Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá tỷ lệ bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Trưng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.01 KB, 10 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN
DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Nguyễn Thị Thu Vân*, Bùi Hạnh Thu*, Trần Thị Thu*, Phan Thị Tuyết Trinh*, Lê Thị hồng Diễm*,
Đoàn Thị Bưởi*, Huỳnh Thị Tú Nhi*

TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh lý thần kinh ngoại biên do dái tháo đường rất thường gặp, các triệu chứng thường không rõ
ràng cho đến khi có biểu hiện nặng là loét chân và nguy cơ đoạn chi. Cần đánh giá biến chứng thần kinh ngoại
biên ở bệnh nhân đái tháo đường, biết được tỉ lệ và nhận diện yếu tố các yếu tố nguy cơ liên quan để đưa ra các
khuyến cáo chăm sóc, bảo vệ bàn chân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại biên theo Test sàng lọc của Vương quốc
Anh (United Kingdom Screening Test) trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú, xác định mối liên
quan giữa bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường với các yếu tố nguy cơ.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đánh giá bệnh thần kinh ngoại biên 331 bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú từ tháng 01/2016 – 11/2016 tại bệnh viện Trưng Vương sử dụng test sàng lọc
của Vương quốc Anh.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là 54,1% trong đó 26,0% không có
triệu chứng cơ năng. Có sự liên quan giữa tuổi trên 70 và bệnh thần kinh ngoại biên (OR = 4,31, KTC 95% =
1,19 - 15,59, p = 0,026), giữa giới tính nữ và bệnh thần kinh ngoại biên (OR = 0,57, KTC 95% = 0,37 - 0,89, p =
0,013), giữa bệnh đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp đi kèm và bệnh thần kinh ngoại biên (OR = 2,19, KTC
95% = 1,34 - 3,59, p = 0,002), giữa thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường và bệnh thần kinh ngoại biên (10 <15 năm OR = 3,91, KTC 95% = 1,27 - 12,04, p = 0,017;15 - <20 năm OR = 6, KTC 95% = 1,46 - 24,73, p =
0,013). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy HbA1c có mối tương quan độc lập với bệnh thần kinh ngoại biên do
đái tháo đường (OR = 0,58, KTC 95% = 0,36 - 0,96, p = 0,033).
Kết luận: Cần tầm soát biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường theo khuyến cáo, đặc
biệt chú ý trên những bệnh nhân có những yếu tố trên 70 tuổi, nữ, có tăng huyết áp đi kèm, thời gian phát hiện
bệnh đái tháo đường từ 10 năm trở lên. Kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu làm giảm nguy cơ bệnh thần kinh ngoại


biên do đái tháo đường.
Từ khóa: Đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại biên.

ABSTRACT
PERIPHERAL NEUROPATHY AND ITS ASSOCIATED FACTORS IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS
AT TRUNG VUONG HOSPITAL
Nguyen Thi Thu Van, Bui Hanh Thu, Tran Thi Thu, Phan Thi Tuyet Trinh, Le Thi Hong Diem,
Doan Thi Buoi, Huynh Thi Tu Nhi
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 31 – 40
Background: Peripheral neuropathy is commonly seen in diabetes. Symptoms are usually subtle until ulcers
and amputation risk occurs. Therefore it is important to understand the prevalence of diabetic neuropathy and
identify its associated factors in order to provide appropriate education on foot care.


Bệnh viện Trưng Vương
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Nguyễn Thị Thu Vân,

ĐT: 0903630405,

Email:

31


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018

Objectives: To assess prevalence of diabetic neuropathy based on United Kingdom Screening Test in type 2
diabetic outpatients and identify the association between the complications with its risk factors.

Methods: Cross-sectional study. 333 type 2 diabetic outpatients at Trung Vuong hospital from January to
November 2016 were included in our study.
Results: 54.1% patients have been diagnosed peripheral neuropathy, among them 26% did not complain
any symptom. Peripheral neuropathy is associated with age over 70 (OR = 4.31, 95% CI: 1.19 - 15.59, p = 0.026),
female (OR = 0.57, 95% CI: 0.37 - 0.89, p = 0.013), hypertension (OR = 2.19, 95% CI: 1.34 - 3.59, p = 0.002),
long-term diabetes (10 - < 15 years with OR = 3.91, 95% CI: 1.27 - 12.04, p = 0.017; 15 - < 20 years with OR = 6,
95% CI: 1.46 - 24.73, p = 0.013). Multivariate logistic regression showed that HbA1c is independent risk factor of
peripheral neuropathy (OR = 0.58, 95% CI: 0.36 - 0.96, p = 0.033).
Conclusions: It is fundamental to screen for diabetic peripheral neuropathy based on guidelines, especially
for those patients who are over 70 years old, female, hypertension, > 10 years of diabetes. Tight HbA1c control
helps to lower risk of diabetic peripheral neuropathy.
Keywords: Diabetes, diabetic peripheral neuropathy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh chuyển
hóa, đặc trưng là tình trạng tăng đường huyết
mạn tính cùng với các rối loạn chuyển hóa
đường, đạm và mỡ do khiếm khuyết tiết insulin
hoặc giảm hoạt tính insulin hoặc do cả hai. Đái
tháo đường gây ra biến chứng mạch máu và
ngoài mạch máu. Biến chứng mạch máu nhỏ là
biến chứng đặc thù của bệnh đái tháo đường,
thường xuất hiện sớm, gây tổn thương mắt, thận
và thần kinh. Bệnh lý thần kinh do đái tháo
đường gồm có bệnh lý thần kinh ngoại biên,
bệnh lý thần kinh tự chủ… Bệnh lý thần kinh
ngoại biên do dái tháo đường rất thường gặp và
tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo thời gian. Kết quả
nghiên cứu của Pirat (1997) trên 4400 bệnh nhân
đái tháo đường típ 2, tỷ lệ bệnh thần kinh ngoại

