Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy với các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.3 KB, 7 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ SEROTONIN
HUYẾT TƯƠNG VÀ DỊCH NÃO TỦY VỚI CÁC TRIỆU CHỨNG
LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM MỨC ĐỘ NẶNG
Đỗ Xuân Tĩnh1; Cao Tiến Đức1; Nguyễn Lĩnh Toàn2
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy với
các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy, một số triệu chứng
lâm sàng của 72 bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện
Quân y 103 từ tháng 6 - 2016 đến 6 - 2018. Kết quả: có mối tương quan giữa giảm serotonin
huyết tương (R = 0,452; p < 0,001) và dịch não tủy (R = 0,534; p < 0,001) với đặc điểm lâm
sàng (tuổi, giới, vào viện ≥ 2 lần và thời gian mắc bệnh ≥ 2 năm), các triệu chứng lâm sàng
(hoang tưởng tự buộc tội, cảm xúc không ổn định, ý nghĩ tự ti và hèn kém, ý tưởng bất hạnh,
hành vi tự sát; R = 0,48; p < 0,001) ở bệnh nhân trầm cảm nặng; đặc biệt ở bệnh nhân ≥ 45 tuổi
và nam giới, có ý tưởng bất hạnh và cảm xúc không ổn đinh. Tỷ lệ giảm nồng độ serotonin dịch
não tủy ≤ 1,6 ng/ml ở bệnh nhân trầm cảm nặng có hành vi tự sát (85,7%) cao hơn so với
nhóm không có hành vi tự sát (27,6%), p < 0,01. Kết luận: nồng độ serotonin huyết tương và
dịch não tủy có liên quan với các đặc điểm, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trầm cảm nặng,
đặc biệt ở nam giới, cảm xúc không ổn định, ý tưởng bất hạnh và hành vi tự sát.
* Từ khóa: Trầm cảm mức độ nặng; Triệu chứng lâm sàng; Nồng độ serotonin; Mối liên quan.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Serotonin là một chất dẫn truyền thần
kinh có vai trò quan trọng trong bệnh trầm
cảm, vừa là nguyên nhân đồng thời cũng
là hậu quả của bệnh trầm cảm. Thiếu hụt
serotonin ở khe sinap được coi là nguyên
nhân chính gây ra trầm cảm [1, 3, 4].
Nhiều tác giả nghiên cứu về biến đổi


nồng độ serotonin liên quan đến bệnh
nhân (BN) trầm cảm đã phân tích, nhận
xét và khẳng định nồng độ serotonin sụt
giảm trong cơ thể BN trầm cảm. Sadock
B.J (2015) cho rằng nồng độ serotonin ở
khe sinap càng thấp tình trạng trầm cảm

càng nặng [4]. Nhiều công trình nghiên
cứu đã chứng minh giảm nồng độ serotonin
trong đại não của BN trầm cảm rất rõ
ràng, thậm chí giảm rất thấp, chỉ bằng
khoảng 30% so với người bình thường và
tương ứng với mức độ nặng hay nhẹ của
BN trầm cảm [5, 6]. Ở Việt Nam, đã có
một số nghiên cứu về nồng độ serotonin
huyết tương trong bệnh trầm cảm nhưng
chưa có nghiên cứu nào về sự thay đổi
serotonin trong dịch não tủy. Chúng tôi
thực hiện đề tài với mục tiêu: Nghiên cứu
mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết
tương và dịch não tủy với các triệu chứng
lâm sàng ở BN trầm cảm mức độ nặng.

