Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát mối liên quan giữa biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ theo YHHĐ và phân loại bệnh danh theo YHCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.47 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
CỦA BỆNH TRĨ THEO YHHĐ VÀ PHÂN LOẠI BỆNH DANH THEO YHCT
Nguyễn Thị Thanh Hà*, Nguyễn Chí Thanh*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh trĩ là các tĩnh mạch ở trực tràng hay hậu môn trở nên sưng lên và đau đớn. Đôi khi bệnh
tự lui, nhưng chúng có thể gây đau kéo dài, ngứa và chảy máu. Có hai loại trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ ngoại có thể
gây ra biến chứng thuyên tắc, có thể bị hai loại trĩ cùng một lúc. Bệnh trĩ ảnh hưởng đến hàng triệu người trên
khắp thế giới. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu bệnh trĩ theo Y học cổ truyền, nhưng nghiên cứu về bệnh trĩ chủ
yếu chỉ giới hạn trong điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở người bệnh trĩ liên quan đến phân loại bệnh trĩ theo
y học cổ truyền, từ đó xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán cho từng bệnh cảnh Y học Cổ truyền của bệnh trĩ.
Phương pháp, phương tiện nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh đã được chẩn
đoán xác định bệnh trĩ qua nội soi và đồng ý tham gia nghiên cứu, không phân biệt tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu: Giai đoạn 1: Thời gian 2 tháng, nghiên cứu trên 6 tài liệu y văn Y học cổ truyền,
ghi nhận tần số lý thuyết của mỗi triệu chứng trong từng bệnh cảnh, lập phiếu phỏng vấn. Giai đoạn 2: Thời gian
4 tháng, nghiên cứu trên bệnh nhân tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh bằng phiếu trả lời
phỏng vấn, ghi nhận tần số của mỗi triệu chứng lâm sàng. Kiểm định sự tương thích giữa tần số lý thuyết và tần
số lâm sàng của mỗi triệu chứng bằng phép kiểm χ2, triệuchứng nào thỏa mãn điều kiện: Có tần số xuất hiện ≥
50% trong tài liệu y văn mô tả và không có sự khác biệt giữa tần số lý thuyết và lâm sàng theo phép kiểm χ2 thì
triệu chứng đó là tiêu chuẩn chẩn đoán.
Kết quả: Nghiên cứu trên 6 y văn Y học cổ truyền ghi nhận 14 bệnh cảnh và 63 triệu chứng bệnh trĩ. Qua
khảo sát 228 bệnh nhân trĩ ghi nhận 4 loại bệnh cảnh lâm sàng (Đại tràng thấp nhiệt, Tỳ khí hư, Huyết ứ, Khí
huyết hư) và 48 triệu chứng.
Kết luận: Xác định sự liên quan giữa triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp) và
4 bệnh danh Y học cổ truyền là: Đại tràng thấp nhiệt, Tỳ khí hư, Huyết ứ, Khí huyết hư. Xây dựng được tiêu


chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh Đại tràng thấp nhiệt 17 triệu chứng, Tỳ khí hư có 7 triệu chứng, Huyết ứ có 5
triệu chứng, Khí huyết hư 4 triệu chứng.
Từ khóa: Bệnh trĩ, Đại tràng thấp nhiệt, Huyết ứ, Khí huyết hư, Tỳ khí hư.
ABSTRACT
SURVEY THE RELATIONSHIP BETWEEN CLINICAL SYMPTOMS OF HEMORRHOIDS AND
CLASSIFICATION OF TRADITIONAL MEDICINE ILLNESS
Nguyen Thi Thanh Ha, Nguyen Chi Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 173 - 180
Background and Aims: Hemorrhoids are veins in the rectum or anus that have become swollen and painful.
Sometimes they go away by themselves, but in other cases they can cause lingering pain, itching, and bleeding.
There are two types of hemorrhoids: Internal hemorrhoids and external hemorrhoids, external hemorrhoids can
cause hemorrhoids embolism complications, you can have both at the same time. Hemorrhoids affect millions of


Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà
ĐT: 0942445836

Email:

173


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

people around the world. Although there have been many studies of hemorrhoids according to traditional
medicine, but studied mainly hemorrhoids treatment is limited and very few clinical studies. So, we studied the
clinical characteristics in patients with hemorrhoids related to hemorrhoids classified according to traditional
medicine, thereby building diagnostic criteria for each illness Traditional Medicine of hemorrhoids.

