Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm dị vật đường thở được nội soi phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2016 đến 04/2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.31 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

ĐẶC ĐIỂM DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ ĐƯỢC NỘI SOI PHẾ QUẢN
Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/2016 ĐẾN 04/2019
Đoàn Thị Thanh Hồng*, Lại Lê Hưng**, Nguyễn Phương Thùy***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả nội soi phế quản trong những trường hợp dị vật đường thở (DVĐT) ở trẻ em, đồng thời khảo sát những
trường hợp chẩn đoán nhầm, để rút kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử trí DVĐT, hạn chế biến chứng có thể xảy
ra.
Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định DVĐT và được nội soi phế quản lấy DV tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2016 đến tháng 04/2019.
Kết quả: Có 51 bệnh nhân dị vật đường thở được nội soi phế quản lấy dị vật tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ
tháng 1/2016 đến tháng 04/2019. 74,5% trẻ dưới 3 tuổi. Tỉ lệ nam:nữ là 2,2:1. Lý do vào viện phần lớn liên quan
đến hít sặc dị vật (56,7%). Hội chứng xâm nhập được khai thác trong 82,4% các trường hợp. Triệu chứng lâm
sàng: ho (100%), khò khè (68,6%), co kéo cơ hô hấp phụ (82,4%), ran tắc nghẽn (51%), giảm thông khí một bên
(45%). X-quang ngực: bình thường chiếm 13,7%. Có 8 trường hợp cần chụp CT scan ngực có cản quang và phát
hiện dị vật trong 7/8 trường hợp. Kết quả nội soi: hầu hết các trường hợp dị vật được nội soi trong vòng 24 giờ
đầu sau nhập viện (66,7%), và lấy được dị vật trong lần soi đầu tiên (86,4%); 45,1% dị vật được tìm thấy ở phế
quản gốc phải, chủ yếu là các loại hạt (49%). Điều rị khác: hổ trợ oxy (29,4%), kháng sinh (80,4%), kháng viêm
(72,5%), thuốc dãn phế quản (7,8%). Có 9 trường hợp không khai thác được hội chứng xâm nhập vào thời điểm
nhập viện dẫn đến chẩn đoán nhầm.
Kết luận: Cần chú ý khai thác kỹ bệnh sử về hội chứng xâm nhập ở những trẻ nghi ngờ DVĐT hoặc không
đáp ứng với điều trị, ngay cả khi X-quang ngực bình thường. Việc chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nhằm hạn chế
những biến chứng và những điều trị không thích hợp khác.
Từ khoá: dị vật đường thở ở trẻ em, nội soi phế quản

ABSTRACT


THE CHARACTERISTICS OF FOREIGN BODY ASPIRATION IN CHILDREN
AT CHILDREN’S HOSPITAL 2 FROM JANUARY 2016 TO APRIL 2019
Doan Thi Thanh Hong, Lai Le Hung, Nguyen Phương Thuy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 174 – 180
Objectives: This study determine the epidemiological, clinical, subclinical characteristics and bronchoscopy
results in cases of FBA in children, and survey cases of misdiagnosis, to learn from experience in diagnosis and
management of FBA, limit possible complications.
Method: Case series report.
Results: There were 51 patients with FBA who received bronchoscopy to remove foreign bodies from
Children's Hospital 2 from January 2016 to April 2019. 74.5% patients are under 3 years old. Male: female ratio
is 2.2: 1. The reason for hospitalization is largely related to inhaled foreign bodies (56.7%). History of choking
was found in 82.4% cases. Clinical symptoms: cough (100%), wheezing (68.6%), respiratory muscle contraction
(82.4%), congestion (51%), reduced one-sided ventilation (45%). Chest X-ray: normal (13.7%). There are 8
*Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Thị Thanh Hồng ĐT: 0904427364

Email:

cases that require chest CT scans and 7 of them revealed foreign bodies. Endoscopic results: most cases were
endoscopic within the first 24 hours after admission (66.7%), and the rate of foreign bodies removed completely
in the first time of bronchoscopy was 86.4%; 45.1% foreign bodies are found in the right main bronchus, mainly
nuts (49%). The other supportive treatments included: support oxygen (29.4%), antibiotics (80.4%), anti-

