Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả sử dụng sụn sườn toàn bộ trong chỉnh sửa mũi ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.87 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG SỤN SƯỜN TOÀN BỘ
TRONG CHỈNH SỬA MŨI NGẮN
Đỗ Quang Hùng*, Phan Thị Hồng Vinh **, Lê Hoàng Vĩnh**.

TÓM TẮT
Mũi ngắn luôn là đề tài khó trong tạo hình mũi. Kỹ thuật chỉnh sửa mũi ngắn được xem là đa dạng và khó
nhất, tái tạo sống mũi, kéo dài và làm cao đầu mũi là những yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng sụn vách ngăn kéo
dài đầu mũi thường được lựa chọn vì ít nhiễm trùng, độ tương hợp sinh học cao và nguy cơ biến chứng thấp. Tuy
nhiên, một số trường hợp vách ngăn yếu hoặc mũi co rút nhiều thì sụn vách ngăn không đủ. Trong những
trường hợp này, sụn sườn là một vật liệu thích hợp nhất không chỉ sử dụng để kéo dài đầu mũi mà còn dùng để
nâng cao sống mũi[6],[9].
Mục tiêu: Đánh giá kết quả chỉnh sửa mũi ngắn bằng sụn sườn gồm chỉnh hình đầu mũi bằng mảnh ghép
kéo dài vách ngăn kết hợp nâng sống mũi bằng sụn sườn đập dập.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả các trường hợp bệnh. Đối tượng là khách hàng có
mũi ngắn đồng ý phẫu thuật chỉnh sửa mũi ngắn sử dụng toàn bộ bằng sụn sườn tự thân để chỉnh hình đầu mũi
và nâng cao sống mũi từ 11/2017 đến 02/2018 tại khoa Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy.Bệnh nhân được
đánh giá mức độ hài lòng sau phẫu thuật 01 tháng, 03 tháng và được ghi nhận các biến chứng sau phẫu thuật.
Kết quả: Có 17 bệnh nhân có mũi ngắn được đưa vào nghiên cứu. Gồm 11 trường hợp mổ lần đầu và 06
trường hợp mổ lại.Tỉ lệ hài lòng sau xuất viện 03 tháng lần lượt là 04 trường hợp rất hài lòng (23%), 10 trường
hợp hài lòng (59%), 02 trường hợp chấp nhận được (12%) và 01 trường hợp không hài lòng (6%). Có 01 trường
hợp nhiễm trùng và 01 trường hợp lộ sụn sườn vùng sống mũi.
Kết luận: Sụn sườn tự thân là chất liệu an toàn và hiệu quả trong tạo hình mũi ngắn hoặc mũi phẫu thuật
lại. Nâng sống mũi bằng sụn sườn đập dập cho hình dạng sống mũi đẹp tự nhiên và có độ hài lòng cao.
Từ khóa: mũi ngắn, sụn sườn tự thân, làm dài mũi, sụn đập dập.

ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECTIVENESS USING COSTAL CARTILAGE IN SHORT NOSE RHINOPLASTY


Đo Quang Hung, Phan Thi Hong Vinh, Le Hoang Vinh.
Ho Chi Minh City Journal Of Medicine *Vol. 22 - No 4- 2018: 375 – 380
The short nose was one of the most challenges for the rhinoplasty surgeons. Nasal dorsum augmentation and
lengthening the nasal tip were the most two important techniques in correcting the short nose. Septal cartilage
was the most common material for lengthening the nasal tip because of the straight shape, highly biocompatible.
However, in some cases such as weak nasal septum, severe short nose and inadequate supply of sepal cartilage;
costal cartilage is a good alternative material not only used for lengthening the nasal tip but also augmenting the
nasal dorsum
Objectives: evaluated the effectiveness using pure costal cartilage in short nose rhinoplasty
Research method: prospective descriptive. Patients having short nose agreed being operated using costal
*Khoa Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy.
** Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS. Đỗ Quang Hùng

376

ĐT: 0903.718.442

Email:


