Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy mất vững C1-C2 do chấn thương bằng vít khối bên C1 và chân cung C2 kết hợp ghép xương đồng loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.63 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY MẤT VỮNG C1-C2
DO CHẤN THƯƠNG BẰNG VÍT KHỐI BÊN C1 VÀ CHÂN CUNG C2
KẾT HỢP GHÉP XƯƠNG ĐỒNG LOẠI
Kiều Viết Trung1; Vũ Văn Hòe2
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật gãy mất vững C1-C2 do chấn thương bằng vít khối
bên C1 và chân cung C2 kết hợp ghép xương đồng loại. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu
tiến cứu, mô tả 33 bệnh nhân được phẫu thuật gãy mất vững C1-C2 do chấn thương tại Khoa
Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng từ 1 - 2013 đến 8 - 2018, tuổi trung bình 33,55 ±
15,01. Kết quả: triệu chứng đau cổ trước điều trị 100%, sau điều trị còn 9,1%, hạn chế vận
động cổ trước điều trị 90,9%, sau điều trị còn 9,1%. Phần lớn đều cải thiện mức độ vận động
cột sống cổ, so với trước mổ, cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điểm VAS tại lần khám
lại > 6 tháng là 1,18 ± 0,88, cải thiện so với trước mổ (5,03 ± 1,74), p < 0,001. Hồi phục thần
kinh sau mổ tốt, chỉ còn 2 bệnh nhân ASIA - D, so với trước mổ cải thiện có ý nghĩa với p < 0,05.
Liền xương đạt 100% tại vị trí ghép. Các trường hợp gãy xương di lệch lớn đều không can tại ổ
gãy, 2/4 tổn thương C1 và 2/31 tổn thương C2. Kết luận: phương pháp phẫu thuật điều trị gãy
mất vững C1-C2 do chấn thương bằng vít khối bên C1 và chân cung C2 kết hợp ghép xương
đồng loại cho kết quả tốt, cải thiện triệu chứng cơ năng, hồi phục thần kinh tốt, tỷ lệ liền xương
tại vị trí ghép và tại ổ gãy cao.
* Từ khóa: Chấn thương cột sống cổ; Chấn thương C1-C2; Xương đồng loại.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương cột sống cổ cao là một
tổn thương đặc biệt nghiêm trọng, tỷ lệ tử
vong hoặc để lại di chứng nặng nề rất
cao [1]. Chấn thương cột sống cổ vỡ C1
chiếm khoảng 2% chấn thương cột sống
nói chung và khoảng 15% chấn thương
cột sống cổ nói riêng. Vỡ C2 thường gặp


nhất là gãy mỏm răng, chiếm khoảng
5 - 15% chấn thương cột sống cổ [5, 6].
Theo Hà Kim Trung, chấn thương cột
sống cổ cao chiếm 10,95% trong tổng số
chấn thương cột sống cổ, trong đó gãy
mỏm răng chiếm 46,15% [2].

Năm 2000, Harms và Melcher đã phổ
biến kỹ thuật vít khối bên C1 và vít qua
cuống C2, nhiều nghiên cứu đã chứng
minh đây là phương pháp can thiệp hiệu
quả, an toàn, cố định vững chắc C1-C2.
Tuy nhiên, kỹ thuật vẫn mang những
nhược điểm nhất định. Benzel và Resnick
cải tiến kỹ thuật Harms: vít khối bên C1
qua cung sau và vít qua cuống C2, các
nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy
đây là kỹ thuật mang lại nhiều kết quả khả
quan, mở ra hướng mới cho điều trị và
giảm thiểu các di chứng [7].