Study design and setting: This is a cross-sectional study.
Subjects: Patients ofTraditional Medicine Hospital Ho Chi Minh City were diagnosed hemorrhoids by
Endoscopic and agreed to participate in the study, regardless of age, sex, occupation.
Methods: Phase 1: Times 2 months, 6 studies document Traditional medical literature, notes theoretical
frequency of each symptom in all illness, established questionnaires; Phase 2: 4 months, the study on patients in
Traditional Medicine Hospital Ho Chi Minh City, province by votes interview which results from phase 1, notes
the frequency of each clinical symptom, inspection compatibility between the theoretical frequency and the
frequency of clinical symptom by χ2 test, symptoms agreed conditions: Appeared in the literature with frequency
≥ 50% and no difference between theory and clinical, such as diagnostic criteria
Results: Phase 1: 6 studies document Traditional medical literature notes 14 illness and 63 symptomatic;
Phase 2: A survey of 228 patients with hemorrhoids notes 4 illness and 48 symptomatic in traditional medical
hemorrhoids
Conclusion: Determining the relationship between clinical symptoms of hemorrhoids (internal hemorrhoids,
external hemorrhoids and mixed hemorrhoids) and 4 traditional medicine illnesses: Large symptomatic intestinal
dampness-heat, Spleen qi deficiency, Blood stasis, Dual deficiency qi and blood. Develop standardized diagnosis of
illness: Large intestinal dampness-heat includes 17 symptomatic. Spleen qi deficiency 7 symptomatic, Blood stasis
5 symptomatic, Dual deficiency qi and blood 4 symptomatic.
Keyword: Hemorrhoids, Large symptomatic intestinal dampness- heat, Spleen qi deficiency, Blood stasis,
Dual deficiency qi and blood.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu nghiên cứu

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm ngay đến
tính mạng, song gây ra nhiều hậu quả xấu với
sức khỏe như đại tiện ra máu, viêm nhiễm
từng đợt, đặc biệt búi trĩ sa ra ngoài khi gắng
sức gây đau nhức, ẩm ướt, khó chịu, hoặc khi
chảy máu nhiều dẫn đến thiếu máu, có thể gây

tắc mạch trĩ gây đau đớn rất nhiều cho người
bệnh(4).Trong các tài liệu cổ(1,2,6,7), bệnh trĩ đã
được đề cập đến vàcũng có nhiều phương pháp
điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc điều trị trĩ
ngày nay không còn hoàn toàn phù hợp với y
văn cổ, tỷ lệ điều trị không thể tối ưu do có
nhiều thay đổi về lối sống hiện đại so với trước
kia. Vì vậy, việc tìm hiếu mối tương quan giữa
các triệu chứng bệnh danh của Y học cổ truyền
vớicác loại thương tổn bệnh trĩ theo Y học hiện
đại hiện nay là rất cần thiết để góp phần nâng
cao hiệu quả điều trị loại bệnh này.

Nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa các tiêu
chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh lâm sàng ứng
dụng trong điều trị trĩ, chúng tôi tiến hành đề tài
với mục tiêu cụ thể như sau:

174

-Xác định mối liên quan giữa triệu chứng
lâm sàng trong phân loại của bệnh trĩ theo
YHHĐ với các triệu chứng theo bệnh danh
YHCT.
-Xác định tần suất triệu chứng của các bệnh
danh YHCT trong số bệnh nhân được chẩn
đoán bệnh trĩ đến khám và điều trị tại bệnh viện
Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Giai đoạn 1: Khảo sát thống kê tài liệu Y học
cổ truyền

Đối tượng nghiên cứu
Tài liệu Y học cổ truyền


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Tiêu chuẩn chọn tài liệu nghiên cứu
Tài liệu là sách giáo khoa dùng để giảng dạy
trong các trường Đại học Y Khoa trong nước và
nước ngoài