biên tại thời điểm chẩn đoán là 7,5%, sau 25 năm
là 50%(19).
Đau do bệnh lý thần kinh ngoại biên hiện
diện ở 26% bệnh nhân bị đái tháo đường, gây
giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân(8).
Nhưng cũng có tới 50% bệnh nhân có thể không
có bất cứ triệu chứng cảnh báo nào(5). Biến
chứng trầm trọng liên quan đến biến chứng thần
kinh ngoại biên do đái tháo đường là loét và
nguy cơ đoạn chi(1,11) Bệnh thần kinh ngoại biên
làm tăng nguy cơ đoạn chi dưới 1,7 lần, tăng 12

32

lần nếu có biến dạng chân kèm theo (biến dạng
chân thường là hậu quả của bệnh thần kinh
ngoại biên), tăng lên 36 lần nếu bệnh nhân đã
từng bị loét chân trước đó(3). Theo Boulton và
cộng sự, tỷ lệ đoạn chi lên 80% sau loét chân hay
chấn thương(5).
Thực tế hiện nay, các biến chứng thận, mắt,
tim mạch thường được đánh giá sớm nhưng
biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân
ĐTĐ hiện tại ít được đánh giá sớm.
Bệnh viện Trưng Vương tiếp nhận, quản lý
bệnh nhân đái tháo đường đến điều trị tăng liên
tục mỗi năm, chưa có nghiên cứu đánh giá bệnh
thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Do vậy,
để nâng cao chất lượng điều trị cần đánh giá
biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân

đái tháo đường, biết được tỉ lệ và nhận diện
nguy cơ cao loét chân cũng như các yếu tố liên
quan để đưa ra các khuyến cáo chăm sóc, bảo vệ
bàn chân thực tế hơn.
Mục tiêu
Xác định tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại
biên theo Test sàng lọc của Vương quốc Anh
(United Kingdom Screening Test) trên bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú, mối
liên quan giữa bệnh thần kinh ngoại biên do đái
tháo đường với các yếu tố: tuổi, giới tính, thời
gian phát hiện bệnh đái tháo đường, tăng huyết
áp, hút thuốc lá, chỉ số khối cơ thể, vòng eo,


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
glucose máu tĩnh mạch khi đói, HbA1c, LDL
cholesterol, HDL cholesterol và Triglycerid máu.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đã được chẩn đoán
theo tiêu chí chẩn đoán và phân loại theo Hiệp
hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) 2015(9), theo
dõi và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trưng
Vương từ tháng 01/2016 đến tháng 11/2016.

Tiêu chí loại trừ

Bệnh nhân không trả lời phỏng vấn được;
đang điều trị nội trú; ĐTĐ típ 1; ĐTĐ thai kỳ; đã
đoạn chi dưới; đang bị nhiễm trùng bàn chân,
bệnh thận giai đoạn 4, 5; suy giáp; thiếu vitamin
B nặng biểu hiện toàn thân trên lâm sàng; bệnh
HIV; có bệnh lý ác tính ung thư, bệnh về máu;
nghề nghiệp tiếp xúc với chì; nghiện rượu nặng,
có hội chứng cai nghiện trên lâm sàng; đang sử
dụng các thuốc: INH, metronidazole,
amiodarone, chloramphenicol, indomethacin,
phenytoin; không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thu thập dữ kiện
Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án soạn sẵn.
Phương thức thực hiện
Đánh giá tình trạng béo phì theo tiêu chuẩn
của WHO dành cho người Châu Á năm 2004(23).
Phân độ huyết áp theo JNC VII (2003)(4). Mục
tiêu đường huyết tương khi đói, HbA1c, HDLCholesterol, LDL-Cholesterol và Triglycerid theo
ADA 2015(9).
Đánh giá biến chứng thần kinh ngoại biên
theo thang điểm sàng lọc của Vương quốc
Anh(7).
Bảng 1: Thang điểm sàng lọc
Hỏi triệu chứng
1/ Cảm nhận như thế nào?
Nóng rát, tê bì hay châm chích ở bàn chân
Mỏi, bọp bẻ hay đau nhức
2/ Triệu chứng có ở vị trí nào?
Bàn chân
Bắp chân


Điểm
2
1
2
1

Nghiên cứu Y học
Hỏi triệu chứng
Điểm
3/ Triệu chứng này có đánh thức bệnh nhân về đêm không?

1
4/ Cảm thấy khó chịu lúc nào?
Nặng hơn về đêm
2
Cả ngày lẫn đêm
1
Chỉ có ban ngày
0
5/ Triệu chứng giảm khi nào?
Lúc đi lại
2
Lúc đứng
1
Khám dấu hiệu LS
Điểm/mỗi chân
1/ Phản xạ gân gót
Mất
2

Giảm
1
2/ Cảm nhận rung: Mất/Giảm
1
3/ Cảm nhận đau: Giảm hoặc mất
1
4/ Cảm nhận nhiệt: Giảm hoặc mất
1

Bảng 2: Chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên:
TCCN
Khám LS
(tổng điểm) (tổng điểm)
Bình thường
0–2
0–2
Nhẹ
3–4
3–5
Trung bình
5–6
6–8
Nặng
7–9
9 – 10
Chẩn đoán bệnh TKNB (UKST)
≥≥ 5 và ≥ 3 hoặc ≥ 6 6
Nguy cơ loét chân cao (UKST)
≥8
Chẩn đoán mức độ bệnh

TKNB

Xử lý và phân tích dữ kiện
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.0, xử lý
và phân tích bằng phần mềm Stata 13.0.

