhai của người mang hàm giả toàn bộ trước và sau khi sử dụng KDH.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 33 đối tượng mất răng toàn bộ có hai
hàm giả được làm tại các khu điều trị của Khoa RHM, ĐHYD TP. HCM, đã và đang sử dụng từ 1-3 năm. Theo
chất lượng hàm giả (CLHG), các đối tượng được chia làm 2 nhóm là “khá” và “tốt”. Theo chất lượng mô nâng đỡ
(CLMNĐ), các đối tượng được chia làm 3 nhóm là “kém”, “khá” và “tốt”. Đánh giá hiệu năng nhai trên các đối
tượng bằng phương pháp một sàng rây, trước và sau khi bôi KDH. Phân tích dữ liệu bằng phép kiểm Wilcoxon
Signed Rank và Paired Sample t - test để đánh giá ảnh hưởng của KDH lên hiệu năng nhai.
Kết quả: Sau khi sử dụng KDH, hiệu năng nhai tăng từ 32,02 ± 11,04% lên 40,33 ± 10,48%, có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001. Tuy nhiên hiệu năng nhai không cải thiện ở nhóm có CLHG tốt và CLMNĐ tốt.
Kết luận: Việc sử dụng KDH làm cải thiện hiệu năng nhai ở người mang hàm giả toàn bộ, nhất là ở các đối
tượng có mô nâng đỡ không thuận lợi.
Từ khóa: keo dán hàm, hiệu năng nhai, phương pháp một sàng rây.

ABSTRACT
THE EFFECT OF DENTURE ADHESIVE ON MASTICATORY PERFORMANCE
OF COMPLETE DENTURE WEARERS
Le Huynh Minh Nguyet, Le Ho Phuong Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 219 - 225
Background: Denture adhesive has long been recognized as a useful adjunct to retention, stability of


complete dentures, but the effect of denture adhesive on masticatory performance has been a controversy.
Objective: The purpose of this study is to compare masticatory performance of complete denture wearers
before and after using denture adhesive.
Method: 33 edentulous subjects wearing complete dentures which were made 1-3 years ago at Faculty of
Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City, volunteered to participate in
this study. According to denture quality, subjects were divided into 2 groups: “fair” and “good”. According to
denture bearing tissue, subjects were divided into 3 groups: “poor”, “fair” and “good”. Masticatory performance
was evaluated by single sieve method before and after using denture adhesive. Data were analyzed by using
Wilcoxon Singed Rank test and Paired Sample t-test to access the effects of denture adhesive on masticatory
performance.
*Học Viên Cao Học 2013-2015, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** Bộ Môn Phục hình, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Huỳnh Minh Nguyệt ĐT: 0979145461 Email:

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

219


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Results: After using denture adhesive, masticatory performance was increased significantly (from 32.02 ±
11.04% to 40.33 ± 10.48%, p<0.001). No significant difference was found in subjects with good denture quality or
good denture bearing tissue.
Conclusion: The use of denture adhesive improved masticatory performance of complete denture wearers,
especially in subjects with disadvantaged denture bearing tissue.
Key words: denture adhesive, masticatory performance, single sieve method.
nhưng trên nhóm có chất lượng hàm giả (CLHG)

ĐẶT VẤN ĐỀ
tốt hiệu năng nhai không thay đổi. Nghiên cứu
Mất răng toàn bộ gây suy giảm trầm trọng
của Fujimori (2002)(2) cho thấy hiệu năng nhai chỉ
chức năng của hệ thống nhai. Theo nghiên cứu
cải thiện ở nhóm có mô nâng đỡ kém. Nghiên
cho thấy người mang hàm giả toàn bộ phải thực
cứu của Oliveira Junior (2014)(12) so sánh hiệu
hiện số cú nhai nhiều gấp 4-8 lần so với người
quả của KDH dạng bột và dạng kem cho thấy
còn răng để đạt được cùng một mức độ nghiền
hiệu năng nhai tăng có ý nghĩa thống kê sau khi
thức ăn(15). Nếu cùng thực hiện số cú nhai như
sử dụng cả hai dạng KDH. Goncalves (2014)(4) sử
nhau thì hiệu năng nhai ở người mang hàm giả
dụng phương pháp nhiều sàng rây, nghiên cứu
toàn bộ chỉ đạt khoảng 16% đến 50% so với
trên 2 nhóm có sống hàm bình thường và nhóm
những người còn răng(2). Nghiên cứu của Manly
tiêu xương, cho thấy KDH làm tăng hiệu năng
đã cho thấy, hiệu năng nhai ở người còn răng
nhai ở cả hai nhóm, đặc biệt là nhóm có sống
đầy đủ là 88% trong khi đó hiệu năng nhai ở
hàm tiêu xương.
người mang hàm giả toàn bộ chỉ vào khoảng
Tại Việt Nam, KDH đã xuất hiện trên thị
35%(9). Sự suy giảm này dẫn đến hệ quả là người
trường và được các bác sĩ sử dụng trong điều trị
mang hàm giả phải nhai lâu hơn và nuốt những
từ nhiều năm nay nhưng chưa có nghiên cứu