Phương pháp tiến hành
Bước 1: Chọn tài liệu

Nghiên cứu Y học
và nội soi tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành
phố Hồ Chí Minh

Tiêu chuẩn loại trừ
-Xuất huyết đường tiêu hóa trên.
-Có biến chứng (nghẽn mạch, vỡ trĩ ngoại,
nhồi máu mạc treo…)

Sách 1: “Hoàng đế nội kinh tố vấn”. Dịch giả
Nguyễn Tử Siêu (2009), NXB Lao động(7)

-Bệnh trĩ có kèm theo bệnh ung thư trực
tràng.


Sách 2: “Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong
Đông y”. Nguyễn Thiện Quyến và Đào Trọng
Cường (2003), NXB Mũi Cà Mau(6)

-Bệnh nhân quá yếu không thể thực hiện nội
soi hậu môn trực tràng.

Sách 3: “Huyết chứng luận”. Dịch giả Đường
Tôn Hải (1988), NXB Tp.HCM(1)
Sách 4: “Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh”. Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2001), NXB Y
học(2)
Sách 5: “Bệnh học Ngoại – Phụ Y học Cổ
truyền”. Chủ biên PGS. TS. Phạm Văn Trình. Đại
học Y Hà nội, NXB Y học(8)
Sách 6: “Bệnh Ngoại – phụ Đông tây y kết hợp”.
Chủ biên PGS TS. Nguyễn Thị Bay (2010)-ĐH Y
Dược TP. HCM. NXB Y học(5)
Bước 2: Liệt kê các bệnh cảnh dưa trên cơ sở
bệnh sinh cùa bệnh trĩ

-Bệnh nhân có biểu hiện tâm thần kinh
không trả lời phỏng vấn chính xác
Cỡ mẫu: 228 bệnh nhân.
Áp dụng công thức ước lượng mẫu:

Phương pháp tiến hành
Bước 1: Bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn
bệnh sẽ được thăm khám và nội soi, trả lời phiếu

khảo sát
Bước 2: Phân loại bệnh theo các nhóm triệu
chứng và từng loại bệnh trĩ trên lâm sàng

Bước 3: Liệt kê các triệu chứng của từng
bệnh cảnh

Bước 3: Kiểm tra sự tương thích giữa tần số
lý thuyết và lâm sàng của từng triệu chứng theo
phép kiểm Chi bình phương.

Bước 4 : Liệt kê tần số và tỷ lệ của mỗi triệu
chứng

Một triệu chứng thỏa cả 2 điều kiện sau thì
đó là tiêu chuẩn chẩn đoán

Bước 5: Thiết lập phiếu khảo sát
Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng theo tần số lý
thuyết:
Triệu chứng có tần số xuất hiện ≥50% tài liệu
y văn Y học cổ truyền mô tả.
Bệnh danh có tần số xuất hiện ≥50% tài liệu y
văn Y học cổ truyền mô tả.
Giai đoạn 2: Kiểm tra sự tương thích giữa tần
số lý thuyết và tần số lâm sàng.

Triệu chứng có tần số xuất hiện trong Y văn
Y học cổ truyền ≥ 50%
Không có sự khác biệt giữa tần số lý thuyết

và lâm sàng theo phép kiểm Chi bình phương,
triệu chứng có độ nhạy cao.
Phân tích và xử lý số liệu: Dùng phần mềm
STATA 10, phép kiểm χ2 để so sánh tần số xuất
hiện của các triệu chứng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm kết quả nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh trên lâm sàng: bệnh
nhân được chẩn đoán bệnh trĩ qua thăm khám

Nghiên cứu trên 228 bệnh nhân, không phân
biệt giới tính, được khám và chẩn đoán trĩ (trĩ

175


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp). Nghiên cứu trên 6 tài

liệu ghi nhận kết quả như sau:

Bảng 1. Tần suất xuất hiện các bệnh danh theo lý thuyết trong 6 tài liệu đã chọn

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chứng trạng
BD1:Thấp nhiệt đại trường.
BD2: Hỏa thúc bách
BD 3: Thấp nhiệt ủ độc
BD 4: Thấp nhiệt hạ tiêu
BD 5: Nhiệt bức huyết.
BD 6: Tỳ khí hư.
BD 7; Tỳ thận dương hư.
BD 8: Phế thận khí hư.
BD 9: Can thận âm hư
BD 10; Khí hãm.
BD 11: Huyết hư.
BD12: Huyết thoát
BD13: Huyết ứ.

