Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả điều trị u tuyến yên bằng phẫu thuật nội soi qua xoang bướm tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN YÊN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
QUA XOANG BƯỚM TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nguyễn Minh Đức*, Nguyễn Duy Phương*, Lâm Huyền Trân**, Trần Quang Khánh**,
Võ Thành Nghĩa**, Phạm Anh Tuấn**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật nội soi qua xoang bướm (XB) trong điều trị u
tuyến yên (UTY) tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Đối tượng và phương pháp: 19 trường hợp UTY được tiến hành nghiên cứu tiến cứu từ 4/2008 đến
12/2014. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật nội soi qua XB. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, kết quả sau
phẫu thuật được đánh giá và so sánh với y văn.
Kết quả: 19 trường hợp bao gồm 9 nam và 10 nữ. Tuổi trung bình là 46,2 ± 16,8, thấp nhất là 16 tuổi và cao
nhất là 70 tuổi. 52,6% là UTY không chế tiết và 47,4% là u chế tiết. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là rối
loạn thị giác (47,4%) và đau đầu (57,9%). UTY kích thước lớn chiếm 89,5%. 15,8% các trường hợp u có xâm lấn
xoang hang. Tỉ lệ lấy toàn bộ u là 84,2%. Mức độ lấy toàn bộ u trong nhóm u ≤ 30mm là 93,8% so với 33,3%
trong nhóm u > 30 mm. Tỉ lệ lấy u toàn bộ trong nhóm có xâm lấn xoang hang là 33,3%. Đối với nhóm UTY chế
tiết, tỉ lệ chữa khỏi về nội tiết đạt 44,4%.Không có biến chứng tử vong. Các biến chứng bao gồm: chảy dịch não
tủy (DNT)(5,3%), đái tháo nhạt (10,5%), chảy máu mũi (5,3%).
Kết luận: UTY thường gặp ở nữ hơn nam giới. Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu và các rối loạn về
thị giác bên cạnh các biểu hiện về rối loạn nội tiết.Hầu hết UTY khi phát hiện có kích thước lớn (≥10mm).Phẫu
thuật nội soi qua mũi qua XB cho thấy có hiệu quả và tính an toàn cao trong điều trị UTY. Các yếu tố như: kích
thước u > 30mm, sự xâm lấn xoang hang trước phẫu thuật có liên quan đến kết quả phẫu thuật.
Từ khóa: U tuyến yên, u tuyến yên chế tiết, u tuyến yên không chế tiết, phẫu thuật nội soi qua xoang bướm.
RESULTS OF THE ENDOSCOPIC ENDONASAL TRANSSPHENOIDAL SURGERY
FOR PITUITARY ADENOMAS AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL
Pham Anh Tuan, Lam Huyen Tran, Tran Quang Khanh,
Vo Thanh Nghia, Nguyen Minh Duc, Nguyen Duy Phuong


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 79 - 85
Objective: To evaluate the efficacy and safety of the endoscopic endonasal transsphenoidal surgery in
patients with pituitary adenomas.
Patients and methods: Between April 2008 and December 2014, 19 pituitary adenomas were operated by
the endoscopic endonasal transsphenoidal surgery. The clinical presentations, imaging features and the results of
surgery were evaluated and compared with the literature.
Results: 19 patients consisted 9 males and 10 females. The age ranged from 16 to 70 years (the mean age
46.2 ± 16.8 years). It consisted 52.6% nonfunctioning pituitary adenoma and 47.4% functioning adenoma.
Clinical presentation was dominated by visual disturbances (47.4%) and headache (57.9%). The rate of
marcoadenoma was 89.5%. Cavernous invasion was related in 15.8% the patients. The rate of gross total
resection (GTR) was 84.2%. The rate of GTR for tumors with diameter ≤30 mm was 93.8% and that for the
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: ThS BS Phạm Anh Tuấn
ĐT: 0989031007 Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016