174

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019


Nghiên cứu Y học

inflammatory (72.5%), bronchodilator (7.8%). There are 9 cases which have no history of choking at the time of
admission, leading to misdiagnosis.
Conclusion: The history of choking should be carefully considered in children who suspect FBA or not
responding to treatment, even if the chest X-ray is normal. Early diagnosis and timely management limit the
complications and other inappropriate treatment.
Keyword: foreign body aspiration, bronchoscopy

ĐẶTVẤN ĐỀ

KẾT QUẢ

Dị vật đường thở (DVĐT) là trường hợp cấp cứu
thường gặp ở trẻ em, có khả năng đe dọa tính mạng
do dị vật gây tắc nghẽn đường thở, làm giảm thông
khí và thiếu oxy. DVĐT ở trẻ em được nghĩ đến khi
có hội chứng xâm nhập. Ngược lại, trong những
trường hợp không ghi nhận được hội chứng xâm nhập
do người chăm sóc không chứng kiến hoặc không
được khai thác bởi nhân viên y tế, thì việc chẩn đoán
đòi hỏi phải xem xét cẩn thận từ bệnh sử, diễn tiến
lâm sàng, những bằng chứng về hình ảnh học và nội
soi, tránh chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót.
Mục tiêu nghiên cứu

Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong số 51 bệnh nhân DVĐT được nội soi phế
quản lấy dị vật được khảo sát, tỉ lệ nam chiếm đa số
so với nữ (68,6% và 31,4%). Tuổi trung bình là

31,1 tháng (7 tháng đến 12 tuổi) thường gặp nhất là
nhóm tuổi dưới 3 tuổi chiếm 74,5%.
Đặc điểm khởi phát bệnh
Bảng 1. Đặc điểm khởi phát DVĐT (n=51)

Tìm hiểu về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả nội soi phế quản trong những trường
hợp DVĐT ở trẻ em, đồng thời khảo sát những trường
hợp chẩn đoán nhầm, góp phần rút kinh nghiệm trong
chẩn đoán và xử trí DVĐT, hạn chế biến chứng có thể
xảy ra.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định DVĐT và
được nội soi phế quản lấy dị vật tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2019.

Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân DVĐT được nội soi phế quản lấy dị
vật từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2019.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân được chẩn đoán DVĐT không được
nội soi hoặc nội soi không thấy dị vật.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Y đức
Nghiên cứu được chấp thuận bởi Hội đồng Khoa
học công nghệ Bệnh viện Nhi Đồng 2 số 919/CĐTNĐ2.


Đặc điểm khởi phát bệnh
Lý do nhập viện
Ho sặc
Ho
Khò khè
Khó thở
Sốt
Ho ra máu
BV tuyến trước chuyển vì DVĐT
Hội chứng xâm nhập

Nhi đồng 2 khai thác
Tuyến trước khai thác
Không
Hoàn cảnh xảy ra
Lúc ăn
Lúc chơi
Không rõ
Thời gian bệnh (giờ/ngày)

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

29
5
6
3
3
1

4

56,7
9,8
11,8
5,9
5,9
2
7,8

42
20
22
9

82,4

17,6

32
62,7
10
19,6
9
17,7
6,7 ngày (12 giờ - 30 ngày)

Qua phân tích cho thấy, lý do nhập viện thường
gặp nhất là ho sặc (56,7%). Hội chứng xâm nhập
được tìm thấy trong trường hợp 82,4%, trong đó, tỉ lệ

khai thác bệnh sử tìm hội chứng xâm nhập khi bệnh
nhân đến khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và tại cở sở
khám chữ bệnh ở tuyến trước khá tương đương. Hội
chứng xâm nhập xảy ra chủ yếu trong lúc ăn (62,7%)
(Bảng 1).
Thời gian bệnh trung bình là 6,7 ngày.
Đặc điểm trước can thiệp nội soi
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng trước nội soi (n=51)
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Sốt
Ho
Khò khè
Khó thở

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

14
51
35
5

27,5
100
68,6
9,8


175


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học
Khàn tiếng
Ho ra máu
Tím tái
Thở ra tiếng kèn*
Triệu chứng thực thể
Thở rít
Tím tái
Thở co kéo cơ hô hấp phụ
Thở nhanh
Ran tắc nghẽn
Giảm phế âm một bên
Thở nghe tiếng kèn*

