Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm bệnh nhân ung thư biểu mô vảy đầu - cổ tại Bệnh viện Trung Ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.21 KB, 7 trang )

KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ
VẢY ĐẦU - CỔ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Phạm Nguyên Tường1

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố và một số đặc điểm các ung thư biểu mô vảy đầu- cổ tại Bệnh viện
Trung ương Huế.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 599 bệnh nhân ung thư biểu mô vảy đầu- cổ vào
xạ trị tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung ương Huế trong 5 năm 2010-2014. Xử lý số liệu trên phần
mềm SPSS 16.0.
Kết quả: 77 trường hợp ung thư tái phát, chiếm tỷ lệ 12,9%. Ung thư vòm họng thường gặp nhất,
chiếm 37,2%. Ung thư khoang miệng và họng miệng chiếm 47,7%. Trong ung thư khoang miệng, thường
gặp nhất là ung thư lưỡi (12,6%), sàn miệng (10,9%), niêm mạc lợi hàm (5,4%), amygdales (4,0%) và đáy
lưỡi (3,4%). Tuổi trung bình: 56,53 (7- 95 tuổi). Bệnh nhân trẻ tuổi (≤ 40) chiếm 11,5%. Tỷ lệ Nam/Nữ:
3/1. 44,1% các trường hợp ở giai đoạn T3. Giai đoạn N2 thường gặp nhất, chiếm 37,4%. Bệnh chủ yếu ở
giai đoạn III (37,7%) và IV (40,6%). Ung thư biểu mô không biệt hóa loại vòm họng (UCNT) chỉ có 84/194
trường hợp ung thư vòm họng (43,3%). Có đến 101 trường hợp (19,5%) chỉ thông báo chẩn đoán ung thư
biểu mô vảy mà không có xác định độ biệt hóa tế bào.
Kết luận: Nghiên cứu cung cấp số liệu về sự phân bố vị trí và đặc điểm bệnh nhân ung thư biểu mô vảy
đầu - cổ được xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Từ khóa: ung thư biểu mô vảy, ung thư đầu- cổ

ABSTRACT
SQUAMOUS CELL CARCINOMA OF HEAD AND NECK:
DISTRIBUTION AND CHARACTERISTICS OF PATIENTS
Pham Nguyen Tuong1
Objective: To study the distribution and characteristics of patients with squamous cell carcinoma of
head and neck at Hue Central Hospital Vietnam.
Methods and Materials: Retrospective study of 599 patients with squamous cell carcinoma of head
and neck performed radiation therapy with or without operation and chemotherapy Radiation Oncology
Department, Oncology Center, Hue Central Hospital of Vietnam during 5 years (2010-2014). Data


processing with SPSS 16.0 for Windows.
Results: 77 cases of recurrence accounts for 12.9%. Nasopharyngeal carcinoma is most common with
37.2%. Carcinoma of oral cavity and oropharynx accounts for 47.7%. Among oral cavity, the site distribution
ucosa, amygdales and base of tongue is 12.6%, 10.9%, 5.4%, 4.0%,
1. Bệnh viện TW Huế

- Ngày nhận bài (Received): 27/7/2018; Ngày phản biện (Revised): 14/8/2018;
- Ngày đăng bài (Accepted): 27/8/2018
- Người phản hồi (Corresponding author): Phạm Nguyên Tường
- Email: , ĐT: 0913493432

