Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt da – niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.32 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỖ TIỂU LỆCH THẤP THỂ DƯƠNG VẬT
BẰNG VẠT DA – NIÊM MẠC BAO QUY ĐẦU CÓ CUỐNG TRỤC NGANG
Châu Văn Việt*, Lê Anh Dũng*, Phạm Duy Hiền*, Trần Ngọc Bích*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị dị tật lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt da niêm mạc quy đầu có
cuống trục ngang.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, 41 bệnh nhân bị lỗ tiểu lệch thấp được mổ theo phương pháp
Duckett.
Kết quả: Với 41 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình: 5,7 ± 0,39 tuổi (từ 2 -12 tuổi). Sau 3
tháng khám lại 40 bệnh nhân tỷ lệ rò là 10% và hẹp niệu đạo là 2,5%. Sau 6 tháng khám lại 30 bệnh nhân, tỷ lệ rò
niệu đạo là 13,3% và hẹp niệu đạo là 6,7%.
Kết luận: Mổ chữa lỗ tiểu lệch thấp bằng vạt da - niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang cho tỷ lệ thành
công cao.
Từ khoá: Lỗ tiểu lệch thấp.
ABSTRACT
TO EVALUATE THE RESULTS OF PENILE HYPOSPADIAS REPAIR BY TRANVERSAL
VASCULARIZED PREPUTIAL MUCOSAL FLAP
Chau Van Viet, Le Anh Dung, Pham Duy Hien, Tran Ngoc Bich
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 6 – 9
Objectives: To evaluate the results of penile hypospadias repair by tranversal vascularized preputial mucosal flap.
Methods: Prospective study, 41 patients diagnosed penile hypospadias were operated by Duckett technique.
Results: Mean age: 5.7 ± 0.39 (from 2 to 12 years old). After 3 months, reexamined on 40 patients: urethral
fistula was 10% and 2.5% of urethral stricture. After 6 months, reexamined on 30 patients: urethral fistula was
13.3% and urethral Stricture was 6.7%.
Conclusions: Hypospadias repair using tranversal vascularized preputial mucosal flap gives high success rate.
Keywords: Hypospadias.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Lỗ tiểu lệch thấp (LTLT - Hypospadias) là
một dị tật bẩm sinh mà lỗ tiểu đổ ra bất thường ở
mặt dưới của quy đầu, của dương vật, bìu hoặc
tầng sinh môn và thường kèm theo biến dạng
của dương vật như cong, xoay trục hay lún gục
vào bìu. Đây là một trong những dị tật hay gặp ở
trẻ em với tỷ lệ 1/300 bé trai(6,2). Tỷ lệ này có xu
hướng gia tăng ở các nước phương Tây, các
nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ cao hơn ở các
quốc gia đang phát triển(3,1).
*Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Ngọc Bích,

6

Phẫu thuật LTLT là một trong những phẫu
thuật khó, dễ thất bại hoặc để lại di chứng cần
phải sửa chữa nhiều lần, gây tốn kém và ảnh
hưởng đến tâm lý bệnh nhi (3,1). Mục tiêu của
phẫu thuật là đưa lỗ tiểu lên đỉnh quy đầu,
làm thẳng dương vật bị cong gập và xử lý sự
thiếu da vùng bụng dương vật để đem lại
chức năng và hình thái bình thường cho
dương vật một cách tối đa. Cho đến nay, trong
các biến chứng sau mổ dị tật LTLT thì rò niệu
đạo hay gặp và hẹp niệu đạo là biến chứng
nặng nhất(4,5,7) và việc điều trị gặp nhiều khó


ĐT: 0912047958,

Email:

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
khăn nhất do thiếu chất liệu tạo hình.
Đã có tới hơn 300 kỹ thuật mổ chữa LTLT với
các loại chất liệu tạo niệu đạo. Kỹ thuật dùng vạt
da niêm mạc bao quy đầu có cuống mạch trục
ngang tạo niệu đạo “Kỹ thuật Duckett cuộn ống”
đang được áp dụng nhiều trên thế giới. Vấn đề
đặt ra khi áp dụng kỹ thuật này là độ dài vạt da
tối đa lấy được và áp dụng cho những thể bệnh
nào. Do vậy báo cáo này nhằm nghiên cứ kết
quả của kỹ thuật này để áp dụng trong trường
hợp lỗ tiểu lệch thấp thể thân dương vật.