BD14: Khí huyết hư.

S1
X
O
O
O
X
O
O
O
O
O
X
O
X
X

S2
X
X
O
O
O
X
O
X
X
X
O

X
X
X

Ghi chú: BD1 (Bệnh danh 1) BD14 (Bệnh danh 14) S1:
sách 1 S2: sách 2. O: Không xuất hiện; X: Có xuất hiện

Nhận xét: Trong 14 bệnh danh thống kê
trong các sách có 4 bệnh danh, trong đó Thấp
nhiệt đại trường, Tỳ khí hư, Huyết ứ, Khí huyết
hư có tần số xuất hiện ≥ 50%.

S3
X
O
O
O
X
X
O
X
O
O
O
X
X
X

S4
X

X
X
X
O
X
X
O
X
O
X
O
X
X

S5
X
O
O
O
O
O
O
O
O
O
O
O
X
X


S6
X
O
O
O
O
O
O
O
O
O
O
O
X
X

Tổng
6/6
2/6
1/6
1/6
2/6
3/6
2/6
2/6
2/6
1/6
2/6
2/6
6/6

6/6

%
100
33
17
17
33
50
33
33
33
17
33
33
100
100

Kiểm định sự tương thích giữa hai tần số
triệu chứng lý thuyết và triệu chứng lâm
sàng
Bệnh nhân được chẩn đoán có bệnh trĩ qua
nội soi và có kèm các triệu chứng xuất hiện trên
lâm sàng

Bảng 2. Các triệu chứng lý thuyết có tần số xuất hiện trên lâm sàng ≥ 50% bệnh nhân nghiên cứu
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

176

Triệu chứng
Người thể tạng trung bình
Đau rát hậu môn
Rặn
Cảm giác nóng.
Hay cáu gắt

Ăn nhiều đồ béo ngọt
Họng khát, uống nhiều
Thích uống nước mát
Uống nhiều rượu
Ra ít mồ hôi
Tiếng nói, hơi thở bình thường
Tiểu vàng
Tiểu nhiều
Tiện táo
Tiện huyết
Rêu lưỡi mỏng
Rêu trắng
Lưỡi đỏ
Lưỡi bệu
Da khô
Lòng bàn tay, chân khô
Lòng bàn tay, chân nóng
Mạch có lực
Mạch trầm

Lý thuyết
3/6
3/6
4/6
3/6
3/6
5/6
3/6
4/6
4/6

3/6
3/6
3/6
3/6
6/6
6/6
6/6
6/6
6/6
3/6
3/6
6/6
6/6
6/6
6/6

Tỷ lệ %
50
50
67
50
50
83
50
67
67
50
50
50
50

100
100
100
100
100
50
50
100
100
100
100

Lâm sàng (Bệnh nhân)
156
147
132
134
212
156
206
215
149
213
213
141
218
134
94
138
171

117
151
128
204
201
208
121

Tỷ lệ %
68,43
64,47
57,89
58,77
92,98
68,42
90,35
94,30
65,35
93,42
93,42
61,84
95,61
58,77
41,23
60,53
75,0
51,32
66,23
56,14
89,47

85,16
91,23
53,07


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học
tương thích với lý thuyết ≥50%

Nhận xét: Có 24/63 triệu chứng trên lâm sàng,

Bảng 3. Tần số xuất hiện các triệu chứng trong Trĩ phù hợp bệnh danh Đại trường thấp nhiệt
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16

Triệu chứng

Số
bệnh nhân

Trĩ độ nội 2
Trĩ hỗn hợp độ 3
Đau rát hậu môn
Rặn
Cảm giác nóng.
Hay cáu gắt
Ăn nhiều đồ béo ngọt
Họng khát, uống nhiều
Uống nhiều rượu
Ra ít mồ hôi
Tiểu vàng
Đại tiện phân khô táo
Lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô
Da khô
Lòng bàn tay, chân nóng, khô
Mạch có lực