KẾT QUẢ
Chúng tôi nghiên cứu 331 bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 tại phòng khám Nội tiết Bệnh
viện Trưng Vương, nữ chiếm tỷ lệ 58,6%, nam
chiếm 41,4%, nhóm tuổi chủ yếu là từ 51 đến 70
tuổi chiếm 68,0%. Có 49% với chỉ số BMI lớn hơn
23, trong đó 24,5% có chỉ số khối cơ thể BMI từ
25 trở lên. 49% nữ có vòng eo lớn hơn 80 cm
(Bảng 3).
Nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện
bệnh đái tháo đường từ 1 tới 5 năm chiếm
39,9%. Có72,8% bệnh nhân có bệnh tăng huyết
áp. Bệnh nhân có hút thuốc lá đều là nam
chiếm 43,8% bệnh nhân nam. Bệnh nhân được
điều trị bệnh đái tháo đường bằng thuốc viên
hạ đường huyết uống chiếm tỷ lệ 75,8%. Có
20,6% được điều trị bằng thuốc viên hạ đường
huyết uống phối hợp insulin. Tỷ lệ bệnh nhân

33


Nghiên cứu Y học
tuân thủ điều trị cao chiếm 90,3%.

Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát
glucose huyết tương khi đói là 44,6%, HbA1c
40,8%, Triglyceride 36,0%, LDL Cholesterol chỉ
29,6% (Bảng 4).
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đa số
60 tuổi, BMI 24,39 kg/m2, đường huyết tương
khi đói và HbA1c của bệnh nhân cao hơn so với
mục tiêu điều trị theo khuyến cáo của Hiệp hội
đái tháo đường Hoa Kỳ 2015(9) (Bảng 5).
LDL cholesterol, Triglyceride đều cao hơn
giá trị mục tiêu điều trị.
HDL Cholesterol của nữ đa số 1,2 mmol/L
không đạt mục tiêu mong đợi.
Bảng 3: Đặc tính mẫu nghiên cứu
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
137
41,4
Nữ
194
58,6
Nhóm tuổi
≤ 40
13
3,9
41 - 50
45
13,6

51 - 60
116
35,1
61 - 70
109
32,9
> 70
9
17,0
2
BMI (kg/m )
< 18,5
9
3,8
18.5 – 22,9
91
47,2
23 – 24,9
92
24,5
> 25
139
24,5
Vòng eo(cm)
Nam > 90
42
30,7
Nữ > 80
95
49,0

Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ (năm)
Dưới 1
16
4,8
Từ 1 đến dưới 5
132
39,9
Từ 5 đến dưới 10
68
20,5
Từ 10 đến dưới 15
77
23,3
Từ 15 đến dưới 20
23
7,0
Từ 20 trở lên
15
4,5
Tăng Huyết áp (mmHg)

241
72,8
Không
90
27,2
Thói quen hút thuốc lá (n=137)

60
43,8

Không
77
56,2
Phương pháp điều trị
Chế độ ăn đơn thuần
0
0

34

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Tần số Tỷ lệ (%)
Thuốc hạ đường huyết uống đơn thuần 251
75,8
Insulin đơn thuần
12
3,6
Insulin và Thuốc hạ đường huyết uống
68
20,6
Tuân thủ điều trị
Tuân thủ
299
90,3
Không tuân thủ
32
9,7

Bảng 4: Các chỉ số sinh hóa so với mục tiêu điều trị

của mẫu nghiên cứu
Các chỉ số sinh hóa
Đường huyết lúc đói (mmol/L)
Đạt mục tiêu
Không đạt mục tiêu
HbA1c (%)
Đạt mục tiêu
Không đạt mục tiêu
LDL – C (mmol/L)
Đạt mục tiêu
Không đạt mục tiêu
HDL – C (mmol/L)
Đạt mục tiêu (n= 177)
Nam
Nữ
Không đạt mục tiêu (n= 154)
Nam
Nữ
Triglycerid (mmol/L)
Đạt mục tiêu
Không đạt mục tiêu

Tần số

Tỷ lệ (%)

147
184

44,4

55,6

135
196

40,8
59,2

98
233

29,6
70,4

93
84

52,5
47,5

44
110

28,6
71,4

119
212

36,0

64,0

Bảng 5: Đặc điểm trung vị của mẫu nghiên cứu
Các chỉ số
Tuổi
2
BMI (kg/m )
Vòng eo (cm)
Nam > 90
Nữ > 80
Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ
(năm)
Huyết áp
Huyết áp tâm thu (mmHg)
Huyết áp tâm trương (mmHg)
Đường huyết lúc đói (mmol/L)
HbA1c (%)
Cholesterol toàn phần (mmol/L)
LDL(mmol/L)
HDL(mmol/L): Nam (n= 137)
Nữ (n= 194)
Triglycerid (mmol/L)

Trung vị
[khoảng tứ phân vị]
60 [53 – 66]
24,39 [22,37 - 26,99]
86,0 [80,0 – 91,0]
84,5 [79,0 – 90,0]
5 [2 – 10]