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

cartilage to improve the nasal dorsum and tip from Nov 2017 to Feb 2018 at Plastic & Aesthetic Surgery
Department – Cho Ray Hospital. Patients were evaluated after 03 months for satisfaction and complications were
recorded.
Results: 17 patients with short nose were included. 11 cases were primary rhinoplasty and 06 cases were
secondary rhinoplasty. Satisfaction rate after 03 months were 4 cases very satisfied (23%), 10 cases satisfied

(59%), 02 cases acceptable (12%), and 01 case unsatisfied (6%). There was 01 case of infection and 01 case with
irregular dorsal contouring.
Conclusions: antilogous costal cartilage was a safe material for short nose correction. Nasal augmentation
using crushed costal cartilage was effective and had a high satisfaction rate
Keywords: short nose, antilogous costal cartilage, lengthening the nose, crushed cartilage

ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến dạng mũi ngắn luôn là đề tài quan tâm
trong tạo hình mũi. Chỉnh sửa mũi ngắn không
những nâng cao vùng sống mũi mà cần phục hồi
khiếm khuyết mũi, tạo đường viền mũi và kéo
dài, tạo độ nhô vùng đầu mũi để có một hình
dạng mũi đẹp và tự nhiên. Để thực hiện điều
này, mảnh ghép kéo dài vách ngăn mũi là yếu tố
quan trọng nhất. Nếu mảnh ghép vách ngăn mũi
được thiết kế tốt sẽ giúp kéo dài mũi, chỉnh sửa
độ nhô mũi phù hợp là nền tảng để thực hiện
việc chỉnh sửa đầu mũi và sống mũi sau đó.
Chất liệu tự thân như sụn vách ngăn mũi,
sụn sườn theo thứ tự ưu tiên như trên luôn
được được hầu hết các phẫu thuật viên chọn
làm mảnh ghép kéo dài sụn vách ngăn. Sụn
vách ngăn thường ưu tiên được lựa chọn vì
thẳng, có thể được lấy cùng với đường mổ
mũi hở và có bản chất từ vách ngăn. Tuy vậy,
những trường hợp mũi ngắn hoặc mũi bị co
rút, biến dạng mũi sau nhiều lần phẫu thuật
thì sụn vách ngăn không đủ vũng để tạo nên
cấu trúc ổn định vùng đầu mũi. Bên cạnh đó,
những trường hợp sụn vách ngăn nhỏ hoặc đã

bị lấy đi ở lần phẫu thuật trước.
Trong những trường hợp trên, sụn sườn
được ưu tiên lựa chọn vì có độ cứng cao và có
thể lấy với số lượng nhiều(2,5). Khi này sụn sườn
có đặc điểm vững chắc được dùng làm mảnh
ghép kéo dài vách ngăn giúp tạo được đầu mũi
vững chắc làm nền tảng để nâng cao sống mũi.

Có nhiều vật liệu được sử dụng để nâng cao
vùng sống mũi gồm vật liệu nhân tạo như
silicone, Gore-tex, Alloderm….và các vật liệu tự
thân như sụn, trung bì mỡ, mỡ…. Những năm
gần đây, silicone nói riêng và các vật liệu nhân
tạo khác bị hạn chế sử dụng do tỉ lệ biến chứng
muộn cao. Những phẫu thuật viên mũi nhiều
kinh nghiệm ngày nay có khuynh hướng sử
dụng chất liệu tự thân toàn bộ trong tạo hình
vùng sống mũi.
Trong những trường hợp mũi ngắn hoặc
mũi bị co rút sau các lần phẫu thuật trước, sống
mũi thường rất thấp nên sử dụng vật liệu tự
thân toàn bộ để nâng cao sống mũi còn nhiều
tranh cãi. Sụn tự thân, nhất là sụn sườn với
nguồn cung cấp dồi dào ngày càng được sử
dụng thường xuyên hơn trong nâng cao vùng
sống mũi(6,8).
Có rất nhiều kỹ thuật sử dụng sụn tự thân đã
được thực hiện trên thế giới như sử dụng sụn
nguyên khối, sụn băm nhuyễn, sụn băm nhuyễn
kết hợp với keo sinh học hoặc gói trong cân cơ

thái dương hay trung bì mỡ, sụn cắt từng lớp
khâu lại hoặc sụn đập dập….
Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá kết
quả chỉnh sửa mũi ngắn bằng toàn bộ sụn sườn,
trong đó chỉnh hình đầu mũi bằng mảnh ghép
kéo dài vách ngăn bằng sụn sườn cắt lát và nâng
sống mũi bằng sụn sườn đập dập.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu mô tả cả các trường hợp bệnh

377


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018

Đối tượng

sụn sườn ngấm đủ nước.