mảnh thức ăn có kích thước lớn hơn.
nào thực hiện khảo sát hiệu quả của KDH. Vì
Keo dán hàm (KDH) từ lâu đã được biết đến
vậy, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu
như một sản phẩm hỗ trợ hữu dụng cho sự lưu
này với mục tiêu: so sánh hiệu năng nhai của
giữ, vững ổn và chức năng của hàm giả. Gần
người mang hàm giả toàn bộ trước và sau khi sử
đây, KDH đã được Hội Phục Hình Răng Hoa Kỳ
dụng KDH.
đề cập đến như một phần của “Hướng dẫn
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
chăm sóc và bảo quản hàm giả toàn bộ dựa trên
bằng chứng”, năm 2011(1). Nhiều nghiên cứu về
Đối tượng của nghiên cứu này là những
KDH đã được tiến hành, chứng minh hiệu quả
bệnh nhân đến tham gia điều trị phục hình
của KDH trên nhiều khía cạnh như làm tăng sự
toàn hàm tại 3 khu điều trị I, II, III, trường Đại
lưu giữ, vững ổn(5,7,8,10), tăng tốc độ nhai, giảm
Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, đáp
thời gian nhai(5,14), nhưng nghiên cứu về hiệu quả
ứng các tiêu chuẩn.
của KDH trên sự cải thiện hiệu năng nhai không
Tiêu chuẩn chọn mẫu
nhiều và cho những kết quả khác nhau. Hiệu
Các đối tượng mang phục hình tháo lắp toàn
năng nhai có thể được định nghĩa là khả năng
bộ hai hàm được làm tại các khu điều trị, đang
nghiền một lượng thực phẩm nhất định với số

mang và sử dụng để ăn nhai trong ít nhất 1 năm
chu kỳ nhai xác định. Nghiên cứu đầu tiên về
và không quá 3 năm, hàm giả còn nguyên vẹn
ảnh hưởng của KDH trên hiệu năng nhai được
không nứt gãy, sự lưu giữ và vững ổn từ khá
thực hiện bởi Kapur (1967)(6) và cho thấy hiệu
đến tốt theo thang điểm của Kapur, khoảng tự
năng nhai không thay đổi khi sử dụng KDH.
do, khớp cắn đạt yêu cầu.
Nghiên cứu sau đó của Neil và Roberts (1983)(11)
lại cho thấy có sự cải thiện hiệu năng nhai,

220

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có ít nhất một trong các tình trạng
sau: sang thương trên mô nâng đỡ, rối loạn thần
kinh, bệnh y khoa trầm trọng, có tiền sử dị ứng
với KDH hoặc các thành phần có trong KDH, sử
dụng KDH trong 3 tháng gần đây, không đồng ý
tham gia nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng một nhóm trước – sau.

Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức n = Cσ2 /d2;
trong đó C = (zα/2 + zβ)2, với α (xác suất sai lầm
loại I) là 0,05 và β (xác suất sai lầm loại II) là 0,1
thì C = 10,51; d: độ chênh lệch hiệu năng nhai
trước và sau khi sử dụng KDH; : độ lệch chuẩn
của hiệu năng nhai trước khi sử dụng KDH.
Theo nghiên cứu của Oliveira Junior (2014)(12): d
= 12,8 và = 14,7, chúng tôi tính được n = 13,86.

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện
Sau khi xem xét chúng tôi chọn được 33 đối
tượng vào mẫu nghiên cứu.