Nghiên cứu Y học

Phẫu tích lấy vạt da - niêm mạc bao quy
đầu có cuống mạch trục ngang chiều dài bằng
với chiều dài đoạn niệu đạo, chiều rộng theo
kích thước chu vi niệu đạo của bệnh nhân.
Phẫu tích cuống mạch nuôi vạt da đến sát gốc
dương vật cố gắng bảo tồn các mạch nuôi vạt
da, chuyển vạt da xuống sao cho không bị
xoắn cuống mạch nuôi, một đầu khâu nối với

niệu đạo, đặt sonde cho ăn số 8 Fr làm nòng và
khâu cuộn ống niệu đạo.
Tạo đường hầm lên đỉnh quy đầu, đưa đầu

Mục tiêu nghiên cứu

ống niệu đạo vừa tạo qua đường hầm lên đỉnh

Đánh giá kết quả điều trị dị tật lỗ tiểu lệch
thấp (LTLT) thể dương vật bằng vạt da niêm
mạc quy đầu có cuống trục ngang.

quy đầu, khâu tạo miệng sáo ở đỉnh quy đầu

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

sonde tiểu.

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị LTLT thể dương vật được mổ
một thì dùng vạt da niêm mạc bao quy đầu có
cuống mạch trục ngang tạo hình niệu đạo.
Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 03/2016 đến tháng 12/2016, tại khoa
Tiết Niệu - Bệnh viện Nhi Trung ương, thực hiện
phẫu thuật 41 bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả loạt trường hợp tiến cứu. Cỡ mẫu
thuận tiện, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
22.0.

Mô tả kỹ thuật mổ
Rạch quanh rãnh quy, đầu giải phóng da
dương vật và bao quy đầu, phẫu tích đến niệu
đạo có vật xốp, phẫu tích da đến tận gốc dương
vật. sau đó gây cương dương vật đo lại độ cong
dương vật lúc chưa cắt bỏ tổ chức xơ ở bụng
dương vật.
Tiến hành cắt bỏ tổ chức xơ ở bụng dương
vật sau đó gây cương dương vật và đo lại độ
cong dương vật nếu dương vật vẫn còn cong thì
tiến hành làm thẳng dương vật bằng kỹ thuật
Nesbit, đo chiều dài từ lỗ niệu đạo vừa giải
phóng đến đỉnh quy đầu để lấy vạt tạo niệu đạo.

Chuyên Đề Ngoại Nhi

bằng chỉ PDS 6.0, khâu cố định niệu đạo vào
cân dương vật ở giữa bụng dương vật, cố định
Chia da bao quy đầu thành hai vạt chuyển
xuống mặt bụng dương vật nếu thiếu da che phủ
thì chuyển da bìu lên che phủ thân dương vật.
Băng ép dựng thẳng dương vật bằng băng có
tẩm mỡ kháng sinh.

Điều trị sau mổ
Dùng kháng sinh phối hợp đường tĩnh mạch
sau mổ 7 ngày.
Giảm đau.
Bỏ băng 3 - 4 ngày sau mổ.
Lưu ống sonde 8 - 10 ngày sau mổ.

Ghi nhận các diễn biến sau mổ: Hoại tử vạt
da che phủ dương vật; phù nề dương vật; đái bị
động; nhiễm khuẩn.
Theo dõi sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng ghi nhận các biến chứng muộn: Rò niệu
đạo; hẹp niệu đạo; cong dương vật.

KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng
12/2016, chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật cho
41 bệnh nhân lỗ tiểu lệch thấp thể thân dương
vật theo kỹ thuật dùng vạt da niêm mạc quy đầu
có cuống trục ngang để tạo hình niệu đạo 1 thì.

7


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học
Tuổi trung bình: 5,7 ± 0,38 tuổi.

Nhận xét: Hai nhóm tuổi từ 6 – 10 tuổi và

Bảng 1. Độ tuổi (n=41)
Lứa tuổi
3 tuổi
3 – ≤ 5 tuổi
5 – ≤ 10 tuổi
10 – ≤ 15 tuổi

Tổng số bệnh nhân

nhóm từ 10 – 15 tuổi có tỷ lệ rò niệu đạo cao
Số bệnh nhân
7
19
12
3
41

Tỷ lệ %
17,1 %
46,3%
29,3%
7,3%

Bảng 2. Chiều dài đoạn niệu đạo cần tạo (n=41)
Chiều dài niệu đạo cần tạo Số bệnh nhân
Từ 1 - ≤ 2 cm
1
Từ 2 - ≤ 3 cm
25
Từ 3 - ≤ 4 cm
11
Trên 4 cm
4
Tổng số
41

Tỷ lệ %

2,4 %
61 %
26,8 %
9,8 %
100 %

Chiều dài niệu đạo cần tạo nhỏ nhất là 2
cm, lớn nhất là 5 cm, chiều dài trung bình là
3,44 ± 0,1 cm.
Diễn biến của biến chứng sau mổ
Sau rút Sonde tỷ lệ rò niệu đạo là 2 bệnh
nhân; không có trường hợp nào hẹp niệu đạo.
Sau 1 tháng có 5 bệnh nhân hẹp niệu đạo; 6 bệnh
nhân rò niệu đạo. Sau 3 tháng tỷ lệ rò niệu đạo là
4 bệnh nhân và hẹp niệu đạo là 1 bệnh nhân. Sau
6 tháng rò niệu đạo là 4 bệnh nhân và hẹp niệu
đạo là 2 bệnh nhân (Bảng 3).
Bảng 3. Diễn biến của biến chứng
Sau rút
Sau 1
Sau 3
sonde
tháng
tháng
(n=40)
(n=40)
(n =41)
Rò niệu đạo 2 (4,9%) 6 (15%) 4 (10%)
Hẹp niệu đạo
0

5 (12,5%) 1 (2,5%)
Tổng
2
11
5
Biến chứng

Sau 6
tháng
(n=30)
4 (13,3%)
2 (6,7%)
6

Mối liên quan giữa nhóm tuổi và biến chứng
Bảng 4. Liên quan giữa nhóm tuổi và biến chứng
Nhóm tuổi
2 - ≤ 3 3 - 5 6 – 10 10 - 15
Biến chứng
0
0
1
1
Lúc ra viện Rò
(n =41)
Hẹp
0
0
0
0

1
1
3
1
Sau 1 tháng Rò
(n=40)
Hẹp
1
3
0
1
0
1
2
1
Sau 3 tháng Rò
(n=40)
Hẹp
0
1
0
0
0
1
2
1
Sau 6 tháng Rò
(n=30)
Hẹp
1

0
1
0

8

Tổng
2 (4,9%)
0 (0%)
6 (15%)
5 (12,5%)
4 (10%)
1 (2,5%)
4 (13,3%)
2 (6,7%)

hơn hai nhóm tuổi từ 2 - ≤ 3 tuổi và 3 – 5 tuổi.

