Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.31 KB, 6 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN, NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
CÔNG NGHỆ IoT (INTERNET OF THINGS) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Mã số: 40-15-KHKT-RD

Chủ trì đề tài: Ths. Đặng Thị Hoa
Cộng tác viên: Trần Tuyết Anh
Dương Khánh Dương
Nguyễn Thị Thảo
Phạm Văn Nghĩa

Hà Nội, 12/2015
1


1. Đề tài bao gồm những nội dung chi tiết như sau:
Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐÂU
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ IoT
1.1. Tổng quan về IoT
1.1.1. Khái niệm


1.1.2. Kiến trúc mạng IoT
1.1.2.1. Hệ thống cảm biến thông minh
1.1.2.2. Hạ tầng kết nối trong IoT
1.1.2.3. Quy trình và con người
1.1.3. Hệ sinh thái và mô hình kinh doanh IoT
1.1.3.1. Khái niệm hệ sinh thái IoT
1.1.3.2. Các mô hình kinh doanh trong IoT
1.1.4. Quản lý dữ liệu trong IoT
1.1.5. Vấn đề An ninh, bảo mật & tin tưởng (Security, Privacy, Trust)
1.1.6. Những tiêu chuẩn liên quan đến IoT
1.1.7. IPv6
1.2. Định hướng phát triển của IoT
1.3. Các ứng dụng, tác động của IoT
1.3.1. Ứng dụng của IoT
1.3.2. Những tác động của IoT
1.3.2.1 Những ứng dụng, tác động tích cực của IoT
1.3.2.2. Các tác động tiêu cực của IoT
1.4. Kết Luận
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN IoT Ở TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Trung Quốc
2.2. Malaysia
2.3. Hàn Quốc
2.4. Nhật Bản
2.5. Tổng hợp kinh nghiệm các nước
2


CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN IoT TẠI
VIỆT NAM
3.1. Chính sách để phát triển IoT tại Việt Nam

3.2. Về cơ sở hạ tầng viễn thông và CNTT để phát triển IoT
3.2.1. Cơ sở hạ tầng viễn thông
3.2.2. Công nghiệp Công nghệ thông tin
3.2.3. Tình hình triển khai IPv6 tại Việt Nam
3.3. Về nhu cầu ứng dụng IoT
3.3.1. Nhu cầu Ứng dụng trong giao thông
3.3.2. Nhu cầu Ứng dụng trong xây dựng đô thị thông minh
3.3.3. Nhu cầu Ứng dụng IoT trong nông nghiệp
3.3.4. Nhu cầu Ứng dụng IoT trong y tế
3.4. Một số ứng dụng IoT được phát triển tại Việt Nam
3.4.1. Ứng dụng cho nông nghiệp
3.4.2. Ứng dụng cho giao thông
3.4.3. Y tế thông minh tại Việt Nam
3.5. Phân tích SWOT cho phát triển IoT tại Việt Nam
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA IoT TẠI VIỆT NAM
4.1. Đề xuất một số giải pháp
4.1.1. Giải pháp về nghiên cứu phát triển
4.1.2. Giải pháp về chính sách quản lý
4.1.2.1. Điều chỉnh chính sách
4.1.2.2. Ban hành chính sách
4.1.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
4.1.4. Giải pháp về bảo mật, an toàn thông tin
4.1.5. Giải pháp về tiêu chuẩn hóa
4.1.6. Các giải pháp khác
4.2. Nhiệm vụ của Bộ TT&TT
4.3. Đề xuất một số nội dung nghiên cứu tiếp theo
KẾT LUẬN
2. Một số kết quả đạt được của đề tài
Báo cáo đề tài này trình bày những kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công
3