Phương tiện nghiên cứu
Keo dán hàm X dạng kem: có thành phần
bao gồm muối Ca/ Zn của Polymethylvinylethermaleic
anhydride
(PMV-MA),
Carboxymethylcellulose (CMC), SiO2, dầu
khoáng, Petrolatum, màu. Sản phẩm đã được
kiểm định bởi Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược
Phẩm Hoa Kỳ (FDA), chứng nhận an toàn cho
người sử dụng.
Bộ đồ khám, giấy cắn, thước nhựa.
Đậu phộng rang cứng và giòn loại nửa hạt
(mỗi nửa hạt có trọng lượng từ 0,2 - 0,3g, còn
nguyên, không bị vỡ, không bị mềm do tiếp xúc
lâu với không khí).
Sàng rây Tyler kích thước lỗ 10 mesh (tương

đương 2mm), theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ,
đường kính 20 cm (Hình 1B).
Giấy lọc New Star tốc độ lọc trung bình, kích
thước lỗ 20-25 µm, khối lượng chuẩn 0,8g.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

Cân điện tử Denver (Đức), sai số 0,1g.

Các bước tiến hành
Bước 1: Khám, đánh giá chất lượng hàm giả và
chất lượng mô nâng đỡ.
Đánh giá CLHG dựa trên tiêu chí về sự lưu
giữ và vững ổn theo Kapur(6).
Bảng 1. Đánh giá và cho điểm sự lưu giữ và vững ổn
theo Kapur
Không lưu giữ, hàm giả tự dời chỗ.
Lưu giữ tối thiểu, kháng kém với lực thẳng
Sự
đứng.
lưu
giữ Lưu giữ trung bình, kháng trung bình với lực
thẳng đứng.
Lưu giữ tốt, kháng tối đa với lực thẳng đứng.
Không vững, hàm giả bập bênh nhiều trên mô
nâng đỡ dưới áp lực.
Sự
Ít vững, hàm giả bập bênh trung bình dưới áp

vững
lực.
ổn
Đủ vững, hàm giả bập bênh nhẹ hoặc không
bập bênh dưới áp lực.

Điểm
0
1
2
3
0
1
2

Theo Kapur, tổng điểm cho sự lưu giữ và
vững ổn của cả 2 hàm (chỉ số Kapur) < 6: kém, 6 8: khá, > 8: tốt. Trong nghiên cứu này, chỉ những
đối tượng có chỉ số Kapur ≥ 6 (lưu giữ và vững
ổn khá hoặc tốt) được chọn.
Đánh giá CLMNĐ dựa trên: hình dạng sống
hàm, vị trí đáy hành lang, độ đàn hồi mô.
Bảng 2. Đánh giá và cho điểm chất lượng mô nâng
đỡ theo Kapur
Hình dạng
Vị trí đáy
Điểm
sống hàm
hành lang
Phẳng
1

Cạn
Tam giác
2 Trung bình
Parabol
3
Sâu
Vuông
4

Điểm
1
2
3

Độ đàn hồi
Điểm

Phập phều
1
Đàn hồi
2
Săn chắc
3

Theo Kapur, tổng điểm CLMNĐ của cả 2
hàm < 14: kém, 14-17 : khá, > 17: tốt.

Bước 2: Đánh giá hiệu năng nhai trên các đối
tượng bằng phương pháp một sàng rây
Các đối tượng sẽ được đánh giá 2 lần, lần

đầu không dùng KDH, lần sau có dùng KDH.
Trước khi đánh giá, các đối tượng phải tháo hàm
giả ra rửa sạch và lau khô.

221


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Lần thí nghiệm 1: đặt lại hàm giả lên sống
hàm, cho bệnh nhân ngậm chặt hai hàm ở khớp
cắn trung tâm, sau 5 phút cho bệnh nhân nhai 3g
đậu phộng (đã được cân sẵn) trong 20 cú nhai,
theo thói quen nhai thường ngày. Sau đó, nhổ
đậu phộng đã nhai vào một hộp nhựa sạch, súc
miệng 2 lần với 50ml nước và tiếp tục nhổ vào
hộp nhựa (Hình 1A).
Lần thí nghiệm 2: bác sĩ bôi KDH lên hàm giả
cho bệnh nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất:
mỗi hàm giả bôi 3 đoạn KDH chiều dài 1,5cm,
hàm trên 2 đoạn tương ứng vị trí sống hàm vùng
răng sau và 1 đoạn ở giữa khẩu cái; hàm dưới 3
đoạn trên vị trí sống hàm. Đặt lại hàm giả lên
miệng, loại bỏ KDH dư trào ra bằng gòn, sau 5
phút cho bệnh nhân nhai đậu phộng cách thức
tương tự lần 1 và thu sản phẩm nhai.
Để đảm bảo tính khách quan, một người sẽ
đánh dấu vào hộp (A hoặc B tương ứng với có