BÀN LUẬN
Về độ tuổi phẫu thuật
Theo các tác giả, trước năm 1980 thì lỗ tiểu
lệch thấp có chỉ định phẫu thuật sau 3 tuổi, lúc
đó kích thước dương vật đủ lớn giúp cho việc
phẫu thuật được thuận lợi hơn. Tuy nhiên phẫu
thuật ở lứa tuổi này có thể gây ra chấn thương về
tâm lý. Năm 1975, Uỷ ban Tiết Niệu của viện hàn
lâm Hoa Kỳ khuyến cáo rằng xét về mặt tâm lý
thì thì thời điểm tốt nhất cho phẫu thuật lỗ tiểu
lệch thấp là từ 6 tháng cho đến 12 tháng tuổi. Từ
lứa tuổi 2 đến 3 tuổi bệnh nhân bắt đầu nhận

thức được khuyết tật của mình, tuổi càng lớn
càng ảnh hưởng tới tâm lý nặng nề(4).
Theo tác giả Nguyễn Mai Hương nghiên cứu
về đánh giá chất lượng cuộc sống và tâm lý giới
tính ở trẻ em 12 – 18 tuổi sau phẫu thuật dị tật lỗ
tiểu lệch thấp cũng cho rằng phẫu thuật sớm
đem lại nhiều lợi ích, thời điểm phẫu thuật tốt
nhất là trước 3 tuổi thậm chí là thậm chí trước 18
tháng tuổi. Nghiên cứu cho biết nhóm trẻ phẫu
thuật từ 6 tuổi trở lên có tỷ lệ mong muốn được
phẫu thuật lại nhiều hơn so với nhóm trẻ phẫu
thuật dưới 6 tuổi(5). Trong nghiên cứu của chúng
tôi thì nhóm phẫu thuật ở độ tuổi trên 3 tuổi
chiếm tỷ lệ cao chúng tôi nghĩ do một số nguyên
nhân sau. Do gia đình không biết hay không
được tư vấn về độ tuổi phẫu thuật nên đến
muộn, cung có thể do gia đình không biết bệnh
của con nên chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám
bệnh nên dẫn đến phẫu thuật muộn, tuổi trung
bình phẫu thuật trong nghiên cứu củ chúng tôi
là: 5,68 ± 0,388. Tỷ lệ rò và hẹp niệu đạo ở nhóm
tuổi 6 – 10 tuổi và nhóm từ 10 – 15 tuổi có tỷ lệ rò
niệu đạo cao hơn hai nhóm tổi từ 2 - ≤ 3 tuổi và 3
– 5 tuổi do vậ cần phải có kế hoạch tư vấn truyền
thông để các gia đình coá con bị dị tật này biết để
phẫu thuật sớn nhằm giảm biến chứng.

Chuyên Đề Ngoại Nhi



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Về biến chứng sau mổ
Theo Lê Công Thắng thì tỷ lệ rò ngay sau mổ
của thể bệnh này là 21,8%; biến chứng muộn là
34,5%(4). Trong nghiên cứu của chúng tôi: biến
chứng rò niệu đạo ngay sau rút Sonde có 2 bệnh
nhân (4,9%), không có trường hợp nào bị hẹp.
Nhưng sau 1 tháng chúng tôi khám lại được 40
bệnh nhân thì tỷ lệ ro niệu đạo là 6 trường hợp
chiếm 15% và có 5 trường hợp hẹp chiếm 12,5 %.
Sau khám lại 3 tháng chúng tôi khám lại 4 được
40 bệnh nhân thì có 4 (10%) rò và 1(2,5%) hẹp
như vây tỷ lệ rò và hẹp đã giảm là do chúng thôi
tiến theo dõi và nong niệu đao thường xuyên có
2 trường hợp rò nhỏ chỉ nhỏ vài giọt khi đi tiểu
chúng tôi hướng dẫn bệnh nhân bịt lại khi đi tiểu
và nong niệu đạo định kỳ thì đến 3 tháng có 2
trường hợp rò đã tự lền và chỉ còn 1 trường hợp
hẹp niệu đạo sau 3 tháng. Sau 6 tháng chúng tôi
khám lại được 30 bệnh nhân có 4 (13,3%) rò và 2
(6,7%) hẹp niệu đạo. Như vây sau mổ cần phải
theo dõi và khám lại thường xuyên để xử trí
những biến chứng từ đó có thể cải thiện được
biến chứng rò và hẹp, đối với những trường hợp
rò nhỏ thì chỉ cần đảm bảo niệu đạo không hẹp
và phối hợp với bệnh nhân và người nhà để
chăm sóc thì có thể tự liền được
Bàn luận về sử dụng vạt da niêm mạc bao
quy đầu có cuống mạch trục ngang để tạo niệu
đạo. Theo chúng tôi nghĩ niêm mạc bao quy