nghệ Internet của vạn vật (Internet of things – IoT) và đề xuất những giải pháp
về quản lý phù hợp” mã số 40-15- KHKT- RD do Viện Chiến lược Thông tin và
Truyền thông chủ trì. Theo Đề cương nghiên cứu được phê duyệt, đề tài bao
gồm một số nội dung như sau:
- Nghiên cứu các vấn đề về công nghệ IoT:
+ Định hướng phát triển của IoT
+ Kết nối trong IoT
+ Quản lý dữ liệu trong IoT
+ Các ứng dụng của IoT
+ Vấn đề bảo mật trong IoT
+ Những tiêu chuẩn liên quan đến IoT
- Nghiên cứu tổng quan về sự phát triển của công nghệ IoT ở Việt Nam
và trên thế giới.
- Nghiên cứu những tác động của IoT tới các mặt của cuộc sống ở Việt
Nam và trên thế giới
- Nghiên cứu những cơ hội và thách thức để phát triển IoT tại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước phù hợp với sự phát triển
IoT tại Việt Nam.
Căn cứ các nội dung đã đăng ký ở trên, Nội dung đề tài bao gồm 4
chương:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về IoT, trong đó tập trung tìm hiểu về
các nội dung: Khái niệm IoT, cấu trúc của hệ thống IoT, một số vấn đề của IoT
như là bảo mật, tiêu chuẩn hóa trong IoT. Đồng thời cũng chỉ ra một số tác
động, ứng dụng tích cực và tiêu cực của IoT đối với sự phát triển nói chung, bên
cạnh đó cũng chỉ ra xu hướng phát triển của IoT về số lượng thiết bị kết nối; xu
hướng về thị trường… Như vậy, chương này có nhiệm vụ vẽ nên được bức

tranh tổng quát và có cái nhìn ban đầu về IoT, đồng thời cũng chỉ ra được định
hướng phát triển của IoT trong thời gian tới, điều này sẽ là cơ sở để phát triển
IoT tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 2: Tình hình phát triển của IoT trên thế giới: Nội dung chương
này tập trung vào tìm hiểu kinh nghiệm một số nước như Trung Quốc,
4


Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… để học hỏi một số kinh nghiệm về chính sách
phát triển, chính sách quản lý, vai trò của nhà nước, vai trò của địa phương và
vai trò của các doanh nghiệp trong sự phát triển của IoT. Để từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bước đầu hình thành và phát triển thị
trường IoT.
Chương 3: Nghiên cứu thực trạng để triển IoT tại Việt Nam, nội dung
chương này tìm hiểu một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam:
Như môi trường chính sách, hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng, nhu cầu phát
triển tại một số lĩnh vực và tìm hiểu hiện trạng phát triển IoT tại Việt Nam hiện
nay. Từ đó phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức để
phát triển IoT tại Việt Nam. Những nghiên cứu này tạo nên bức tranh tổng quan
về sự phát triển của IoT và những cơ hội và thách thức để phát triển IoT trong
thời gian tại Việt Nam. Những nghiên cứu này cùng với những kinh nghiệm
quốc tế từ Chương 2 đã làm nền tảng để đề xuất một số giải pháp tại Chương 4.
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp quản lý tại Việt Nam, trong chương
này đề tài đã đề xuất một số giải pháp: Nghiên cứu phát triển; Giải pháp về
chính sách quản lý: Trong đó có giải pháp về điều chỉnh chính sách đã ban hành
và Ban hành một số chính sách mới. Ngoài ra đề tài còn đề xuất các giải pháp
về phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về bảo mật và giải pháp về tiêu chuẩn hóa
trong IoT tại Việt Nam và một số giải pháp khác. Cũng trong chương này một
số nhiệm vụ của Bộ TT&TT cũng được đề ra trong thời gian tới như: Xây dựng
và triển khai Chương trình phát triển hạ tầng băng rộng quốc gia đến 2020; Xây

dựng Chiến lược tổng thể phát triển IoT…
II. Đề xuất một số nội dung nghiên cứu tiếp theo
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nên những đề xuất của đề tài hiện
vẫn mang tính tổng quan, định tính kết hợp với những kinh nghiệm của nước
ngoài. Vì vậy, để IoT của Việt Nam thực sự phát huy được những tiềm năng và
vai trò to lớn trong đời sống xã hội thì cần phải mục tiêu và lộ trình phát triển cụ
thể. Vì vậy, sau khi có những nghiên cứu tổng quan từ đề tài này, nhóm nghiên
cứu đề xuất công việc tiếp theo: Xây dựng Chiến lược để phát triển IoT tại Việt
Nam: Trong đó cần phải xác định mục tiêu phát triển IoT tại Việt Nam trong
giai đoạn ngắn hạn (2020) và dài hạn (từ 2020 - về sau); và đề ra từng nhiệm vụ
5


cần triển khai theo từng giai đoạn, thời gian triển khai để đạt được các mục tiêu
đề ra.

6



×