Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu biến đổi số lượng tế bào lympho máu ngoại biên trong giai đoạn hậu phẫu ở bệnh nhân phẫu thuật tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.45 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI SỐ LƯỢNG TẾ BÀO LYMPHO  
MÁU NGOẠI BIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HẬU PHẪU Ở BỆNH NHÂN 
PHẪU THUẬT TIM 
Lê Minh Khôi*, Nguyễn Hoàng Định** 

TÓM TẮT 
Mở  đầu: Hạ  tế bào lympho máu ngoại biên là một trong những biểu hiện thường gặp và là yếu  tố  tiên 
lượng xấu trong hội chứng đáp ứng viêm toàn thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong phẫu thuật tim hở, 
do tác động của gây mê, phẫu thuật, tuần hoàn ngoài cơ thể, bệnh nhân thường có tình trạng suy giảm miễn 
dịch. Giảm số lượng hoặc hạ lympho máu thực thụ có thể là biểu hiện của tình trạng suy giảm miễn dịch này.  
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát biến đổi của số lượng tế bào lympho máu ngoại 
biên sau phẫu thuật tim hở, đồng thời tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự biến đổi này.  
Đối tượng‐Phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Đại học Y 
Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011 được đưa vào nghiên cứu. Xét nghiệm 
công thức bạch cầu, đặc biệt là số lượng tế bào lympho được tiến hành trước mổ, ngay sau mổ và hằng ngày cho 
đến khi bệnh nhân rời khỏi đơn vị hồi sức sau mổ.  
Kết quả. Có 111 bệnh nhân (44,1% nam và 55,9% nữ) được đưa vào nghiên cứu. Hạ lympho máu (lympho 
< 1000/mm3) xuất hiện rất sớm ngay sau phẫu thuật (12%) và tiỉ lệ này tăng rất cao trong ba ngày tiếp theo, cao 
nhất đạt 40,3% vào ngày 2 sau mổ, rồi sau đó giảm dần. Nhóm cần điều trị kháng sinh có tỉ lệ hạ lympho cao 
hơn và khuynh hướng kéo dài hơn. Hạ lympho vẫn tồn tại sau khi số lượng bạch cầu và tế bào trung tính đã trở 
về bình thường.  
Kết luận Tình trạng giảm và hạ tế bào lympho máu ngoại biên xuất hiện sớm và có tần suất cao và tương 
đối kéo dài sau phẫu thuật tim. Số lượng tế bào lympho máu ngoại biên là một chỉ số cần được theo dõi trên lâm 
sàng ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim. 
Từ khoá: hạ tế bào lympho, phẫu thuật tim, hội chứng đáp ứng viêm toàn thể. 

ABSTRACT 


STUDY OF POSTOPERATIVE CHANGES IN PERIPHERAL LYMPHOCYTE COUNT IN PATIENTS 
UNDERGOING CARDIAC SURGERY 
Le Minh Khoi, Nguyen Hoang Dinh  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 181 ‐ 186 
Background. Peripheral lymphopenia has been recognized as a common manifestation and a factor of poor 
prognosis in systemic inflammatory response syndrome (SIRS) secondary to variable etiologies. Due to anesthetic 
procedure, surgical trauma, extracorporal circulation, patients who undergo open heart surgery usually develop 
immune  depression.  Decrease  in  lymphocyte  count  or  true  lymphopenia  might  be  the  manifestation  of  this 
immune derange.  
Objectives. The current study was conceived to investigate the changes of lymphocyte in peripheral blood 
*

Bộ môn Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Khoa Y, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 
** Bộ môn Phẫu thuật LNTM, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Minh Khôi  ĐT: 0945 71 77 66   Email: 

182

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

after open heart surgery and to identify the possible factors related to these change.  
Methods.  All  patients  undergoing  open  heart  at  University  Medical  Center,  Ho  Chi  Minh  City  from 
November 2010 to June 2011 were recruited into the study. White blood cell counts, especially lymphocyte count 
were  examined  before,  right  after  surgery  and  every  morning  until  patient  was  discharged  from  the  cardiac 
intensive care unit.  