52
69
147
132
134
212

156
206
149
213
141
134
171
128
201
208

Trĩ ngoại
70 bệnh nhân

Trĩ nội
75 bệnh nhân

2

Sens



65,71
62,85
64,28
90,0
67,14
92,85
67,14

91,14
52,85
60,0
97,14
64,28
92,85
88,57

0,67
1,02
1,26
1,37
0,07
0,72
0,14
2,27
3,45
0,06
0,02
2,72
2,13
0,89

Sens: độ nhạy
Nhận xét: Có 16/24 triệu chứng trĩ tương
thích với bệnh danh Đại trường thấp nhiệt của

Trĩ hỗn hợp 83 bệnh
nhân


2

Sens
69,33


110,0

64,0
64,0
60,0
93,33
68,0
85,33
58,66
94,66
64,0
65,3
98,66
53,33
86,67
94,66

0,01
1,70
0,06
0,02
0,009
3,22
2,20

0,28
0,22
1,98
0,73
0,13
0,23
1,65

2

Sens



83,13
57,83
48,19
53,01
95,18
69,87
92,77
69,87
89,15
67,46
51,80
96,38
51,80
85,54
90,36


145,6
0,02
5,03
1,78
0,96
0,12
0,87
1,18
3,86
1,75
2,61
0,49
0,99
0,85
0,12

YHCT, các triệu chứng có độ nhạy cao trong các
loại bệnh trĩ

Bảng 4. Tần số xuất hiện các triệu chứng trong Trĩ phù hợp bệnh danh Tỳ hư
STT

1
2
3
4
5
6
7
8

9

Triệu chứng

Số bệnh
nhân

Trĩ độ nội 2
Trĩ hỗn hợp độ 3
Phân không có máu
Người trung bình
Tiếng nói to, hơi thở bình thường
Rêu lưỡi mỏng
Rêu trắng
Lưỡi bệu
Mạch trầm

52
69
134
156
213
138
171
151
121

Trĩ ngoại
70 bệnh nhân
2


Trĩ nội
75 bệnh nhân
2

Sens



Sens
69,33


110,0

51,42
81,14
92,85
70,0
70,0
74,28
55,69

4,33
3,71
0,05
3,79
1,34
2,93
1,42


56,0
77,33
90,66
57,33
78,67
60,0
94,66

0,35
0,28
1,37
0,47
0,80
1,93
10,00

Trĩ hỗn hợp
83 bệnh nhân
2

Sens



83,13
68,67
74,69
96,38
55,42

75,91
65,06
57,83

145,6
5,28
1,75
1,86
1,42
0,05
0,07
1,18

Nhận xét:Có 9/24 triệu chứng trĩ tương thích
với bệnh danh Tỳ hư của YHCT.
Bảng 5. Tần số xuất hiện các triệu chứng trong Trĩ phù hợp bệnh danh Huyết ứ
STT
1

2
3
4
5

Triệu chứng
Trĩ nội
Trĩ độ 2
Trĩ độ 3
Trĩ hỗn hợp : gồm trĩ nội và trĩ ngoại
Phân táo khô

Đi cầu phải rặn
Đau rát hậu môn
Đau tức hậu môn

N
75
59
76
83
134
132
147
81

Tỷ lệ
32,89
25,87
33,33
36,40
58,77
57,89
64,47
35,52

177


Nghiên cứu Y học
STT
6

7
8
9

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Triệu chứng
Sắc mặt vàng
Ngực sườn đầy tức
Lưỡi ứ huyết
Mạch sác

Nhận xét: Chỉ có 3 triệu chứng trĩ có tỷ lệ >
50% là phân táo khô, đi cầu phải rặn, đau rát hậu
môn. Vậy bệnh danh Huyết ứ không đủ tiêu
chuẩn thống kê.
Bảng 6. Tần số xuất hiện các triệu chứng trong bệnh
Trĩ trên lâm sàng tương ứng với bệnh danh Khí huyết