120 [120 – 140]
80 [70 – 80]
7,5 [6,3 – 9,0]
7,3 [6,6 – 8,5]
4,8 [4,0 – 5,6]
3,0 [2,4 – 3,7]
1,0 [0,9 – 1,3]
1,2 [1,0 – 1,4]
2,0 [1,4 – 3,0]

Đa số bệnh nhân (72,5%) có triệu chứng cơ
năng về thần kinh; 27,5% bệnh nhân không có


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
triệu chứng thần kinh nào. Triệu chứng chủ yếu
ở bàn chân (57,4%). Có 22,4% bệnh nhân có triệu
chứng đau đánh thức bệnh nhân về đêm và
nặng hơn về đêm là 32,6% (Bảng 6).
Dấu hiệu mất phản xạ gân gót ở bàn chân
phải và bàn chân trái lần lượt là 56,8 và 53,2%,
chiếm tỷ lệ cao nhất (Bảng 7).
Bảng 6: Kết quả tầm soát các triệu chứng cơ năng
bệnh thần kinh theo UKST
Triệu chứng cơ năng
Tần số Tỷ lệ (%)
1/ Cảm nhận như thế nào?
Nóng rát, tê bì hay châm chích ở bàn
165
49,9

chân
Mỏi, bọp bẻ hay đau nhức
75
22,6
Không có triệu chứng
91
27,5
2/ Triệu chứng có ở vị trí nào?
Bàn chân
190
57,4
Bắp chân
45
13,6
Nơi khác
96
29
3/ Triệu chứng này có đánh thức bệnh nhân về đêm không?

74
22,4
Không
257
77,6
4/ Cảm thấy khó chịu lúc nào?
Nặng hơn về đêm
108
32,6
Cả ngày lẫn đêm
60

18,1
Chỉ có ban ngày
163
49,3
5/ Triệu chứng giảm khi nào?
Lúc đi lại
87
26,3
Lúc đứng
9
2,7
Lúc ngồi nằm hay lúc nghỉ ngơi
235
71,0

Bảng 7: Kết quả khám lâm sàng đánh giá bằng UKST
Khám dấu hiệu LS

Bàn chân phải

Bàn chân trái

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
1/ Phản xạ gân gót?
Mất
188
56,8
Giảm
30
9,1

Bình thường
113
34,1
2/ Cảm nhận rung?
Mất/Giảm
91
27,5
Bình thường
240
72,5
3/ Cảm nhận đau
Giảm hoặc mất
58
17,5
Bình thường
273
82,5
4/ Cảm nhận nhiệt
Giảm hoặc mất
98
29,6
Bình thường
233
70,4

176
28
127

53,2

8,5
38,3

70
261

21,1
78,9

49
282

14,8
85,2

82
249

24,8
75,2

Bệnh nhân có biểu hiện mức độ bệnh thần
kinh theo triệu chứng từ trung bình đến nặng

Nghiên cứu Y học
chiếm tỷ lệ 51,4%; theo dấu hiệu khám lâm
sàng từ trung bình đến nặng chiếm tỷ lệ 26%.
Bảng 8: Tỷ lệ % mức độ bệnh thần kinh ngoại biên
Mức độ bệnh thần
Bình

kinh ngoại biên
thường
Theo triệu chứng cơ
30,2
năng
Theo khám lâm sàng
18,4

Nhẹ

Nặng

18,4

Trung
bình
27,8

55,6

21,8

4,2

23,6

Tỷ lệ bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo
đường 54,1%; trong đó tỷ lệ bệnh thần kinh
ngoại biên không có triệu chứng cơ năng là
26,0%. Có 8,8% bệnh nhân có nguy cơ cao loét.

Bảng 9: Bệnh thần kinh ngoại biên đánh giá bằng
UKST
Bệnh thần kinh ngoại biên
Tần số Tỷ lệ (%)
Khám lâm sàng ≥ 3 điểm và

179
54,1
triệu chứng cơ năng ≥ 5 điểm
Không
152
45,9
hoặc khám lâm sàng ≥ 6 điểm
Bệnh thần kinh ngoại biên không triệu
86
26,0
chứng cơ năng
Có nguy cơ loét chân cao (Khám lâm
29
8,8
sàng ≥ 8 điểm)

Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo
đường có sự khác biệt có ý nghĩa ở nữ so với
nam; nhóm tuổi trên 70 tuổi so với nhóm tuổi
dưới 40; nhóm mắc bệnh đái tháo đường từ
mười năm đến dưới 15 năm cao gấp 4,32 lần (p =
0,017), từ 15 - < 20 năm cao gấp 6 lần (p = 0,013)
so với nhóm < 1 năm (p = 0,009); người mắc đái
tháo đường có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo

mắc bệnh thần kinh ngoại biên cao gấp 2,19 lần
so với người mắc đái tháo đường nhưng huyết
áp bình thường.
Kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu điều trị giúp
giảm đến 51% nguy cơ mắc bệnh thần kinh
ngoại biên so với những người kiểm soát HbA1c
không đạt mục tiêu và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,002).
Các yếu tố tuổi, giới tính, thời gian phát
hiện bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp
và HbA1c là các yếu tố khi phân tích đơn biến
đều có mối liên quan đến bệnh thần kinh
ngoại biên do đái tháo đường. Tuy nhiên, các
yếu tố này lần lượt đưa vào phân tích đa biến,
kết quả cho thấy chỉ có biến chứng thần kinh
ngoại biên do đái tháo đường ở bệnh nhân

