Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA BEVACIZUMAB PHỐI HỢP
VỚI CARBOPLATIN/PACLITAXEL SO VỚI PACLITAXEL/CARBOPLATIN
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ
GIAI ĐOẠN MUỘN TẠI VIỆT NAM
Trần Thị Thu Hà*, Nguyễn Thị Thu Thủy*, Phạm Đình Luyến*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bevacizumab (Bev) - liệu pháp nhắm trúng đích được chỉ định phối hợp với phác đồ hóa trị trong
điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn (UTPKTBN GĐM) với hiệu quả và an toàn của được
chứng minh trong nhiều thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, giá thành cao của Bev là rào cản rất lớn khi chỉ định
thuốc trên thực tế lâm sàng đặc biệt đối với quốc gia có ngân sách dành cho y tế chưa cao như tại Việt Nam.
Mục tiêu: Phân tích chi phí – hiệu quả của phác đồ phối hợp bevacizumab-carboplatin-paclitaxel (BCP) và
paclitaxel-carboplatin (PC) trong điều trị UTPKTBN GĐM tại Việt Nam
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Phác đồ điều trị ung thư phổi của Hệ thống ung thư
Hoa Kỳ; thử nghiệm ECOG 4599; Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh một số Bệnh viện chuyên khoa tại Tp.HCM;
Tổng hợp kê khai và kê khai lại thuốc nhập khẩu của Cục Quản lý Dược tính đến tháng 07/2014. Phương pháp:
Mô hình hóa bằng mô hình Markov, phân tích chi phí – hiệu quả, phân tích độ nhạy một chiều.
Kết quả: Trong điều trị UTKTBN GĐM, phối hợp Bev vào PC làm chi phí tăng thêm 279 triệu đồng và
thêm 0,15 năm sống có chất lượng so với phác đồ không phối hợp. Với mỗi năm sống có chất lượng tăng thêm
bệnh nhân phải chi trả khoảng 1,86 tỷ đồng. Phân tích độ nhạy cho thấy đơn giá Bev và cân nặng bệnh nhân là 2
yếu tố ảnh hưởng nhất đến hiệu quả kinh tế của Bev.
Kết luận: Bev không có hiệu quả kinh tế khi phối hợp với PC trong điều trị UTPKTBN GĐM tại Việt Nam.
Từ khóa: Bevacizumab, ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn, chi phí – hiệu quả
ABSTRACT
COST-EFECTIVENESS ANALYSIS OF BEVACIZUMAB/CARBOPLACTIN/PACLITAXEL VERSUS
PACLITAXEL/CARBOPLATIN IN THE TREATMENT OF ADVANCED NON-SMALL CELL LUNG
CANCER IN VIETNAM
Tran Thi Thu Ha, Nguyen Thi Thu Thuy, Pham Dinh Luyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 24 - 30
Background - Objectives: Bevacizumab – the target therapy combining with chemotherapy has been
indicated in advanced non-small cell lung cancer (NSCLC) with the efficacy and safety of bevacizumab proved in
many clinical researches. However, the high price of bevacizumab causes certain barriers in treatment, especially
in Vietnam. The study aims to analyze the cost-effectiveness of the combination of bevacizumab with
carboplatin/paclitaxel (BCP) versus paclitaxel/carboplatin (PC) in the treatment of advanced NSCLC.
Materials and methods: Materials: Guidelines of National Comprehensive Cancer Network in NSCLC
treatment; ECOG trial 4599; Pricelists of medical services in some hospitals in Ho Chi Minh city; Pricelists of
imported drugs of Pharmaceutical Administration Department until July, 2014. Methods: Markov modelling,
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Trần Thị Thu Hà
ĐT: 0905 101 812
Email:
24
Chuyên Đề Dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nghiên cứu Y học
cost of illness analysis, cost-effectiveness analysis, one-way probabilistic sensitivity analysis.
Results: In the treatment of advanced NSCLC, the combined regimen of bevacizumab and PC raised about
297 millions VND in the treatment cost and 0.15 quality-adjusted life years (QALY) compared with PC regimen
only. The cost for one incremental QALY was about 1.86 billions VND. One-way probabilistic sensitivity
analysis showed that the price of bevacizumab and patient’s weight was 2 leading factors that significantly
influenced the economic effectiveness of bevacizumab in NCSLC treatment.
Conslusion: Bevacizumab showed no economic benefit when combining with PC in treatment of advanced
NSCLC patients in Vietnam.