KDH hoặc không), thông tin này được giữ bí
mật và người phân tích không biết sản phẩm thu
được trước hay sau khi cho bệnh nhân bôi KDH.
Hiệu năng nhai (%) =

Sau khi có khối lượng hạt mịn và hạt thô,
tính hiệu năng nhai theo công thức sau:
x 100%

A
Hình 1.A. Sản phẩm nhai.

Phân tích sản phẩm nhai: hỗn hợp được khuấy
đều để tránh vón cục, sau đó đổ qua sàng rây có
kích thước lỗ là 2mm (Hình 1B), đổ thêm 250ml
nước qua sàng rây để làm sạch các hạt thức ăn
vướng lại trên sàng (hạt thô) (Hình 1C). Lật úp
sàng rây và dùng một tờ giấy lọc để đựng các hạt
thô. Hỗn hợp sau khi đi qua sàng rây (chứa các
hạt mịn, kích thước dưới 2mm) được tiếp tục cho
qua một tờ giấy lọc khác (kích thước lỗ 20-25µm)
để loại bớt nước và thu được các hạt mịn. Để
nguyên các hạt thức ăn trên giấy lọc và cho vào
lò để làm khô ở 130oC trong 40 phút(12). Cân cả
hạt thức ăn và giấy lọc bằng cân điện tử, sau đó
trừ đi khối lượng giấy lọc ta được khối lượng hạt
thức ăn (Hình 2) (Mỗi tờ giấy lọc có khối lượng
0,8g theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, chúng tôi
đã kiểm chứng bằng cách cân thử 5 tờ bất kì, mặt
khác khi cho giấy lọc chưa sử dụng vào lò sấy

khô ở ở 130oC trong 40 phút và cân lại thì thấy
rằng khối lượng này không đổi).

B
B. Sàng rây Tyler

C
C. Các hạt vướng lại trên sàng

Phương pháp thống kê

A

B

Hình 2.A. Hạt mịn sau khi làm khô B. Hạt thô sau
khi làm khô.

222

Kiểm định sự khác biệt giữa hiệu năng
nhai trước và sau khi sử dụng KDH bằng
phép kiểm Paired Sample t-test nếu sự chênh
lệch hiệu năng nhai có phân phối chuẩn, hoặc
phép kiểm Wilcoxon Signed Rank nếu sự
chênh lệch hiệu năng nhai phân phối không
chuẩn, mức ý nghĩa 0,05.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
KẾT QUẢ

Nghiên cứu Y học

tính chỉ số hiệu năng nhai, ta có hiệu năng nhai

Sau khi sử dụng KDH, khối lượng hạt thức

trung bình của các đối tượng trước khi sử dụng

ăn mịn tăng từ 0,82 ± 0,26g đến 1,01 ± 0,25g, khối

KDH là 32,02 ± 11,04%, sau khi sử dụng KDH

lượng hạt thô giảm từ 1,68 ± 0,32g xuống còn

hiệu năng nhai là 40,33 ± 10,48%, vậy hiệu năng

1,50 ± 0,3g, đồng thời tổng khối lượng thức ăn

nhai tăng sau khi sử dụng KDH, có ý nghĩa

thu được không khác biệt khi có hay không có sử

thống kê với p < 0,001 (Bảng 3).

dụng KDH (khoảng 2,5g). Áp dụng công thức
Bảng 3. So sánh hiệu năng nhai trước và sau khi sử dụng KDH

Khối lượng hạt mịn (g)
Khối lượng hạt thô (g)
Tổng khối lượng (g)
Hiệu năng nhai (%)