Tất bệnh nhân mũi ngắn đến tư vấn và phẫu
thuật từ 11/2017 đến 02/2018 thỏa tiêu chuẩn
chọn bệnh và loại trừ với:

Chọn ra một đến hai bản sụn sườn phẳng để
làm mảnh ghép kéo dài vách ngăn.


Tiêu chuẩn chọn bệnh
Những bệnh nhân thỏa một trong 4 tiêu
chuẩn sau:
Bệnh nhân than phiền có mũi trông có vẻ ngắn.
Tỉ lệ chiều dài mũi so với mặt ngắn hơn 1/3.
Mũi ngắn làm lộ rõ nostril sâu ở tư thế nghiêng.
Có chỉ định tạo hình mũi bằng sụn sườn
hoặc mong muốn tạo hình mũi bằng sụn sườn
toàn bộ. Chỉ định mũi sụn sườn bao gồm:
Mũi rất ngắn.
Mất sụn vách ngăn do phẫu thuật các lần trước.
Mũi co rút, biến dạng sau phẫu thuật.

Tiêu chuẩn loại trừ
Có triệu chứng nghẹt mũi.
Tiền căn chấn thương mũi.
Tiền căn phẫu thuật vách ngăn và xoang
Có 17 trường hợp mũi ngắn thỏa tiêu chuẩn
chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu..
Phương pháp phẫu thuật

Bước 1: Lấy sụn sườn (hình 1)
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản.
Xác định vị trí lấy sụn sườn thứ 6. Sau khi
chích tê tại chỗ, đường rạch da 3-4 cm được
thực hiện.
Bóc tách khoang trên ngực lớn đủ rộng rồi
tiến hành bóc tách và vén cơ ngực lớn để bộc lộ
sụn sườn dưới cơ ngực lớn.
Lấy một phần màng sụn ở mặt trước của

sụn sườn 6. Sau đó tách rời hoàn toàn sụn
sườn ra khỏi màng sụn ở mặt sau rồi cắt 2 đầu
của sụn sườn...

Bước 2: Xử lý sụn sườn (hình 2)
Sụn sườn lấy được sẽ được sử dụng cắt nhỏ
bằng dao lạng da. Được ngâm nước có pha dung
dịch kháng sinh gentamycin khoảng 15 phút để

378

Phần còn lại sẽ được đập dập vừa phải bởi
dụng cụ nghiền sụn dùng nâng cao sống mũi.

Bước 3: Phẫu thuật tạo hình mũi bằng sụn
sườn toàn bộ (hình 3 và 4).
Thực hiện đường rạch V ngược qua trụ mũi,
chúng tôi bóc tách và kéo dài gồm da-mô mềm
và khung sụn mũi. Da – mô mềm được bóc tách
cẩn thận sát màng sụn cánh mũi bên dưới và
dưới màng xương chính mũi.
Sau đó, sụn cánh mũi bên dưới được giải
phóng để có thể kéo dài ra phía trước và bộc lộ
phần đuôi của sụn vách ngăn và gai mũi.
Dùng mảnh ghép kéo dài vách ngăn bằng
sụn sườn, thêm mảnh ghép batten graft bằng
sụn sườn làm vững trụ mũi.
Ghép thêm mảnh ghép “cap” hoặc “shield”
bằng sụn hoặc mô mềm.
Khâu da và và một phần niêm mạc để hở

đường rạch 1 bên mũi.
Nhét sụn sườn đã xử lý và dập mềm vào tạo
sống mũi. Tiến hành khâu da toàn bộ và băng ép
bằng nẹp mũi liên tục trong 05 ngày.
Đánh giá
Đánh giá được thực hiện trước và sau phẫu
thuật tối thiểu 03 tháng gồm các tiêu chí:
Đánh giá các biến chứng:

Biến chứng sớm
Chảy máu, nhiễm trùng
Biến chứng muộn
Chảy máu muộn, nhiễm trùng, thủng da
vùng mũi, lệch vách mũi, sụp mũi, hẹp van mũi
trong, lộ sống mũi…
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân:
khảo sát mức độ hài lòng khi bệnh nhân tái
khám hoặc qua điện thoại gồm 05 mức: rất hài
lòng, hài lòng, chấp nhận được, không hài
lòng và rất không hài lòng (biểu đồ 1)


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

Hình 1 Bóc tách lấy sụn sườn và sụn sườn số 6 được lấy
3 tháng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào
nghiên cứu có
Đặc điểm chung


Hình 2 Dùng sụn sườn làm mảnh ghép kéo dài vách
ngăn trong tạo hình đầu mũi

Giới
Có tổng cộng 17 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn
chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu, 16 trường
hợp là nữ chiếm tỉ lệ 94%. Bệnh nhân có mũi
ngắn, thấp được phẫu thuật lần đầu là 11 trường
hợp, chiếm tỉ lệ 64,7% và 6 trường hợp mũi mổ
lại chiếm tỉ lệ 35,3%.
Tuổi
Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 38
± 8 tuổi, nhỏ nhất là 23 tuổi và lớn nhất là 55 tuổi.
Kết quả phẫu thuật
Kích thước trung bình của mảnh ghép kéo
dài vách ngăn từ sụn sườn

Hình 3 Thêm mảnh ghép bằng màng sụn vùng đầu
mũi

Bảng 1 Kích thước của mảnh ghép kéo dài vách ngăn
bằng sụn sườn.
Kích thước SEG
Chiều dài
Chiều rộng

Trung bình ± ĐLC
25,8 ± 4,1 cm
15,3 ± 3,1 mm


Kích thước trung bình của mảnh ghép batten
giúp làm vững mảnh ghép kéo dài vách ngăn.
Bảng 2 Kích thước "batten graft"
Kích thước batten
Chiều dài
Chiều rộng

Hình 4 Nhét sụn sườn đập dập vào sống mũi.

KẾTQUẢ
Tất cả 17 bệnh nhân được theo dõi tối thiểu

Trung bình ± ĐLC
16,8 ± 2,4 mm
12,2 ± 1,8 mm

Biến chứng
Có 02 trường hợp biến chứng gồm 01 trường
hợp nhiễm trùng và 01 trường hợp lộ sụn sườn
vùng sống mũi.

379


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

6%

12%

23%

59%

Rất hài lòng

Hài lòng

Chấp nhận được

Không hài lòng

Biểu đồ 1 Mức độ hài lòng sau 03 tháng (n=17).
Một số ca phẫu thuật

Hình 5 Bệnh nhân nam mũi co rút, ngắn sau phẫu thuật mũi 3 lần được phẫu thuật tạo hình mũi bằng sụn sườn
tốt. Đập dập các lát sụn sườn bằng máy nghiền
BÀN LUẬN
sụn tạo thành các lát sụn sườn mềm dẻo có độ
Có nhiều kỹ thuật sử dụng sụn tự thân trong
đàn hồi tốt nên khi sử dụng trong nâng cao sống
tạo hình đầu mũi. Trong kỹ thuật của chúng tôi,
mũi cho độ ổn định tốt hơn(3,4,7).
chúng tôi sử dụng kết hợp hai mảnh ghép bằng
Mặt khác, sụn sườn sau khi đưa vào mũi sẽ
sụn sườn gồm mảnh ghép kép dài vách ngăn
sống bằng cơ chế thẩm thấu là chủ yếu nên sụn
mũi và mảnh ghép “batten graft” nhằm mục

