Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư biểu mô tế bào đáy ở da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.72 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC
CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO ĐÁY Ở DA
Trần Vũ Anh Đào *, Văn Thế Trung*

TÓM TẮT
Mở đầu: Ung thư biểu mô tế bào đáy ở da là một trong những loại ung thư phổ biến. Phân tích đặc điểm
lâm sàng và mô bệnh học của loại ung thư da này góp phần chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy ở da.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào đáy đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu
TPHCM từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
Kết quả: 87 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào đáy. Tuổi trung bình là 64,64±13,42 tuổi, ba phần tư
trường hợp là nữ. 96,6% tổn thương phân bố vùng đầu mặt cổ. Trong đó, thương tổn ở vùng má và vùng mũi
chiếm 56%. Kích thước trung bình 21,6±14,36mm. 92% bệnh nhân chỉ có duy nhất 1 thương tổn. Ba phần tư
trường hợp giới hạn rõ. 57,4% bệnh nhân có 3 hoặc 4 đặc điểm khác nhau trên một sang thương. Hình ảnh mô
học ghi nhận được 3 dạng: dạng đặc (47,1%), dạng nốt (34,5%) và dạng tuyến (18,4%). Thương tổn dạng loét,
giới hạn rõ thường có kết quả mô học là dạng đặc.
Kết luận: Bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu TPHCM
thường là người lớn tuổi, thương tổn phân bố chủ yếu ở vùng đầu mặt cổ. Thương tổn mô học chủ yếu là dạng
đặc hay dạng nốt.
Từ khóa: Ung thư da, ung thư biểu mô tế bào đáy.

ABSTRACT
CLINICAL AND HISTOPATHOLOGICAL FEATURES OF BASAL CELL SKIN CANCER
Tran Vu Anh Dao, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 2 - 2016: 56 - 62
Background: Basal cell carcinoma of the skin is one of common cancers. Analysis of clinical and
histopathological features of this skin cancer is useful for early diagnosis and prompt treatment.


Objective: Determining the clinical and histopathological features of patients with basal cell skin cancer.
Methods: A Case series study of patients with basal cell carcinoma at Ho Chi Minh City Hospital of
Dermato-Venereology from May 2014 until April 2015.
Results: 87 patients with basal cell carcinoma were included. The average age was 64.64 ± 13.42. Three
quaters of cases were female. 96.6% lesions developed on head and neck regions. Of these areas, 56% lesions were
at the cheek and the nose. The average size was 21.6 ± 14.36mm. 92% of patients had only one lesion. Three
quarters of lesions had defined circumstances. 57.4% patients had three or four different characteristics in one
lesion. Histological images showed three types of features: solid (47.1%), nodular (34.5%) and adenal (18.4%).
Clinical well-defined ulcer lesions often had solid type in histological sections.
Conclusion: Patients with basal cell carcinoma at Ho Chi Minh City Hospitalof Dermato-Venereology were
often old. The lesions mainly distributed on head and neck. Histopathology features were dominantly solid and
nodular.
* Bộ môn Da Liễu, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Văn Thế Trung, ĐT: 0908282705. Email:

56


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Keyword: skin cancer, basal cell carcinoma

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, tần suất ung thư da đang ngày
một gia tăng do sự tăng phơi nhiễm ánh sáng
mặt trời và già đi của dân số. Trong đó, ung thư
biểu mô tế bào đáy chiếm ưu thế, tỷ lệ tăng 3%
mỗi năm(2). Theo ghi nhận của bệnh viện Ung