1. Bệnh viện Đà Nẵng
2. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Kiều Viết Trung ()
Ngày nhận bài: 14/07/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/08/2019

84



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
Trong nước, các nghiên cứu về kỹ
thuật vít khối bên C1 và vít chân cung C2
điều trị chấn thương mất vững C1, C2 còn
ít. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với
mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật
gãy mất vững C1-C2 do chấn thương bằng
vít khối bên C1 và chân cung C2 kết hợp
ghép xương đồng loại.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
33 bệnh nhân (BN) chẩn đoán xác định
chấn thương mất vững C1-C2 tại Khoa
Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng
từ tháng 01 - 2013 đến 08 - 2018.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: chấn thương
mất vững C1-C2. Phẫu thuật bằng phương
pháp vít khối bên C1 và chân cung C2 có
ghép xương đồng loại liên cung sau C1, C2
qua đường cổ sau.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có tổn thương
kết hợp khó đánh giá kết quả phẫu thuật

như: chấn thương sọ não nặng, chấn thương
ngực, ung thư, lao… Không đầy đủ hồ sơ
nghiên cứu. BN không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, đánh giá

kết quả trước và sau điều trị 3 tháng và
> 12 tháng.
Phác đồ nền: kháng sinh, giảm phù nề.
Đánh giá tổn thương thần kinh dựa
vào thang điểm ASIA của Hiệp hội Tủy
sống Mỹ.
Đánh giá chỉ số giảm chức năng cột
sống cổ (NDI), chia mức độ giảm chức
năng cột sống cổ theo Vernon và Mior [8].
Đánh giá mức độ đau dựa vào thang
điểm VAS.
Đánh giá liền xương trên X quang dựa
vào tiêu chuẩn của Lee và CS.
Phân tích số liệu dựa trên phần mềm
thống kê y học SPSS 22.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
33 BN chấn thương mất vững C1-C2 được phẫu thuật vít qua khối bên C1 và chân
cung C2. Tuổi trung bình 35,55 ± 15,01. Nam 84,85%; nữ 15,15%.
1. Đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng cơ năng và thực thể.
Bảng 1: Cải thiện triệu chứng cơ năng tại thời điểm khám lại.
Trước mổ

Triệu chứng

Sau mổ 3 tháng

Khám lại > 12 tháng

n


%

n

%

n

%

Đau cổ

33

100

9

27,3

3

9,1

Hạn chế vận động cổ

30

90,9


9

27,3

3

9,1

Cứng cổ

10

30,3

3

9,1

0

0

Tê bì chẩm gáy

2

6,1

0


0

0

0

85


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
Triệu chứng cơ năng cột sống cổ sau
mổ cho thấy đã cải thiện rõ rệt. Cấu trúc
C1-C2 chiếm > 50% vận động quay của
cột sống cổ, phần còn lại do cấu trúc đội
chẩm và cột sống cổ thấp. Mặc dù việc
cố định cột sống cổ khiến BN có cảm
giác cứng cổ và hạn chế vận động, tuy
nhiên theo thời gian tập luyện, các triệu
chứng sẽ giảm dần. Trước mổ, triệu
chứng đau cổ gặp 100% BN, sau mổ 3
tháng, chỉ có 9/33 BN (27,3%) còn biểu
hiện hiệu đau cổ, hạn chế vận động cổ
nhẹ, các trường hợp trước mổ tê bì chẩm

gáy đều cải thiện tốt sau mổ 3 tháng,
không có trường hợp nào mắc mới. Nếu
có đây là biểu hiện của tổn thương rễ
thần kinh C1-C2 sau mổ do quá trình
phẫu tích bộc lộ cuống C2. Tại lần khám

lại gần nhất, chỉ còn 3/33 BN có than
phiền đau cổ, hạn chế vận động nhẹ cổ.
Tuy nhiên, mức độ đau không đáng kể,
đồng thời chỉ hạn chế vận động xoay
không nhiều.
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Công [3],
Phan Minh Đức [4] cũng cho kết quả
tương tự về cải thiện triệu chứng cơ năng.