Key words: Bevacizumab, advanced non-small cell lung cancer, cost-effectiveness analysis.
ở quốc gia có chi phí dành cho y tế chưa cao như
MỞ ĐẦU
tại Việt Nam. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh
Theo ước tính của GLOBOCAN năm 2008,
tế của Bev là đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, tại
ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên
Việt Nam hiện tại chưa có nghiên cứu kinh tế
thế giới cả về số ca mắc (1,6 triệu ca, chiếm 12,7%
dược nào tương tự được thực hiện. Vì vậy, đề tài
tổng số ca ung thư) và số ca tử vong (1,4 triệu ca,
“phân tích chi phí-hiệu quả của bevacizumab
chiếm 18,2% số ca tử vong do ung thư)(1). Nghiên
phối hợp với carboplatin/paclitaxel so với
cứu từ năm 1980 của Jacques Ferlay cho thấy số
paclitaxel/carboplatin trong điều trị UTPKTBN
bệnh nhân mới mắc ung thư phổi tăng nhanh
GĐM tại Việt Nam” được thực hiện nhằm 2 mục
với tỉ lệ 31%(3). Tại Việt Nam, nghiên cứu tình
tiêu chính:
hình ung thư năm 2004 cho thấy ở Hà Nội, ung
Phân tích chi phí - hiệu quả của BCP so với
thư phổi là loại ung thư hàng đầu ở nam giới với
PC trong điều trị UTPKTBN GĐM ở Việt Nam
tỷ lệ mới mắc là 39,8/100.000(8). Trong các loại
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
ung thư phổi, ung thư phổi không tế bào nhỏ
kinh
tế của bevacizumab trong điều trị
(UTPKTBN) là loại phổ biến nhất và chiếm tỉ lệ
UTPKTBN GĐM ở Việt Nam
cao nhất (85%)(6). Phần lớn các trường phát hiện
ở giai đoạn muộn (GĐM) làm gia tăng gánh
nặng kinh tế cho bệnh nhân và xã hội. Vì vậy,
điều trị UTPKTBN, đặc biệt GĐM luôn được đặc
biệt quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị,
đẩy lùi tần số mắc bệnh và tỉ lệ tử vong.
Từ năm 1990, đã có nhiều bước tiến mới
trong điều trị UTPKTBN với sự ra đời và phát
triển của liệu pháp điều trị trúng đích, đáng chú
ý nhất là bevacizumab (Bev). Bev là kháng thể
đơn dòng tái tổ hợp ức chế thụ thể của yếu tố
tăng sinh nội mô mạch máu. Từ năm 2006, Cục
quản lí Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kì đã
cho phép sử dụng Bev phối hợp carboplatin và
paclitaxel như là liệu pháp điều trị đầu tay trong
điều trị UTPKTBN GĐM. Hiệu quả và an toàn
của Bev trong điều trị UTPKTBN GĐM đã được
chứng minh trong nhiều thử nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên, giá thành thuốc cao là rào cản rất lớn
khi chỉ định thuốc trên thực tế lâm sàng, đặc biệt
Chuyên Đề Dược
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Phác đồ điều trị ung thư phổi của Hệ thống
ung thư quốc gia Hoa Kì(7); thử nghiệm ECOG
4599(10); Bảng giá dịch vụ trong các cơ sở khám
chữa bệnh nhà nước theo thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012; Tổng
hợp kê khai và kê khai lại thuốc nhập khẩu của
Cục Quản lý Dược đến 2014.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô hình hóa bằng mô hình
Markov
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của Bev trong
điều trị UTPKTBN GĐM, mô hình Markov được
xây dựng gồm 5 trạng thái: Bệnh ổn định (BÔĐ),
Giảm bạch cầu (GBC), Xuất huyết (XH), Bệnh
tiến triển (BTT) và Tử vong (TV) (hình 1).
25
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nghiên cứu Y học
Trong đó:
CER: cost – effectiveness ratio (chỉ số chi phí
– hiệu quả)
BÔĐ
DC: direct cost (chi phí trực tiếp)
GB
XH
BT
TV
Hình 1: Mô hình Markov
IC: indirect cost (chi phí gián tiếp)
QALY: quality-adjusted life-years (số năm
sống được điều chỉnh bởi chất lượng sống)
Chỉ số gia tăng chi phí – hiệu quả được tính
toán theo công thức:
(DC1 + IC1) – (DC2 + IC2)
Mô hình Markov được xây dựng có những
đặc điểm sau:
ICER =
QALY1 – QALY2
Trạng thái Markov: bao gồm 5 trạng thái
BÔĐ, BTT, GBC, XH và TV
Chu kỳ Markov: 1 tháng
Thời gian Markov: toàn thời gian sống của
bệnh nhân (life-time horizone)
Quần thể bệnh nhân: 1000 bệnh nhân được
đưa vào mô hình ở tình trạng ổn định với 45,5%
bệnh nhân nữ và 54,5% bệnh nhân nam; 26,4%
bệnh nhân trên 70 tuổi theo nghiên cứu lâm sàng
ECOG 4599 và dữ liệu dịch tễ học tại Việt Nam.