79


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

tumors with diameter > 30mm was 33.3%. For the tumors with cavernous invasion, the rate of GTR was 33.3%.
The rate of endocrinological cure was 44.4%. There was no mortality. The complications were CSF leakage
(5.3%), diabetes insipidus (10.5%), and epistaxis (5.3%).
Conclusions: The pituitary adenoma is predominant in woman. The main clinical presentation is visual
disturbances and headache outside the endocrinological symptoms. Almost of pituitary tumors is macroadenoma.
The endoscopic endonasal transsphenoidal surgery is effective and safe in treatment this lesions. Cavernous

invasion, the diameter of tumor > 30mmis related with the outcome of surgery.
Keywords: Pituitary adenoma, nonfunctioning pituitary adenoma, functioning pituitary adenoma,
endoscopic endonasal transsphenoidal surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ

SỐLIỆU-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

UTY là một loại u lành tính, chiếm khoảng
10% các u trong sọ. Điều trị phẫu thuật lấy bỏ
u vẫn là phương pháp được lựa chọn trong
hầu hết các thể loại UTY(1,8). Phương pháp
được lựa chọn trong đa số các trường hợp là
mổ qua XB và đường mổ này được áp dụng
khá phổ biến từ năm 1907, sau khi tác giả
Schloffer thực hiện thành công ca mổ đầu
tiên.Đến năm 1912, Cushing đã cải tiến kỹ
thuật mổ qua XB bằng đường mổ dưới môi
trên. Đến năm 1967, Hardy sử dụng kính hiển
vi trong phẫu thuật qua XB lấy UTY. Kể từ đó,
kỹ thuật vi phẫu lấy UTY qua XB được nghiên
cứu và cải tiến nhiều về đường vào: dưới môi
trên, qua mũi. Phương pháp này được đánh
giá là an toàn và hiệu quả(1,5,8).

Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng nội soi trong phẫu thuật qua XB
được phát triển bởi tác giả Jho vào năm 1997
đã mang đến sự quan sát rõ hơn và tốt hơn tổn

thương u và các cấu trúc quanh UTY. Cho đến
hiện nay, phẫu thuật nội soi qua XB lấy UTY
đã được hoàn thiện rất nhiều do sự phát triển
của hệ thống nguồn sáng và các dụng cụ trong
phẫu thuật(1,5,8,13,14). Kỹ thuật này đã được ứng
dụng trong phẫu thuật lấy đi những tổn
thương khác của vùng yên và trên yên như: u
sọ hầu, u màng não,…(1)
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật nội soi trong
phẫu thuật qua XB lấy UTY từ năm 2008 trên
cơ sở đã thành thạo đường mổ này bằng kỹ
thuật vi phẫu, cũng như đã có những kinh
nghiệm nhất định về sử dụng hệ thống nội soi
thần kinh.

80

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định
UTY, được phẫu thuật nội soi lấy u qua XB tại
bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 4/2008 đến
8/2014.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.

Đánh giá trước phẫu thuật
Các biến số nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng
Thời gian khởi bệnh, tiền sử về phẫu thuật
UTY trước đó.

Các triệu chứng do khối u chèn ép: nhức
đầu, rối loạn thị giác, liệt vận nhãn… Các triệu
chứng và hội chứng về rối loạn nội tiết: mất
kinh, rối loạn kinh nguyệt, tiết sữa, vô sinh, to
cực chi, hội chứng Cushing, suy giảm hoạt động
tình dục, chứng suy toàn tuyến yên.

Đánh giá về nội tiết
Cortisol máu, Cortisol nước tiểu 24 giờ (khi
nghi ngờ bệnh Cushing), ACTH, FT3, FT4, TSH,
LH, FSH, testosterone (đàn ông) và estradiol
(phụ nữ), Prolactin, GH, IGF-1.
Về hình ảnh học
Tất cả được chụp cộng hưởng từ (CHT) sọ
não-tuyến yên và đánh giá các yếu tố sau: kích
thước lớn nhất của khối u và phân độ UTY theo
tác giả Ludecke(10) dựa vào đường kính lớn nhất:
T1 (<10mm), T2 (10-20mm), T3 (>20-30mm) và T4
(>30mm). Mức độ lan rộng của u bao gồm:
xuống hố yên, trên yên và quanh yên (bao gồm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
có hoặc không có xâm lấn xoang hang). Đặc
điểm tín hiệu của u trên chuỗi xung T1, T2, T1 có
cản từ.