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018

9


Khảo sát tỷ lệ và đặcBệnh
điểm viện
bệnhTrung
nhân ương
ung thư...
Huế
3.4%, respectively. Mean age is 56.53 (7- 95 years old). Patients under 40 years old accounts for 11.5%.
Male/Female ratio is 3/1. 44.1% of patients at T3 stage, 37.4% at N2, disease stage at III and IV is 37.7%
and 40.6%, respectively. Type III WHO histology (Undifferentiated carcinoma of nasopharynx type- UCNT)
accounts for 43.3%, lower than other studies in the same epidemic region. 19.5% of cases only got the
histological diagnosis of squamous cel carcinoma without cell differentiation.
Conclusion: The study contributed the data of the site distribution and characteristics of patients with
squamous cell carcinoma of head and neck performed radiation therapy at Hue Central Hospital, Vietnam.
Key words: squamous cell carcinoma, head and neck cancer.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo GLOBOCAN 2012, hàng năm có hơn
14,1 triệu ca mắc mới và 8,2 triệu ca tử vong ung
thư. Riêng với các ung thư của vùng đầu- cổ:
1.240.643 ca mắc mới và hơn 600.000 ca tử vong
[7]. Các ung thư biểu mô vùng đầu- cổ xuất phát từ
bề mặt niêm mạc trong khu vực đầu- cổ và thường
có nguồn gốc là tế bào vảy (gai). Các thể này bao
gồm khối u của xoang cạnh mũi, khoang miệng,
vòm họng, họng miệng, hạ họng và thanh quản.
Ung thư tuyến nước bọt, tuyến giáp, da hoặc các
lymphoma vùng Waldayer thì khác biệt về mặt
sinh bệnh học, mô bệnh học, biểu hiện lâm sàng,
và điều trị. Tỷ lệ mắc chuẩn gia tăng chủ yếu do
sự thay đổi về quy mô và cấu trúc tuổi của dân
số. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô vảy đầu- cổ
và tỷ lệ sống còn liên quan đến mức sống xã hội
[11]. Tại Việt Nam, những nghiên cứu dịch tễ học
ung thư thường tập trung ghi nhận tỷ lệ mắc các
loại ung thư riêng biệt; với các ung thư đầu- cổ
được chia làm 3 phần: vòm họng, khoang miệnghọng miệng và hạ họng- thanh quản. Theo đó tỷ
lệ mắc chuẩn theo tuổi (ASR) ung thư vòm họng,
khoang miệng và hạ họng- thanh quản năm 2010
lần lượt là 7,5/100.000 dân, 4,6/100.000 dân và
2,8/100.000 dân (ở nam) và 3,2/100.000 dân và
1,7/100.000 dân- không ghi nhận ung thư hạ họngthanh quản (ở nữ) [1]. Ghi nhận ung thư tại tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng cho biết các ung thư đầu- cổ
chiếm 9,09% các loại ung thư trong đó 9,82% ở
nam và 8,17% ở nữ [3]. Các ghi nhận ung thư ở

Việt Nam không phân chia các vị trí ung thư cụ thể
vùng khoang miệng và họng miệng.

10

Mục tiêu của đề tài nhằm góp phần cung cấp số
liệu về tỷ lệ và một số đặc điểm các ung thư đầu- cổ,
đặc biệt là các vị trí của ung thư khoang miệng và
họng miệng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Tất cả các ung thư biểu mô vảy đầu- cổ không di
căn xa (M0) có chỉ định xạ trị (đơn thuần hoặc phối
hợp) tại Trung tâm Ung Bướu, Bệnh viện Trung
ương Huế trong 5 năm: 2010- 2014.
2.2. Phương pháp
- Đây là nghiên cứu hồi cứu.
- Thu thập thông tin bao gồm: họ tên, tuổi, giới,
loại bệnh (vị trí) ung thư, ung thư tiên phát hay tái
phát, giai đoạn u (T), hạch (N), giai đoạn bệnh, độ
biệt hóa tế bào.
- Phân tích và xử lý số liệu trên phần mềm
SPSS 16.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ năm 2010- 2014, có 599 bệnh nhân ung thư
biểu mô vảy đầu- cổ được chỉ định xạ trị tại Trung
tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung ương Huế.
Đặc điểm ung thư
Bảng 1. Đặc điểm ung thư

Ung thư
n
%
Nguyên phát
522
87,1
Tái phát
77
12,9
Tổng
599
100,0
Có 77 trường hợp ung thư tái phát, chiếm tỷ lệ
12,9%.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018


Bệnh viện Trung ương Huế
Vị trí ung thư nguyên phát (n=522)
Bảng 2. Vị trí ung thư
Vị trí ung thư
n
Vòm họng
Khoang miệng/Họng miệng
Lưỡi di động
Đáy lưỡi
Môi
Khẩu cái
Sàn miệng

Niêm mạc lợi hàm
Amygdales
Niêm mạc góc hàm
Niêm mạc má
Thành bên họng

%

194

37,2

66
18
5
32
57
28
21
9
9
4

12,6
3,4
1,0
6,1
10,9
5,4
4,0

1,7
1,7
0,8

Thanh quản
Hạ họng

33
6,3
46
8,8
522
100,0
Tổng
Ung thư vòm họng thường gặp nhất, chiếm 37,2%.
Ung thư khoang miệng và họng miệng chiếm 47,7%.
Trong ung thư khoang miệng, thường gặp nhất là ung
thư lưỡi (12,6%), sàn miệng (10,9%), niêm mạc lợi
hàm (5,4%), amygdales (4,0%) và đáy lưỡi (3,4%).
Bảng 3: Đặc điểm bệnh nhân
n
%
Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi trung bình: 56,53 (7- 95)
≤ 40 tuổi
60
11,5
> 40 tuổi
462
88,5