1. Bệnh viện Quân y 103
2. Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Xuân Tĩnh ()
Ngày nhận bài: 18/10/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/11/2019
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2019

105



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu 72 BN được chẩn đoán
trầm cảm mức độ nặng, điều trị nội trú tại
Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 từ
tháng 06 - 2016 đến 06 - 2018.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: theo tiêu chuẩn
của Bảng Phân loại Bệnh Quốc tế lần thứ
10 (ICD-10) về các rối loạn tâm thần và
hành vi của WHO (1992), mục F32.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN mắc các
bệnh cơ thể nói chung có liên quan tới
nguy cơ làm giảm nồng độ serotonin
huyết tương như bệnh lý về tiêu hóa, thần
kinh ngoại vi, bệnh hệ thống nội tiết, bệnh
tim mạch…
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang,
phân tích từng trường hợp theo mẫu
bệnh án nghiên cứu riêng. Tất cả BN đều
được khám lâm sàng và lấy máu xét
nghiệm định lượng nồng độ serotonin
huyết tương, 36 BN được chọc sống thắt
lưng lấy dịch não tủy.
Thời điểm lấy mẫu định lượng serotonin:
BN ở giai đoạn cấp tính, sau nhập viện từ

ngày thứ 1 - 7. Thời gian lấy mẫu máu từ
6 - 7 giờ hàng ngày; chọc sống thắt lưng
lấy mẫu dịch não tủy từ 8 - 9 giờ hàng
ngày. Ly tâm tách huyết tương, bảo quản
ngay ở -80oC đến khi làm xét nghiệm.
Xét nghiệm định lượng serotonin bằng
phương pháp ELISA, tiến hành tại Bộ môn
Sinh lý bệnh, Học viện Quân y; đơn vị ng/ml.
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm
cảm nặng theo ICD-10F (1992), mục F32
[3] được mô tả với các triệu chứng:
106

- Triệu chứng chính:
+ Khí sắc giảm.
+ Mất quan tâm, thích thú.
+ Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi.
- Triệu chứng hay gặp:
+ Giảm sút tập trung chú ý; giảm sút
tính tự trọng và lòng tự tin; có ý tưởng bị
tội, không xứng đáng; nhìn vào tương lai
ảm đạm, bi quan.
+ Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc
tự sát; rối loạn giấc ngủ; ăn ít ngon miệng.
Các tình trạng bệnh lý này thường kéo
dài ít nhất 2 tuần. Khi trầm cảm nặng,
thường có triệu chứng cơ thể chung:
sút cân, giảm dục năng, sững sờ, táo bón,
ỉa chảy, rối loạn tim mạch.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS

20. Đánh giá mối tương quan giữa thay
đổi nồng độ serotonin huyết tương và
serotonin dịch não tủy với nhóm chứng và
một số biểu hiện lâm sàng bằng tỷ suất
chênh OR (Odds ratio) với khoảng tin cậy
95% (95%CI).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Liên quan giữa nồng độ serotonin
huyết tương và dịch não tủy với một
số đặc điểm của BN trầm cảm nặng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn
mặt cắt nồng độ serotonin huyết tương
≤ 80 ng/ml và serotonin dịch não tủy
≤ 1,6 ng/ml để tìm hiểu tương quan và
mối liên quan giữa serotonin với các đặc
điểm lâm sàng ở BN trầm cảm nặng dựa
theo các nghiên cứu trước đây trên thế
giới ở BN trầm cảm, người khỏe mạnh
không trầm cảm cũng như các nghiên
cứu về cơ chế bệnh sinh [5, 9, 10].


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
Bảng 1: Liên quan giữa giảm nồng độ serotonin huyết tương (≤ 80 ng/ml) với một
số đặc điểm ở BN trầm cảm nặng.
2

Dự đoán đúng giảm serotonin huyết tương


Hệ số tương quan R

p

0,204 (R = 0,452)