Kỹ thuật phẫu thuật(2,4)

Tất cả bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật
nội soi xuyên XB qua mũi sử dụng hệ thống nội
soi cứng 00, 450 đường kính 4mm, dài 18 cm hoặc
30 cm. theo phương pháp của tác giả De Divitiis
và Cappabianca gồm các bước sau: giai đoạn
mũi, giai đoạn XB, giai đoạn hố yên.

Đánh giá kết quả sau mổ
Dựa vào triệu chứng thần kinh, thị lực, kết
quả xét nghiệm nội tiết và hình ảnh CHT khi
xuất viện, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và 2 năm.
Đánh giá các biến chứng sau mổ và lâu dài.
CHT được thực hiện 3 tháng, 1 năm và sau đó
mỗi năm hoặc khi bệnh nhân có triệu chứng
lâm sàng tái phát lại. Đánh giá kết quả lấy u
trên CHT sau mổ 3 tháng: lấy hoàn toàn u
(không thấy u trên CHT), lấy bán phần u (lấy
được > 50% u), lấy một phần u (lấy được < 50%
u).
Đối với u chức năng, đánh giá kết quả dựa
vào sự hồi phục về nội tiết tố so với trước phẫu
thuật. Tiêu chuẩn đánh giá bệnh cải thiện sau
mổ như sau(4):
U tiết GH: nồng độ GH < 2,5 ng/ml và IGF-1
bình thường theo tuổi
U tiết prolactin: mức prolactin < 20 ng/ml ở
phụ nữ và prolactin<18 ng/ml ở nam giới
U tiết ACTH (bệnh Cushing): mức
cortisol/máu buổi sáng trở về bình thường (525 mcg/dl) và nồng độ cortisol tự do trong
nước tiểu 24 giờ trở về bình thường (50-250

nmol/24 giờ).
U tiết TSH: nồng độ FT3, FT4, TSH trong
máu trở về mức bình thường
Đối với trường hợp còn u trên CHT sau mổ,
bệnh nhân được điều trị tiếp theo bằng phương
pháp xạ trị tia gamma. Đối với trường hợp tái
phát, bệnh nhân được phẫu thuật lại (qua XB
hoặc qua sọ).

Nghiên cứu Y học

Phân tích số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ lưu trữ, tổng
hợp và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Các
kết quả sẽ được so sánh và kiểm định với các tác
giả khác bằng các thuật toán thống kê y học
thông thường, p < 0,05 được xem là có ý nghĩa
thống kê.

KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, có 19 bệnh nhân
UTY được điều trị phẫu thuật nội soi qua XB bao
gồm 9 nam và 11 nữ (tỷ lệ nam:nữ là 1:1,22). Tuổi
trung bình là 46,2 ± 16,8, thấp nhất là 16 tuổi và
cao nhất là 70 tuổi. Thời gian từ lúc biểu hiện
triệu chứng đến lúc nhập viện trung bình là 22,4
± 39,2 tháng, sớm nhất là 2 ngày và muộn nhất là
11 năm.
52,6% là UTY không chế tiết và 47,4% là u
chế tiết. Phân loại theo kích thước u: 10,5% là

UTY nhỏ và 89,5% UTY lớn (trong đó u độ 4
chiếm tỷ lệ15,8%).
Triệu chứng lâm sàng trước mổ được mô
tả trong bảng 1: rối loạn thị giác (47,4%) và
đau đầu (57,9%) là những biểu hiện thường
gặp nhất.
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật
Triệu chứng
Đau đầu
Rối loạn thị giác
Rối loạn kinh nguyệt
To cực chi
Liệt vận nhãn
Hội chứng Cushing
Triệu chứng khác

Số trường hợp
11
9
1
6
2
1
5

Tỷ lệ (%)
57,9
47,4
5,3
31,6

10,5
5,3
26,3

Bảng 2: Đặc điểm về rối loạn thị giác
Triệu chứng
Giảm thị lực
Mù 1 mắt
Bán manh thái dương

Số trường hợp
9
1
3

Tỷ lệ (%)
47,4
5,3
15,8

Có 1 trường hợp mù 1 mắt (4,4%). Kết quả
chụp hình đáy mắt có 2 (10,6%) trường hợp phù
gai thị 1 bên.