Bướu TPHCM, ung thư da đứng hàng thứ 8
trong 10 loại ung thư thường gặp nhất(11). Ung
thư da có nhiều dạng, trong đó ung thư biểu mô
tế bào đáy chiếm ưu thế.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị
ung thư da bao gồm phẫu thuật Mohs, phẫu
thuật cắt trọn, các phương pháp phá hủy mô và
hóa trị liệu tại chỗ. Tuy việc loại bỏ khối u với bờ
không còn tế bào ác tính là phương pháp tốt
nhất trong việc điều trị ung thư biểu mô tế bào
đáy, nhưng ở những trường hợp khối u có kích
thước lớn hay bệnh nhân không muốn phẫu
thuật thì đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của
thương tổn có vai trò hỗ trợ trong việc lựa chọn
phương pháp điều trị thay thế(1).
Từ đó, việc phân tích những đặc điểm lâm
sàng và mô bệnh học của ung thư biểu mô tế bào
đáy có ý nghĩa thiết thực trong việc chẩn đoán
sớm và điều trị kịp thời tình trạng bệnh. Trên thế
giới đã có rất nhiều nghiên cứu mô tả về đặc
điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh học của ung
thư biểu mô tế bào đáy. Tuy người Việt Nam
không có nguy cơ cao giống chủng tộc da trắng
nhưng do khí hậu nhiệt đới, các hoạt động ngoài
trời còn phổ biến nên ung thư da cũng hay
gặp(16,16). Tại bệnh viện Da Liễu TPHCM, qua
quan sát lâm sàng trong hai ba năm gần đây, có
sự gia tăng số lượng bệnh nhân ung thư da đến
khám và điều trị nhưng chưa có nghiên cứu tiền
cứu nào mô tả một cách hệ thống về đặc điểm

lâm sàng và mô học ung thư biểu mô tế bào đáy.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi
thực hiện đề tài “Đặc điểm lâm sàng và mô
bệnh học của ung thư biểu mô tế bào đáy”.
Với mục tiêu:

- Xác định đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
ung thư biểu mô tế bào đáy đến khám tại bệnh
viện Da Liễu TPHCM.
- Xác định đặc điểm mô học của thương tổn
ung thư biểu mô tế bào đáy trên đối tượng
nghiên cứu.
- Xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm
sàng và mô học của ung thư biểu mô tế bào đáy.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Toàn bộ bệnh nhân đến khám tại bệnh viện
Da Liễu TPHCM từ tháng 5/2014 đến cuối tháng
4/2015 được chẩn đoán xác định là ung thư biểu
mô tế bào đáy dựa vào lâm sàng kết hợp giải
phẫu bệnh.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, mỗi
bệnh nhân chỉ được chọn vào mẫu nghiên cứu
1 lần.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng của ung

thư da nhưng kết quả mô học không rõ ràng.
Ung thư da là thương tổn thứ phát của một
ung thư khác. Ví dụ: Ung thư vú di căn da.
Bệnh nhân là người nước ngoài, không thuộc
chủng tộc Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.

Phương tiện vật liệu nghiên cứu
Máy ảnh, thước đo: mỗi bệnh nhân trước mổ
đều được đo đạc và chụp hình thương tổn tư thế
thẳng nghiêng với ánh sáng thường.
Xét nghiệm mô bệnh học được thực hiện tại
bệnh viện Da Liễu TPHCM.
Bệnh án mẫu có biến số nghiên cứu sử dụng
thống nhất cho tất cả các trường hợp nghiên cứu.

57


Nghiên cứu Y học
Phương pháp tiến hành
Khi đến khám tại bệnh viện Da Liễu TPHCM
và được chẩn đoán trên lâm sàng ung thư biểu
mô tế bào đáy bởi bác sĩ bệnh viện Da Liễu dựa
trên các đặc điểm (sẩn ngọc trai, tăng sắc tố, loét
hay dãn mạch trung tâm…). Trước khi tiến hành
sinh thiết, bệnh nhân được giải thích khám chi
tiết thương tổn da, chụp hình, khám hạch vùng.