< 0,001

65,3%
Yếu tố

OR

Khoảng tin cậy (95%CI)

p

Tuổi ≥ 45

3,22

0,924 - 11,25

> 0,05

Giới nam

3,84

1,20 - 12,31


< 0,05

Vào viện ≥ 2 lần

3,18

0,87 - 11,56

> 0,05

Thời gian mắc bệnh ≥ 2 năm

1,38

0,45 - 4,24

> 0,05

Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa giảm serotonin huyết tương (≤ 80 ng/ml)
với các đặc điểm lâm sàng ở BN trầm cảm nặng, đó là tuổi, giới, viện ≥ 2 lần và thời
gian mắc bệnh ≥ 2 năm với hệ số tương quan R = 0,452 (p < 0,001); trong đó giới nam
có mối liên quan chặt chẽ đến giảm nồng độ serotonin huyết tương.
Bảng 2: Liên quan giữa giảm nồng độ serotonin dịch não tủy (≤ 1,6 ng/ml) với một
số đặc điểm lâm sàng ở BN trầm cảm nặng.
2

Dự đoán đúng giảm serotonin dịch não tủy

Hệ số tương quan R


p

0,285 (R = 0,534)

< 0,001

77,8%
Yếu tố

OR

Khoảng tin cậy (95%CI)

p

Tuổi ≥ 45

0,029

0,001 - 0,740

< 0,05

Giới nam

0,075

0,007 - 0,808


< 0,05

Vào viện ≥ 2 lần

0,97

0,135 - 7,044

> 0,05

Thời gian mắc bệnh ≥ 2 năm

2,92

0,363 - 23,577

> 0,05

Kết quả cho thấy có mối tương quan chặt giữa giảm serotonin dịch não tủy (≤ 1,6 ng/ml)
các đặc điểm kết hợp của BN trầm cảm nặng như tuổi, giới, vào viện ≥ 2 lần và thời gian
mắc bệnh ≥ 2 năm với hệ số tương quan R = 0,534 (p < 0,001); trong đó BN ≥ 45 tuổi
và nam giới có mối liên quan chặt với giảm nồng độ serotonin dịch não tủy.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các yếu tố như tuổi, giới, số lần vào viện ≥ 2, thời gian
mắc bệnh ≥ 2 năm là những đặc điểm lâm sàng của BN trầm cảm nặng. Kaplan H.I
(1994) cho rằng trầm cảm gặp ở nữ nhiều hơn nam 2 - 3 lần, tỷ lệ rối loạn trầm cảm
tăng theo nhóm tuổi, tỷ lệ này cao nhất ở nhóm tuổi 45 - 65 [2]. Bùi Quang Huy (2016)
lại chọn mốc bị bệnh > 2 năm để quyết định có cần điều trị củng cố suốt đời cho BN
107



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
hay không [1]. Kết quả của chúng tôi cho thấy nồng độ serotonin huyết tương và
dịch não tủy có vai trò quan trọng đối với đặc điểm lâm sàng của BN trầm cảm nặng,
phù hợp với yếu tố tiên lượng của nhiều tác giả như Gelder M (2010), Sadock B.J (2015):
có nhiều triệu chứng lâm sàng cùng xuất hiện trong bệnh trầm cảm [3, 4]. Có thể thấy,
BN trầm cảm nặng ở độ tuổi > 45 hoặc nam giới có nồng độ serotonin dịch não tủy giảm.
2. Mối liên quan giữa nồng độ serotonin huyết tương và dịch não tủy với các
triệu chứng lâm sàng ở BN trầm cảm nặng.
Bảng 3: Liên quan giữa giảm nồng độ serotonin huyết tương (≤ 80 ng/ml) với các
triệu chứng lâm sàng ở BN trầm cảm nặng.
2

Dự đoán đúng giảm serotonin huyết tương
68,1%
Yếu tố

p

0,227 (R = 0,48)