35


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018

kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu điều trị có xu
nhân kiểm soát HbA1c không đạt mục tiêu
hướng thấp hơn 0,42 lần so với nhóm bệnh
điều trị.
Bảng 10: Các yếu tố liên quan đến bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Nam
Nữ
<=40
41-50
51-60
61-70
>70
Bình Thường
Thiếu cân
Thừa cân
Béo phì
Nam: Đạt mục tiêu
Không đạt mục tiêu
Nữ: Đạt mục tiêu
Không đạt mục tiêu
<1 năm
1-5 năm
6-10 năm
>10 năm

Không

Không
Đạt
Không đạt
Đạt
Không đạt
Đạt
Không đạt

Đạt
Không đạt
Đạt
Không đạt

Phép kiểm 2

36

Bệnh thần kinh ngoại biên
Có (%)
Không (%)
Giới tính
63 (46,0)
74 (54,0)
116 (59,8)
78 (40,2)
Nhóm tuổi
5 (39,5)
8 (61,5)
11 (24,4)
34 (75,6)
58 (50,0)
58 (50,0)
70 (64,2)
39 (35,8)
35 (72,9)
13 (27,1)
BMI
46 (50,6)

45 (49,4)
7 (77,8)
2 (22,2)
45 (48,9)
47 (51,1)
81 (58,3)
58 (41,7)
Vòng eo
50,0
55,8
36,6
50,0
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ
6 (37,5)
10 (62,5)
59 (44,7)
73 (55,3)
31 (45,6)
37 (54,4)
83 (72,2)
32 (27,8)
Tăng Huyết áp
143 (59,3)
98 (40,7)
36 (40,0)
54 (60,0)
Hút thuốc lá
24 (39,3)
37 (60,7)
155 (57,4)

115 (42,6)
Đường huyết lúc đói (mmol/L)
74 (50,3)
73 (49,7)
105 (57,1)
79 (42,9)
HbA1c (%)
59 (43,7)
76 (56,3)
120 (61,2)
76 (38,8)
LDL – C (mmol/L)
59 (60,2)
39 (39,8)
120 (51,5)
113 (48,5)
HDL – C (mmol/L)
96 (54,2)
81 (45,8)
83 (53,9)
71 (46,1)
Triglycerid (mmol/L)
64 (53,8)
55 (46,2)
115 (54,3)
97 (45,7)

p

0,013


OR
(KTC 95%)
0,57 (0,37-0,89)
1

0,324
0,433
0,081
0,026

1
0,52 (0,14 - 1,91)
1,60 (0,49 - 5,18)
2,87 (0,88 - 9,38)
4,31 (1,19 - 15,59)

0,138
0,825
0,250

1
3,42 (0,67 - 17,38)
0,94 (0,52 - 1,67)
1,37 (0,80 - 2,32)

0,531
0,094

0,585

0,559
0,009

1,26 (0,61 - 2,61)
1
1,73 (0,91 - 3,29)
1
1
1,35 (0,46 - 3,92)
1,40 (0,46 - 4,28)
4,32 (1,45 - 12,87)

0,002

2,19 (1,34 - 3,59)
1

0,215

0,65 (0,33 - 1,29)
1

0,223

0,76 (0,49 - 1,18)
1

0,002

0,49 (0,32 - 0,77)

1

0,148

1,42 (0,88 - 2,30)
1

0,950

1,01 (0,66 - 1,56)
1

0,935

0,98 (0,63 - 1,54)
1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của Thomas (1997), tỷ lệ bệnh
thần kinh đái tháo đường giao động trong
khoảng rất lớn, từ 5% đến 100%. Sự khác biệt
này do sự khác nhau về quần thể nghiên cứu, về
tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thần kinh và các
phương pháp phát hiện bệnh thần kinh(20).
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh thần kinh
ngoại biên do đái tháo đường được đánh giá
theo điểm triệu chứng 69,8%, mức độ nặng
23,6%, được đánh giá theo điểm khám lâm sàng

81,6%, nặng 4,2%, kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Nhạn thấp hơn, tỷ lệ bệnh thần kinh
ngoại biên đánh giá theo điểm triệu chứng
52,23%, mức độ nặng 13,39% được đánh giá theo
điểm khám lâm sàng 42,52%, mức độ nặng cao
hơn 13,38%(16). Tỷ lệ bệnh thần kinh ngoại biên
do đái tháo đường được đánh giá theo thang
điểm UKST (cả thiệu chứng cơ năng và khám
dấu hiệu lâm sàng) là 54,1% cao hơn nghiên cứu
của Ibrahim A và cộng sự (31,2%)(13), cao hơn
cứu của Nguyễn Thị Nhạn (37,05%), các nghiên
cứu này đều dùng Test sàng lọc của Vương
Quốc Anh(16). Nghiên cứu của Fareh HR và cộng
sự trên 125 bệnh nhân đái tháo đường nhằm xác
định hiệu quả của 3 phương pháp chẩn đoán
bệnh thần kinh do đái tháo đường, bao gồm
MNSI, UKST và đo điện cơ. Kết quả phát hiện
bệnh thần kinh ngoại biên theo MNSI là 69%,
theo UKST là 73% và theo điện cơ đồ là 69%. Kết
quả của 3 phương pháp này tương đương
nhau(11). Một nghiên cứu sử dụng công cụ tầm
soát bệnh thần kinh Michigan và đo điện cơ
cũng như đo ngưỡng tiếp nhận rung. Kết quả tỷ
lệ bệnh thần kinh ngoại biên là 32,1% khi dựa
vào điểm của công cụ tầm soát bệnh thần kinh
Michigan(21) thấp hơn kết quả của chúng tôi. Có
lẽ do đặc điểm mẫu nghiên cứu của chúng tôi có
tuổi trung bình 59,51 ± 10,42 cao hơn của nghiên
cứu Ibrahim A và cộng sự (49,55 ± 10,28)(13), thời
gian phát hiện bệnh ĐTĐ trung bình trong

nghiên cứu của chúng tôi 6,87 ± 5,39 năm cao
hơn của Nguyễn Thị Nhạn (3,04 ± 3,47)(16). Trong
nghiên cứu của chúng tôi phân tích có 26% bệnh