Result.  One‐hundred‐eleven  patients  (44.1%  male  and  55.9%  female)  were  recruited  into  the  study. 
Lymphopenia (lymphocyte < 1 000/mm3) occurred right after surgery (12.0%) and worsened in the next three 
days,  highest  rate  at  40.3%  on  day  2  posoperatively,  then  slowly  returned  towards  normal  ranges.  Patients 
requiring antibiotic treatment showed higher rate of lymphopenia and  seemed  to  persist  for  a  longer  duration. 
Lymphopenia was still persistent when white blood cell counts and neurophile counts have returned to nornmal 
ranges.  
Conclusions.  Decrease  in  peripheral  lymphocyte  counts  and  lymphopenia  occurred  very  early  and  with 
high rate after cardiac surgery. Lymphocyte counts in peripheral blood should be a parameter to be monitored in 
patients undergoing cardiac surgery. 
Key words: lymphopenia, cardiac surgery, systemic inflammatory response syndrome. 
thương do  phẫu  thuật,  tuần  hoàn  ngoài  cơ  thể, 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
hoạt hoá các yếu tố đông cầm máu do tiếp xúc, 
Trong  hội  chứng  đáp  ứng  viêm  toàn  thể 
tổn thương thiếu máu cục bộ ‐ tái tưới máu ở các 
(Systemic Inflammatory Response Syndrome ‐ SIRS) 
cơ  quan.  Do  đó,  hội  chứng  đáp  ứng  viêm  toàn 
do các nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng 
thể sẽ xuất hiện, đi kèm với nó là hội chứng đáp 
huyết, chấn thương, thay đổi điển hình của công 
ứng  kháng  viêm  bù  trừ  (Compensatory  Anti‐
thức bạch cầu (CTBC) là tăng số lượng bạch cầu, 
inflammatory  Response  Syndrome  ‐  CARS).  Tình 
tăng  số  lượng  bạch  cầu  trung  tính  (BCTT)  và 
trạng này có thể sẽ bị làm nặng thêm bởi nhiễm 
giảm  số  lượng  bạch  cầu  lympho(4).  Các  nghiên 
trùng,  nhiễm  trùng  huyết,  sốc  nhiễm  trùng 
cứu lâm sàng gần đây gợi ý rằng tình trạng giảm 
huyết  và  suy  đa  cơ  quan(7).  Từ  lâu,  y  giới  đã 
bạch cầu lympho là một yếu tố nguy cơ của dự 

nhận  biết  rằng  hệ  miễn  dịch  của  trẻ  bị  ảnh 
hậu xấu. Ví dụ, hạ bạch cầu lympho là một yếu 
hưởng  sau  phẫu  thuật  tim,  đặc  biệt  là  mổ  tim 
tố nguy cơ nhập hồi sức ở trẻ em bị bệnh(0) và là 
hở(3).  Tác  động  của  phẫu  thuật  cộng  với  tuần 
yếu  tố  nguy  cơ  tử  vong  ở  những  bệnh  nhân 
hoàn ngoài cơ thể khởi phát chết tế bào lympho 
viêm  phổi  trong  các  khu  điều  dưỡng(6).  Theo 
theo chương trình đưa đến giảm tế bào lympho 
Hotchkiss,  hiện  tượng  chết  tế  bào  theo  chương 
và đây có thể là một cơ chế quan trọng làm suy 
trình (apoptosis) ở quần thế tế bào lympho có thể 
giảm  miễn  dịch  ở  bệnh  nhân  phẫu  thuật  tim 
là  một  nguyên  nhân  quan  trọng  gây  nên  suy 
hở(8). 
giảm  miễn  dịch  nặng  nề  ở  bệnh  nhân  nhiễm 
Tăng  số  lượng  bạch  cầu  và  tăng  BCTT  đã 
trùng huyết. Sử  dụng các biện pháp ngăn chặn 
được  sử  dụng  từ  lâu  trên  lâm  sàng  trong  phát 
hiện  tượng  chết  tế  bào  lympho  theo  chương 
hiện,  đánh  giá,  theo  dõi  đáp  ứng  điều  trị  bệnh 
trình cải thiện sống còn ở động vật nhiễm trùng 
nhân nhiễm trùng huyết và du khuẩn huyết ở cả 
huyết  trên  thực  nghiệm.  Chính  vì  lý  do  đó  mà 
người  lớn  lẫn  trẻ  em(9).  Ngược  lại,  dù  đã  được 
hiện  nay  có  nhiều  nghiên  cứu  nhắm  vào  các 
quan tâm nghiên cứu nhưng giá trị của số lượng 
chiến lược khác nhau nhằm hạn chế hiện tượng 
tế  bào  lympho  vẫn  chưa  được  coi  trọng  đúng 
chết  tế  bào  lympho  với  hy  vọng  cải  thiện  được 

mức trên lâm sàng.  
tiên lượng bệnh nhân nhiễm trùng huyết(5).  
Trong  phẫu  thuật  tim  hở,  bệnh  nhân  phải 
chịu  tác  động  đồng  thời  của  gây  mê,  chấn 

Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu

Mục tiêu 
Nghiên  cứu  này  được  tiến  hành  với  mục 

183


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

đích: 
Khảo  sát  biến  đổi  của  số  lượng  tế  bào 
lympho máu ngoại biên sau phẫu thuật tim hở 
Bước đầu Tìm hiểu các yếu tố tác động đến 
sự biến đổi này. 

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Tất  cả  các  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  mắc 
bệnh tim được điều trị tại khoa Phẫu thuật Tim 
mạch,  Bệnh  viện  Đại  học  Y  Dược  TP  Hồ  Chí 
Minh  từ  tháng  11  năm  2010  đến  tháng  6  năm 
2011 được đưa vào nghiên cứu. Nhóm thứ nhất 
bao gồm những bệnh nhân trong suốt quá trình 

chu  phẫu  không  được  chẩn  đoán  nhiễm  trùng 
và không có dùng kháng sinh điều trị, ngoại trừ 
kháng sinh dự  phòng trong 48 giờ  đầu  sau  mổ 
theo  quy  trình.  Nhóm  thứ  hai  gồm  các  bệnh 
nhân  có  dùng  kháng  sinh  điều  trị  sau  mổ  do 
nhiễm trùng được chẩn đoán xác định hoặc nghi 
ngờ. 
Mỗi bệnh nhân điều có một phiếu thu thập 
số  liệu  riêng  ghi  nhận  đầy  đủ  các  phần  hành 
chính,  chẩn  đoán,  điều  trị  trước,  trong  và  sau 
mổ. Công thức máu được định lượng trước mổ, 
ngay sau mổ và hàng ngày cho đến khi ra khỏi 
hồi sức. Xét nghiệm được thực hiện bằng máy tự 
động tại Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y 
Dược TP Hồ Chí Minh. 
Chẩn  đoán  hạ  tế  bào  lympho  máu  ngoại 
biên khi số lượng tế bào lympho dưới 1000/mm3 
máu. Tế bào lympho và BCTT được phân tích cả 
trên số lượng tuyệt đối lẫn tỉ lệ phần trăm. 
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Exel và 

Graphpad  Quickcalcs.  Kết  quả  được  trình  bày 
bằng trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị trung vị 
cũng được trình bày trong trường hợp cần thiết. 
So  sánh  hai  nhóm  được  thực  hiện  bằng  kiểm 
định t‐test cặp đôi đối với số liệu của cùng một 
nhóm  ở  các  thời  điểm  khác  nhau  hoặc  không 
cặp đôi cho hai nhóm khác nhau. Khác biệt với 
giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. 


KẾT QUẢ 
Có  111  bệnh  nhân  trong  đó  có  49  nam 
(chiếm 44,1%) và 62 nữ (chiếm 55,9%) được đưa 
vào  nhóm  không  có  nhiễm  trùng  của  nghiên 
cứu.  Tuổi  trung  bình  18,7±18  tuổi  (trung  vị  10 
tuổi).  Phân  bố  các  bệnh  tim  trong  nghiên  cứu 
được trình bày trong Hình 1. 

 
Hình 1. Phân bố các bệnh tim trong nhóm nghiên 
cứu. TLT: thông liên thất, LLN: thông liên nhĩ, 
Fallot: tứ chứng Fallot, van: bệnh van tim, khác: các 
bệnh tim khác không thuộc các nhóm trên. 
Ngoài  ra,  trong  cùng  thời  điểm  nghiên  cứu 
chúng  tôi  cũng  ghi  nhận  15  bệnh  nhân  được 
điều  trị  kháng  sinh.  Nhóm  bệnh  nhân  này 
không được đưa vào để đánh giá diễn tiến của 
lympho sau mổ. 