sườn nguyên khối được nuôi dưỡng kém
đích giữ vững và tăng tính ổn định của mảnh
nhất(1,2). Sụn sườn băm nhuyễn sẽ tăng khả năng
ghép kéo dài vách ngăn mũi giúp ổn định đầu
tiếp xúc với mạch máu xung quanh nhưng do bị
mũi được tốt.
băm nhuyễn nên các tế bào sụn bị chết rất nhiều
Các kỹ thuật nâng sống mũi bằng sụn tự
khi đưa vào mũi. Sụn sườn đập dập ở mức độ
thân cũng rất đa dạng. Sử dụng sụn sườn
vừa phải không những hạn chế làm tổn thương
nguyên khối hoặc cắt lát rồi khâu tạo thành khối
các tế bào sụn mà còn tăng diện tích tiếp xúc của
trong nâng sống mũi tạo hình dạng sống mũi
tế bào sụn với mạch máu xung quanh được cho
đẹp, tuy nhiên theo thời gian sụn sườn dễ bị
là giúp tế bào sụn sống tốt nhất trong môi
cong vẹo hoặc biến dạng gây lệch, vẹo sống. Sử
trường mới.
dụng sụn băm nhuyễn hoặc kết hợp sụn băm
Có hai trường hợp biến chứng trong mẫu
nhuyễn với keo sinh học hoặc bọc bởi cân cơ thái
nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ 11,7%, trong
dương hay trung bì mỡ giúp tạo hình khối cho
đó có 01 trường hợp nhiễm trùng. Trường hợp
sống mũi, tuy nhiên sụn băm nhuyễn mềm nên
nhiễm trùng sau đó được điềm trị kháng sinh và
khả năng tạo khối và định hình sống mũi không

380



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
bơm rửa mủ liên tục trong 10 ngày thì cải thiện.
Trường hợp lộ sụn sườn vùng sống mũi, chúng
tôi tiến hành phẫu thuật rạch da đường trong
mũi theo đường sẹo cũ để lấy bỏ phần sụn sườn
bị lộ rồi khâu lại. Sau đó tình trạng bệnh nhân
ổn. Nguyên nhân lộ sụn vùng sống mũi là phần
sụn sườn này chưa được đập đủ mềm.

Nghiên cứu Y học

3.

4.

5.

KẾT LUẬN
Sụn sườn tự thân là chất liệu an toàn và hiệu
quả trong tạo hình mũi ngắn hoặc mũi phẫu
thuật lại. Nâng sống mũi bằng sụn sườn đập dập
cho hình dạng sống mũi đẹp tự nhiên và có độ
hài lòng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.


Balaji SM (2013), "Costal cartilage nasal augmentation
rhinoplasty: Study on warping". Ann Maxillofac Surg, 3(1), 20-24.
Bender-Heine AN, Zdilla MJ, Russell ML, Rickards AA, Holmes
JS, Armeni MA, et al. (2017), "Optimal Costal Cartilage Graft

6.
7.

8.

Selection According to Cartilage Shape: Anatomical
Considerations for Rhinoplasty". Facial Plast Surg, 33(6), 670-674.
Boccieri A, Marianetti TM, Pascali M (2018), "Crushed Cartilage:
A Rescue Procedure in Rhinoplasty". J Craniofac Surg, 29(3): 614617.
Cakmak O, Buyuklu F (2007), "Crushed cartilage grafts for
concealing irregularities in rhinoplasty". Arch Facial Plast Surg,
9(5), 352-357.
Calvert JW, Patel AC, Daniel RK (2014), "Reconstructive
rhinoplasty: operative revision of patients with previous
autologous costal cartilage grafts". Plast Reconstr Surg, 133(5),
1087-1096.
Fedok FG (2016), "Costal Cartilage Grafts in Rhinoplasty". Clin
Plast Surg, 43(1), 201-212.
Ma JG, Wang KM, Zhao XH, Cai L, Li X (2015), "Diced Costal
Cartilage for Augmentation Rhinoplasty". Chin Med J (Engl),
128(19), 2679-2681.
Miranda N, Larocca CG, Aponte C (2013), "Rhinoplasty using
autologous costal cartilage". Facial Plast Surg, 29(3), 184-192.

Ngày nhận bài báo:


26/06/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

26/06/2018

Ngày bài báo được đăng:

30/06/2018

381



×