Nghiên cứu Y học
nhân được chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên
mà không có triệu chứng cơ năng. Điều này cho
thấy khi khám bệnh nhân đái tháo đường, bệnh
nhân không than phiền triệu chứng cũng phải
khám tầm soát để không bỏ soát biến chứng
thần kinh ngoại biên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỷ lệ nguy cơ cao loét chân (điểm khám lân
sàng ≥ 8) của bệnh nhân chỉ có 8,8% (n = 29).
Những bệnh nhân này đa số tuổi khoảng 64,
thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường 10
năm, có các chỉ số BMI, Glucose huyết khi đói,
HbA1c, LDL-c, Triglycerid đều cao hơn mục tiêu
điều trị. Tuy nguy cơ loét chân cao thấp nhưng
bệnh thần kinh ngoại biên chiếm tỷ lệ đến 54,1%.
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nói chung có một số
đặc điểm liên quan đến dịch tễ học của bệnh và
ảnh hưởng đến nội dung nghiên cứu. Trong số
các đặc điểm chung cần quan tâm đến ở BN
ĐTĐ típ 2 bao gồm tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể,
vòng eo, thời gian phát hiện bệnh và một số
YTNC khác.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ biến
chứng thần kinh ngoại biên tăng dần theo nhóm
tuổi, 24,4% trong nhóm tuổi từ 41-50 tuổi; 50,0%

trong nhóm tuổi từ 51- 60 tuổi; 64,2% trong
nhóm tuổi từ 61-70 tuổi; tăng đến 72,9% trong
nhóm tuổi trên 70 và sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu tại Bangladesh
trên 294 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 để xác
định tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại biên do
đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ đã cho
thấy tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi, từ 11% trong
nhóm tuổi 23 - 40 tuổi lên tới 32,3% ở nhóm tuổi
60 – 80 tuổi và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,01)(15). Điều này cho thấy, tuổi đời liên
quan đến biến chứng thần kinh ngoại biên.
Tỷ lệ bệnh nhân nữ có biến chứng thần kinh
ngoại biên trong nghiên cứu của chúng tôi là
59,8% và nam 46% (nữ gấp 1,3 lần nam) và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trong khi đó các nghiên cứu trong và ngoài
nước có tỷ lệ nam cao hơn hoặc nữ cao hơn
nhưng không có sự khác biệt về giới tính trong

37


Nghiên cứu Y học
việc đánh giá các biến chứng thần kinh do đái
tháo đường(13,15,16). Điều này chứng tỏ không phải
lúc nào, tỷ lệ nữ cao thì tỷ lệ nữ có biến chứng
thần kinh ngoại biên cao hơn.
Tình trạng dư cân, béo phì là YTNC của
nhiều bệnh tim mạch, chuyển hóa trong đó có

ĐTĐ típ 2. Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ
thừa cân, béo phì chiếm 69,8%. Tỷ lệ bệnh nhân
đái tháo đường béo phì có biến chứng thần kinh
ngoại biên là 58,3% cao hơn 1,37 lần so với bệnh
nhân có chỉ số khối cơ thể bình thường có biến
chứng thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này
cũng tương tự như những kết quả nghiên cứu
của Ibrahim A và cộng sự(13).
Trong nghiên cứu của chúng tôi nam có
vòng eo > 90 cm chiếm tỷ lệ 30,7% nam giới, nữ
giới có vòng eo > 80 cm chiếm 49,0%. Kiểm soát
vòng eo không đạt mục tiêu, nguy cơ mắc bệnh
thần kinh ngoại biên cao hơn so với những
người kiểm soát đạt mục tiêu vòng eo ở cả hai
giới nam và nữ, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng
tương tự kết quả nghiên cứu D.D. Wang(22).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
gấp lần so với nhóm mới phát hiện đái tháo
đường dưới 1 năm (p < 0,05). Những bệnh nhân
phát hiện bệnh đái tháo đường từ 20 năm trở lên
nguy cơ bị biến chứng thần kinh ngoại biên tăng
gấp 4,58 lần so với nhóm mới phát hiện đái tháo
đường dưới 1 năm, tuy nhiên (p = 0,051). Vậy
thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường lâu liên
quan đến biến chứng thần kinh ngoại biên do
đái tháo đường. Kết quả này tương đồng với các
nghiên cứu của Kjersti Mørkrid và cộng sự(15),

của Ogonna Oguejiofor và cộng sự(17). Các
nghiên cứu trên cho thấy biến chứng thần kinh
liên quan mật thiết với thời gian phát hiện bệnh
đái tháo đường, những bệnh nhân phát hiện
bệnh đái tháo đường càng lâu thì biến chứng
thần kinh càng nhiều điều này phù hợp với y
văn và các công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước.