< 0,001

OR

Khoảng tin cậy (95%CI)

p

Hoang tưởng tự buộc tội


0,31

0,09 - 1,09

> 0,05

Cảm xúc không ổn định

0,24

0,06 - 0,92

< 0,05

Ý nghĩ tự ti, hèn kém

2,54

0,22 - 29,68

> 0,05

Ý tưởng bất hạnh

0,27

0,08 - 0,89

< 0,05


Hành vi tự sát

0,75

0,21 - 2,60

> 0,05

Kết quả cho thấy có mối tương quan
giữa giảm serotonin huyết tương (≤ 80 ng/ml)
với các triệu chứng lâm sàng: hoang tưởng
tự buộc tội, cảm xúc không ổn định, ý nghĩ
tự ti và hèn kém, ý tưởng bất hạnh, hành
vi tự sát với hệ số tương quan R = 0,48
(p < 0,05); trong đó nhóm có ý tưởng bất
hạnh và cảm xúc không ổn đinh có tương
quan chặt chẽ với giảm nồng độ serotonin
huyết tương, có nghĩa các triệu chứng
lâm sàng có giá trị khác nhau trong chẩn
đoán, đánh giá mức độ nặng của trầm cảm.
Kết quả này phù hợp với tiêu chuẩn
chẩn đoán của cả 2 hệ thống phân loại
bệnh ICD-10 và DSM-5 là phải có các
triệu chứng chính và một số hoặc tất cả
108

Hệ số tương quan R

triệu chứng phổ biến khi chẩn đoán trầm
cảm mức độ nặng. Nghiên cứu gần đây

của Wayne C.D và CS (2007) sử dụng
PET và [carbonyl - 11 C] WAY-100635
(phương pháp phóng xạ PET chọn lọc 5HT1A R tìm liên kết 5-HT1A R trước và sau
synap) để tìm hiểu thụ cảm thể 5-HT1A R
(serotonin 1A receptor) ở 16 đối tượng bị
trầm cảm nặng và 8 đối chứng khỏe mạnh,
kết quả cho thấy 5-HT 1A R đã giảm 26%
ở thể trai (mesiotemporal cortex-MTC)
(p < 0,005) và 43% ở nhân xám ở BN
trầm cảm nặng so với nhóm chứng
(p < 0,001) và có mối liên quan chặt chẽ
giảm 5-HT1A R ở BN trầm cảm có hành vi
tự sát [8].


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
Bảng 4: Liên quan giữa giảm nồng độ serotonin dịch não tủy (≤ 1,6 ng/ml) với một
số triệu chứng lâm sàng ở BN trầm cảm nặng.
2

Dự đoán đúng giảm serotonin dịch não tủy

Hệ số tương quan R

p

0,304 (R = 0,551)

< 0,001


75,0%
Yếu tố

OR

Khoảng tin cậy (95%, CI)

p

Hoang tưởng tự buộc tội

0,79

1,03 - 6,17

> 0,05

Cảm xúc không ổn định

1,65

0,28 - 9,6

> 0,05

Ý nghĩ tự ti, hèn kém

0,71

0,05 - 10,24


> 0,05

Ý tưởng bất hạnh

1,88

0,34 - 10,379

> 0,05

Hành vi tự sát

14,81

1,31 - 168,13

< 0,05

Có mối tương quan chặt giữa giảm serotonin dịch não tủy (≤ 1,6 ng/ml) với các triệu
chứng lâm sàng ở BN trầm cảm nặng: hoang tưởng tự buộc tội, cảm xúc không ổn
định, ý nghĩ tự ti và hèn kém, ý tưởng bất hạnh, hành vi tự sát. Trong đó, triệu chứng
có hành vi tự sát liên quan chặt với giảm nồng độ serotonin dịch não tủy.
Bảng 5: Tỷ lệ thay đổi nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy với triệu chứng
loạn thần ở nhóm BN trầm cảm nặng.
Nhóm
Chỉ tiêu