Các đặc điểm trên trên hình ảnh CHT
2 (10,5%) trường hợp u kích thước nhỏ (≤
10mm) và 17 (89,5%) trường hợp u kích thước

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016


81


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

lớn (> 10mm). Đặc điểm xâm lấn: 17 (89,5%)
trường hợp u xâm lấn vào các cấu trúc lân cận;
trong đó, dạng xâm lấn xuống hố yên và lên trên
vào vùng trên yên là thường gặp nhất, chiếm tỷ
lệ 42,1%, u xâm lấn xoang hang có 3 trường hợp
(15,8%).
Tất cả các u không chế tiết trong nhóm
nghiên cứu đều là u lớn với đường kính lớn nhất
> 10 mm. Có 2 trường hợp u kích thước nhỏ (T1)
và đều là u chế tiết.

Kết quả phẫu thuật
Bảng 3: Hình ảnh chụp CHT sau 3 tháng
Hết u
Còn <50% u
Còn 50% – 75% u
Tổng

Số trường hợp
16
2
1
19


Tỷ lệ (%)
84,2
10,5
5,3
100

Tỷ lệ lấy hết u sau mổ 3 tháng trên hình ảnh
MRI là 84,2%. Lấy bán phần u đạt 10,5%. Chỉ có 1
trường hợp còn > 50% u. Đây là trường hợp u
lớn, lan lên vùng trên yên và tính chất u xơ dai
nên trong phẫu thuật chúng tôi chỉ lấy được
phần u trong hố yên. Phần u vùng trên yên sau
đó được lấy bằng đường mổ qua sọ.

Cải thiện thị giác sau mổ
10 trường hợp có rối loạn thị giác, kết quả
sau sau mổ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4: Cải thiện thị giác sau mổ
Thời gian
Cải thiện
Khi xuất viện
10
Sau 3 tháng
9
Sau 12 tháng
8
Sau 24 tháng
8


Không thay đổi
0
1
1
1

Nặng hơn
0
0
0
0

Đánh giá về rối loạn thị giác 12 và 24 tháng
sau phẫu thuật, có 1 trường hợp không cải thiện
triệu chứng.

Biến chứng liên quan đến phẫu thuật
Trong lúc phẫu thuật, chúng tôi có 1 (5,3%)
trường hợp chảy DNT. Trường hợp này được sử
dụng mỡ tự thân và keo sinh học để bít vị trí
chảy DNT trong XB và đặt dẫn lưu DNT thắt
lưng trong thời gian hậu phẫu. Sau phẫu thuật,
các biến chứng được trình bày trong bảng 5.

82

Bảng 5: Các biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng
Đái tháo nhạt
Chảy máu mũi


Số trường hợp
2
1

Tỷ lệ (%)
10,5
5,3

Không có tử vong trong mẫu nghiên cứu. 3
(15,8%) trường hợp có biến chứng sau phẫu
thuật. Trong đó, 2 (10,5%) trường hợp đái tháo
nhạt(1 thoáng qua và 1 vĩnh viễn).
Trong thời gian hậu phẫu, 1 (5,3%) trường
hợp chảy máu mũi. Trường hợp nàyxảy ra trong
thời gian còn nằm viện và được xử trí bằng nhét
mèche mũi hai bên.

Mức độ lấy u và kích thước u
Bảng 6: Mối liên quan giữa kích thước u trước mổ và
hình ảnh chụp CHTsau 3 tháng
CHT sau 3 tháng
Tổng
Còn
Còn
Hết u
<50% 50 – 75%
<10 mm (T1)
2
0

0
2
Kích 10 – 20 mm (T2)
5
1
0
6
thước
20

30
mm
(T3)
8
0
0
8
u
>30 mm (T4)
1
1
1
3
Tổng
16
2
1
19

Tất cả các trường hợp UTY nhỏđều đượclấy

toàn bộ u sau mổ. Đối với u có kích thước > 30
mm, tỷ lệ lấy toàn bộ u chỉ đạt được 33,3%. Kiểm
định Chi bình phương cho thấy tỷ lệ lấy hết u ở
nhóm u có kích thước ≤ 30mm cao hơn nhóm >
30mm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).