Bảng 2: Mức độ giảm chức năng cột sống cổ trước mổ và khi khám lại sau 3 tháng
và > 12 tháng.
NDI

Trước mổ

Sau mổ 3 tháng

Khám lại > 12 tháng

n

%

n

%

n

%


Không ảnh hưởng (< 10%)

0

0

0

0

20

60,6

Nhẹ (10 - 29%)

9

27,3

25

75,8

13

39,1

Trung bình (30 - 49%)


21

63,6

7

21,2

0

0

Nặng (50 - 69%)

3

9,1

1

3,0

0

0

Ảnh hưởng hoàn toàn (≥ 70%)

0


0

0

0

0

0

Trung bình

37,03 ± 9,15 (%)

26,36 ± 7,64 (%)

10,36 ± 5,15 (%)

Trước mổ, chỉ số NDI trung bình 37,03 ± 9,15%, phần lớn BN có chỉ số NDI nằm
trong nhóm ảnh hưởng trung bình. Sau mổ 3 tháng, NDI trung bình 26,36 ± 7,64%,
chủ yếu ở nhóm ảnh hưởng nhẹ (75,8%) cao hơn so với NDI trung bình trước mổ,
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả cũng tương tự với nhận xét của
Phan Minh Đức, Phạm Ngọc Công: kỹ thuật cố định vít khối bên C1 và chân cung C2
đều cải thiện chỉ số giảm chức năng cột sống cổ tốt. Tại lần khám lại gần nhất, chỉ số
trung bình mức độ giảm chức năng cột sống cổ 10,36 ± 5,15%. Trong đó, 60,6% BN
hoàn toàn không bị ảnh hưởng đến sinh hoạt lao động hàng ngày. Sự khác biệt về
mức độ giảm chức năng cột sống trước mổ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3: Cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS thời điểm khám lại.
Điểm VAS


86

p

Trước mổ

Sau 3 tháng

Khám lại

5,03 ± 1,74

1,52 ± 0,67

1,18 ± 0,88

< 0,001


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
Trước mổ, BN đau nhiều với VAS trung bình trước mổ 5,03 ± 1,74 điểm, thấp nhất
2 điểm và VAS cao nhất 8 điểm. Sau mổ 3 tháng, BN đều có mức độ đau cột sống cổ
giảm dần, VAS trung bình 1,52 ± 0,67 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001. Kết quả này phù hợp với đa số các tác giả, việc nắn chỉnh, cố định vững C1, C2
giúp giảm bớt kích thích đau do căng cơ, chèn ép cấu trúc thần kinh tại chỗ.
Tại lần khám lại gần nhất > 12 tháng, chúng tôi nhận thấy VAS cải thiện so với
trước mổ rõ rệt. So với thời điểm 3 tháng, sự cải thiện này không nhiều, điểm VAS
trung bình còn 1,18 ± 0,88. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả
tương tự với nghiên cứu của Phạm Ngọc Công, Zheng [3, 7] Triệu chứng đau nhẹ này

có thể lý giải do sau can thiệp bóc tách, BN hạn chế vận động cổ trong thời gian khá
lâu dẫn đến tình trạng xơ dính các khối cơ vùng cổ, hạn chế vận động một phần.
Bảng 4: Hồi phục thần kinh theo phân loại ASIA.
ASIA

Trước mổ

Sau mổ 3 tháng

Khám lại trên 12 tháng

n

%

n

%

n

%

A

0

0

0


0

0

0

B

0

0

0

0

0

0

C

2

6,1

1

3,0


0

0

D

7

21,2

3

9,1

2

6,1

E

24

72,7

29

88,9

31


93,9

33

100

33

100

33

100

Tổng

Trước mổ, 24/33 BN (72,7%) không có
tổn thương thần kinh (ASIA - E), 9/33 BN
có tổn thương thần kinh, trong đó 7 BN
(21,2%) ASIA - D, 2 BN (6,1%) ASIA - C.
Không trường hợp nào liệt vận đông hoàn
toàn ASIA - A và ASIA - B. Sau mổ,
không có BN nào có triệu chứng lâm sàng
thần kinh nặng hơn, kết quả lâm sàng
ASIA - D và E chiếm chủ yếu (97,0%).
So sánh tình trạng tổn thương thần kinh
với tổn thương giải phẫu bệnh chúng tôi
nhận thấy: với những chấn thương vỡ C1
đơn thuần hoặc gãy mỏm răng đơn thuần