2
1
8
1

3,9
2
15,7
2


12
12
42
8
26
23
1

23,5
23,5
82,4
15,7
51
45
2

*Đây là triệu chứng phát sinh thêm trong quá trình lấy mẫu

Qua khảo sát, triệu chứng ho hiện diện trong tất
cả các trường hợp dị vật đường thở chiếm 100%, tiếp
theo là khò khè (68,6%) và sốt (27,5%). Triệu chứng
thực thể hay gặp là thở co kéo cơ hô hấp phụ (82,4%),
ran tắc nghẽn (51%), giảm thông khí một bên (45%)
(Bảng 2).
Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng qua X-quang ngực
thẳng (n=51)
Đặc điểm X-quang
Bình thường
DV cản quang
Ứ khí khu trú

Xẹp phổi
Viêm phổi

Tần số (n)
7
12
16
17
34

Tỷ lệ (%)
13,7
23,5
31,4
33,3
66,7

Tất cả bệnh nhân DVĐT được nội soi gắp dị vật
trong nghiên cứu đều được chụp X-quang ngực thẳng
trước nội soi, tỉ lệ viêm phổi (66,7%), xẹp phổi
(33,3%), ứ khí khu trú (31,4%). Tỉ lệ phát hiện dị vật
cản quang trên X-quang là 23,5%. Và có 13,7% có
hình ảnh bình thường trên X-quang (Bảng 3).
Bảng 4. Đặc điểm cận lâm sàng qua CT scan ngực có
cản quang (n=51)
Đặc điểm CT scan ngực có cản quang Tần số (n) Tỷ lệ (%)
8
15,7
Số bệnh nhân được chụp CT Scan
Số bệnh phân phát hiện được DVĐT

trên CT Scan
7
13,7

Trong tổng số bệnh nhi được khảo sát, có 8
trường hợp cần chụp CT scan ngực có cản quang
(15,7%), trong đó, tỉ lệ phát hiện dị vật qua hình ảnh
CT scan là 7/8 bệnh nhân (Bảng 4).
Đặc điểm kết quả nội soi lấy dị vật
Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn bệnh nhân
DVĐT được nội soi phế quản lấy dị vật trong vòng 24
giờ đầu sau nhập viện (66,7%). Đa số bệnh nhân được
nội soi một lần để lấy hết dị vật (86,4%). Vị trí thường
thấy dị vật nhất là ở phế quản gốc bên phải (45,1%),
kế đến là phế quản gốc trái (27,5%), hạ thanh môn
(11,8%). Có 49% dị vật là các loại hạt như hạt đậu

176

phộng, hạt dưa, hạt bí. Tiếp theo là dị vật xương
(29,4%), còn lại là những đồ chơi và vật dụng nhỏ
khác (21,6%) (Bảng 5).
Bảng 5. Đặc điểm kết quả nội soi gắp dị vật (n=51)
Đặc điểm kết quả nội soi
Thời gian (giờ)
≤ 24 giờ
>24 giờ
Số lần nội soi gắp được dị vật (lần)
1
2

3
4
Vị trí DV
Hạ thanh môn
Khí quản
Carina
Phế quản gốc (P)
Phế quản thùy dưới (P)
Phế quản gốc (T)
Hai vị trí
Loại DV
Các loại hạt
Hạt đậu phộng
Hạt dưa
Hạt bí
Hạt mảng cầu
Hạt chôm chôm
Hạt chùm ngây
Hạt hướng dương
Xương
Xương lươn
Xương cá
Xương heo
Đầu tôm
Không rõ loại
Đồ chơi, vật dụng nhỏ
Kim loại
Thủy tinh
Khác