STT
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
13

14
15
16
17
18
19

Triệu chứng YHCT
Số người Tỷ lệ %
Trĩ nội, hỗn hợp độ 3: sa dãn
76
33,33
nhiều, phải đẩy lên
Tuổi già ≥ 60
16
7,02
Người thể tạng trung bình
156
68,43
Sắc mặt nhợt
21
9,21
Lưỡi thon
77
33,37
Lưỡi nhợt
48
21,05
Lưỡi bệu
151

66,23
Rêu lưỡi trắng
171
75,0
Tiếng nói, hơi thở yếu
15
6,58
Ăn uống kém
16
7,02
Uống ít nước
22
9,65
Thích uống ấm
13
5,70
Sợ lạnh
21
9,21
Chóng mặt
35
15,35
Mất ngủ
49
21,49
Mạch trầm
121
53,07
Mạch vô lực
20

8,77

Nhận xét: Có 4 triệu chứng bệnh danh Khí
huyết hư trên lâm sàng (người thể tạng trung
bình, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm) xuất
hiện > 50%.

BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu trên 228 bệnh nhân chúng
tôi rút ra một số đặc điểm sau:
Nghiên cứu trong 6 y văn Y học cổ truyền
thống kê được 13 bệnh danh(1,2,5,7,8) trong đó 4
bệnh cảnh lâm sàng là Thấp nhiệt Đại trường, Tỳ
hư, Huyết ứ, Khí huyết hư có tần xuất lý thuyết
và lâm sàng tương thích cao >50%.
Nghiên cứu mẫu thấy trên lâm sàng thấy
triệu chứng xuất hiện tương ứng với nghiên cứu
triệu chứng trong lý thuyết tỷ lệ cao > 50% là: Có

178

N
16
15
39
36

Tỷ lệ
7,02
6,58

17,11
15,79

búi trĩ, đau rát hậu môn, đau căng tức năng hậu
môn, phân có máu, nóng trong người, đại tiện
táo, đi tiêu phải rặn, uống nhiều họng khát, thích
uống nước mát, lưỡi đỏ, rêu trắng, người trung
bình, hay cáu gắt, ăn nhiều đồ béo ngọt, uống
nhiều rượu, ra ít mồ hôi, tiểu nhiều, da khô,…Đa
số các triệu chứng thiên về nhiệt, điều này phù
hợp với nguyên nhân theo Y học cổ truyền gây
bệnh trĩ do nhiệt bức huyết(5)

Đặc điểm các triệu chứng khám lâm sàng
của bệnh trĩ
Có búi trĩ trĩ nội và trĩ hỗn hợp với các mức
độ (4 độ). Trĩ ngoại ở dưới đường lược, ngay rìa
hậu môn. Đi ngoài phải rặn, phân có máu, đau
hậu môn.Thăm trực tràng: búi trĩ mềm, ấn vào
xẹp, vị trí thường ở các điểm 3,7 giờ (theo tư thế
sản khoa). Trĩ tắc mạch ấn vào thấy cục cứng, rất
đau.Nội soi hậu môn trực tràng (tiêu chuẩn bắt
buộc) phải thấy búi trĩ (3).

Nhóm triệu chứng 1: Búi trĩ
Phân bố các loại trĩ của nghiên cứu này cho
kết quả các loại trĩ (trĩ ngoại 30,70%; trĩ nội
32,90%, trĩ hỗn hợp 36,40%) tần số xuất hiện với
gần tương đồng.
Phân độ trĩ đa số loại trĩ nội và trĩ hỗn hợp

chiếm 69,30%, trong số đó đa số trĩ độ 2 chiếm
25,88% và độ 3 chiếm 33,33%, đây là giai đoạn có
thể áp dụng điều trị thủ thuật được. Trĩ độ 4
nặng chiếm tỷ lệ thấp 3,07% là giai đoạn có
nhiều biến chứng phải phẫu thuật. Các vị trí búi
trĩ: 3 giờ (26,32%), vị trí 7 giờ (30,26%) chiếm tỷ lệ
cao hơn, đó là các vị trí thường gặp, phù hợp
nghiên cứu trước đây của PGS.TS Nguyễn Mạnh
Nhâm và TS Nguyễn Xuân Hùng(3), ở vị trí 3 giờ
(31,3%) và vị trí 7giờ (33,1%)(3). Nhìn chung trĩ
tập chung ở vùng tĩnh mạch trực tràng trên theo
giải phẫu.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Nhóm triệu chứng 2: Triệu chứng đại tiện và
tính chất phân
Trong số bệnh nhân đi cầu ra máu, tỷ lệ bệnh
nhân đi phân có máu nhỏ giọt theo hay gặp nhất
chiếm 75,53%. Điều này tương đồng với lý
thuyết.

