Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GA tin hoc 10 bai tap thuc hanh 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.37 KB, 4 trang )

nh
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Củng cố hiểu biết ban đầu cho hs về tin học, máy tính;
- Biết sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu ký tự, số nguyên;
2. Về kỹ năng:
- Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
3. Về thái độ:
- Làm cho hs thấy được tầm quan trọng của thông tin và tầm quan trọng của việc
mã hóa thông tin;
- Thông qua việc hiểu rõ thông tin được lưu trên máy tính như thế nào sẽ giúp hs
thêm yêu thích môn học.
II. Những phương pháp dạy học được sử dụng:
Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, vẽ hình minh họa, kiểm tra
đánh giá,…
III. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu (nếu có);
- Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu;
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 10;
- Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng đen là
công cụ chủ yếu để giảng dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi lý thuyết;
- Sách giáo khoa tin học 10;
IV. Tài liệu tham khảo (nếu có):
- “Tin học có phải là khoa học” SGV Tin học 10 (trang 45) - Nhà xuất bản Giáo
dục;
- Học tốt Tin học 10 (Chương trình cơ sở và nâng cao - TS Trần Doãn Vinh,
Trần Thị Thu Hà - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM.
V. Tiến trình lên lớp:


1. Ổn định lớp (1’)
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp.
2. Gợi động cơ:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
GV: Nêu câu hỏi, gọi học sinh lên bảng trả lời:
Câu hỏi 1: Thông tin là gì? Hãy nêu các dạng thông tin mà em biết?
HS trả lời: Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể
thu thập, lưu trữ, xử lý được.
VD: Thông tin về bạn A sinh năm 1994, cao 1,70m, học lớp 10…
Thông tin về quyển sách B, của tác giả Nguyễn Văn C, xuất bản năm 2008, nhà xuất
bản giáo dục.
b. Gợi động cơ (1’)
Tuần: 02
Tiết PPCT: 04
Lớp: 10Cb6,7,8,9,10
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1
LÀM QUEN THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TIN
Trong hai bài đầu chúng ta đã được học về sự ra đời, phát triển của ngành khoa học Tin
học, đặc tính và vai trò của nó đối với mọi hoạt động của xã hội loài người. Và quan trọng
hơn chúng ta đã biết được máy tính muốn xử lý thông tin thì thông tin đó phải được mã hóa.
Vậy việc thực hiện mã hóa thông tin được tiến hành như thế nào? Chúng ta sẽ thực hành mã
hóa một số xâu ký tự, số nguyên, sử dụng bảng mã ASCII để mã hóa và giải mã trong bài tập
hôm nay.
3. Nội dung bài giảng:
TG NỘI DUNG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
a. Tin học, máy tính
Câu hỏi a1.
Hãy chọn những khẳng định đúng
trong các khẳng định sau:
a. Máy tính có thể thay thế hoàn

toàn con người trong lĩnh vực tính
toán.
b. Học tin học là học sử dụng máy
tính.
c. Máy tính là sản phẩm trí tuệ của
con người.
d. Một người phát triển toàn diện
trong xã hội hiện đại không thể thiếu
hiểu biết về tin học
(Phương án đúng là c, d)
GV: Yêu cầu đọc câu hỏi
trong SGK, gọi hs trả lời
GV: Giải thích
GV: Có thể đưa thêm một
số câu hỏi tương tự cho
học sinh
HS: Đọc câu
hỏi, chọn câu trả
lời, tham gia
xây dựng bài.
Câu hỏi a2.
Trong các đẳng thức sau đây,
những đẳng thức nào đúng?
a. 1KB = 1000 Byte.
b. 1KB = 1024 Byte.
c. 1 MB = 1000000 Byte
(Phương án đúng là b)
GV: Yêu cầu đọc câu hỏi
trong SGK, gọi hs trả lời
GV: Giải thích

1KB=2
10
Byte=1024Byte
1MB=2
10
KB=2
20
Byte
HS: Đọc câu
hỏi, chọn câu trả
lời, tham gia
xây dựng bài.
Câu hỏi a3.
Có 10 hs xếp hàng ngang để chụp
ảnh. Em hãy dùng 10 bit để biểu
diễn thông tin cho biết mỗi vị trí
trong hàng là bạn nam hay nữ?
Để biết vị trí trong hàng ngang là
bạn nam hay bạn nữ thì ta phải “mã
hóa” chúng. Chẳng hạn, tương ứng
với hs “nữ” là bit 1, hs “nam” là bit
0.
Giả sử có 5 ban nam đứng xen kẻ
với 5 bạn nữ ta biểu diễn là:
1010101010
GV: Cho hs câu hỏi,
hướng dẫn hs liên hệ tới
việc xếp hàng, gọi hs trả
lời câu hỏi
GV: Giải thích

