Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số đặc điểm điều trị phục hình răng ở bệnh nhân người lớn đến khám tại Bệnh viện An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.83 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH RĂNG Ở BỆNH NHÂN
NGƯỜI LỚN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH
Nguyễn Ngọc Hiển*, Nguyễn Đức Trung*, Bùi Mạnh Côn*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng quan tâm nhiều đến vấn đề thẩm mỹ và toàn
vẹn của bộ răng. Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, có rất nhiều kỹ thuật phục hồi lại thẩm mỹ và sức nhai
cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát kết quả bệnh nhân điều trị phục hình răng ở bệnh nhân người lớn đến khám tại khoa
Răng Hàm Mặt – Bệnh Viện An Bình.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 1/2016 đến tháng 7/2016 có 145 trường hợp điều trị phục hình răng với 101 trường hợp
điều trị phục hình răng cố định, 44 trường hợp làm phục hình tháo lắp. Tuổi từ 18 đến 80 tuổi, nữ chiếm tỷ lệ
75,2%. Chi phí điều trị dưới 1 triệu chiếm 6,9%, chi phí điều trị từ 1 đến dưới 5 triệu có chiếm 71%, chi phí điều
trị từ 5 đến dưới 10 triệu có chiếm 19,3%, chi phí trên 10 triệu chiếm 2,8%. Số lượng bệnh nhân thích nghi với
phục hình là 143/145 trường hợp, chiếm tỷ lệ 98%.
Kết luận: Điều trị phục hình răng giúp phục hồi lại chức năng và thẩm mỹ cho bộ răng của bệnh nhân với
tỷ lệ thành công cao.
Từ khóa: Phục hình răng cố định, phục hình răng tháo lắp.

ABSTRACT
SOME CHARACTERISTIC OF TEETH PROSTHETIC TREATMENT
IN ADULT PATIENT AN BINH HOSPITAL
Nguyen Ngoc Hien, Nguyen Duc Trung, Bui Manh Con
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 7 - 15
Background: In modern life, human pay more attention to the aesthetic and integrated teeth set. With the
development of modern dental technique, there are many methods to restore aesthetics and chewing ability.


Objectives: Survey of teeth prosthetic treatment result in adult patients at the Facial – odontology
apartment – An Binh Hospital.
Method: a case series study.
Results: From 1/2016 to 7/2016, 145 prothestic treatments were performed with 101 fixed prosthesis, 44
removable prosthesis. Age from 18 to 80 years old with 75.2% female. Treament cost under 1 million: 6.9%, from
1 million to under 5 million: 71%, from 5 million to under 10 million: 19.3%, above 10 million: 2.8%. Number of
suitable treament is 143/145 case, with 98%.
Conclusion: Prosthetic treaments help patients restore abiltity and aesthesis of the teeth set with high
successful rate.
Key words: Fixed prosthesis, removable prosthesis.

*

Bệnh viện An Bình
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Hiển

112

ĐT: 0937249544

E-mail:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

MỞ ĐẦU


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều khẳng
định sức khỏe người dân là tài sản của xã hội,
xem sức khỏe của mọi người là nguồn tài
nguyên quan trọng cho việc xây dựng và phát
triển đất nước. Trong đó, sức khỏe răng miệng
có vai trò đặc biệt góp phần làm gia tăng chất
lượng cuộc sống và hạnh phúc của mỗi người.
Mất răng gây trở ngại làm giảm bớt chức năng
nhai, phát âm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ (3).
Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển,
người dân không chỉ lo “ăn no, mặc ấm” mà còn
quan tâm nhiều hơn về vấn đề thẩm mỹ của bản
thân và chất lượng cuộc sống(4).

Lứa tuổi làm phục hình chiếm tỷ lệ cao nhất
trong khảo sát của chúng tôi là trên 50 tuổi. Ở
lứa tuổi này, các răng đã bị mất nhiều mô răng
do quá trình ăn nhai, mòn răng, sâu răng và bị
mất răng dần do các bệnh về nha chu(3). Đồng
thời, ở lứa tuổi này vẫn còn nằm trong độ tuổi
lao động và kinh tế của bản thân đã tương đối ổn
định, bệnh nhân ở lứa tuổi này có xu hướng
muốn trồng răng để giữ sức lao động và đảm
bảo sức khỏe cho tuổi già.

Hơn nữa, với sự bùng nổ thông tin qua
Internet, người dân cũng hiểu biết hơn về các

quan niệm và kỹ thuật phục hình răng hiện đại
(2). Chúng tôi thực hiện đề tài với mong muốn
tìm hiểu thêm về tỉ lệ bệnh nhân điều trị phục
hình răng nhằm cập nhật thêm các kỹ thuật phục
hình răng hiện đại và khả năng phát triển các kỹ
thuật làm răng sứ ở lab răng giả tại bệnh viện.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến điều trị
phục hình răng tại khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh
viện An Bình từ 1/1/2016 đến 20/7/2016.

Tiêu chuẩn chọn
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên điều trị phục
hình răng tại khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện
An Bình từ 1/6/2016 đến 20/7/2016.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân dưới 18 tuổi.
Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Thông tin thu thập được ghi vào phiếu thu
thập số liệu.
Số liệu được mã hóa, xử lý theo thuật toán
thống kê y học và phần mềm SPSS 16.0.