Sinh thiết được thực hiện tại phòng thuộc
khoa ngoại – phong của bệnh viện Da Liễu: sinh
thiết trọn đối với những khối u có kích thước ≤ 5
mm. Sinh thiết một phần đối với khối u > 5 mm
sẽ được sinh thiết một phần.
Sau đó, mẫu sinh thiết được đưa đến phòng
xét nghiệm giải phẫu bệnh, cố định, cắt lát
mỏng, nhuộm H&E và quan sát dưới kính hiển
vi quang học.
Những trường hợp lâm sàng nghi ngờ ung
thư biểu mô nhưng kết quả mô học không phù
hợp sẽ được sinh thiết lại lần hai sau khi hội
chẩn và giải thích cho bệnh nhân. Nếu kết quả
lần 2 không cho thấy hình ảnh ung thư tế bào
đáy sẽ không chọn vào nghiên cứu.

Xử lý số liệu
Số liệu được mã hóa, nhập và xử lý bằng
phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Dùng phép kiểm X2 để kiểm định 2 tỷ lệ, có
hiệu chỉnh Yates khi cần.
Dùng phép kiểm có tham số t – test (với số
liệu có phân phối chuẩn) và phi tham số Mann –
Whitney (với số liệu không có phân phối chuẩn)
để kiểm định 2 trung bình.
Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống
kê độ tin cậy 95%.

KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Trong khoảng thời gian 12 tháng, từ tháng
5/1014 đến tháng 4/2015, chúng tôi đã thu thập
được 87 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy.

58

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
Phân bố ung thư biểu mô tế bào đáy theo giới
Bảng 1: Phân bố ung thư biểu mô tế bào đáy theo giới
Giới
Nam
Nữ

n
25
62
87

%
28,7%
71,3%
100%

Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm đa số, gần ¾ các
trường hợp.

Phân bố theo lứa tuổi
Bảng 2: Phân bố theo lứa tuổi
Tuổi
Trung bình

Lớn nhất
Nhỏ nhất
Nhóm tuổi
Dưới 40 tuổi
Từ 40 đến 49 tuổi
Từ 50 đến 59 tuổi
Từ 60 đến 69 tuổi
Trên 70 tuổi

64,64±13,42 tuổi.
32 tuổi
90 tuổi
n
%
5
5,7%
6
6,9%
20
23,0%
21
24,1%
35
40,2%

Tuổi trung bình là 64,64±13,42 tuổi. Trong đó,
tuổi nhỏ nhất là 32 tuổi, tuổi lớn nhất là 90 tuổi.
Đa số bệnh nhân trên 60 tuổi, chiếm 64,3%. Số
bệnh nhân dưới 40 tuổi chỉ chiếm 5,7%.


Về lâm sàng
Phân bố vị trí thương tổn
Bảng 3: Phân bố vị trí thương tổn trên cơ thể
Vị trí
Đầu mặt cổ
Chi trên
Thân mình
Tổng

n
84
1
2
87

%
96,6
1,1
2,3
100

96,6% thương tổn phân bố vùng đầu mặt cổ,
1 trường hợp ở vùng cánh tay phải, 2 trường hợp
còn lại nằm ở vùng dưới núm vú phải. Không
ghi nhận trường hợp nào vừa có tổn thương đầu
mặt cổ, vừa tồn thương thân mình hay tứ chi.
Bảng 4: Phân bố vị trí thương tổn vùng đầu mặt cổ
Vị trí

Mũi

Quanh mắt
Môi
Khác
Tổng

n
25
22
16
11
10
84

%
29,8
26,2
19,0
13,1
11,9
100


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
Trong 84 trường hợp thương tổn ở vùng đầu
mặt cổ, chúng tôi nhận thấy thương tổn ở vùng
má và vùng mũi chiếm 56%. Ngoài ra, có 19%
bệnh nhân có thương tổn ở vùng quanh mắt,
13,1% bệnh nhân có thương tổn ở môi và 11,9%
trường hợp ở những vị trí khác của vùng đầu
mặt cổ (thái dương, cằm, nhân trung).