Mô hình giả định cân nặng trung bình bệnh
nhân là 45 kg và diện tích da trung bình là 1,5
m2.
Sau mỗi chu kì, mô hình ghi nhận số bệnh
nhân ở mỗi trạng thái với qui tắc chuyển giữa
các trạng thái như sau: bệnh nhân ở trạng thái
BÔĐ có thể chuyển sang tất cả các trạng thái
khác trừ TV, bệnh nhân ở trạng thái BTT chỉ có
thể chuyển sang trạng thái TV hoặc ở lại trạng
thái ban đầu, bệnh nhân ở trạng thái XH hoặc
GBC có thể được chữa khỏi nên có thể chuyển
sang trạng thái BÔĐ hoặc chuyển sang trạng thái
TV nếu không được chữa khỏi.
Phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả
Chỉ số chi phí - hiệu quả được tính toán theo
công thức:
(DC + IC)
CER=
Trong đó:
ICER: Incremental Cost- Effectiveness Ratio
(Chỉ số gia tăng chi phí – hiệu quả)
DC1, DC2: Chi phí trực tiếp liệu pháp điều trị
1, 2
IC1, IC2: Chi phí gián tiếp liệu pháp điều trị 1,
2
QALY1, QALY2: Chỉ số hiệu quả của liệu
pháp điều trị 1, 2
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan
điểm của bảo hiểm y tế vì vậy chỉ đánh giá chi
phí trực tiếp gồm chi phí thuốc và dịch vụ y tế.
Phân tích độ nhạy một chiều
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố
lên hiệu quả kinh tế của Bev, phương pháp
phân tích độ nhạy một chiều được sử dụng.
Trong đó, các yếu tố được đánh giá bao gồm:
giá của Bev, giá carboplatin, giá paclitaxel, giá
xét nghiệm, tiêm truyền, giá giường bệnh, cân
nặng, diện tích da. Phân tích độ nhạy được
tiến hành nhằm đánh giá sự thay đổi của chỉ
số ICER dựa trên sự thay đổi của các yếu tố
ảnh hưởng, trong đó giá trị của các yếu tố này
thay đổi trong khoảng -50% → + 50%. Kết quả
được trình bày ở dạng bảng biểu để có thể
đánh giá tổng quan ảnh hưởng của các yếu tố
lên hiệu quả kinh tế của Bev.
QALY
26
Chuyên Đề Dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu so sánh chi phí và hiệu quả
của 2 phác đồ BCP và PC trong điều trị
UTPKTBN GĐM. Cả hai phác đồ đều bao gồm
6 chu kì (21 ngày) trong năm, trong đó
carboplatin (diện tích dưới đường cong [AUC]
= 6 mg/ml x phút), paclitaxel (200 mg/m2) và
Bev (15 mg/kg) đều được chỉ định vào ngày
đầu tiên của chu kì. Sau 6 chu kỳ đầu tiên chỉ
định phối hợp, bệnh nhân nhóm BCP sẽ được
Nghiên cứu Y học
tiếp tục chỉ định Bev cho đến khi xuất hiện các
tác dụng phụ cần phải ngưng thuốc.