Tần số (n) Tỷ lệ (%)
34
17
1,2 (1-4)
44
5
1
1

66.7
33,3

6
4
4
23
1
14
1

11,8
7,8
7,8
45,1
2,0
27,5
2,0

25
8

7
5
2
1
1
1
15
6
1
3
1
4
11
6
2
3

49,0
15,7
13,7
9,8
3,9
2,0
2,0
2,0
29,4
11,8
2,0
5,9
2,0

7,8
21,6
11,8
3,9
5,9

86,4
9,8
2,0
2,0

Đặc điểm các can thiệp điều trị khác trước và sau
nội soi lấy DV
Về các can thiệp điều trị khác trước và sau can
thiệp nội soi phế quản lấy dị vật, có khoảng 29,4% các
trường hợp cần hổ trợ hô hấp với tỉ lệ cần cung cấp
oxy hoặc NCPAP hoặc thở máy là như nhau (9,8%).
Có 80,4% các trường hợp được điều trị với kháng
sinh. Tỉ lệ sử dụng kháng viêm là 72,5%. Và chỉ có
7,8% bệnh nhân có sử dụng thuốc dãn phế quản.
Đặc điểm kết quả điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp
tử vong (2%).

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Đặc điểm của những trường hợp chẩn đoán nhầm
Có 9 trường hợp không ghi nhận được hội chứng

xâm nhập trước đó, thời gian từ lúc có triệu chứng đến
khi nhập viện trung bình là 17,1 ngày, hầu hết là sau 5
ngày. Triệu chứng cơ năng thường gặp là ho (88,9%),
sốt (66,7%), khò khè (33,3%) và ho ra máu (11,1%).
Còn triệu chứng cơ năng gồm co kéo cơ hô hấp phụ
(66,7%), ran tắc nghẽn (66,7%), giảm thông khí một
bên (11,1%) (Bảng 6).
Chẩn đoán ban đầu trước khi nghi ngờ dị vật
đường thở ở những bệnh nhân này chủ yếu là viêm
phổi kéo dài (55,6%), viêm phổi tái phát (33,3%).
Hình ảnh viêm phổi hiện diện hầu hết trên Xquang của những trường hợp này (100%), xẹp phổi
(55,6%), ứ khí một bên (22,2%), dị vật cản quang
(11,1%).
Hầu hết các trường hợp được nội soi sau 24 giờ
nhập viện (77,8%).
Bảng 6. Đặc điểm khởi phát, lâm sàng, cận lâm sàng
của những trường hợp không khai thác được hội
chứng xâm nhập (n=9)
Đặc điểm
Thời gian khởi phát (ngày)
Triệu chứng cơ năng
Sốt
Ho
Khò khè
Ho ra máu
Triệu chứng thực thể
Co kéo cơ hô hấp phụ
Ran tắc nghẽn
Giảm thông khí 1 bên
X-quang ngực thẳng

Viêm phổi
Xẹp phổi
Ứ khí một bên
Dị vật cản quang
Chẩn đoán trước nội soi
Viêm phổi
Viêm phổi kéo dài
Viêm phổi tái phát
Thời gian được nội soi
≤ 24 giờ
>24 giờ

Tần số (n) Tỷ lệ (%)
17,1(5-30)
6
8
3
1

66.7
88,9
33,3
11,1

6
6
1

66,7
66,7

11,1

9
5
2
1

100
55,6
22,2
11,1

1
5
3

11,1
55,6
33,3

2
7

22,2
77,8

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này tỷ lệ bệnh nhân nam cao
hơn bệnh nhân nữ. Đặc điểm này cũng tương tự trong
nghiên cứu của Chapin MM (2009) nghiên cứu từ

năm 2001 đến 2009 với tỉ lệ bệnh nhi nam là 55,2%(1);
Tamer Ali Sultan (2016) tỉ lệ nam:nữ là 2:1(11); hay
Even L (2005) thì tỉ lệ nam 59% so với nữ là 41%(3);
có lẽ do bản chất hiếu động của trẻ nam nhiều hơn trẻ