Nam
Nữ

391
131

74,9
25,1

T1
T2
T3
T4

17
161
230
114

3,3
30,8
44,1
21,8

N0
N1
N2
N3

139

154
195
34

3,3
30,8
44,1
21,8

I
7
1,3
II
106
20,3
III
197
37,7
IV
212
40,6
Tỷ lệ Nam/Nữ: 3/1
44,1% các trường hợp ở giai đoạn T3.
Giai đoạn N2 thường gặp nhất, chiếm 37,4%.
Bệnh chủ yếu ở giai đoạn III (37,7%) và IV
(40,6%).

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018

Độ biệt hóa tế bào

Bảng 4. Mô bệnh học và độ biệt hóa tế bào
n
%
Độ biệt hóa
Biệt hóa tốt
Biệt hóa vừa
Biệt hóa kém
Không biệt hóa
Không sừng hóa
Sừng hóa
UCNT
Không ghi nhận
Tổng

120
91
100
8
12
5
84
101
522

23,0
14,7
19,2
1,5
2,3
1,0

16,1
19,5
100,0

Ung thư biểu mô không biệt hóa loại vòm họng
(UCNT) chỉ có 84/194 trường hợp ung thư vòm
họng (43,3%).
Có đến 101 trường hợp (19,5%) chỉ thông báo
chẩn đoán ung thư biểu mô vảy mà không có xác
định độ biệt hóa tế bào.
Ung thư vòm họng ở bệnh nhân ≤ 30 tuổi
Bảng 5. Đặc điểm bệnh nhân ung thư vòm ≤ 30 tuổi
n
%
Đặc điểm
Tỷ lệ
23/194
11,9
Giới
Nam
14
60,9
Nữ
9
39,1
T
T1
2
8,7
T2

9
39,1
T3
12
52,2
N
N0
5
21,7
N1
2
8,7
N2
10
43,4
N3
6
26,1
Giai đoạn
II
2
8,6
III
8
34,8
IVA
9
39,1
IVB
4

17,4
Mô bệnh học
UCNT
7
30,4
Ung thư biểu mô vảy
16
69,6
11,9% các bệnh nhân ung thư vòm họng dưới
≤ 30 tuổi.
91,4% các bệnh nhân ở giai đoạn III và IV.
Không có giai đoạn I.

11


Khảo sát tỷ lệ và đặcBệnh
điểm viện
bệnhTrung
nhân ương
ung thư...
Huế
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm ung thư
Trong nghiên cứu này, có 77 bệnh nhân được
chẩn đoán tái phát, chiếm 12,9%. Tái phát là một
trong những đặc điểm quan trọng và cơ bản của
bệnh ung thư. Tỷ lệ tái phát tùy thuộc vào giai đoạn
bệnh, mức độ xâm lấn của khối u, mức độ di căn
hạch cổ, tuổi và thể trạng bệnh nhân. Với các ung

thư biểu mô vảy đầu- cổ tái phát, điều trị lại chủ yếu
là xạ trị. Vai trò của phẫu thuật khá hạn chế, nhiều
biến chứng. Có thể chỉ định phẫu thuật cho các
trường hợp ung thư đầu- cổ tái phát tại hạch. Trong
phần lớn các trường hợp, đòi hỏi vét hạch vùng triệt
để; mặc dù có có khăn nhất định về mặt kỹ thuật
khi một hay nhiều hạch tái phát dính chặt vào nhau
và vào tổ chức xung quanh (thần kinh, mạch máu)
rất khó bóc tách. Hóa trị được chỉ định cho ung thư
đầu- cổ tái phát (có hoặc không có kèm di căn xa).
Các tác nhân đơn hóa trị như Cisplatin, Doxorubcin,
nhóm Taxane được xem là có tác dụng trên bệnh
này. Phần lớn các phác đồ phối hợp có hiệu quả trên
ung thư biểu mô vảy đều dựa trên nền Cisplatin.
Những phác đồ phối hợp khác như xạ- phẫu định vị,
xạ hóa đồng thời… có thể giúp tăng kiểm soát bệnh,
cải thiện sống thêm [4].
4.2. Vị trí ung thư
Bảng 2 cho thấy ung thư vòm họng thường gặp
nhất, chiếm 37,2%. Ung thư khoang miệng (oral
cavity) và họng miệng (oropharynx) chiếm 47,7%,
trong đó thường gặp nhất là ung thư lưỡi (12,6%),
sàn miệng (10,9%), niêm mạc lợi hàm (5,4%),
amygdales (4,0%) và đáy lưỡi (3,4%).
Nghiên cứu của Pierre Graff và cs. trên 134 bệnh
nhân cho thấy, tỷ lệ các phân vùng như sau: khoang
miệng 11.2%, vòm họng- họng miệng 73,1% và hạ
họng- thanh quản 15,7% [8].
Theo Nguyễn Bá Đức và cs., tỷ lệ mắc chuẩn theo
tuổi (ASR) của ung thư vòm họng tại Việt Nam luôn