Phân tích chi phí-hiệu quả của BCP so với
PC trong điều trị UTPKTBN GĐM
Chi phí và hiệu quả đầu vào cho mỗi trạng
thái trong mô hình
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của Bev
trong điều trị UTPKTBN GĐM, nghiên cứu
đánh giá chi phí và hiệu quả của mỗi trạng
thái trong mô hình xây dựng. Kết quả được
trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Chi phí trung bình 1 tháng điều trị cho mỗi trạng thái bệnh (VNĐ)
STT
Loại chi phí
1
2
3
Thuốc hóa trị
Tiêm truyền
Ngày giường
Điều trị và dự phòng các tác dụng
phụ
Liệu pháp hỗ trợ giảm đau
Khám lâm sàng và cận lâm sàng
Điều trị giảm bạch cầu
Liệu pháp cầm máu
Tổng cộng
4
5
6
7
8
Bệnh ổn định Giảm bạch cầu Xuất huyết
180.694
15.000
180.694
84.000
2.510.296
195.695
2.774.991
Theo bảng 1, chi phí trung bình 1 tháng điều
trị UTPKTBN GĐM của bệnh nhân bệnh tiến
triển bằng phác đồ BCP hay PC là cao nhất
(45.575.929 VNĐ và 15.364.545, tương ứng), kế
đến là chi phí điều trị cho bệnh nhân giảm bạch
cầu (2.774.991 VNĐ). Chi phí điều trị bệnh nhân
xuất huyết và bệnh ổn định là thấp nhất (642.695
VNĐ và 195.695, tương ứng).
Mỗi trạng thái có chỉ số hiệu quả khác nhau.
Trong đó, trạng thái BÔĐ có chỉ số hiệu quả cao
nhất (0,58). Kế đến là trạng thái GBC và BTT với
chỉ số hiệu quả lần lượt là 0,56 và 0,47; tương
ứng. Trạng thái XH có chỉ số hiệu quả thấp nhất
(0,3). Bệnh nhân TV có chỉ số hiệu quả là 0(10).
Chi phí, hiệu quả của 2 phác đồ so sánh trong
toàn thời gian sống của bệnh nhân
Dựa trên mô hình được xây dựng và dữ liệu
về chi phí và hiệu quả của mỗi trạng thái được
trình bày ở trên, nghiên cứu đánh giá chi phí và
hiệu quả của 2 phác đồ điều trị nghiên cứu trên
Chuyên Đề Dược
Bệnh tiến triển
BCP
PC
43.644.918
13.436.057
728.000
728.000
60.000
60.000
661.154
657.790
180.695
212.000
180.694
994.833
180.694
994.833
250.000
642.695
45.575.929
15.364.545
toàn thời gian sống của bệnh nhân với kết quả
được trình bày trong hình 2.
Chi phí
triệu VNĐ
Hiệu quả
QALY
Hình 2: Chi phí và hiệu quả của BCP so với PC
27
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nghiên cứu Y học
Theo hình 2, so với phác đồ PC, sử dụng
phác đồ BCP trong điều trị UTPKTBN GĐM làm
gia tăng chi phí 279.191.079 VNĐ (416.786.092
VNĐ so với 137.595.013 VNĐ, tương ứng) tương
ứng với 0,15 QALY tăng thêm (0,83 QALY so với
0,68 QALY, tương ứng).
Số CER và ICER
Dựa trên chi phí và hiệu quả của 2 phác đồ
so sánh, nghiên cứu tiến hành đánh giá chỉ số
CER, ICER, kết quả được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Các chỉ số chi phí - hiệu quả của phác đồ
BCP so với PC
Chỉ số chi phí – hiệu
quả
Chi phí (VNĐ)
Hiệu quả (QALY)
CER (VNĐ/QALY)
ICER (VNĐ/QALY)
BCP
PC
416.786.092
137.595.013
0,83
0,68
502.151.918
202.345.607
1.861.273.860
Phân tích chỉ số chi phí – hiệu quả cho
thấy, chỉ số CER của phác đồ BCP cao gấp 2,5
lần so với chỉ số tương ứng của phác đồ PC
(502.151.918 VNĐ/QALY so với 202.345.607
VNĐ/QALY, tương ứng). Để đánh giá tính
kinh tế của phác đồ BCP so với phác đồ PC,
chỉ số gia tăng chi phí - hiệu quả (ICER) được
đánh giá dựa trên tỷ lệ giữa chênh lệch chi phí
và hiệu quả của phác đồ BCP so với phác đồ
PC với kết quả là 1.861.273.860 VNĐ/QALY.
Như vậy, với mỗi QALY tăng thêm khi sử
dụng phác đồ BCP so với phác đồ PC trong
điều trị UTPKTBN GĐM, bệnh nhân phải trả
thêm 1.861.273.860 VNĐ.