BN có loạn thần


BN không loạn thần

n

%

n

%

Serotonin huyết
tương ≤ 80 ng/ml

Giảm

13

41,9

29

70,7

Không giảm

18

58,1

12


29,3

Serotonin dịch não tủy
≤ 1,6 ng/ml

Giảm

6

40,0

8

38,1

Không giảm

9

60,0

13

61,9

Tỷ lệ giảm nồng độ serotonin huyết
tương ≤ 80 ng/ml ở nhóm không loạn thần
cao hơn so với nhóm loạn thần, khác biệt
có ý nghĩa thống kê với OR = 0,30 (95%CI:

0,11 - 0,80); p < 0,05. Trong khi đó, ở nhóm
BN có loạn thần, tỷ lệ giảm serotonin dịch
não tủy cao hơn so với nhóm không có
loạn thần, nhưng khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
Kết quả của chúng tôi cho thấy, triệu
chứng loạn thần không có mối liên quan
với nồng độ serotonin ở cả huyết tương

p

< 0,05

> 0,05

và dịch não tủy. Kết quả này chưa tương
đồng với một số nghiên cứu khác. HengQiang Gao và CS (2008) thấy có mối
tương quan giữa serotonin huyết tương
và serotonin dịch não tủy ở BN trầm cảm.
Nghiên cứu BN trầm cảm sau đột quỵ
thấy có mối tương quan tốt giữa nồng độ
serotonin huyết tương và serotonin dịch
não tủy với hệ số tương quan R = 0,641
(p < 0,001) và nồng độ serotonin huyết
tương ở một vài triệu chứng lâm sàng, có
thể biểu hiện thay thế cho nồng độ nồng
109


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019

độ serotonin dịch não tủy trong theo dõi
BN trầm cảm [5]. Trong nghiên cứu của
tác giả, nồng độ serotonin thấp hơn cả ở
dịch não tủy và huyết tương ở BN trầm

cảm có loạn thần. Điều này có thể giải
thích, BN nghiên cứu của chúng tôi còn ít,
chưa đủ để chứng minh mối tương quan
giữa serotonin với triệu chứng loạn thần.

Bảng 6: Tỷ lệ thay đổi nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy với hành vi tự sát ở
BN trầm cảm nặng.
Nhóm
Chỉ tiêu
Serotonin huyết
tương ≤ 80 ng/ml
Serotonin dịch não
tủy ≤ 1,6 ng/ml

Có hành vi tự sát
n

%

n

%

Giảm


8

50,0

34

60,7

Không giảm

8

50,0

22

39,3

Giảm

6

85,7

8

27,6

Không giảm


1

14,3

21

72,4

Tỷ lệ giảm nồng độ serotonin dịch não
tủy ≤ 1,6 ng/ml ở BN trầm cảm nặng có
hành vi tự sát (85,7%) cao hơn so với
không có hành vi tự sát (27,6%), khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Ruljancic N và CS (2013) nghiên cứu
nồng độ serotonin trong tiểu cầu ở 79 BN
trầm cảm có hành vi tự sát và 101 BN
trầm cảm không có hành vi tự sát so với
77 người khỏe mạnh thấy nồng độ serotonin
trong tiểu cầu của nhóm BN trầm cảm có
và không có hành vi tự sát thấp hơn so
với nhóm chứng [6]. Maria A.O và CS
(2015) cho rằng mức độ nghiêm trọng
của ý định tự sát trong trầm cảm nặng có
liên quan đến não và serotonin 1A BP F
vùng trước trán và mức độ giải phóng
serotonin thấp hơn tại các vị trí chiếu
chính của não, như vùng trước trán, có
thể là nguyên nhân chính dẫn đến ý định
tự sát và nghiêm trọng hơn là hành vi tự
sát gây ra tử vong cao cho người bệnh

như cắt mạch máu, nhảy xuống giếng,
thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy lầu... [7].
110