cao nhất trong các ung thư đầu- cổ: 7,5/100.000 dân
đối với nam và 3,2/100.000 dân đối với nữ [1]. Dựa
trên tần suất của ung thư vòm họng, người ta phân

12

chia các vùng địa lý trên thế giới thành những vùng
có tần suất cao, trung bình và thấp. Những vùng có
tần suất ung thư vòm họng cao tập trung ở miền
Nam Trung Quốc và Hong Kong. Trong đó Quảng
Đông là vùng có tần suất ung thư vòm họng cao
nhất thế giới, thay đổi từ 20-50/100.000 ở nam giới.
Vì vậy ung thư vòm họng còn có tên gọi là “ung
thư Quảng Đông”. Theo số liệu của Cơ quan nghiên
cứu ung thư quốc tế, hàng năm trên toàn thế giới có
khoảng 80.000 ca ung thư vòm họng mới và 50.000
ca tử vong, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm đến 40%
trong các tổng số này. Những vùng có tần suất ung
thư vòm họng ở mức trung bình bao gồm các nước
Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore,
Philipines, Việt Nam…, giống dân Eskimos ở vùng
Bắc Cực, một số nước Bắc Phi và Trung Đông [5].
Khoang miệng bao gồm phần 2/3 trước lưỡi (lưỡi
di động), sàn miệng, niêm mạc má, khẩu cái cứng
và niêm mạc lợi hàm, môi. Ung thư khoang miệng
chiếm khoảng 30% các ung thư vùng đầu- cổ [5].
Tổng hợp tỷ lệ các vị trí ung thư này theo bảng 2
cho thấy ung thư khoang miệng chiếm 33,3% các
ung thư đầu- cổ, phù hợp với y văn. Hai vị trí ung
thư khoang miệng thường gặp nhất là ung thư

lưỡi (12,6%) và ung thư sàn miệng (10,9%). Theo
Vincent T. Devita và cs., tỷ lệ mắc bệnh ung thư
sàn miệng là 0,6/100.000 dân, và ước tính có 6200
trường hợp ung thư lưỡi được chẩn đoán mới mỗi
năm tại Hoa Kỳ. Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 60,
tỷ lệ nam: nữ là 3:1 [11].
Họng miệng bao gồm amydales (hố amydales và
các trụ amydales), đáy lưỡi, mặt dưới của khẩu cái
mềm và lưỡi gà, thành sau họng. Ung thư họng miệng
ước tính xảy ra ở khoảng 4000 bệnh nhân mỗi năm
tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ mắc ung thư họng miệng chiếm
khoảng 1,5-3% trong tất cả các loại ung thư nói chung
và chiếm khoảng 18-20% trong các ung thư đầu- cổ.
Trong nghiên cứu này, các ung thư họng miệng (đáy
lưỡi. amgdales, thành bên họng) chiếm 8,2% các ung
thư đầu- cổ; nếu tính thêm cả khẩu cái cứng và khẩu
cái mềm (6,1%) thì tỷ lệ là 14,3%. Ba vị trí ung thư

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018


Bệnh viện Trung ương Huế
họng miệng thường gặp nhất là niêm mạc khẩu cái
(6,1%), amygdales (4,0%) và đáy lưỡi (3,4%).
Ung thư hạ họng gặp nhiều hơn ung thư thanh
quản, tỷ lệ lần lượt là 8,8% và 6,3%. Tỷ lệ này trái
ngược với nhiều nghiên cứu, có thể do những khác
biệt về chọn mẫu. Theo nhiều nghiên cứu, ung thư
thanh quản chiếm phổ biến ở các nước Âu Mỹ,
chiếm 2% tổng số ung thư, tỉ lệ mắc mới từ 2,5