Trước
0,82 ± 0,26
1,68 ± 0,32
2,50 ± 0,17
33,02 ± 11,04

Sau
1,01 ± 0,25
1,50 ± 0,30
2,51 ± 0,17
40,33 ± 10,48

Chênh
0,19 ± 0,21
0,18 ± 0,26
0,01 ± 0,16
7,31 ± 9,68

p*
<0,001
0,001
0,67
<0,001

*Phép kiểm Wilcoxon Signed Rank


So sánh hiệu năng nhai trước và sau khi sử
dụng KDH theo CLHG, có thể thấy rằng, sau khi
sử dụng KDH, nhóm có CLHG khá có sự cải
thiện hiệu năng nhai rõ rệt, tăng từ 32,42 ±
11,69% đến 40,68 ± 11,07%, có ý nghĩa thống kê
với p=0,001, trong khi ở nhóm có CLHG tốt sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 4).
Bảng 4. So sánh hiệu năng nhai trước và sau khi
dùng KDH theo CLHG
Hiệu năng nhai (%)
CLHG n
p*
Trước
Sau
Chênh
Khá 27 32,42 ± 11,69 40,68 ± 11,07 8,26 ± 10,41 0,001
Tốt 6 35,74 ± 7,58 38,75 ± 7,84 3,01 ± 3,13 0,065

* Wilcoxon Signed Rank (nhóm có CLHG khá); Paired
Sample t-test (nhóm có CLHG tốt)

So sánh hiệu năng nhai trước và sau khi sử
dụng KDH theo CLMNĐ, có thể thấy rằng:
nhóm có CLMNĐ kém hiệu năng nhai trước
khi sử dụng KDH là 27,17 ± 9,95%, sau khi sử
dụng KDH là 37,22 ± 8,9%, tăng có ý nghĩa
thống kê với p=0,012. Nhóm có CLMNĐ khá
hiệu năng nhai trước khi sử dụng KDH là
32,26 ± 10,9%, sau khi sử dụng KDH và 40,72 ±

11,32%, tăng có ý nghĩa thống kê với p=0,011.
Mặt khác, ở nhóm có CLMNĐ tốt, hiệu năng
nhai thay đổi không đáng kể so với trước khi
sử dụng (p=0,053) (Bảng 5).

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Bảng 5. So sánh hiệu năng nhai trước và sau khi
dùng KDH theo CLMNĐ
Hiệu năng nhai (%)
p*
Trước
Sau
Chênh
Kém 6 27,17 ± 9,95 37,22 ± 8,90 10,05 ± 6,35 0,012
Khá 16 32,26 ± 10,90 40,72 ± 11,32 8,46 ± 12,19 0,011
Tốt 11 37,32 ± 10,96 41,46 ± 10,58 4,14 ± 6,28 0,053

CLMNĐ n

* Paired Sample t-test (CLMNĐ kém và tốt), Wilcoxon
Signed Rank (CLMNĐ khá)

BÀN LUẬN
Việc sử dụng KDH làm tăng tính dán dính
và kết dính của lớp trung gian giữa hàm giả và
niêm mạc, từ đó làm tăng sự lưu giữ và vững ổn
của hàm giả, giúp cải thiện quá trình nhai. Trong
nghiên cứu này, có thể thấy rằng KDH thật sự
mang lại tác động tích cực đến sự nhai, giúp các

đối tượng nhai nghiền thức ăn nhuyễn hơn,
giảm lượng hạt thức ăn thô và tăng lượng hạt
mịn một cách rõ rệt. Từ đó, hiệu năng nhai tăng
từ 33,02 ± 11,04% đến 40,33 ± 10,48%, có ý nghĩa
thống kê với p<0,001 (Bảng 3). Điều này phù hợp
với kết quả của đa số tác giả là hiệu năng nhai có
cải thiện khi sử dụng KDH(2,4,12).
So với tác giả Oliveira, hiệu năng nhai tăng
từ 19,8 ± 14,7% đến 32,6 ± 18,2%(12) (tăng khoảng
64,6%) mức độ cải thiện hiệu năng nhai trong
nghiên cứu của chúng tôi ít hơn (tăng khoảng
22,1%). Sự khác biệt về thực phẩm thử nghiệm,
thời điểm đánh giá hiệu năng nhai có thể là