Nghiên cứu Y học

nữ. Tuổi trung bình mắc dị vật đường thở trong
nghiên cứu là 31,1 tháng. Đối tượng nghiên cứu tập
trung vào nhóm ≤ 3 tuổi. Nhóm tuổi trong nghiên cứu
cũng tương đồng với nhóm tuổi của Trần Lan Anh
(2014) tại bệnh viên Nhi Đồng 2 là 83,3% trẻ dưới 3
tuổi(12); Even L (2005) trung bình là 24 tháng(3); Kim
IA (2015) tuổi trung bình là 3,6±0,3(4); Tamer Ali
Sultan (2016) phần lớn <4 tuổi (trung bình là 12-24
tháng)(11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian từ
lúc có triệu chứng đến khi nhập viện trung bình 6,7
ngày; thấp nhất là 12 giờ và cao nhất là 30 ngày.
Lý do chính bệnh nhân đi khám là có triệu chứng
hít sặc dị vật (56,7%). Tương tự trong nghiên cứu
Mortellaro VE (2013) có 81% bệnh nhân dị vật đường
thở nhập viện vì có hít sặc(6). Ngoài ra còn có các lý
do nhập viện khác như: khò khè (11,8%), ho (9,8%).
Hội chứng xâm nhập được ghi nhận trong 42 trường
hợp (82,4%). Có 9 trường hợp không khai thác được
hội chứng xâm nhập (17,6%) có thể do thân nhân
không chứng kiến, hay do sự giám sát không chặt chẽ
trong các hoạt động của trẻ. Tỉ lệ trong nghiên cứu
cũng khá tương đồng với Ramon M. Esclamado

(1987) nghiên cứu 20 ca trong 11 năm, có 18 trường
hợp đến khám vì hội chứng xâm nhập (90%)(2), Phan
Hữu Nguyệt Diễm (2011) 78,1%(9). Do đó việc khai
thác bệnh sử là rất quan trọng, phải chú ý khai thác
vấn đề hít sặc, có biểu hiện hội chứng xâm nhập nên
nghi ngờ mắc dị vật đường thở cho đến khi loại trừ.
Trong số 51 bệnh nhân bị DVĐT được nội soi
phế quản lấy dị vật, triệu chứng cơ năng ho biểu hiện
ở tất cả bệnh nhân (100%), tỉ lệ này có khác so với
nghiên cứu của Phan Hữu Nguyệt Diễm (2011) là
41%(9); Trần Lan Anh (2014) là 31,7%(12). Tiếp theo là
khò khè (68,6%) và sốt (27,5%), tím tái (15,7%), khó
thở (9,8%), khàn tiếng (3,9%), và có 1 trường hợp ho
ra máu, 1 trường hợp hít thở nghe tiếng kèn (2%). Các
triệu chứng thực thể như: thở co kéo cơ hô hấp phụ
(82,4%), ran tắc nghẽn (51%), giảm thông khí một
bên (45%), tím tái và thở rít (23,5%), thở nhanh
(15,7%), và có 1 trường hợp thở ra tiếng kèn. Những
tỉ lệ này thay đổi khác nhau ở những nghiên cứu, do
việc ghi nhận triệu chứng từ người chăm sóc và người
khám lâm sàng khác nhau, chỉ hồi cứu lại hồ sơ bệnh
nhân. Nhưng những biểu hiện triệu chứng thì tương
đối giống nhau.
Qua khảo sát đặc điểm kết quả X-quang ngực
thẳng, tỉ lệ phát hiện dị vật cản quang trên X-quang
là 23,5%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu
Linegar (1992) có 21% trường hợp thấy dị vật trên
hình ảnh X-quang(7); cao hơn tác giả Trần Lan Anh
(2014) có 10,6%(12). Tỉ lệ này tùy thuộc vào bản


Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

177


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

chất dị vật trẻ mắc phải. Và có 13,7% có hình ảnh
bình thường trên X-quang ngực thẳng. Ngoài ra
hình ảnh viêm phổi (66,7%), xẹp phổi (33,3%), ứ
khí khu trú (31,4%), những tỉ lệ này có sự thay đổi
ở các nghiên cứu khác nhau có thể do khác biệt về
mẫu nghiên cứu.
Có 8/51 bệnh nhân được chụp CT scan ngực cản
quang (15,7%) và có 7/8 bệnh nhân phát hiện dị vật
trên hình ảnh CT scan. Chủ yếu là những bệnh nhân
chẩn đoán nhầm viêm phổi kéo dài, viêm phổi tái phát
kém đáp ứng điều trị, hay bệnh nhân nghi ngờ dị vật
đường thở có X-quang bình thường hoặc không rõ
ràng.
Phần lớn bệnh nhân DVĐT được nội soi phế quản
lấy dị vật trong vòng 24 giờ đầu sau nhập viện
(66,7%). Dị vật đường thở là một trường hợp cấp cứu
nên cần được can thiệp sớm nếu có nghi ngờ, theo
nghiên cứu của Linegar (1992) nguy cơ biến chứng
lâu dài tăng tương quan với thời gian chẩn đoán(7),
việc chẩn đoán sớm và nội soi phế quản lấy dị vật
giúp giảm biến chứng tử vong ở trẻ(10), tỉ lệ này cao