ít di lệch, tổn thương thần kinh ít xảy ra
hơn trường hợp trật C1-C2 làm hẹp ống
sống, chèn ép tủy sống, cải thiện có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở lần khám

lại gần nhất, 93,9% BN không còn triệu
chứng thần kinh; 6,1% BN có ASIA - D.
Như vậy, mặc dù có các tổn thương
trước mổ khá trầm trọng, gây thiếu sót
thần kinh sau mổ. Tuy nhiên, việc can
thiệp làm vững vùng cổ cao, nắn chỉnh
giúp giải phóng chèn ép, mang lại hiệu
quả cao hồi phục chức phận thần kinh.
2. Đánh giá kết quả liền xương.
Trong phẫu thuật cột sống cổ cao lối
sau, mục đích chính của tất cả phương
pháp phẫu thuật là đạt được liền xương
lối sau. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ liền
xương vị trí ghép xương đạt 100%.
Đối với phẫu thuật vít qua khớp C1-C2
của Magerl, tỷ lệ liền xương từ 78 - 98%,
87


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
phẫu thuật vít khối bên C1 và qua cuống
C2 của Harms và Goel, Harm và Melcher
(2001) và Goel (2002) cho tỷ lệ liền xương
100%, Aryan điều trị cho 100/102 BN với
98% đạt liền xương [5, 9]. Robert E.Elliott

(2015) tiến hành tổng kết so sánh tỷ lệ liền
xương của hai phương pháp Harms cải
tiến và Harms cổ điển nhận thấy: tỷ lệ liền
xương của phương pháp Harms cải tiến là
96,65% trên 14 nghiên cứu với n = 625,
tỷ lệ liền xương của phương pháp Harms
cổ điển là 96,68% trên 21 nghiên cứu với
n = 587. Sự khác biệt tỷ lệ liền xương
của hai phương pháp không có ý nghĩa
thống kê [10]. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ
liền xương của hai phương pháp Harms
cải tiến và Harms cổ điển đều rất cao
(> 95%). Kết quả liền xương trong nghiên
cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên
cứu khác trên thế giới.
Bảng 5: Đánh giá tỷ lệ liền xương ổ gãy.
Đặc điểm

Liền
xương

Không
liền xương

n

%

n


%

Vỡ C1 (n = 4)

2

50,0

2

50,0

Gãy mỏm răng (n = 31)

29

87,9

2

12,1

Tuổi và mức độ di lệch của mỏm răng
ảnh hưởng đến kết quả liền xương các
trường hợp gãy mỏm răng đơn thuần.
Lennarson cho rằng những BN > 50 tuổi
có nguy cơ không liền xương cao gấp 21
lần BN trẻ [11]. Kết quả của chúng tôi cho
thấy hoàn toàn không có liền xương ở BN
có khớp giả mỏm răng, tổn thương C1.

Các tác giả đều cho rằng, đối với BN có
khớp giả mỏm răng, tổ chức xơ sợi tại ổ
gãy luôn tăng sinh, việc can thiệp không
88