223


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

nguyên nhân của khác biệt kể trên. Tác giả chọn
hạnh nhân, là loại thực phẩm cứng hơn, to hơn
so với đậu phộng và đánh giá hiệu năng nhai
ban đầu sau khoảng 30 ngày thích nghi với hàm
giả mới. Các nghiên cứu cho thấy, hiệu năng
nhai của hàm giả mới thường thấp và không
tăng thậm chí sau 5 - 6 tháng(3,16), do đó chọn thời
điểm sau 30 ngày để sử dụng KDH có lẽ thể hiện
rõ hơn lợi ích của KDH trong việc cải thiện hiệu

năng nhai. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn cho
thấy hiệu quả của KDH ngay cả khi bệnh nhân
đã sử dụng hàm giả hơn 1 năm, khi mà bệnh
nhân đã thích nghi đầy đủ hơn với hàm giả và có
thể đạt hiệu năng nhai cao hơn(3).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy sự
cải thiện hiệu năng nhai khi dùng KDH chỉ có ý nghĩa
ở nhóm có CLHG ở mức khá, nhóm có CLHG tốt hiệu
năng nhai không đổi sau khi sử dụng KDH (Bảng 4).
Điều này cũng phù hợp với kết quả của Neil và
Robert(11), hiệu năng nhai cải thiện trên nhóm có
CLHG kém và khá. Các tác giả này cho rằng hiệu
năng nhai trên nhóm có CLHG tốt không tăng,
thậm chí có khuynh hướng giảm sau khi sử dụng
KDH, có thể là do sự hiện diện của lớp keo làm
cho nền hàm hơi tách rời khỏi niêm mạc bên dưới,
làm giảm sự khít sát. Tuy nhiên, kết quả của
Oliveira(12) lại cho thấy rằng ngay cả trên những
hàm giả có sự lưu giữ và vững ổn tốt vẫn có sự cải
thiện hiệu năng nhai có ý nghĩa khi dùng KDH.
Nguyên nhân của sự khác biệt kết quả kể trên có
lẽ là do độ cứng của thực phẩm thử nghiệm.
Nghiên cứu của Neil và Robert sử dụng thịt giăm
bông để đánh giá hiệu năng nhai, trong nghiên
cứu này chúng tôi dùng đậu phộng, còn nghiên
cứu của Oliveira dùng hạnh nhân. Đậu phộng là
loại thực phẩm có độ cứng trung bình và do đó có
thể không quá khó nhai nhất là đối với nhóm
bệnh nhân có hàm giả lưu giữ và vững ổn tốt, có
lẽ vì thế hiệu quả của KDH đối với hiệu năng nhai

không thể hiện trên nhóm này.
Trong nghiên cứu này, CLMNĐ được chia
thành 3 nhóm là kém (điểm CLMNĐ<14), khá
(từ 14-17 điểm) và tốt (>17 điểm) theo thang
điểm của Kapur. So sánh hiệu năng nhai trước

224

và sau khi sử dụng KDH trong từng nhóm,
chúng tôi thu được kết quả là nhóm có CLMNĐ
tốt hiệu năng nhai không đổi khi dùng KDH, nhóm có
CLMNĐ kém và khá hiệu năng nhai tăng có ý nghĩa
thống kê (Bảng 5). So sánh với nghiên cứu của
Fujimori(2), cũng với thực phẩm thử nghiệm là
đậu phộng, nhóm CLMNĐ kém hiệu năng nhai
cũng tăng lên có ý nghĩa sau khi dùng KDH
(tăng từ 22,6 ± 3,92 đến 31,7 ± 8,95, p = 0,02) ,
tương tự nghiên cứu này (tăng từ 27,17 ± 9,95
đến 37,22 ± 8,9, p=0,012). Tuy nhiên khác với tác
giả Fujimori, khi điểm CLMNĐ ≥ 14 thì việc sử
dụng KDH không làm thay đổi hiệu năng nhai,
còn trong nghiên cứu này hiệu năng nhai vẫn
tăng khi CLMNĐ trong khoảng 14-17 điểm, chỉ
những đối tượng có điểm CLMNĐ>17 thì hiệu
năng nhai không thay đổi khi dùng KDH. Mặc
dù có thể có những khác biệt trong cách đánh giá
và phân loại CLMNĐ, chúng tôi cũng rút ra kết
luận rằng khi các yếu tố của mô nâng đỡ rất thuận
lợi (về hình dạng sống hàm, độ sâu đáy hành
lang, độ đàn hồi mô) thì KDH có thể không phát