hậu môn. Các triệu chứng có độ nhạy cao và có
tần số xuất hiện trên lâm sàng ≥ 50%.

Nhóm triệu chứng 3: Triệu chứng đau.
Đau rát hậu môn triệu chứng thường gặp

nhất chiếm 64,47%, Bệnh nhân đau rát thường là
biểu hiện của đợt cấp (cơn trĩ hay tắc mạch), phù
hợp với các nghiên cứu trước đây của PGS. TS.
Nguyễn Mạnh Nhâm(4). Thăm trực tràng đau,
kèm theo có các biến chứngchiếm một tỷ lệ khá
cao nên cần quan tâm điều trị sớm bệnh trĩ, để
ngừa biến chứng, giải quyết tình trạng đau mạn
tính ảnh hưởng tới sức lao động,…

Bệnh danh huyết ứ và khí huyết hư không
tương thích giữa tần số triêu chứng lý thuyết và
lâm sàng, có thể do bệnh danh huyết ứ tương
ứng với nhóm biến chứng trĩ nghẽn mạch phải
phẫu thuật nên nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.
Bệnh danh khí huyết hư thường gặp trên lâm
sàng tương ứng trĩ biến chứng chảy máu nhiều
cũng nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.

Nhóm triệu chứng toàn thân và tạng phủ có
19 triệu chứng xuất hiện trên lâm sàng với tỷ lệ ≥
50%.
Ngoài đặc điểm chung, trĩ có các triệu chứng
lâm sàng chẩn đoán tương ứng với các bệnh
danh YHCT như sau:
Bệnh danh Thấp nhiệt Đại trườngcó 16 triệu
chứng: trong đó các triệu chứng “phân có
máu,phân táo khô.Nóng trong người. Hay cáu
gắt. Đại tiện phải rặn. Đau rát hậu môn. Uống
nhiều nước, họng khát Nước tiểu vàng. Da khô,
lòng bàn tay chân nóng” phù hợp với các sách

giáo khoa hiện đang giảng dạy(5,8). Có thêm các
triệu chứng: Ra mồ hôi ít.Ăn nhiều béo ngọt.
Uống nhiều rượu. Rêu lưỡi mỏng, khô. Mạch có
lực. Các triệu chứng có độ nhạy cao và có tần số
xuất hiện trên lâm sàng ≥ 50%.
Bệnh danh Tỳ hư có 7 triệu chứng: Phân
không có máu. Đi cầu phải rặn. Người trung
bình. Tiếng nói, hơi thở bình thường. Lưỡi bệu.
Rêu lưỡi trắng, mỏng. Mạch trầm. Các triệu
chứng có độ nhạy cao và có tần số xuất hiện trên
lâm sàng ≥ 50%. Bệnh danh tỳ hư không có trong
sách giáo khoa hiện đang giảng dạy tại các
trường YHCT(5,8).
Bệnh danh Huyết ứ có 4 triệu chứng: Phân
có máu, phân khô táo, đại tiện phải rặn, đau rát

Bệnh danh Khí huyết hư có 3 triệu chứng:
Người thể tạng trung bình. Lưỡi bệu. Rêu lưỡi
trắng. Mạch trầm. Các triệu chứng có độ nhạy
cao và có tần số xuất hiện trên lâm sàng ≥ 50%.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
Xác định được 4 bệnh cảnh lâm sàng là Thấp
nhiệt Đại trường, Tỳ hư, Huyết ứ, Khí huyết hư
có tần xuát lý thuyết và lâm sàng tương thích cao
>50%
-Xác định mối liên quan giữa triệu chứng
lâm sàng trong phân loại của bệnh trĩ theo