HS: Đọc câu
hỏi, chọn câu trả
lời, tham gia
xây dựng bài.
b. Sử dụng bảng mã ASCII (xem GV: Yêu cầu đọc câu hỏi HS: Đọc câu
phụ lục) để mã hóa và giải mã
Ví dụ: ký tự A có mã thập phân là
65 và mã nhị phân là 01000001
trong SGK, gọi hs trả lời
GV: Hướng dẫn hs sử
dụng bảng mã ASCII
trong phụ lục
hỏi, chọn câu trả
lời, tham gia
xây dựng bài.
Câu hỏi b1.
Chuyển các xâu ký tự sau đây
thành mã nhị phân: “VN”, “Tin”
Đáp án
V = 01010110
N = 01001110
T = 01010100
i = 01101001
n = 01101110
Câu hỏi thêm: Chuyển tên em thành
dạng mã nhị phân.
GV: Hướng dẫn hs để
chuyển xâu “VN” thành
mã nhị phân thì ta chuyển
lần lượt từng ký tự sang

mã nhị phân. Gọi hs trả
lời
GV: Đưa ra một số câu
tương tự cho học sinh
HS: Đọc câu
hỏi, tra cứu phụ
lục chọn câu trả
lời, tham gia
xây dựng bài.
Câu hỏi b2.
Dãy bit “01001000 01101111
01100001” tương ứng là mã
ASCII của dãy ký tự nào?
Đáp án Chữ “Hoa”
Câu hỏi thêm: Dãy bit “01000001
01101110” tương ứng là mã ASCII
của dãy ký tự nào?
Đáp án: “An”
GV: Yêu cầu đọc câu hỏi
trong SGK, gọi hs trả lời
GV: Hướng dẫn hs sử
dụng bảng mã ASCII
trong phụ lục
GV: Đưa ra một số câu
tương tự cho học sinh
HS: Đọc câu
hỏi, chọn câu trả
lời, tham gia
xây dựng bài.
c. Biểu diễn số nguyên và số thực

Ví dụ: ký tự A có mã thập phân là
GV: Yêu cầu hs xem lại
bài học có liên quan đến
câu hỏi
HS: Tập trung
xem lại bài học,
tính toán, hoàn
thiện kết quả.
Để biểu diễn số nguyên âm -27 cần
1 bit đầu tiên để lưu dấu. Dãy n bit
mã hóa được số nguyên lớn nhất là
2
n
. Vậy cần 5 bit đế mã hóa 27. Kết
quả là cần 6 bit, nếu tính bằng Byte
thì cần 1 Byte.
GV: Yêu cầu đọc câu hỏi
trong SGK, gọi hs trả lời
GV: Giải thích, hướng
dẫn
GV: Có thể đưa ra một số
câu tương tự cho học sinh
HS: Đọc câu
hỏi, chọn câu trả
lời, tham gia
xây dựng bài.
Câu hỏi c2.
Viết các số thực sau đây dưới
dạng dấu phẩy động:
11005; 25,789; 0,000984

Đáp án:
0,11005 * 10
5
0,25789 * 10
2
0,982 * 10
-3
GV: Yêu cầu đọc câu hỏi
trong SGK, gọi hs trả lời
GV: Giải thích, hướng
dẫn
GV: Có thể đưa ra một số
câu tương tự cho học sinh
HS: Đọc câu
hỏi, chọn câu trả
lời, tham gia
xây dựng bài.
4. Củng cố bài, dặn dò (5’)
- Giúp học sinh giải quyết các câu hỏi. Câu hỏi nào chưa giải quyết được giáo viên
cho hs về nhà làm dưới dạng bài tập về nhà.
5. Bài tập về nhà (3’)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 1,, 2, 3, 4, 5 SGK trang 17.
- Thực hành biểu diễn một số xâu và số nguyên sau đây:
D1: Dãy bit “01000011 01100001 01110100” tương ứng là mã ASCII của dãy ký tự nào?
D2: Hãy biểu diễn các số nguyên ở hệ 10 sau sang hệ nhị phân và ngược lại:
15, 24, 37, 43
D3: Hãy biểu diễn số nguyên 357 ở hệ 10 sau sang hệ 16 và ngược lại.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

×