huy vai trò trong việc cải thiện hiệu năng nhai cho
bệnh nhân. Điều này có thể do sự lưu giữ và vững
ổn ban đầu đủ tốt, lực cắn đủ lớn để nhai đậu
phộng dễ dàng mà không cần đến sự trợ giúp
của KDH. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây
của Goncalves(4), sử dụng KDH có thể cải thiện
hiệu năng nhai dù CLMNĐ kém hay tốt. Khác
biệt này có thể do tác giả sử dụng phương pháp
nhiều sàng rây với độ nhạy cao hơn.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của
KDH đối với hiệu năng nhai bằng phương
pháp một sàng rây trên 33 đối tượng mang hai
hàm giả toàn bộ, ghi nhận được những kết
quả như sau:
Chỉ số hiệu năng nhai trước khi sử dụng
KDH là 33,02 ± 11,04%, sau khi sử dụng KDH là
40,33 ± 10,48%, tăng có ý nghĩa thống kê với
p<0,001.
Hiệu năng nhai không thay đổi ở nhóm có
CLHG tốt và nhóm có CLMNĐ tốt.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

3.

4.

5.

6.
7.

8.

9.
10.

Felton et al (2011), "Evidence-Based Guidelines for the Care
and Maintenance of Complete Dentures: A Publication of the
American College of Prosthodontists". Journal of Prosthodontics,
20, pp. S1-S12.
Fujimori T, Hirano S, Hayakawa I (2002), "Effects of a denture
adhesive on masticatory functions for complete denture
wearers--consideration for the condition of denture-bearing
tissues". J Med Dent Sci, 49 (4), pp. 151-6.
Goiato M.C, Garcia A. R, Dos Santos D. M, Zuim P. R (2010),
"Analysis of masticatory cycle efficiency in complete denture
wearers". J Prosthodont, 19 (1), pp. 10-3.
Goncalves T.M, Viu F.C, Goncalves L.M, Garcia R.C. (2014),
"Denture adhesives improve mastication in denture wearers".
Int J Prosthodont, 27 (2), pp. 140-6.

Hasegawa S, Sekita T, Hayakawa I (2003), "Effect of denture
adhesive on stability of complete dentures and the masticatory
function". J Med Dent Sci, 50 (4), pp. 239-47.
Kapur K.K (1967), "A clinical evaluation of denture
adhesives". J prosthet Dent 18 (6), pp. 550-558.
Kumar M. S., Thombare R. U. (2011), "A comparative analysis
of the effect of various denture adhesives available in market
on the retentive ability of the maxillary denture: an in vivo
study". J Indian Prosthodont Soc, 11 (2), pp. 82-8.
Manes J. F, Selva E. J, De-Barutell A, Bouazza K (2011),
"Comparison of the retention strengths of three complete
denture adhesives: an in vivo study". Med Oral Patol Oral Cir
Bucal, 16 (1), pp. e132-6.
Manly R. S., Braley L. C. (1950), "Masticatory performance and
efficiency". J Dent Res, 29 (4), pp. 448-62.
Munoz C. A, Gendreau L, Shanga G, Magnuszewski T,
Fernandez P, et al. (2012), "A clinical study to evaluate denture

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

11.

12.

13.

14.

15.


16.

Nghiên cứu Y học

adhesive use in well-fitting dentures". J Prosthodont, 21 (2), pp.
123-9.
Neill D. J., Roberts B. J. (1973), "The effect of denture fixatives
on masticatory performance in complete denture patients". J
Dent, 1 (5), pp. 219-22.
Oliveira Junior N. M., Rodriguez L. S., Mendoza Marin D. O.,
Paleari A. G., Pero A. C., et al. (2014), "Masticatory
performance of complete denture wearers after using two
adhesives: a crossover randomized clinical trial". J Prosthet
Dent, 112 (5), pp. 1182-7.
Oliveira N. M, Shaddox L. M, Toda C, Paleari A. G, Pero A. C,
et al. (2014), "Methods for evaluation of masticatory efficiency
in conventional complete denture wearers: a systematized
review". Oral Health Dent Manag, 13 (3), pp. 757-62.
Rendell J. K, Gay T, Grasso J. E, Baker R. A, Winston J. L
(2000), "The effect of denture adhesive on mandibular
movement during chewing". J Am Dent Assoc, 131 (7), pp. 9816.
Van der Bilt A (2011), "Assessment of mastication with
implications for oral rehabilitation: a review". J Oral Rehabil, 38
(10), pp. 754-80.
Vinton P, Manly R.S (1955), "Masticatory efficiency during the
period of adjustment to dentures". J Pros. Dent, pp. 478-480.

Ngày nhận bài báo: 05/01/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:


26/02/2016

25/03/2016

225



×