Đánh giá mức độ chi trả của bệnh nhân với Bev
Để đánh giá khả năng chi trả của Việt Nam
đối với phác đồ BCP trong điều trị UTPKTBN
GĐM, chi phí tăng thêm này được so sánh với
WTP theo khuyến cáo của WHO. Theo đó, WTP
được tính toán bằng 3 lần PPP. Tính cho năm
2013, PPP của Việt Nam năm 2013 là 4.001 USD,
tỷ giá hối đoái năm 2013 là 19.098,76 VNĐ, WTP
tương ứng của Việt Nam năm 2013 là 229.242.416
VNĐ. So sánh ICER với WTP cho thấy ICER cao
gấp 8 lần WTP (1.861.273.860 VNĐ/QALY so với
229.242.416 VNĐ, tương ứng). Vì vậy, Bev không
có hiệu quả kinh tế trong phác đồ phối hợp với
PC trong điều trị UTPKTBN GĐM tại Việt Nam.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của Bev
Hình 3: Phân tích độ nhạy một chiều
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố
trong mô hình Markov lên hiệu quả kinh tế của
Bev trong điều trị UTPKTBN GĐM, đề tài tiến
28
hành phân tích độ nhạy với các yếu tố ảnh
hưởng lên hiệu quả kinh tế của Bev bao gồm
đơn giá Bev, đơn giá carboplatin và đơn giá
Chuyên Đề Dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
paclitaxel, cân nặng, diện tích da, chi phí tiêm
truyền, chi phí giường bệnh, chi phí dự phòng
và điều trị tác dụng phụ, chi phí thuốc hỗ trợ
giảm đau, chi phí khám lâm sàng và cận lâm
sàng, chi phí điều trị sốt giảm bạch cầu và điều
trị cầm máu. Với giá trị của các yếu ảnh hưởng
thay đổi từ - 50% đến + 50%, giá trị ICER được
ghi nhận và kết quả được trình bày trong hình 3.
Đơn giá Bev và cân nặng bệnh nhân là 2 yếu
tố có ảnh hưởng nhất đến hiệu quả kinh tế của
Bev trong điều trị UTPKTBN GĐM tại Việt Nam.
Khi đơn giá Bev thay đổi trong khoảng giảm
50% đến tăng 50% so với giá hiện tại làm ICER
thay đổi trong khoảng 554.101.510 VNĐ/QALY
đến 2.933.997.866 VNĐ/QALY. Như vậy, khi giá
Bev giảm 50% thì ICER của phác đồ BCP so với
phác đồ PC nằm trong ngưỡng chấp nhận của
WTP với điều kiện có sự hỗ trợ nhất định. Bởi vì
liều Bev được tính toán dựa trên cân nặng của
bệnh nhân nên cân nặng có sự ảnh hưởng tương
đồng với giá Bev đến hiệu quả kinh tế. Với cân
nặng bệnh nhân thay đổi trong khoảng 23 – 68
kg, ICER của phác đồ BCP so với PC thay đổi từ
554.101.510 VNĐ/QALY đến 2.933.997.866
VNĐ/QALY.
BÀN LUẬN
Phác đồ BCP trong điều trị UTPKTB GĐM
có chi phí cao gấp 3 lần đồng thời làm tăng
0,15 QALY so với PC. Với mỗi QALY tăng
thêm khi chỉ định điều trị bằng phác đồ BCP,
bệnh nhân phải chi trả thêm khoảng 1,86 tỷ
VNĐ. So sánh với WTP thì chi phí này cao gấp
8 lần WTP. Vì vậy, Bev không có hiệu quả
kinh tế khi phối hợp với PC trong điều trị
UTKTBN GĐM tại Việt Nam.
Có bốn nghiên cứu khác đã đánh giá hiệu
quả kinh tế của Bev khi phối hợp với hóa trị liệu
trong điều trị UTPKTBN GĐM. Cả 4 nghiên cứu
để kết luận Bev làm tăng chi phí đồng thời kéo
dài thời gian sống của bệnh nhân. Trong đó, hai
nghiên cứu kết luận phối hợp Bev với hóa trị có
hiệu quả kinh tế là nghiên cứu của Giuliani (Ý)(4)
và Ahn (Hàn Quốc và Đài Loan)(5). Tuy nhiên, 2
Chuyên Đề Dược
Nghiên cứu Y học
nghiên cứu này so sánh Bev-cisplatin-gemcitabin
(BCG) với cisplatin-pemetrexed (CP). ICER của
BCG so với CP là 34.919€ (Giuliani) thấp hơn
ngưỡng chi trả của Ý là 50.000€(4). Nghiên cứu
của Ahn ước tính ICER của BCG so với CP là
30.318$ (Hàn Quốc) và 54.317$ (Đài Loan)(5). Hai
nghiên cứu còn lại đều được tiến hành tại Mỹ là
nghiên cứu của Klein (2010)(9) và Goulart (2011)(2)
phân tích chi phí – hiệu quả của BCP so với PC
cho kết quả ngược lại. Nghiên cứu của Klein ước
tính ICER của BCP so với PC khoảng 259.128$;
cao gấp 2,59 lần ngưỡng chi trả của Mỹ
(100.000$)(9). Trong khi đó, nghiên cứu Goulart
cho kết quả ICUR của BCP so với PC khoảng
559.609$ (tương ứng khoảng 11,2 tỷ VNĐ năm
2013)(2). Như vậy, hiệu quả kinh tế của Bev khi
phối hợp với hóa trị liệu vẫn còn là vấn đề tranh
cãi và kết luận khác nhau tùy theo mỗi quốc gia.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho cơ quan bảo hiểm
y tế và nhà sản xuất, phân phối thuốc hỗ trợ cho
bệnh nhân nhằm tăng số lượng bệnh nhân được
điều trị với phác đồ có hiệu quả cao.