Mức độ lấy u và sự xâm lấn xoang hang
Đối với u có xâm lấn xoang hang, tỉ lệ lấy hết
u chỉ đạt 1/3 (33,3%) trường hợp. Trong khi đó,
tỷ lệ lấy hết u đối với các trường hợp không xâm
lấn xoang hang đạt 93,8%. Kiểm định Chi bình
phương cho thấy tỷ lệ lấy hết u ở nhóm không
xâm lấn xoang hang cao hơn nhóm có xâm lấn
xoang hang, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01.
Đối với nhóm u chế tiết, tỷ lệ lấy u toàn bộ
đạt được 66,7% và tỷ lệ chữa khỏi về nội tiết đạt
được 44,4%.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

Nghiên cứu Y học

Bảng 7:Kết quả điều trị nhóm UTY chế tiết
Tổng
Số bệnh nhân


Không

Không

Lấy toàn bộ u
Chữa khỏi vể nội tiết

U tiết GH
7
4(57,1%)
3 (42,9%)
2 (28,6%)
5 (73,4%)

9
6 (66,7%)
3 (23,3%)
4 (44,4%)
5 (55,6%)

BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thường gặp trong
nhóm nghiên cứu của chúng tôi vẫn là đau
đầu và rối loạn thị giác, điều này cũng tương
tự như một số nghiên cứu khác. Điều này cho
thấy rằng, phần lớn khối u đã chèn ép nhiều
vào giao thoa thị giác gây ra các rối loạn thị
giác, làm căng hoành yên và màng cứng gây

ra triệu chứng đau đầu(10,11).

Loại u
U tiết Prolactin
1
1 (100)
0 (0%)
1 (100%)
0 (0%)

U tiết ACTH
1
1 (100%)
0 (0%)
1 (100%)
0 (0%)

Liệt thần kinh vận nhãn gặp trong 2 (10,5%)
trường hợp liên quan đến đột quị tuyến yên và
đều là u không chế tiết. Bệnh nhân đến sớm nhất
là 2 ngày và trễ nhất là 7 ngày.
Phân bố giới tính trong nhóm nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ nữ > nam. Điều này cũng phù hợp
với các nghiên cứu trong nước và quốc tế(3,9,12,13).
Về nguyên nhân cơ bản vẫn chưa rõ ràng; tuy
nhiên, có lẽ do các UTY ngoài biểu hiện do chèn
ép còn có các biểu hiện về rối loạn nội tiết nên dễ
phát hiện ở nữ giới hơn.

Bảng 8:So sánh triệu chứng lâm sàng giữa các tác giả


(12)

Lý Ngọc Liên
(9)
Kiều Đình Hùng
(13)
Nguyễn Phong
(4)
Dehdashti và cs
(15)
Xu.B và cs
Nghiên cứu này

RL thị giác
92,9%
80,1%
44%
40%
67%
47,4%

Đau đầu
80,7%
92,8%
83,3%
38%
69,1%
57.9%


Đặc điểm trên CHT
Phần lớn u trong nhóm nghiên cứu là UTY
kích thước lớn (>10mm), chiếm 89,5%. Khi phân
tích mối liên quan giữa kích thước u và loại u,
chúng tôi ghi nhận tất cả các u không chế tiết
đều được xếp vào nhóm UTY lớn. Cả 2 trường
hợp UTY kích thước nhỏ (≤10mm) đều là u chế
tiết. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu
của các tác giả khác trong y văn(5,7,14). Điều này
được giải thích rằng loại UTY không chế tiết
thường có kích thước đủ lớn để gây ra các triệu
chứng chèn ép trên lâm sàng.