Kích thước thương tổn
Bảng 5: Kích thước thương tổn
Trung bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Nhóm kích thước
< 2 cm
2-5 cm
>5 cm
Tổng

Hầu hết bệnh nhân có thương tổn tăng sắc tố
và dạng mảng (82,8% bệnh nhân có tăng sắc tố;
67,8% dạng mảng). Các đặc điểm thường gặp
khác bao gồm: 50,6% có bờ cuộn dạng ngọc trai;
49,4% dạng nốt; 43,7% có loét; 43,4% có chảy
máu (rịn máu sau va chạm nhẹ). Ngoài ra, còn
dãn mạch, sùi và hóa sẹo ít gặp hơn (25,3%;
11,5% và 6,9%).

Kích thước
21,6±14,36mm
55 mm
3 mm
n
%
41
47,1
41

47,1
5
5,8
87
100

Kích thước thương tổn trung bình là
21,6±14,36mm. Kích thước tối đa của thương tổn
là 55 mm và kích thước tối thiểu của thương tổn
là 3 mm.
52,9% thương tổn có kích thước >2cm. Đặc
biệt, có 5,8% bệnh nhân có kích thước thương
tổn >5cm.

Số lượng thương tổn
92% bệnh nhân (80 trường hợp) chỉ có duy
nhất 1 thương tổn, 5 bệnh nhân có hai thương
tổn và 2 bệnh nhân có rất nhiều thương tổn (≥
10).
Giới hạn thương tổn
Gần 74,4% bệnh nhân (65 trường hợp) có
thương tổn da giới hạn rõ.
Phân bố đặc điểm của tổn thương da
Bảng 6: Phân bố đặc điểm của tổn thương da
Đặc điểm
Tăng sắc tố
Mảng
Bờ ngọc trai
Nốt
Loét

Chảy máu
Dãn mạch
Sùi
Hóa sẹo

Nghiên cứu Y học

n
72
59
44
43
38
36
22
10
6

%
82,2
67,8
50,6
49,4
43,7
43,3
25,3
11,5
6,9

Hình 1: Lâm sàng ung thư biểu mô tế bào đáy (A:

Mảng, sùi, dãn mạch, chảy máu, B: Mảng, hóa sẹo, bờ
ngọc trai, dãn mạch, mài máu, C: Mảng, bờ ngọc trai,
tăng sắc tố, chảu máu, D: Mảng, bờ ngọc trai, tăng
sắc tố, loét, chảy máu, dãn mạch, hóa sẹo).
Phần lớn, một thương tổn ung thư biểu mô
tế bào đáy có sự kết hợp ba hoặc bốn đặc điểm
khác nhau, chiếm 57,4% tổng số bệnh nhân.
16,1% bệnh nhân có sự kết hợp của hai; 18,4
bệnh nhân có sự kết hợp của năm; 4,6 bệnh nhân
có sự kết hợp của sáu và 3,4 bệnh nhân có sự kết
hợp của bảy đặc điểm.

Khám hạch ngoại biên
Chúng tôi không phát hiện bất thường hạch
ngoại biên trên khám lâm sàng ở bất kỳ trường
hợp ung thư biểu mô tế bào đáy nào.

Đặc điểm về mô học của thương tổn
Bảng 7: Đặc điểm mô học của thương tổn
Đặc điểm mô học
Dạng đặc
Dạng nốt
Dạng tuyến
Tổng

n
41
30
16
87


%
47,1
34,5
18,4
100

59


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Hình 2: Hình ảnh mô học các dạng ung thư biểu mô tế bào đáy dưới vật kính 10, 40, 100. A, B: dạng nốt; B, C:
dạng đặc; E, F: dạng tuyến.
Qua các kết quả mô học thu thập được, có 41
trường hợp (47,1%) dạng đặc (type solid), 30
trường hợp (34,5%) dạng nốt và 16 trường hợp
(18,4%) dạng tuyến.

Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và
hình ảnh mô học
Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm thương tổn và
hình ảnh mô học
Đặc điểm
Sẩn
Mảng
Loét
Chảy máu

Tăng sắc tố
Dãn mạch
Bờ ngọc trai

Dạng
Dạng đặc
nốt
n = 30
n = 41
13
21
19
32
8
18
10
20
24
37
9
8
15
22

Dạng
tuyến
n = 16
9
8
12

6
11
5
7

P
0,76
0,15
0,01
0,51
0,219
0,433
0,832

Thương tổn dạng loét thường có hình ảnh
mô học là dạng đặc với giá trị p = 0,009 (phép
kiểm chi bình phương).

60

Bảng 9: Mối liên quan giữa giới hạn thương tổn và
hình ảnh mô học
Đặc điểm
Giới hạn rõ
Giới hạn không


Dạng
Dạng đặc
nốt

n = 30
n = 41
17
35
13

6

Dạng
tuyến
n = 16
13
3

p

p=0,02

Thương tổn giới hạn rõ thường có hình ảnh
mô học là dạng đặc với giá trị p = 0,018 (phép
kiểm chi bình phương).

BÀN LUẬN
Về dịch tễ
Phân bố ung thư biểu mô tế bào đáy theo giới
Về giới, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ này
cũng không đồng nhất giữa các tác giả trong các
nghiên cứu trước đây(2,7,3,15). Cụ thể, trong nghiên
cứu của Tô Quang Huy và Hossein, tỷ lệ nam
nhiều hơn nữ, trong khi nghiên cứu của Chow

và Leslie lại cho kết quả ngược lại. Do đó, cần có


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016
nghiên cứu thực hiện với cỡ mẫu lớn hơn để có
được tỷ lệ chính xác hơn.

Phân bố theo lứa tuổi
Tỷ lệ bệnh nhân tăng dần theo tuổi. Nhóm
bệnh nhân có tuổi càng lớn thì chiếm tỷ lệ càng
cao. Tỷ lệ này cũng phù hợp với các tác giả trong
và ngoài nước (3,18).

Về lâm sàng
Phân bố vị trí thương tổn
Phần lớn thương tổn phân bố vùng đầu mặt
cổ. Kết quả này phù hợp với y văn(1) cũng như
trong các nghiên cứu trong và ngoài nước(3,12).
Điều này chứng tỏ ung thư biểu mô tế bào đáy
có mối liên quan mật thiết đến vùng phơi bày
ánh sáng mặt trời.
56% thương tổn ở vùng đầu mặt cổ phân bố
ở vùng má và vùng mũi. Những nghiên cứu đã
được thực hiện trong và ngoài nước cũng có
những kết quả tương tự. Cụ thể, tỷ lệ này trong
nghiên cứu của Tô Quang Huy là 72,03% và
Trịnh Quang Diện là 63,2%(15,16). Một nghiên cứu
khác của G. Sánchez thực hiện ở Colombia cũng
ghi nhận tỷ lệ ung thư biểu mô tế bào đáy ở
vùng má và vùng mũi là 69,5%(14) và trong

nghiên cứu của Chow và cộng sự thực hiện tại
Hồng Kông, tỷ lệ này là 64,4%(2).

Kích thước thương tổn
Kích thước thương tổn trung bình là
21,6±14,36mm. Kích thước tối đa của thương tổn
là 55 mm và kích thước tối thiểu của thương tổn
là 3 mm. Kích thước này cũng gần như tương
đương với kết quả trong nghiên cứu của Omer:
kích thước trung bình là 22±14mm. Kích thước
tối thiểu là 2 mm, kích thước tối đa là 90 mm(7).