-17,2/100.0000 dân/ năm, hay gặp ở nam giới, tuổi
trung bình 50 -70; trong khi đó ung thư hạ họng hiếm
gặp hơn, chiếm 10% ung thư biểu mô vảy vùng đầucổ, nam/nữ khoảng 3/1, tuổi trung bình 60. Tại Việt
Nam, tỷ lệ mắc ung thư thanh quản 2,3/100.000 dân
ở nam và 0,4/100.000 dân ở nữ, ung thư hạ họng
2,8/100.000 dân ở nam và 0,3/100.000 dân ở nữ [2].
4.3. Tuổi và giới
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình là 56,53
(7- 95 tuổi).
Nghiên cứu của Phạm Hữu Nhân về ung thư
hạ họng cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 55
± 11,39 tuổi, trong đó nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất
là nhóm 40-60 tuổi, với tỷ lệ là 68,8 %. [2]. Nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho biết độ
tuổi thường gặp nhất của ung thư đầu- cổ là 5070 tuổi, tuổi trung bình 60. Nghiên cứu của Pierre
Graff và cs. trên 134 bệnh nhân gồm 67 bệnh nhân
là kỹ thuật 3D-CRT và 67 bệnh nhân làm kỹ thuật
IMRT, tuổi trung bình ở 2 nhóm là 57,7 ± 10,7 và
54,5 ± 11,9 [8].
Ung thư vòm mũi họng có thể gặp ở mọi lứa
tuổi, tuy vậy thường gặp nhất vẫn là từ 40-60 tuổi.
Tỉ lệ ung thư vòm mũi họng tăng lên rõ rệt sau 30
tuổi, đạt đỉnh 40-59 tuổi và giảm dần sau đó [5,6].
Trong khảo sát ngày, người cao tuổi nhất 95 tuổi
là bệnh nhân nam, ung thư sàn miệng T2N0M0.
Người nhỏ tuổi nhất 7 tuổi là bệnh nhân nữ, ung thư
vòm họng T3N2M0.
Điều đáng lưu ý trong khảo sát này là, tỷ lệ bệnh
nhân ≤ 40 tuổi tương đối cao 11,5%. Tương tự như
vậy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng ≤ 30 tuổi là

11,9%. Các nghiên cứu của Ngô Thanh Tùng và Từ

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018

Thị Thanh Hương (được trích dẫn trong nghiên cứu
của Phạm Hữu Nhân) về ung thư hạ họng– thanh
quản tại Bệnh viện K Hà Nội từ 2005-2008 cho biết
không có bệnh nhân nào dưới 30 tuổi [2]. Nghiên
cứu của Thomas R. K. và cs. trên 60 bệnh nhân ung
thư đầu- cổ, tỷ lệ bệnh nhân < 39 tuổi là 5% [10].
Về giới, tỷ lệ nam/ nữ là 3/1, phù hợp với các
nghiên cứu khác. Với một số vị trí ung thư riêng biệt,
tỷ lệ này có thể thay đổi. Ví dụ, ung thư khẩu cái,
nam/nữ là 8/1. Hoặc trong ung thư thanh quản- hạ
họng, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới, vào những
năm 50 của thế kỷ XX có thể gấp 15- 25 lần. Tuy
nhiên tỷ lệ này đang giảm dần, đến nay chỉ còn gấp 5
đến 10 lần, lý do có thể được giải thích là ngày càng
gia tăng tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá và uống rượu [11].
4.4. Giai đoạn ung thư
4.4.1. Khối u
Phần lớn khối u ở giai đoạn xâm lấn, 65,9% ở
giai đoạn T3 và T4, trong đó T3 là 44,1%. Nhiều
nghiên cứu về ung thư đầu- cổ trên thế giới với
những cỡ mẫu khác nhau, tỷ lệ bệnh nhân ở giai
đoạn T3 và T4 thay đổi từ 50- 90%, thậm chí trong
nghiên cứu của René- Jean Bensadoun và cs. về
ung thư họng miệng và hạ họng trên 163 bệnh nhân
không có bệnh nhân nào ở T1 và T2 [9].
Nghiên cứu của Đặng Huy Quốc Thịnh trên 235