Về đặc điểm xâm lấn của u trên CHT
Dạng xâm lấn thường gặp nhất là u xâm lấn
xuống hố yên và lên trên vào vùng trên yên, với
tỷ lệ là 42,1%. Tỷ lệ này cũng tương tự với
nghiên cứu của tác giả Dehdashti(4).Có 3 trường

Biểu hiện lâm sàng
RL kinh nguyệt To cực chi Liệt vận nhãn
42,2%
13,2%
3,6%
19%
2,4%
46,4%

5,3%


31,6%

10,5%

Cushing
2,4%

5,3%

hợp u xâm lấn xoang hang, chiếm tỷ lệ 15,8%.
Kết quả này cũng tương đồng với các tác giả
khác trong y văn(3,9) nhưng cao hơn so với tác giả
Dehdashti (9%).

Về kết quả phẫu thuật
Mức độ lấy u hoàn toàn trong nghiên cứu là
84,2%. Khi phân tích các yếu tố liên quan đến
mức độ lấy u, chúng tôi ghi nhận kích thước u
>30 mm và sự xâm lấn xoang hang có liên quan
đến tỷ lệ lấy hết u và mối liên quan này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,001 (<0,05) và p < 0,001.
Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên
cứu khác(4,14).
Về biến chứng sau phẫu thuật
Chúng tôi không gặp biến chứng tử vong.
Tuy nhiên, một số tác giả ghi nhận tỷ lệ tử vong
thay đổi từ 0 – 1,8%(3,4,5,7,13,14). Nguyên nhân tử

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016


83


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017

vong thường do tổn thương động mạch cảnh
trong, xuất huyết trong hố mổ gây chèn ép vào
vùng hạ đồi, não thất III, viêm màng não.
Rò DNT chiếm tỷ lệ 5,3% (1 trường hợp)
trong nhóm nghiên cứu, phát hiện trong lúc
phẫu thuật được điều trị thành công và không có
biến chứng viêm màng não. Rò DNT trong lúc
phẫu thuật được xử lý bằng đặt mỡ bít lỗ rò
trong hố yên kết hợp với đặt dẫn lưu DNT thắt
lưng liên tục. Bệnh nhân này có khối u lớn, xâm
lấn vào vùng trên yên và trong lúc phẫu thuật đã
làm rách màng nhện trong nỗ lực lấy hết u. Tỷ lệ
biến chứng này và cách xử trí trong nghiên cứu
của chúng tôi cũng tương tự một số tác giả
khác(5,7,14). Khi xem xét các yếu tố liên quan đến
biến chứng rò DNT, Halvorsen nhận thấy UTY
tái phát và phẫu thuật viên ít kinh nghiệm có
liên quan đến tỷ lệ rò DNT với p = 0,04 và p =
0,02. Không có sự khác biệt về tỷ lệ rò DNT giữa
vi phẫu và nội soi (p = 0,3).
Đái tháo nhạt chiếm tỷ lệ10,5% trong nhóm
nghiên cứu, với tỷ lệ đái tháo nhạt vĩnh viễn là 1
(5,3%) trường hợp. Tỷ lệ đái tháo nhạt vĩnh viễn

được ghi nhận trong y văn từ 0,7 – 3,1% (1,6,14). Khi
so sánh tỷ lệ đái tháo nhạt vĩnh viễn giữa hai
nhóm phẫu thuật nội soi và vi phẫu, ghi nhận tỷ
lệ này cao hơn nhóm vi phẫu, nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,87(6,14).

Kết quả điều trị trong nhóm u chế tiết
Tỷ lệ lấy toàn bộ u đạt được là 66,7% và tỷ
lệ chữa khỏi về mặt nội tiết là 44,4%. Phân tích
theo loại u cho thấy tỷ lệ không lấy hết u và
không chữa khỏi về nội tiết đều trong nhóm u
tiết GH. Điều này liên quan đến việc hầu hết
các bệnh nhân UTY tiết GH đều được chẩn
đoán sau một thời gian dài khởi bệnh và khối
kích thước lớn xâm lấn nhiều các cấu trúc
xung quanh nên không thể lấy hết u trong lúc
phẫu thuật.

loạn nội tiết. Phương tiện chẩn đoán hình ảnh
giá trị nhất đối với UTY là CHT. Hầu hết UTY
khi phát hiện có kích thước lớn (≥10mm). Phẫu
thuật nội soi qua mũi qua XB cho thấy có hiệu
quả và tính an toàn cao trong điều trị UTY. Các
yếu tố như: kích thước u, sự xâm lấn xoang
hang, trước phẫu thuật có liên quan đến kết quả
phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

3.