Không có hành vi tự sát

p

> 0,05

< 0,01

KẾT LUẬN
Nghiên cứu mối tương quan giữa thay
đổi nồng độ serotonin huyết tương và
dịch não tủy với đặc điểm lâm sàng ở BN
trầm cảm mức độ nặng, chúng tôi nhận thấy:
- Có mối tương quan giữa giảm serotonin
huyết tương (R = 0,452; p < 0,001) và
dịch não tủy (R = 0,534; p < 0,001) với
các đặc điểm lâm sàng ở BN trầm cảm
nặng: tuổi, nam giới, vào viện ≥ 2 lần và
thời gian mắc bệnh ≥ 2 năm; trong đó BN
≥ 45 tuổi và nam giới có mối liên quan
chặt chẽ đến giảm nồng độ serotonin
huyết tương hoặc dịch não tủy.
- Có mối tương quan giữa giảm serotonin
huyết tương (R = 0,48; p < 0,05) và dịch
não tủy (R = 0,551; p < 0,001) với các
triệu chứng lâm sàng: hoang tưởng tự

buộc tội, cảm xúc không ổn định, ý nghĩ
tự ti và hèn kém, ý tưởng bất hạnh, hành
vi tự sát với hệ số tương quan; trong đó
nhóm có ý tưởng bất hạnh và cảm xúc
không ổn đinh có tương quan chặt chẽ


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
với giảm nồng độ serotonin huyết tương
OR (95%CI) lần lượt là 0,27 và 0,24 với
p < 0,05.
- BN trầm cảm nặng có hành vi tự sát
có tỷ lệ giảm nồng độ serotonin dịch não
tủy ≤ 1,6 ng/ml (85,7%) cao hơn so với
nhóm không có hành vi tự sát (27,6%),
p < 0,01.
Như vậy, nồng độ serotonin huyết
tương và dịch não tủy có liên quan với
các đặc điểm, triệu chứng lâm sàng của
BN trầm cảm nặng, đặc biệt là nam giới,
cảm xúc không ổn định, ý tưởng bất hạnh
và hành vi tự sát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Huy, Đinh Việt Hùng,
Đỗ Xuân Tĩnh. Rối loạn trầm cảm. Nhà xuất
bản Y học. Hà Nội. 2016.
2. Kaplan H.I, Sadock B.J. Synopsis of
th
psychiatry. 6 edition. William and Wilkins. 1994,
pp.903-911.

3. Gelder M.G. New Oxford Textbook of
Psychiatry. Second edition, Vol. 1, 2. 2010.
4. Sadock B.J, Sadock V.A. Synopsis of
th
Psychiatry. 10 edition. William and Wilkins.
2015, pp.815-822.

5. Gao H.Q, Zhu H.Y, Zhang Y.Q et al.
Reduction of cerebrospinal fluid and plasma
serotonin in patients with post-stroke depression:
A preliminary report. Clin Invest Med. 2008,
31 (6), pp.E351-E356.
6. Ruljancic N, Mihanovic M, Cepelak I et al.
Platelet serotonin and magnesium concentrations
in suicidal and non-suicidal depressed patients.
Magnes Res. 2013, Jan - Feb, pp.9-17.
7. Maria A.O, Galfalvy H, Gregory M et al.
Positron emission tomographic imaging of
the serotonergic system and prediction of
risk and lethality of future suicidal behavior.
JAMA Psychiatry Original Investigation. 2016,
pp.1048-1055.
8. Wayne C.D, Michael T, Eydie M et al.
Serotonin-1A receptor imaging in recurrent
depression: Replication and literature review.
Nucl Med Biol. 2007, October, 34 (7), pp.865877.
9. Asberg M, Thoren P, Traskman L et al.
Serotonin depression: A bichemical subgroup
within the affective disode? Science. 1976, 06
Feb, Vol. 191, issue 4226, pp.478-480.

10. Luykx J.J, Bakker S.C, Geloven N.V
et al. Seasonal variation of serotonin turnover
in human cerebrospinal fluid, depressive
symptoms and the role of the 5-HTTLPR.
Transl Psychiatry. 2013, 3, e311.

111



×