bệnh nhân ung thư vòm, cho thấy T3 và T4 chiếm
61,7% bao gồm 41,3% ở giai đoạn T3 [6]. Nghiên
cứu của Phạm Hữu Nhân về ung thư hạ họng cho
thấy, giai đoạn T3-T4 là 82,3% (T3 79,4%), của
Từ Thị Thanh Hương 78,4% (T3 là 54,9), của Ngô
Thanh Tùng (81,6%), của Valentina Krstevska
(61%), của Shyh Kuan Tai (78,6%), của Susan G.
Urba (58%) [2].
4.4.2. Hạch cổ
Trong nghiên cứu này, giai đoạn N2 thường gặp
nhất, chiếm 37,4%. Tỷ lệ giai đoạn hạch khác nhau
tùy theo các nghiên cứu. Nghiên cứu của RenéJean Bensadoun và cs. cho thấy 57,7% ở giai đoạn
N2 [9]. Trong nghiên cứu của Đặng Huy Quốc
Thịnh, giai đoạn N2 thường gặp nhất, 57,4%, giai

13


Khảo sát tỷ lệ và đặcBệnh
điểm viện
bệnhTrung
nhân ương
ung thư...
Huế
đoạn N3 là 36,2% [6]. Nghiên cứu của Phạm Hữu
Nhân về ung thư hạ họng, giai đoạn N1 và N2
chiếm tỷ lệ 83,5% trong đó 41,6% N1; có 14,7%
N0. Nghiên cứu của Từ Thị Thanh Hương và cs.
(2005), trên 51 bệnh nhân nghiên cứu có 82,4% có
hạch cổ, trong đó 60,8% ở giai đoạn N2 và N3, Ngô

Thanh Tùng (2008), tỷ lệ di căn hạch cổ cao chiếm
71,7%, cũng tương tự như nghiên cứu của Wael H.E
có 75%. Điều này cho thấy tổ chức hạch cổ thường
di căn sớm. Tuy nhiên, vẫn còn một số lớn bệnh
nhân đến khám ở giai đoạn hạch đã ở giai đoạn N2
và N3, điều này giải thích là do mức độ nhận thức
về bệnh của người dân còn thấp. Mặt khác, do điều
kiện tuyến y tế cơ sở thiếu trang thiết bị chẩn đoán,
thiếu chuyên khoa là cơ sở làm cho bệnh nhân đến
khám muộn [2].
4.4.3. Giai đoạn bệnh
Bệnh chủ yếu ở giai đoạn III (37,7%) và IV
(40,6%). Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu về
ung thư đầu- cổ trong nước và nước ngoài, giai đoạn
bệnh III, IV luôn > 70%, thậm chí có nghiên cứu là
100% [2, 6, 8,11].
Nghiên cứu về ung thư hạ họng của Phạm Hữu
Nhân cho thấy, 91,2% các bệnh nhân ở gai đoạn
III, IV trong đó giai đoạn III là 58,8%. Không gặp
trường hợp nào ở giai đoạn I. Cũng trích dẫn trong
nghiên cứu này, hai nghiên cứu trong nước của
Từ Thị Thanh Hương và Ngô Thanh Tùng và các
nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy 100% bệnh nhân
ở giai đoạn III, IV [2].
Nghiên cứu của Đặng Huy Quốc Thịnh về ung
thư vòm họng cho thấy tỷ lệ giai đoạn III và IV là
78,5% (nhóm hóa- xạ đồng thời) và 80,7% (nhóm
xạ trị đơn thuần) [6].
Cũng trong nghiên cứu này, khảo sát về ung thư