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu của Trịnh Quang Diện cũng có
kết quả tương tự với kích thước thương tổn
>2cm là 63,1%; trong đó, kích thước >5cm chiếm
tỷ lệ 12,1%(16).
Các nghiên cứu nước ngoài, kích thước u
nhỏ hơn, như trong nghiên cứu của Samhar
Weshah chỉ có 10,7% u có đường kính > 1,5cm(18)
và nghiên cứu của Yigit Özer Tiftikcioglu chỉ có
17,5% u có đường kính > 2cm(17).
Điều này cho thấy, ung thư biểu mô tế bào
đáy ở nước ta chưa được quan tâm đúng đắn,
dẫn đến việc dễ bỏ sót khi thăm khám nên
thường chẩn đoán và điều trị chưa kịp thời. Tuy
nhiên, mối liên quan giữa kích thước thương tổn
và thời gian mắc bệnh không có ý nghĩa thống
kê (p = 0,58).


Giới hạn thương tổn
¼ bệnh nhân có tổn thương da giới hạn
không rõ. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho
việc chẩn đoán và điều trị khó khăn.
Phân bố đặc điểm của tổn thương da
Đặc điểm của thương tổn ung thư biểu mô tế
bào đáy trong nghiên cứu của chúng tôi rất đa
dạng, phù hợp với y văn(1). Sự kết hợp của các
đặc điểm trong nghiên cứu của chúng tôi chưa
được y văn và các nghiên cứu trước đây đề cập
đến.
Hạch ngoại biên
Tuy thời gian bệnh kéo dài trên 5 năm chiếm
tỷ lệ khá cao 48,3% nhưng trên lâm sàng chúng
tôi không phát hiện hạch ngoại biên ở bất kỳ
trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy nào. Kết
quả này cũng phù hợp với y văn(1,9).

Đặc điểm về mô học của thương tổn

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi,
có 52,9% thương tổn có kích thước >2cm. Đặc
biệt, có 5,8% bệnh nhân có kích thước thương
tổn >5cm.

Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng đặc (type
solid) chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này đã được ghi
nhận trong y văn cũng như những nghiên cứu
trước đây(1,5,7,16,17).


Kết quả này cũng khá tương đồng với
nghiên cứu của Tô Quang Huy với 56,5% bệnh
nhân có kích thước > 2cm; trong đó có 9% bệnh
nhân có kích thước thương tổn > 5cm(15).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không ghi
nhận các trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy
dạng khác như: dạng nông, dạng xơ cứng, dạng
keratotic, dạng hắc tố, dạng Pinkus như trong y

61


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016

văn(1,5,3) … Nguyên nhân có thể do nhiều lý do:
dân số chọn mẫu khác nhau, chủng tộc khác
nhau … Vì vậy, cần có thêm nghiên cứu rộng
hơn.

2.

Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và
hình ảnh mô học

4.

Về đặc điềm thương tổn, dạng sẩn, mảng,

chảy máu, tăng sắc tố, bờ ngọc trai không có mối
liên quan với kết quả mô học. Tuy nhiên, hình
hảnh mô học của thương tổn dạng loét và
thương tổn có giới hạn rõ có khuynh hướng là
dạng đặc cao hơn so với thương tổn dạng khác
(p<0,05). Đây là phát hiện mới trong nghiên cứu
của chúng tôi mà trong y văn cũng như các
nghiên cứu ở nước ngoài chưa đề cập.

5.

3.

6.

7.

8.

9.

KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 87 bệnh nhân bị ung
thư biểu mô tế bào đáy ở da chúng tôi rút ra các
kết luận sau đây:
Tuổi trung bình là 64,64±13,42 tuổi, ¾ trường
hợp là nữ.
Thương tổn ung thư biểu mô tế bào đáy đa
dạng, thường có sự kết hợp từ ba đến bốn đặc
điểm khác nhau. 96,6% tổn thương phân bố

vùng đầu mặt cổ. Trong đó, có 29,8% bệnh nhân
có thương tổn ở má, 26,2% bệnh nhân có thương
tổn ở mũi.
Hình ảnh mô học ghi nhận được 3 dạng:
dạng đặc, dạng nốt và dạng tuyến. Trong đó,
dạng đặc chiếm 47,1%.
Phát hiện mới của chúng tôi mà tác giả nước
ngoài chưa đề cập là có sự liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tính chất thương tổn, vị trí thương
tổn trên lâm sàng có liên quan đến hình ảnh mô
học: Thương tổn dạng loét va thương tổn giới
hạn rõ thường có kết quả mô học là dạng đặc.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.
18.