Bảng 1. Biến đổi của công thức bạch cầu và CRP theo thời gian. 
Thời điểm
Bạch cầu (x 109/mm3)
Neutro (x 109/mm3)
Neutro%
Lympho (x 109/mm3)
Lympho%
hsCRP

Trước mổ
9,5±3,3

4,5±2,1
48,1±14,5
3,7±2,0
38,1±12,6
36±48

Sau mổ
14,1±5,9
10,9±4,8
76,9±10,6
2,3±1,3
17,3±9,1
108±232

Bệnh  nhân  có  số  lượng  bạch  cầu  lympho  < 
1000/mm3  được  xem  là  giảm  bạch  cầu  lympho. 
Như trình bày trong Hình 2, trước mổ không có 
bệnh  nhân  nào  hạ  lympho,  trong  khi  ngay  sau 

184

Ngày 1
14,9±4,2
12,2±3,9
81,1±8,2
1,4±1,2
8,6±10
441±352

Ngày 2

15,5±4,4
12,7±4,3
80,5±9,4
1,4±0,9
9,9±6,6
1079±734

Ngày 3
12,7±3,0
9,8±3,2
77,3±8,0
1,5±1,0
11,7±7,2
1188±668

Ngày 4
Ngày 5
9,9±3,0
6,4±1,3
6,2±2,2
3,8±0,8
63,5±13,9 60,2±8,4
2,4±1,9
1,3±0.7
23,1±15,1 20,1±7,3
883±715 532±555

mổ đã có 12% bệnh nhân được chẩn đoán là hạ 
lympho.  Tỉ  lệ  này  cao  tăng  nhanh  vào  ngày  1 
sau mổ (36,9%) và tương đối ổn định ở đỉnh cao 

vào ngày 2 (40,3%) và ngày 3 (39,1%) sau mổ rồi 

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
sau đó có khuynh hướng giảm xuống vào ngày 

Nghiên cứu Y học

thứ 4 (23,1%) sau mổ. 

 
Hình 2. Tỉ lệ bệnh nhân có hạ bạch cầu lympho máu theo thời gian ở nhóm bệnh không nhiễm trùng (n=111) và 
nhóm có dùng kháng sinh (n=17). 
bày ở Hình 3. 
Thay đổi tỉ lệ phần trăm của tế bào lympho 
và bạch cầu trung tính theo thời gian được trình 

 
Hình 3. Biến đổi của tỉ lệ phần trăm bạch cầu lympho và BCTT theo thời gian. 
Tương quan giữa thời gian tuần hoàn ngoài 
cơ thể với số lượng bạch cầu lympho sau mổ là ‐
0,35. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể > 60 phút 
làm tăng nguy cơ hạ lympho sau mổ với OR là 
6,7  (khoảng  tin  cậy  95%  từ  0,8226  đến  54,0298, 
p=0,0750).  Tuy  số  lượng  bạch  cầu  lympho  sau 
mổ có tương quan tốt hơn với thời gian hồi sức 
so  với  số  lượng  bạch  cầu  trung  tính  nhưng 
tương quan này cũng rất lỏng lẻo với r < 0,30. 


Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu

BÀN LUẬN 
Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  thu  nhận 
được 111 bệnh nhân không có biểu hiện nhiễm 
trùng  trước,    sau  mổ  và  không  có  dùng  kháng 
sinh điều trị. Nhóm này được dùng để khảo sát 
diễn tiến bình thường của bạch cầu lympho sau 
mổ tim hở. Nhóm bệnh tim chiếm ưu thế vẫn là 
thông  liên  thất  vì  đây  là  loại  tim  bẩm  sinh 
thường  gặp  nhất.  Ngoài  ra,  bệnh  van  tim  cũng 
chiếm  một  tỉ  lệ  quan  trọng,  đa  phần  là  do  di 