hơn của Trần Lan Anh (2014) 33,3%(12), có thể do khả
năng phát hiện và nhận diện của nhân viên y tế đối với
những trường hợp dị vật đường thở được nâng cao và
nhận thức được sự cấp bách của vấn đề, cũng như
bệnh viện đã xây dựng quy trình nội soi khẩn cho
những trường hợp dị vật đường thở như đã trình bày ở
trên.
Đa số bệnh nhân nội soi phế quản 1 lần lấy được
hết dị vật (86,4%). Một số ít trường hợp phải nội soi
lần hai (9,8%), 1 trẻ nội soi lần ba và 1 trẻ phải nội soi
lần 4. Những trường hợp phải nội soi nhiều lần
thường do dị vật vỡ thành nhiều mảnh, và/hoặc dị vật
di chuyển đến nhánh phế quản nhỏ hơn gây khó khăn
cho việc lấy dị vật trong khi tình trạng bệnh nhân
không cho phép duy trì quá trình nội soi lâu hơn, mặc
khác quá trình soi gây phù nề, xuất huyết trong lòng
đường thở cũng góp phần gây trở ngại cho việc nội
soi.
Vị trí thường thấy dị vật nhất là ở phế quản gốc
bên phải (45,1%), kế đến là phế quản gốc trái
(27,5%), hạ thanh môn (11,8%), khí quản (7,8%),
carina (7,8%). Jianmin Liang (2015) nghiên cứu 2000
ca ở các bệnh viện thuộc khu vực Tây Bắc Trung
Quốc cho thấy 91,5% dị vật nằm ở các nhánh phế
quản, trong đó 52,1% bên phải(10). Liên quan đến vị trí
của dị vật, hầu hết các nghiên cứu đã báo cáo sự phát
hiện ưu tiên của dị vật ở trẻ em và người lớn nằm ở
phế quản chính bên phải so với phế quản chính bên
trái.


178

Trong nghiên cứu này, 49% dị vật là các loại hạt,
nhiều nhất là hạt đậu phộng, tiếp theo là hạt dưa, hạt
bí. Sau đó là dị vật xương (29,4%) và các vật dụng, đồ
chơi khác (21,6%). Kết quả khá tương đồng với tác
giả Trần Lan Anh (2014) 51,6% là các loại hạt, xương
23,3%(12) và Phan Hữu Nguyệt Diễm (2011) dị vật là
các loại hạt chiếm 56,2%. Điều này cũng khá dễ hiểu,
vì đây là những thức ăn vặt hay được dùng, chúng
trơn nên dễ đi vào đường thở nhất là trẻ vừa ăn vừa
cười đùa, chạy giỡn. Những loại hạt này cũng thường
được trưng bày trong dịp Tết cổ truyền của người Việt
Nam, trẻ có thể ăn không có sự giám sát của người
lớn dễ xảy ra tai nạn. Xương cũng là một dị vật
thường gặp ở trẻ em, do quá trình chế biến thức ăn
cho trẻ còn sót lại, mà trẻ nhỏ thì chưa nhai kỹ để
kiểm tra thức ăn hoặc trẻ nuốt trọng, là yếu tố nguy cơ
mắc dị vật.
Trong nghiên cứu khảo sát các can thiệp điều
trị khác, cho thấy có 29,4% được hổ trợ hô hấp,
trong đó có 5 trường hợp thở oxy qua cannula, 5
trường hợp thở NCPAP, và 5 trường hợp thở máy.
80,4% bệnh nhân trong nghiên cứu được điều trị
kháng sinh và 72,5% có sử dụng kháng viêm, chỉ có
7,8% có dùng thuốc dãn phế quản.
Có 1 trường hợp tử vong trong 51 bệnh nhân dị
vật đường thở được phân tích. Trường hợp này là bé
gái 5 tuổi, nhập viện vì khò khè, bệnh 30 ngày, được
điều trị ở tuyến trước với chẩn đoán khò khè kéo dài,