tác động làm mới ổ gãy nên không thể có
liền xương. Trường hợp vỡ khối bên C1
nếu di lệch giãn cách xa cũng không thể
hình thành can xương. Theo Apuzzo, đối
với trường hợp di lệch mỏm răng < 4 mm
mới có khả năng liền xương vị trí gãy.
Nghiên cứu của chúng tôi: 2/31 BN mỏm
nha gãy mà không liền xương, 2 BN gãy
C1 di lệch khối bên cũng không có can
xương sau mổ. Kết quả này tương tự so
với nhiều nghiên cứu trên thế giới.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 33 BN chấn thương
cột sống cổ C1-C2 mất vững được điều
trị bằng phẫu thuật nẹp vít khối bên C1
và chân cung C2, chúng tôi có một số
kết luận:
- Sau điều trị, các triệu chứng cơ năng
như đau cổ, hạn chế vận động cổ, tê bì
chẩm gáy cải thiện tốt. Triệu chứng đau
cổ trước điều trị chiếm 100%, sau mổ còn
9,1%, hạn chế vận động cổ trước điều trị
90,9%, sau mổ còn 9,1%.
- Phần lớn đều cải thiện mức độ vận
động cột sống cổ, so với trước điều trị, sự

cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Điểm VAS tại lần khám lại gần nhất
1,18 ± 0,88, cải thiện so với trước điều trị
(5,03 ± 1,74), khác biệt có ý nghĩa với
p < 0,001. Hồi phục thần kinh sau điều trị
tốt, chỉ còn 2 BN ASIA - D, so với trước
mổ cải thiện có ý nghĩa với p < 0,05.
- Sử dụng xương ghép đồng loại có
kết quả liền xương đạt 100% tại vị trí
ghép, vùng đồi - trục được cố định vững.
Các trường hợp gãy xương di lệch lớn
đều không can tại ổ gãy, 2/4 tổn thương
C1 và 2/31 tổn thương C2.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Trung. Điều trị chấn thương tủy
sống. Bệnh lý ngoại khoa thần kinh. 1998,
tr.413-428.
2. Hà Kim Trung. Nghiên cứu chẩn đoán
và phẫu thuật chấn thương cột sống cổ có
thương tổn thần kinh tại Bệnh viện Việt Đức.
Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y
Hà Nội. 2005.
3. Phạm Ngọc Công. Kết quả điều trị gãy
chân mấu răng C2 bằng hàn xương C1 - C2
với kỹ thuật ốc khối bên C1, ốc chân cung C2.
Luận văn Chuyên khoa Cấp II. Trường Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2013.

4. Phan Minh Đức. Điều trị gãy mấu răng
C2 bằng phương pháp vít khối bên C1 và chân
cung C2. Luận văn Chuyên khoa Cấp II. Trường
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2013.
5. Andrei F. Joaquim M.D, M.D Alpesh A.
Patel. C1 and C2 spine trauma: Evaluation,
classification, and treatment. Contemporary
Spine Surgery. 2010, 11 (3), p.8.
6. Marcon R.M, Cristante A.F, Teixeira W.J
et al. Fractures of the cervical spine. Clinics
(Sao Paulo). 2013, 68 (11), pp.1455-1461.

7. Zheng Y, Hao D, Wang B et al. Clinical
outcome of posterior C1-C2 pedicle screw
fixation and fusion for atlantoaxial instability:
A retrospective study of 86 patients. J Clin
Neurosci. 2016, 32, pp.47-50.
8. Vernon H, Mior S. The neck disability
index: A study of reliability and validity.
J Manipulative Physiol Ther. 1991, 14 (7),
pp.409-415.
9. Aryan H.E, Newman C.B, Nottmeier
E.W et al. Stabilization of the atlantoaxial
complex via C1 lateral mass and C2 pedicle
screw fixation in a multicenter clinical
experience in 102 patients: Modification of the
Harms and Goel techniques. J Neurosurg
Spine. 2008, 8 (3), pp.222-229.
10. Elliott Robert, Tanweer Omar, L Smith
Michael et al. Impact of starting point and

bicortical purchase of C1 lateral mass screws
on atlantoaxial fusion. 2013.
11. Lennarson P.J, Mostafavi H, Traynelis
V.C et al. Management of type II dens
fractures: A case-control study. Spine (Phila
Pa 1976). 2000, 25 (10), pp.1234-1237.

89



×