185


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

chứng hậu thấp.  
Bảng 1 cho thấy ngay sau khi bệnh nhân rời 
phòng  và  chuyển  đến  phòng  hồi  sức  thì  công 
thức bạch cầu đã có sự biến đổi rõ rệt với BCTT 
tăng cao và bạch cầu lympho giảm rõ rệt. Đây là 
hậu quả của đáp ứng viêm toàn thể xuất hiện do 
hậu  quả  của  tác  động  chấn  thương  do  phẫu 
thuật,  do  gây  mê,  đặc  biệt  là  do  tác  động  của 
tuần hoàn ngoài cơ thể(7). Trong nghiên cứu này, 

mặc  dù  không  có  điều  kiện  để  đánh  giá  hoạt 
tính  của  tế  bào  lympho,  nhưng  chúng  tôi  cũng 
đã ghi nhận rất rõ ràng hiện tượng giảm tế bào 
lympho ngoại biên. Cơ chế giảm tế bào lympho 
ngoại biên được cho là do hiện tượng chết tế bào 
theo chương trình(5,8). Giảm tế bào lympho có thể 
được  coi  là  một  biểu  hiện  của  suy  giảm  miễn 
dịch  ở  bệnh  nhân  mổ  tim  hở.  Điều  đáng  ghi 
nhận ở đây là số lượng tế bào lympho không trở 
về  giá  trị  trước  mổ  ngay  cả  khi  số  lượng  bạch 
cầu  cũng  như  BCTT  đã  trở  về  giá  trị  bình 
thường trước đó.  
Ngay sau mổ, đã có 12% bệnh nhân hạ bạch 
cầu  lympho  ngoại  biên  (số  lượng  lympho  < 
1000/mm3). Tỉ lệ hạ bạch cầu này tăng lên và giữ 
ở mức cao từ ngày 1 đến ngày 3 sau mổ sau đó 
giảm  dần.  Như  vậy  có  thể  xem  đây  là  khoảng 
thời gian bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng đặc biệt 
trong bối cảnh vết thương hở, cùng với sự hiện 
diện  của  ống  dẫn  lưu  vào  khoang  màng  tim, 
trung thất và phổi. Trong nghiên cứu này, chúng 
tôi cũng ghi nhận tỉ lệ hạ lympho máu cao hơn, 
kéo  dài  hơn  và  có  khuynh  hướng  dao  động  ở 
nhóm  bệnh  nhân  có  điều  trị  kháng  sinh.  Tuy 
nhiên, khi phân tích lại, không phải tất cả bệnh 
nhân  nhóm  được  điều  trị  kháng  sinh  này  đều 
chắc chắn có nhiễm trùng. Do vậy để có thể đưa 
ra  kết  luận  chắc  chắn  về  thay  đổi  của  lympho 
trong nhiễm trùng hậu phẫu mổ tim, chúng tôi 
cần phải thu  nhận  nhiều  bệnh  nhân  được  chẩn 

đoán xác định là có nhiễm trùng chứ không chỉ 
đơn  thuần  nhóm  bệnh  nhân  được  dùng  kháng 
sinh. 
Nghiên  cứu  này  ghi  nhận  thời  gian  tuần 
hoàn ngoài cơ thể trên 60 phút là một yếu tố làm 

186

tăng  nguy  cơ  hạ  lympho  máu  ngoại  biên  ngay 
sau  mổ  với  OR  =  6,67  tuy  nhiên  không  có  sự 
khác  biệt  rõ  rệt  kể  từ  ngày  1  sau  mổ  trở  đi. 
Ngoài  ra,  chúng  tôi  cũng  đã  cố  gắng  tìm  hiểu 
tương  quan  giữa  phẫu  thuật,  thời  gian  tuần 
hoàn  ngoài  cơ  thể  cũng  như  điều  trị  corticoid 
trong  lúc  chạy  tuần  hoàn  ngoài  cơ  thể.  Tuy 
nhiên mối tương quan này là khá lỏng lẻo. Điều 
này có thể được giải thích, ít nhất là một phần, là 
bản  thân  tuần  hoàn  ngoài  cơ  thể  cho  dù  chỉ  là 
trong  một  thời  gian  ngắn  cũng  đã  đủ  để  khởi 
phát  một  đáp  ứng  viêm  toàn  thể  rất  mạnh  mẽ. 
Nói  một  cách  khác,  cho  dù  bệnh  nhân  trải  qua 
một  phẫu  thuật  được  xem  là  đơn  giản  với  thời 
gian  tuần  hoàn  ngoài  cơ  thể  ngắn,  bệnh  nhân 
vẫn  có  nguy  cơ  suy  giảm  miễn  dịch  và  có  khả 
năng  bị  nhiễm  trùng  hậu  phẫu  nếu  nguyên  tắc 
vô trùng và vệ sinh không được tôn trọng đúng 
mức. 