không ghi nhận được hội chứng xâm nhập trước đó.
Bệnh nhân được điều trị kháng sinh kém đáp ứng điều
trị, suy hô hấp tăng dần và được thở máy. Bệnh nhân
được chụp CT scan, phát hiện dị vật cản quang ở phế
quản gốc phải, sau đó được nội soi lấy dị vật vào ngày
21 sau nhập viện, dị vật là đầu của cây xúc xích có
khoanh kim loại. Bệnh nhân tử vong trong tình trạng
viêm phổi nặng, ARDS, nhiễm trùng huyết. Biến
chứng tử vong cũng được Jianmin Liang và cộng sự
(2015) báo cáo 7 trường hợp(10); Kim IA (2015) tỉ lệ
tử vong 1,8%±0,4%(5).
Trong 51 bệnh nhân DVĐT trong nghiên cứu, có
9 trường hợp không khai thác được hội chứng xâm
nhập, điều này dẫn đến đánh giá và chẩn đoán ban
đầu nhầm lẫn với những bệnh khác. Các bệnh nhân
này có thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến khi
nhập viện trung bình là 17,1 ngày, hầu hết là sau 5
ngày. Chẩn đoán muộn về dị vật đường thở được xác
định là xảy ra sau 3 ngày từ lúc hít dị vật hoặc từ lúc
xuất hiện các triệu chứng đến lúc chẩn đoán chính
xác(4). Triệu chứng cơ năng thường gặp là ho (88,9%),
sốt (66,7%), khò khè (33,3%) và ho ra máu (11,1%).
Triệu chứng thực thể gồm co kéo cơ hô hấp phụ
(66,7%), ran tắc nghẽn (66,7%), giảm thông khí một

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
bên (11,1%). Vấn đề chính liên quan đến dị vật bỏ

quên là thực tế có thể không có triệu chứng hoặc các
triệu chứng không đặc hiệu, có thể nhằm với những
bệnh cảnh như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suyễn,
ho ra máu chưa rõ nguyên nhân. Việc này dẫn đến sự
chậm trễ trong xử trí, do đó làm tăng nguy cơ biến
chứng(8). Những trường hợp nói trên, chẩn đoán ban
đầu chủ yếu là viêm phổi kéo dài (55,6%), viêm phổi
tái phát (33,3%). Theo báo cáo của Jianmin và cộng
sự (2015) thường dị vật ở nhánh phế quản phân thùy
được chẩn đoán nhầm viêm phổi(10).
Đặc điểm hình ảnh X-quang ngực ở 9 bệnh nhân
này cho thấy 100% trường hợp có viêm phổi, điều này
cũng dễ hiểu đây là hậu qủa của việc dị vật bị bỏ quên
trong đường thở một thời gian lâu, và hệ quả là 100%
bệnh nhân được điều trị kháng sinh. Ngoài ra còn có
hình ảnh của xẹp phổi (55,6%), ứ khí một bên
(22,2%), dị vật cản quang (11,1%). Trong khi đó, theo
khảo sát của tác giả Trần Lan Anh (2014) hình ảnh Xquang ngực của nhóm DVĐT chẩn đoán nhầm: ứ khí
(51,7%), xẹp phổi (17,2%), và viêm phổi chiếm
69%(12). Hầu hết các trường hợp này được nội soi sau
24 giờ nhập viện (77,8%). Một đánh giá 136 trường
hợp DVĐT được tiến hành tại một bệnh viện ở Israel
đã chứng minh rằng những trẻ em đến trung tâm
chăm sóc sức khỏe sau 2 ngày (hoặc nhiều hơn) sau
hít sặc dị vật có nguy cơ biến chứng tăng gấp 2 lần.
Một nghiên cứu khác, được thực hiện trên 263 trẻ em
đã tìm thấy dị vật khí quản, chứng minh rằng không
có biến chứng nào xảy ra ở những bệnh nhân được
chuyển đến bệnh viện trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy
ra hội chứng xâm nhập, trong khi các biến chứng

được báo cáo cho những trẻ được chuyển đến trung
tâm chăm sóc sức khỏe sau thời gian đó(8).
Rõ ràng, loại dị vật, vị trí giải phẫu, một yếu tố
quan trọng khác liên quan đến nguy cơ biến chứng là
thời gian trẻ em được chuyển đến bệnh viện: sự chậm
trễ trong nhập viện hoặc trong chẩn đoán làm tăng
nguy cơ và/hoặc làm xấu đi các biến chứng(8).