đầu là lớp bán niêm mạc, chun giãn tốt gần
giống với tổ chức niệu đao mặt khác niêm mạc
quy đầu không mọc lông, nhiều mạch máu
nuôi dưỡng và có thể lấy chiều dài của vạt da
gần hết chu vi quy đầu nên rất thích hợp cho
việc tạo niệu đạo đối với những trường hợp dị
tật lỗ tiểu lệc thấp thể thân dương vật. Trong
nghiên cứu này thì chiều dài niệu đạo cần tạo
nhỏ nhất là 2 cm lớn nhất là 5 cm chiều dài
trung bình là 3 ± 0,7 cm. Trong nghiên cứu
chúng tôi rút ra đực một số kinh nghiệm. Khi
phẫu tích cuống mạch nuôi thì phải cẩn thận

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Nghiên cứu Y học

tránh làm tổn thương mạch nuôi và có gắng
lấy nhiều tổ chức để phủ thêm một lớp lên
niệu đạo. Khi độ dài niệu đạo cần tạo lớn thì
phải phẫu tích mạch nuôi dài tối đa để tránh
mạch nuôi bị căng làm giảm nuôi dưỡng cho
vạt da và xoay trục dương vật, khi tạo đường
hầm lên đỉnh quy đầu để làm miệng sáo thì
đường hầm phải rộng để tránh hẹp miệng sáo
sau này, luôn khâu phủ một lớp tổ chức để che
phủ niệu đao để tăng cường khả năng nuôi
dưỡng cho niệu đạo vừa. Từ những kinh
nghiện trên chúng tôi đã hạn chế được biến
chứng rò và hẹp niệu đạo.


KẾT LUẬN
Kết quả mổ chữa LTLT bằng kỹ thuật dùng
vạt da - niêm mạc bao quy đầu có cuống trục
ngang có nhiều ưu điểm cho kết quả tốt, tỷ lệ
thành công cao. Chúng tôi vẫn đang tiến hành
nghiên cứu để hoàn thiện kỹ thuật từ đó hạn chế
các biến chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

6.
7.

Barbagli G, Perovic S (2010). “Retrospective DescriptiveAnalysis
of 1,176 Patients With Failed Hypospadias Repair”, JUrol, 183,
pp. 207-211.
Baskin LS (2012), “Hypospadias”, in Pediatric Surgery, ed 7th
vol 4, Chapter 121, Elservier Mosby, pp. 1761-1781.
Dan P, Alaadin N (2012). “Surgical Outcome of Different
Types of Primary Hypospadias Repair During Three Decades in
aSingle Center”, J Urol, 79, pp. 1350-1354.

Lê Công Thắng, Lê Thanh Hùng, Lê Tấn Sơn (2006). Điều trị lỗ
tiểu lệch thấp theo kỹ thuật Dukett: Tuổi phẫu thuật, Y học TP:
Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản số 1, tr.197-201.
Nguyễn Mai Hương, Trần Thanh Tú. (2014) Đánh giá chất
lượng cuộc sống và tâm lý giới tính ở trẻ em 12 – 18 tuổi sau
phẫu thuật dị tật lỗ tiểu lệch thấp, Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, số
88 tập 3, tr.152 – 158.
Springer A (2011), “Trends in Hypospadias Surgery: Results ofa
Worldwide Survey”, European urology, 60, pp. 1184-1189.
Trần Ngọc Bích (1988). Điều trị dị tật lỗ đái lệch thấp bằng phẫu
thuật 1 thì, Luận án Phó tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội, tr.35-47.

Ngày nhận bài báo:

20/06/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

25/06/2018

Ngày bài báo được đăng:

15/08/2018

9



×