vòm họng ở bệnh nhân trẻ ≤ 30 tuổi, cho thấy chủ
yếu bệnh nhân ở giai đoạn II, IV, chiếm 91,3%.
4.4.5. Mô bệnh học và độ biệt hóa tế bào
Trong nghiên cứu này, có đến 101 bệnh nhân
(chiếm 19,5%) chỉ ghi nhận mô bệnh học là ung thư
biểu mô vảy. Có 84 bệnh nhân là ung thư biểu mô
không biệt hóa loại vòm họng (UCNT- típ III theo
phân loại mô bệnh học của WHO), chiếm tỷ lệ 43,3%
các bệnh nhân ung thư vòm họng. Riêng với các ung
thư vòm họng ở bệnh nhân trẻ ≤ 30 tuổi, tỷ lệ mô
bệnh học UCNT chỉ 30,4%. Tỷ lệ này là thấp so với
nhiều nghiên cứu về ung thư vòm họng ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Đặng Huy Quốc Thịnh, loại UCNT
chiếm đa số, 52,9% ở nhóm hóa-xạ trị đồng thời và
49,1% ở nhóm xạ trị đơn thuần. Các tỷ lệ này phù
hợp với nghiên cứu dịch tễ học của nhiều tác giả nước
ngoài, rằng ở các nước trong vùng dịch tễ thì có từ
1/2 - 2/3 ung thư vòm họng thuộc típ III. Ngược lại, ở
các nước Âu- Mỹ loại ung thư biểu mô vảy sừng hóa
(típ I) chiếm đa số, trong khi đó típ III chiếm không
quá 5%. Sự khác biệt về xuất độ của típ mô học ung
thư vòm họng ở vùng dịch tễ và ngoài vùng dịch tễ
lý giải phần nào về sự khác biệt kết quả điều trị ung
thư vòm họng giữa các tác giả Âu Mỹ và châu Á [6].
Ghi nhận về độ biệt hóa tế bào của các ung thư
biểu mô vảy đầu- cổ cho thấy, độ biệt hóa tốt, vừa và
kém phân bố tương đối đồng đều, lần lượt là 23%,
14,7% và 19,2%.
V. KẾT LUẬN
Tiên lượng các ung thư đầu- cổ tùy thuộc chủ

yếu vào giai đoạn bệnh và vị trí khối u. Nghiên cứu
hồi cứu này khảo sát tỷ lệ và một số đặc điểm các
ung thư đầu- cổ tại Bệnh viện Trung ương Huế, góp
phần đánh giá tiên lượng bệnh nhân sau điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và cs.
(2010), “Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam
năm 2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai
đoạn 2004- 2008”, Tạp chí Ung thư học Việt

14

Nam, số 1, tr. 73- 80.
2. Phạm Hữu Nhân (2013), “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung
thư hạ họng bằng hoá - xạ trị đồng thời tại Bệnh

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018


Bệnh viện Trung ương Huế

3.

4.

5.

6.


7.

8.

viện Trung ương Huế”, Luận văn Chuyên khoa
cấp II, Đại học Y Dược Huế.
Nguyễn Đình Tùng và cs. (2010), “Ghi nhận
ung thư Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2009”,
Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 1, tr. 91- 97.
Phạm Nguyên Tường (2009), “Nghiên cứu kết
quả điều trị ung thư vòm tái phát bằng hoá xạ
trị đồng thời tại Bệnh viện Trung ương Huế”,
Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
Phạm Nguyên Tường (2014), “Một số vấn đề
cơ bản trong thực hành xạ trị bệnh ung thư”,
Nhà xuất bản Đại học Huế.
Đặng Huy Quốc Thịnh (2012), “Hóa xạ trị
đồng thời carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa
tại chỗ- tại vùng”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Jacques Ferlay, Isabelle Soerjomataram, Rajesh
Dikshit, et al (2014), “Cancer incidence and
mortality worldwide: Sources, methods and
major patterns in GLOBOCAN 2012”, International Journal of Cancer, pp. 359- 386.
Pierre Graff et al (2007), “Impact of Intensity-

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018

Modulated Radiotherapy on health- related

quality of lihe for head and neck cancer patients: matched-pair comparison with conventional radiatherapy”, Int. J. Radiation Oncology Biol. Phys., Vol. 67, No. 5, pp. 1309–1317.
9. René- Jean Bensadoun et al. (2006), “French
multicenter phase III randomized study testing concurrent twice-a-day radiotherapy
and cosplatin/5-Fluorouracil chemotherapy
(BiRCF) in unresectable pharyngeal carcinoma:
results at 2 years”, Int. J. Radiation Oncology
Biol. Phys., Vol. 64, No. 4, pp. 983–994.
10. Thomas R. K., Parvesh K., William F. R, et al
(1997), “Efficacy of targeted supradose cisplatin and concomitant radiation therapy for
advanced head and neck cancer: the Memphis
experience”, Int. J. Radiation Oncology Biol.
Phys.. Vol. 38. No. 2, pp. 263-271.
11. Vincent T. Devita, Samuel Hellman, Steven
A. Rosenberg (2008), “Cancer: Principles and
Practice of Oncology”, 6th edition, Lippincott
Williams & Wilkins Publishers.

15



×