KẾT LUẬN
Dị vật đường thở nên được nghi ngờ khi trẻ đột
ngột có những triệu chứng hô hấp hoặc những bệnh
nhân không đáp ứng điều trị với chẩn đoán viêm phổi,
suyễn hoặc viêm thanh khí quản trước đó.

Nghiên cứu Y học

Hội chứng xâm nhập gợi ý nhiều dị vật đường
thở, ngay cả khi nó xảy ra vài ngày hoặc vài tuần
trước đó. Ngay cả khi không có hội chứng xâm nhập
thì cũng không loại trừ dị vật đường thở, vì có thể
không được chứng kiến bởi người chăm sóc hoặc là
không được khai thác.
Đối với bệnh nhân nghi ngờ dị vật đường thở
không có triệu chứng hoặc có triệu chứng ổn định,
bước đầu tiên là chụp X quang ngực thẳng. Các bước
tiếp theo phụ thuộc vào mức độ nghi ngờ của dị vật
đường thở như chụp CT scan hay nội soi phế quản.
Nội soi bằng ống cứng để loại bỏ dị vật đường
thở ở trẻ em, thủ thuật này phải được thực hiện bởi
bác sĩ có kinh nghiệm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Chapin MM, Rochette LM, Annest JL, et al (2013). Nonfatal choking
on food among children 14 years or younger in the United States,
2001-2009. Pediatrics, pp.132-275.
2. Esclamado RM, Richardson MA (1987). Laryngotracheal foreign
bodies in children. A comparison with bronchial foreign bodies. Am J
Dis Child; 141: 259.
3. Even L, Heno N, Talmon Y (2005). Diagnostic evaluation of foreign
body aspiration in children: a prospective study. J Pediatr Surg;
40:1122
4. Kim IA, Shapiro N, Bhattacharyya N (2015). The national cost burden
of bronchial foreign body aspiration in children. Laryngoscope,
125:1221.
5. Liang J, Hu J, Chang H, et al (2015). Tracheobronchial foreign bodies
in children – a retrospective study of 2,000 cases in Northwestern
China. Ther Clin Risk Manag, 11:1291–1295.
6. Mortellaro VE, Iqbal C, Fu R (2013. Predictors of radiolucent foreign
body aspiration. J Pediatr Surg; 48:1867.
7. Mu L, He P, Sun D (1991). The Causes and Complications of Late
Diagnosis of Foreign Body Aspiration in Children: Report of 210
Cases. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 117(8):876-879.
8. Passali D, Gregori D, Lorenzoni G, Cocca S, Loglisci M, Passali FM,
Bellussi L (2015). Foreign body injuries in children: a review. Acta
Otorhinolaryngol Italt; 35(4):265–271.
9. Phan Hữu Nguyệt Diễm, Châu Kim Phụng (2011). “Đặc điểm các dị
vật đường thở ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 1”. Nghiên cứu Y học,
pp.327.

10. Ruiz FE, Mallory GB, Torrey SB, Hoppin AG (2017). Airway foreign
bodies in children. Literature Review Current Through, pp.125.
11. Tamer Ali Sultan, Arjan Bastiaan van As (2016). Review of
tracheobronchial foreign body aspiration in the South African
paediatric age group. J Thorac Dis, 8(12):3787–3796.
12. Trần Lan Anh, Phạm Thị Minh Hồng (2014). “Đặc điểm dị vật đường
thở ở trẻ em được nội soi tại bệnh viện Nhi đồng 2”. Nghiên cứu Y học,
pp.59.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

13/06/2019
21/06/2019
10/08/2019

179



×