Chow VLY, et al (2011), "Basal cell carcinoma of the head and
neck region in ethnic chinese". International Journal of
Surgical Oncology, 2011: 1-7.
Christenson LJ (2005), “Incidence of Basal Cell and Squamous
Cell Carcinomas in a Population Younger Than 40 Years”.
JAMA, 294 (6):681-690.
Crowson AN (2006), "Basal cell carcinoma: Biology,
morphology and clinical implications.". Mod Pathol, 19 (2):
127-147.
Elder D, et al (2009), "Classification of tumors of the
epidermis". Lever's histopathology of the skin, vol 1: 14321490.
Harwood CA (2006), "Clinicopathologic features of skin
cancer in organ transplant recipients: A retro-spective casecontrol series". J Am Acad Dermatol, 54: 290-300.
Janjua OS and Qureshi SM (2012), “Basal cell Carcinoma of
the Head and Neck Region: An Analysis of 171 cases”. Journal
of Skin Cancer, 2012:1-4.
Kavoussi H, et al (2012), “Epidemiological indices of nonmelenoma skin cancers in Kermanshah, Iran”, J of Pakistan
Association of Dermatologists, 22: 112-117.
Kaspaer M, et al (2012), "Basal cell carcinoma - molecular
biology and potential new therapies". The Journal of Clinical
Investigation, 122 (2): 455-463.
Neal RE, et al (2005), "Site-specific occurrence of
nonmelanoma skin cancers in patient with cutaneous
melanoma". British Journal of Dermatology, 93 (5): 579-601.
Nguyễn Mạnh Quốc (2001), "Xuất độ và các yếu tố nguy cơ
ung thư tại các tỉnh phía nam". Tạp chí Y học TPHCM, 5 (3):
160-167.
Phạm Văn Ðởm và cs (2005), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
dịch tễ học, mô bệnh học ung thư biểu mô da". Tạp chí Y học
TPHCM, số 9 (4): 59-62.

Quinn AG, and Perkins W, (2010), Non-Melanoma Skin
Cancer and Other Epidermal Skin Tumors. Rook's textbook of
Dermatology eight edition, vol. 3: 1342-1382.
Sánchez G, et al (2012), "Risk Factors for Basal Cell Carcinoma:
A Study From the National Dermatology Center of
Colombia". Acta Dermosifiliograficas, 103 (4): 294-300.
Tô Quang Huy (2011), "Ðặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh
ung thư biểu mô tế bào đáy". Tạp chí Y dược lâm sàng, số 6
(3): 101-104.
Trịnh Quang Diện (2004), "Ðặc điểm giải phẫu bệnh - lâm
sàng ung thu biểu mô tế bào đáy ". Tạp chí thông tin Y dược,
số 2: 24-26.
Tifitikciglu YO, et al (2005), "Basal cell carcinoma in Turkey".
The Journal of Dermatology, 32: 946-950.
Weshah S, Smadi R, and Mohammad H (2007), "Basal cell
carcinoma: A retropective analysis of 76 patients". Pakistan
Journal of Medical Sciences, 23 (4): 556-560.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/11/2015

1.


Ngày bài báo được đăng:

20/02/2016

62

Carucci AJ, Leffell JD, and Pettersen SJ, (2012), Basal Cell
Carcinoma. Fitzpatrick's Dermatology in General Medecine
Eight Edition, vol 1: 1271-1283.



×