KẾT LUẬN 
Sau  phẫu  thuật  tim  hở,  số  lượng  tế  bào 

lympho  trong  máu  ngoại  biên  giảm  sớm  và 
giảm mạnh. Số lượng tế bào lympho máu ngoại 
biên  trở  về  giá  trị  bình  thường  trước  mổ  chậm 
hơn so với số lượng bạch cầu và số lượng bạch 
cầu  trung  tính.  Hạ  lympho  máu  ngoại  biên  (số 
lượng  lympho  <  1000/mm3)  xuất  hiện  ngay  sau 
mổ. Tỉ lệ hạ lympho này tăng cao vào ngày thứ 
nhất sau mổ rồi duy trì ở mức cao sau đó giảm 
dần  vào  ngày  thứ  4  sau  mổ.  Nhóm  có  điều  trị 
kháng  sinh,  tỉ  lệ  hạ  lympho  máu  ngoại  biên  có 
khuynh  hướng  cao  hơn  và  kéo  dài  hơn  nhóm 
không  nhiễm  trùng.  Nghiên  cứu  này  bước  đầu 
cho thấy bệnh nhân được phẫu thuật tim hở, cho 
dù  là  phẫu  thuật  đơn  giản  với  thời  gian  tuần 
hoàn  ngoài  cơ  thể  ngắn,  tình  trạng  suy  giảm 
miễn  dịch  vẫn  có  thể  hiện  diện  cùng  với  nó  là 
nguy cơ nhiễm trùng luôn thường trực. Cần có 
thêm nghiên cứu ở bệnh nhân nhiễm trùng thực 
sự sau phẫu thuật tim cũng như do các bệnh lý 
nội  khoa,  ngoại  khoa  khác  để  có  thể  đánh  giá 
chắc  chắn  vai  trò  tiên  lượng  của  số  lượng 
lympho máu ngoại biên trong hồi sức. 

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.


2.

3.

4.

5.

Adamski IK, Arkwright PD, Will AM, et al (2002). Transiently 
lynphopenia in acutely unwell young infants. Arch Dis Child; 
86:200‐1. 
Felmet  KA,  Hall  MW,  Clark  RSB,  Jaffe  R  and  Carcillo  JA 
(2005).  Prolonged  lymphopenia,  lymphoid  depletion,  and 
hypoprolactemia  in  children  with  nosocomial  sepsis  and 
multiple organ failure. The Journal of Immunology; 174:3765‐
72. 
Hauser GJ, Chan MM, Casey WF, Midgley FM, Holbrook PR 
(1991).  Immune  dysfunction  in  children  after  corrective 
surgery for congenital heart disease. Crit Care Med;19:874‐81. 
Heffernan DS, Monaghan SF, Thakkar RK, Machan JT, Cioffi 
WG and Ayala A (2012). 1Failure to normalize lymphopenia 
following  trauma  is  associated  with  increased  mortality, 
independent  of  the  leukocytosis  pattern.  Critical  Care; 
16:R12doi:10.1186/cc11157. 
Hotchkiss  RS,  Coopersmith  CM,  and  Karl  IE  (2005). 
Prevention of Lymphocyte Apoptosis – A Potential Treatment 
 

Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu


Nghiên cứu Y học

of Sepsis? Clinical Infectious Diseases; 41:S465–9. 
Mehr  DR,  Binder  EF,  Kruse  RL,  et  al  (2001).  Predicting 
mortality  in  nursing  home  residents  with  lower  respiratory 
tract infection: the Missouri LRI study. JAMA;286:2427‐36. 
Pavlik P, Stouracova M, Kuklinek P, et al (2003). Perioperative 
immunological  parameters  in  patients  undergoing  cardiac 
surgery. Scipta Medica; 76: 369‐78. 
Shi  SS,  Shi  CC,  Zhao  ZY,  et  al  (2009).  Effect  of  open  heart 
surgery  with  cardiopulmonary  bypass  on  peripheral  blood 
lymphocyte apoptosis in children. Pediatr Cardiol; 30:153‐9. 
Wyllie DH, Bowler ICJW, Peto TEA (2004). Relation between 
lymphopenia  and  bacteremia  in  UK  adults  with  medical 
emergencies. Journal of Clinical Pathology; 57:950‐5. 

6.

7.

8.

9.

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 


01/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

26/11/2013 

Ngày bài báo được đăng :  

05/01/2014 

 

187



×