Bên cạnh những kết quả thu được, đề tài có
những hạn chế khi mới đánh giá chi phí trực tiếp
y tế, trong khi chưa đánh giá chi phí trực tiếp
ngoài y tế và chi phí gián tiếp. Giá thuốc và dịch
vụ y tế được khảo sát chưa toàn diện trên lãnh
thổ Việt Nam, mới chỉ thực hiện tại một số Bệnh
viên chuyên khoa lớn. Hi vọng, nếu đề tài tiếp
tục được triển khai trong tương lai và khắc phục
những hạn chế trên, đề tài sẽ là cơ sở cho việc ra
quyết định lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp
với điều kiện bệnh nhân và tình hình kinh tế xã
hội của Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Bev không có hiệu quả kinh tế trong điều trị
UTPKTBN giai đoạn muộn tại Việt Nam. Do đó,
để tăng hiệu quả điều trị cần có sự hỗ trợ của
nhà cung ứng, cơ quan bảo hiểm và nhà nước để
thuốc có thể tiếp cận đến bệnh nhân UTPKTBN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ahmedin J et al (2011), Global cancer statistics. CA Cancer J
Clin, 61: 69 – 90.
29
Nghiên cứu Y học
2.
3.
4.
5.
6.
30
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Bernardo G and Scott R (2011), A Trial-Based Assessment of the
Cost-Utility of Bev and Chemotherapy versus Chemotherapy
Alone for Advanced Non-Small Cell Lung Cancer. Value in
Health, 14: 836 – 845.
Ferlay J et al (2010), Estimates of worldwide burden of cancer
in 2008: GLOBOCAN 2008. International Journal of Cancer,
127: 2893 - 2917
Giovanni G et al (2010), Cost-effectiveness analysis of Bev
versus pemetrexed for advanced non-squamous NSCLC in
Italy. Lung Cancer, 69S1: S11 - S17.
Myung-Ju A et al (2011), Cost-effectiveness of Bev-based
therapy versus cisplatin plus pemetrexed for the first-line
treatment of advanced nonsquamous NSCLC in Korea and
Taiwan. Asia-Pacific Journal of Clinical Oncology 2011, 7: 22 23.
Mollberg N, Surati M, Demchuk C, Fathi R, Salama AK,
Hussain AN, Hensing (2011), Mind-mapping for lung cacer:
Towards a personalized therapeutics approach. Adv Ther, 28:
173 – 194.
7.
8.
9.
10.
National Comprehensive Cancer Network Clinical Practice
Guidelines in Oncology. Non – small cell lung cancer version
2.2013. www.nccn.com. Truy cập ngày 30/7/2013.
Nguyễn Bá Đức (2006). Tình hình ung thư ở Việt Nam giai
đoạn 2001-2004. Tạp chí Y học thực hành, 9-17.
Robert K et al (2009). Cost-Effective of Pemetrexed Plus
Cisplatin as First-Line Therapy for Advanced Nosquamous
Non-small Cell Lung Cancer. Journal of Thoracic Oncology, 4:
1404 - 1414.
Suresh SR et al (2008). Outcomes for elderly, advanced-stage
non-small-cell lung cancer patients treated with bevacizumab
in combination with carboplatin and paclitaxel: Analysis of
Eastern Cooperative Oncology Group trial 4599. J Clin Oncol,
26: 60 – 65.
Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:
30/10/2015
20/11/2015
20/02/2016
Chuyên Đề Dược