4.

5.
6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

KẾT LUẬN
UTY thường gặp ở nữ hơn nam giới. Triệu
chứng thường gặp nhất là đau đầu và các rối
loạn về thị giác bên cạnh các biểu hiện về rối

84

13.


Cappabianca P, Cavallo LM, De Divitiis E (2002).
Endoscopic Endonasal Transsphenoidal approach: Outcome
analysis of 100 consecutive procrdures.Minim Invas
Neurosurg 45: 193-200.
Cappabianca P, Cavallo LM, De Divitiis E (2004).
Endoscopic
Endonasal
Transsphenoidal
Surgery.
Neurosurgery 55: 933-941.
Cappabianca P, De Divitiis E (2003). Surgical complications
associated with endoscopic endonasal transsphenoidal
approach for pituitary adenomas.J Neurosurg 97: 293-298.
Dehdashti AR, Ganna A, Karabatsou K, Gentili F (2008).
Pure Endoscopic Endonasal approach for Pituitary
adenomas: early surgical results in 200 patients and
comparison with previous microsurgical series.Neurosurgery
62: 1006-1017.
Đồng Văn Hệ (2014). Phẫu thuật nội soi điều trị UTY. Y học
TP Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 18, số 6: 275-279.
Gondim JA, Almeida JPC, Albuquerque LAF, Schops M,
Gomes E, Ferraz T, Sobreira W, Kretzmann MT (2011),
Endoscopic andonasal approach for pituitary adenoma:
surgical complications in 301 patients. Pituitary 14: 174-183.
Halvorsen H, Ramm-Pettersen J, Josefsen R, Ronning P,
Reinlie S, Meling T, Berg-Johnsen J, Bollerslev J, Helseth E
(2014). Surgical complications after transsphenoidal
microscopic and endoscopic surgery for pituitay adenoma: a
consecutive series of 506 procedures. Acta Neurochir 156:
441-449.

Jho HD, Carrau RL (1997), Endoscopic Endonasal
Transsphenoidal Surgery: experience with 50 patients. J
Neurosurg 87: 44-51.
Kiều Đình Hùng, Cao Minh Thành, Nguyễn Tiến Hùng,
Trần Quang Trung (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội
soi qua XB điều trị UTY tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Y
học thực hành số 891+892: 174-177.
Kurosaki M, Ludecke DK, Flitsch J, Saeger W (2000).
Surgical treatment of clinically nonsecreting pituitary
adenomas in elderly patients. Neurosurgery, 47: 843-849.
Levy.MH, Jager H.R, Powell M, Matharu MS, Meeran.K,
Goadsby.PJ (2004). Pituitary volume and headache. Arch
Neurol 61: 721-725.
Lý Ngọc Liên (2003). Nghiên cứu áp dụng phương pháp
mổ UTY qua đường xoang bướm tại BV Việt Đức từ năm
2000-2002.Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp 2.
Đại học Y Hà Nội.
Nguyễn Phong, Lê Khâm Tuân (2015).Đánh giá kết quả
phẫu thuật nội soi trong mũi xuyên XB trong điều trị UTY
tại bệnh viện Chợ Rẫy: báo cáo 54 trường hợp. Y học
TP.HCM, Tập 19, Phụ bản của số 6: 183-188.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
14. Paluzzi A, Fernandez-Miranda JC, Stefko ST, Challinor S,
Snyderman CH, Gardner PA (2014). Endoscopic endonasal
approach for pituitary adenomas: a series of 555 patients.
Pituitary 17: 307-319.

15. Xu B, Chen L, White LW, Spetzler FR(2011). A prospective
study of nonfunctioning pituitary adenomas: presentation,
management, and clinical outcome. J Neurooncol, 102:129138

Nghiên cứu Y học

Ngày nhận bài báo:

28/10/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/12/2016

Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016

10/04/2017

85



×