Tỷ lệ bệnh nhân nam hút thuốc lá có bệnh
thần kinh ngoại biên do đái tháo đường trong
nghiên cứu của chúng tôi là 40% (n=24). Các
nghiên cứu trên thế giới, có mối liên quan kém
giữa hút thuốc lá và biến chứng thần kinh đái
tháo đường, hoặc là không có liên quan(6,13,15).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy không
có mối liên quan giữa biến chứng thần kinh và
hút thuốc lá.

Tăng HA là bệnh thường gặp song hành với
ĐTĐ típ 2, có thể xuất hiện trước, sau hoặc đồng
thời với ĐTĐ. Mặc dù BN tăng HA đơn thuần
thì biến chứng TKNB rất ít gặp, sự phối hợp của
2 bệnh sẽ làm gia tăng nguy cơ gây tổn thường
TKNB ở BN ĐTĐ típ 2 từ 1,5 - 2 lần(10,14). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân bị tăng HA
có bệnh thần kinh ngoại biên cao gấp 2,19 lần
(KTC 95%: 1,34 – 3,59) so với bệnh nhân không
bị tăng huyết áp (p=0,002). Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu khác, như nghiên cứu do

Harris và công sự khảo sát trên 84.572 người ở
Hoa Kỳ vào năm 1989 đã cho thấy bệnh thần
kinh ngoại biên trên bệnh nhân đái tháo đường
típ 2 liên quan đến tăng huyết áp(13).

Thời gian phát hiện đái tháo đường của các
đối tượng trong nghiên cứu khoảng 5 năm,
trong đó bệnh nhân đái tháo đường có biến
chứng thần kinh ngoại biên khoảng 8 năm cao
hơn so với nhóm không có biến chứng thần kinh
ngoại biên là 4 năm (p < 0,05). Biến chứng thần
kinh ngoại biên tăng theo thời gian phát hiện đái
tháo đường, những bệnh nhân phát hiện bệnh
đái tháo đường từ 10 năm đến dưới 15 năm
nguy cơ bị biến chứng thần kinh ngoại biên tăng
gấp 3,91 lần, từ 15 năm đến dưới 20 năm tăng

Nghiên cứu Partanen J và cs hơn 4000 bệnh
nhân ĐTĐ đã nhận thấy sau 25 năm những
bệnh nhân được kiểm soát đường máu tối ưu
thì cũng có 10% bị biến chứng thần kinh(18). Ở
những bệnh nhân không được điều trị, tỷ lệ
biến chứng tăng lên đến 70% sau 25 năm bị
ĐTĐ. Tất nhiên, cơ chế gây tổn thương thần
kinh ở BN ĐTĐ rất phức tạp chứ không đơn
thuần là yếu tố điều trị không hợp lý(2). Tuy
nhiên nghiên cứu của chúng tôi, bệnh thần
kinh ngoại biên không liên quan đến kiểm soát

38



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
đường máu lúc đói đạt mục tiêu điều trị.
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ HbA1c đạt
mục tiêu điều trị chiếm 40,8% (n=135). Đánh giá
mối liên quan giữa kiểm soát đường huyết tốt,
thể hiện qua HbA1c ≤ 7% và bệnh thần kinh
ngoại biên, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân
đạt mục tiêu HbA1c ≤ 7% có bệnh thần kinh
ngoại biên chỉ bằng 0,49 lần (KTC95%: 0,49 –
1,18) so với nhóm bệnh nhân có HbA1c > 7%, và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,002).
Vậy HbA1c được xác định là yếu tố liên quan
đến bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Cholesterol tỷ trọng thấp, cholesterol tỷ
trọng cao, triglycerid trong nghiên cứu của
chúng tôi không có mối liên quan với bệnh thần
kinh ngoại biên.
Các yếu tố tuổi, giới tính, thời gian phát hiện
bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp và
kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu điều trị đều có
mối liên quan với bệnh thần kinh ngoại biên,
nhưng khi chúng tôi đưa vào phân tích đa biến,
kết quả cho thấy biến chứng thần kinh ngoại
biên do đái tháo đường ở bệnh nhân kiểm soát
HbA1c đạt mục tiêu điều trị có xu hướng thấp
hơn 0,42 lần so với nhóm bệnh nhân kiểm soát
HbA1c không đạt mục tiêu điều trị. Vậy HbA1c
được xác định là yếu tố liên quan đến bệnh lý

thần kinh ngoại biên.

Nghiên cứu Y học
khi phân tích đơn biến là bệnh nhân trên 70 tuổi,
nữ, thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường từ
10 năm đến dưới 20 năm, có HbA1c trên 7%,
bệnh tăng huyết áp. Khi phân tích hồi quy đa
biến logistic chỉ yếu tố HbA1c có liên quan với
bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường có
ý nghĩa thống kê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.
6.

7.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 331 người bị đái tháo đường
típ 2 tại phòng khám Nội tiết bệnh viện Trưng
Vương từ tháng 01- 11/2016, nghiên cứu “Đánh
giá tỷ lệ bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo

đường bằng Test sàng lọc của Vương quốc Anh”
đã ghi nhận những kết quả sau:
Bệnh thần kinh ngoại biên được đánh giá
theo điểm triệu chứng 69,8%, nặng 23,6%; được
đánh giá theo điểm khám lâm sàng 81,6%, nặng
4,2% được đánh giá sau khi đã sàng lọc là 54,1%.
Trong đó bệnh thần kinh ngoại biên được chẩn
đoán không có triệu chứng cơ năng là 26,0%.
Các yếu tố được xác định có liên quan với
bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

8.

9.
10.

11.

12.

13.