YHHĐ với các triệu chứng các bệnh danh của
YHCT, từ đó xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các
bệnh danhYHCT. Ngoài các đặc điểm lâm sàng
chung :
-Có búi trĩ trĩ nội và trĩ hỗn hợp với các mức
độ (4 độ). Trĩ ngoại ở dưới đường lược, ngay rìa
hậu môn. Đi ngoài phải răn, phân có máu.
-Đau hậu môn
-Thăm trực tràng: Búi trĩ mềm, ấn vào xẹp, vị
trí thường ở các điểm 3,7 giờ (theo tư thế sản
khoa). Trĩ tắc mạch ấn vào thấy cục cứng, rất
đau.
Nội soi đánh giá và xếp loại bệnh trĩ (tiêu
chuẩn bắt buộc): Nội soi Hậu môn trực tràng
thấy búi trĩ.
Ngoài đặc điểm chung có các triệu chứng
chẩn đoán theo YHCT.
Bệnh danh Thấp nhiệt Đại trườngthường
gặp trong các loại trĩ ngoại, nội, hỗn hợp có các

179


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

triệu chứng chung và thêm 16 triệu chứng: Phân
có máu. Đại tiện phải rặn. Đau rát hậu môn.
Phân táo khô. Ăn nhiều béo ngọt. Uống nhiều

rượu. Uống nhiều nước, họng khát. Ra mồ hôi ít.
Nóng trong người. Hay cáu gắt. Nước tiểu vàng.
Da khô, lòng bàn tay chân nóng. Rêu lưỡi mỏng,
khô. Mạch có lực

triệu chứng chung và thêm 3 triệu chứng: Người
thể tạng trung bình. Lưỡi bệu. Rêu lưỡi trắng.
Mạch trầm.

Bệnh danh Tỳ hư thường gặp trĩ ngoại, trĩ
nội độ 2,3, trĩ hỗn hợp có các triệu chứng chung
vàthêm 7 triệu chứng: Phân không có máu. Đi
cầu phải rặn. Người trung bình. Tiếng nói, hơi
thở bình thường. Lưỡi bệu. Rêu lưỡi trắng,
mỏng, Mạch trầm.

3.

Bệnh danh Huyết ứ thường gặp trĩ ngoại,
trĩ nội độ 3,4, trĩ hỗn hợp sa nghẹt có các triệu
chứng chung và thêm 4 triệu chứng: Phân có
máu, phân khô táo, đại tiện phải rặn, đau rát
hậu môn.

7.

Ngày nhận bài báo:

31/07/2016


Bệnh danh Khí huyết hư thường gặp trĩ
ngoại, trĩ nội độ 3, 4, trĩ hỗn hợp chảy máu có các

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/11/2016

180

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

4.
5.
6.

8.

Đường Tôn Hải (1988).Huyết chứng luận. NXB Y học TP.HCM,
tr.32-87.
Lê Hữu Trác (TK XVII) (2001).Hải Thượng y tông Tâm lĩnh.
NXB Y học, tr.61-62.
Nguyễn Mạnh Nhâm (1997). Những bệnh cần biết ở vùng hậu
môn. NXB Y học, tr.34-42.
Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự (2003). Điều tra bệnh trĩ ở

miền Bắc. Đề tài cấp Bộ, tr.3-9.
Nguyễn Thị Bay(2010). Bệnh học và điều trị ngoại- phụ khoa (Kết
hợp Đông- Tây y). Nhà xuất bản Y học TP.HCM, tr. 137-138.
Nguyễn Thiện Quyến, Đào Trọng Cường (2003).Chẩn đoán
phân biệt chứng trạng trong Đông y. NXB Mũi Cà Mau, tr.16-63.
Nguyễn Tử Siêu (2009). Hoàng đế nội kinh tố vấn. NXB Lao
động-Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, tr.259-262.
Phạm Văn Trình, Lê Thị Hiền (2008). Bệnh học Ngoại Phụ Y học
Cổ truyền. NXB Y học Hà Nội, tr.97.



×