Bảng 1: Độ tuổi.
Tuổi
18 - 30
31- 50

>50

Số lượng (n)
16
48
81

Tỷ lệ (%)
11
33,1
55,9

Lứa tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất trong khảo sát
là lứa tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Ngày nay, lứa tuổi
này tiếp xúc với các thông tin từ Internet nhiều
nhất nên cũng ít nhiều đã quan tâm đến vấn đề
chăm sóc răng miệng nên tỉ lệ mất rang thấp.
Điều trị phục hình ở lứa tuổi này tập trung ở
điều trị phục hình cố định với lý do chủ yếu là
về thẩm mỹ.
Bảng 2: Lý do đến khám.
Lý do đến khám
Số lượng (n)
Đau răng
22
Gãy răng
2
Muốn trồng răng
63
Muốn làm răng thẩm

16
mỹ
Sâu răng, mất chất lớn
39
Sửa hàm giả
3

Tỷ lệ (%)
15,2
1,4
43
11
26,9
2,1

Trong khảo sát của chúng tôi, lý do đến
khám và điều trị phục hình chiếm tỷ lệ cao nhất
là muốn trồng răng với 43%, điều này chứng tỏ
ngày nay, bệnh nhân đã quan tâm nhiều hơn
đến vấn đều sức nhai và thẩm mỹ của bộ răng.
Lý do sâu răng và mất chất lớn chiếm tỷ lệ
cao thứ 2 với 39%. Các răng sâu mất chất lớn có
chỉ định phải thực hiện các phục hình cố định để
tái tạo và bảo vệ phần mô răng còn lại cũng như
kết quả điều trị nội nha.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

113



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học
Bảng 3: Giới tính.
Giới
Nam
Nữ

Số lượng (n)
36
109

Tỷ lệ (%)
24,8
75,2

Theo khảo sát của chúng tôi, tỷ lệ nữ điều
trị phục hình cao gấp 3 lần nam do nữ giới
quan tâm nhiều đến sức khỏe và thẩm mỹ hơn
ở nam giới.
Bảng 4: Điều trị.
Điều trị
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Phục hình răng cố định
101
69
Phục hình răng tháo lắp bán phần
12
8,3

khung bộ
Phục hình răng tháo lắp bán phần
17
11,7
nền nhựa
Phục hình răng tháo lắp toàn phần
16
11

Theo khảo sát của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân
làm PHCĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (69%). PHCĐ
được chỉ định để tái tạo các răng bị sâu, mất mô
răng lớn mà không thể dùng các phương pháp
chữa răng như trám răng để tái tạ. Đối với
những bệnh nhân mất răng, bệnh nhân có xu
hướng muốn làm PHCĐ vì các ưu điểm của
PHCĐ là gọn, cho cảm giác gần với răng thật và
bệnh nhân không cần phải tháo ra sau khi ăn để
vệ sinh. Ngoài ra, PHCĐ răng sứ có độ thẩm mỹ
cao nhất hiện nay, cho ra màu sắc và độ phản
quang gần giống với răng thật nhất nên có chỉ
định ở những trường hợp bệnh nhân có màu
răng kém thẩm mỹ như nhiễm tetracycline.
Bảng 5: Chi phí điều trị phục hình rang.
Chi phí
Dưới 1 triệu
Từ 1 đến dưới 5 triệu
Từ 5 đến dưới 10 triệu
Trên 10 triệu


Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
10
6.9
103
71
28
19,3
4
2,8

Chi phí điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất trong
khảo sát của chúng tôi là từ 1 đến 5 triệu. Chi phí

114

này là dễ chấp nhận nhất đối với đa số các bệnh
nhân đến khám tại Bệnh viện An Bình. Những
bệnh nhân có chi phí điều trị này xoay quanh
những điều trị cơ bản, phục hồi tương đối chức
năng cho bệnh nhân.
Những bệnh nhân có chi phí điều trị từ 5 đến
10 triệu tập trung ở nhóm bệnh nhân làm
PHTLTP 2 hàm và các điều trị thẩm mỹ cao như
răng sứ titan hay răng toàn sứ. Nhóm những
bệnh nhân có chi phí điều trị này và chi phí từ 10
triệu trở lên là nhóm những bệnh nhân có kinh
tế khá giả và muốn phục hồi hoàn chỉnh chức
năng cũng như thẩm mỹ của bộ răng.

KẾT LUẬN

Dựa vào khảo sát này, chúng tôi hiểu được
những nhu cầu cơ bản của bệnh nhân đến khám
tại khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện An Bình
hiện nay là những điều trị đơn giản, phục hồi
tương đối chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát
âm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

Slavkin H.C. (2001), “Tuổi già và sức khỏe răng miệng: sống
lâu hơn và tốt hơn”, Cập nhật nha khoa 6(2), tr. 31-40.
Trần Thiên Lộc (2011). Lời mở đầu. Trần Thiên Lộc. Thực
hành phục hình răng tháo lắp bán hàm, xuất bản lần thứ 1,
trang 5. Nhà xuất bản y học, thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Thiên Lộc (2011). Thực hành phục hình răng tháo lắp
toàn hàm, xuất bản lần thứ 1. Nhà xuất bản y học, thành phố
Hồ Chí Minh.
Trần Thiên Lộc, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Kim
Phụng (2011). Giới thiệu môn phục hình răng và đại cương về
phục hình răng cố định. Trần Thiên Lộc. Phục hình răng cố
định, xuất bản lần thứ 3, trang 9 – 13. Nhà xuất bản y học,
thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày nhận bài báo:


03/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

07/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016



×