Abbott CA, Malik RA, van Ross ERE, Kulkarni J, Boulton AJM
(2011), “Prevalence and characteristics of painful diabetic
neuropathy in a large community-based diabetic population in
the UK”, Diabetes Care, 34(10): 2220–4.
Adgaonkar AA, Dawange AA, Adgaonkar ShA (2014), “A
study of clinical profile of peripheral neuropathy in diabetes
mellitus”, Scholars Journal of Applied Medical Sciences, 2(4C), pp.
1347-1350.

Armstrong DG, Lavery LA and Harkless LB (1998), "Validation
of a diabetic wound classification system. The contribution of
depth, infection, and ischemia to risk of amputation", Diabetes
Care, 21: pp. 855-859.
Bakris GL, Black HR (2003), “Joint National Committee on
Prevention, Detection, Evaluation and Treatment of High Blood
Pressure; National Heart, Lung and Blood Institute; National
High Blood Pressure Education Program Coordinating
Committee: Seventh report of the Joint National Committee on
Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood
Pressure”, Hypertension, 42(6):1206-1252.
Boulton AJ (2005), "Diabetic neuropathies: a statement by the
American Diabetes Association", Diabetes Care, 28: pp. 956–962.
Clair C (2015), “The Effect of Cigarette Smoking on Diabetic
Peripheral Neuropathy: A Systematic Review and MetaAnalysis”, Journal of General Internal Medicine, 30(8): pp.1193–
1203.
Consensus statement (1988), “Report and recommendations of
the San Antonio conference on diabetic neuropathy”, American
Diabetes Association American Academy of Neurology, Diabetes Care,
11:592.
Davies M, Brophy S, Williams R, Taylor A (2006), "The
prevalence, severity and impact of painful diabetic peripheral
neuropathy in type 2 diabetes", Diabetes Care, 29: pp. 1518 – 1522.
Diabetes Association (2015), “Diagnosis and Classification of
Diabetes Mellitus”, Diabetes Care, 38(1): pp.S1-S17.
Đinh Đức Hòa (2013), Nghiên cứu đặc điểm chỉ số huyết áp 24
giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường týp 2, Luận
văn bác sĩ chuyên khoa 2, Học viện Quân y.
Fateh HR, Madani SP, Heshmat R, Larijani B (2016),
“Correlation of Michigan neuropathy screening instrument,

United Kingdom screening test and electrodiagnosis for early
detection of diabetic peripheral neuropathy”,J Diabetes Metab
Disord,15: pp. 8.
Harris M, Eastman R, Cowie C (1993), "Symptoms of sensory
neuropathy in adults with NIDDM in the U.S. population",
Diabetes Care, 16(11): pp.1446-52.
Ibrahim A, Owolabi LF, Borodo MM, Ogunniyi A (2015),
“Clinical profile of diabetic sensorimotor polyneuropathy in a
tertiary hospital in Northwestern Nigeria”, Original Article, 12,
pp. 13-19.

39


Nghiên cứu Y học
14. Liu F, Bao Y, Hu R (2010), “Screening and prevalence of
peripheral neuropathy in type 2 diabetes outpatients: a
randomized multicentre survey in 12 city hospitals of China”,
Diabetes/metabolism Research and Reviews, 26(6), pp. 481 – 489.
15. Mørkrid K, Ali L and Hussain A (2010), "Risk factors and
prevalence of diabetic peripheral neuropathy: A study of type 2
diabetic outpatients in Bangladesh", Int J Diabetes Dev Ctries,
30(1): pp.11–17.
16. Nguyễn Thị Nhạn (2005), “Nghiên cứu biến chứng thần kinh
ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường”, Y Học Thực Hành, Hội
nghị Khoa học Y Dược lần thứ 11 tại Trường Đại học Y Khoa
Huế, Bộ Y Tế xuất bản, số 521, tr. 369-376.
17. Oguejiofor O, Oli JO, Odenigbo CU et al (2008), “Are the
symptoms of diabetic peripheral neuropathy in Nigerian
patients objective? An evaluation using the United Kingdom

Screening Test (UKST) and Bio-Thesiometry”, Tropical Journal of
Medical Research, 12 (1), pp. 45-.
18. Partanen J, Niskanen L, Lehtinen J, Mersvaala E, Siitonen O,
Uusitupa M (1995), "Natural history of peripheral neuropathy in
patients with non-insulin dependent diabetes mellitus", N Engl J
Med, 333: pp. 89–94.

40

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
19. Pirat J (1997), "Diabetes mellitus and its degenerative
complications: a prospective study of 4400 patients observed
between 1947 and 1973", Diabete Metab, 3(2): pp. 97-107.
20. Thomas PK (1997), "Classification, differential diagnosis, and
staging of diabetic peripheral neuropathy", Diabetes, 46: pp. S54–
S57.
21. Turkan M (2013), "Comparison of Efficiencies of Michigan
Neuropathy Screening Instrument, Neurothesiometer, and
Electromyography for Diagnosis of Diabetic Neuropathy",
International Journal of Endocrinology, DOI: 10.1155/2013/821745.
22. Wang DD (2014), “Prevalence and correlates of diabetic
peripheral neuropathy in a Saudi Arabic population: a crosssectional study”, PLoS One, 9(9), p.e106935.
23. WHO expert consultation (2004),“Appropriate body-mass index
for Asian populations and its implications for policy and
intervention strategies”,The Lancet, 363: pp 157-163.

Ngày nhận bài báo:

14/08/2018


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/08/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/10/2018



×