Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 2 TRONG THÁNG 06/2015
Nguyễn Trần Giáng Hương*, Nguyễn Thị Quỳnh Nga*, Nguyễn Hoàng Thuyên*, Phạm Đình Luyến*
TÓM TẮT
Mở đầu: Việc thường xuyên theo dõi thực hiện tốt quy chế kê đơn, chỉ số kê đơn dựa trên hệ thống kê đơn
điện tử phải được chú trọng nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Đánh giá thực hiện quy chế kê đơn và các chỉ số kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đại
Học Y dược Tp.HCM Cơ sở 2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân
tầng, sử dụng MS Excel 2010 và IBM SPSS 20.0 để phân tích thống kê 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú trong
tháng 06/2015.
Kết quả: Đơn thuốc khảo sát thực hiện đúng theo quy chế kê đơn 92,5%. Giá trị trung bình của các chỉ số kê
đơn tại bệnh viện theo WHO/INRUD lần lượt là % generic (82,76% so với 100%) cao hơn so với báo cáo ở Thái
Lan 67,4%; % kháng sinh (33,75% so với ⩽30%),tỷ lệ này là 36,7% tại Malaysia và tại Thái Lan là 23,1% (bệnh
viện vùng). Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc ngoại trú cao hơn giá trị khuyến cáo của WHO (4,35 so với
⩽2). Chỉ số này là 3,33 ở Malaysia; 4,13 (bệnh viện vùng) ở Thái Lan.
Kết luận:Tình hình kê đơn thuốc tại bệnh viện khảo sát phù hợp quy chế kê đơn, tuy nhiên vẫn còn một số
vấn đề cần được chấn chỉnh.
Từ khóa: kê đơn thuốc, kê đơn điện tử, chỉ số kê đơn.
ABSTRACT
SURVEY OF DRUG PRESCRIBING PRACTICES
AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HO CHI MINH CITY BRANCH 2 IN JUNE 2015
Nguyen Tran Giang Huong, Nguyen Thi Quynh Nga, Nguyen Hoang Thuyen, Pham Dinh Luyen,
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 – 2016: 114 - 120
Background: The regular implementation review of prescription regulations, prescribing indicators based on
e-prescribing systems is required to ensure safe and rational use of drugs.
Objectives: Evaluate the implementation of prescription regulations, prescribing indicators of outpatients at
University Medical Center Ho Chi Minh City Branch 2.
Methods: Cross-sectional description with stratified random sampling method, used MS Excel 2010 and the
IBM SPSS statistic 20.0 software to survey 400 outpatient prescriptions in June 2015.
Results: Prescriptions to comply with regulations are 92.5%. The mean values of prescribing indicators in
the surveyed hospitals were estimated to be within the WHO values for generics (82.76% vs. 100%) higher than a
report in Thailand 67.4%, antibiotics (33.75% vs. ⩽30 %). Compared to studies carried out in Malaysia reported
antibiotic figures of 36.7%; 23.1% (Referral Hospital) in Thailand. The number of drugs per prescription was
found to be more than the WHO optimal value (4.35 vs. ⩽2) respectively. According to other studies, this
indicator is 3.33 in Malaysia; 4.13 (Referral Hospital) in Thailand.
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Trần Giáng Hương ĐT: 0988608728 Email:
114
Chuyên Đề Dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nghiên cứu Y học
Conclusion: Drug prescription practices in this study is complied with regulations. To achieve the goal
of safe, effective and rational use of drugs, there is a need for adjustment of current prescribing practice in
the hospital.
Key words: drug prescribing, e-prescribing, prescribing indicators.
để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho
ĐẶT VẤN ĐỀ
bệnh nhân ngoại trú, đồng thời giúp lãnh đạo
Thuốc là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến
bệnh viện quản lý, phát hiện các sai sót trong
chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, thuốc là "con dao
chuyên môn, cũng như những tiêu cực trong
hai lưỡi" do đó phải được sử dụng một cách hợp
khám chữa bệnh. Từ những lý do thực tiễn trên,
lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sử dụng
nghiên cứu này đã được tiến hành tại bệnh viện
thuốc hợp lý, an toàn là “việc đảm bảo cho người
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2
bệnh nhận được thuốc thích hợp với yêu cầu của
trong tháng 06/2015. Đồng thời nghiên cứu cũng
lâm sàng, liều lượng phù hợp với từng cá thể,
tiến hành đánh giá so sánh chỉ số kê đơn với một
trong khoảng thời gian vừa đủ và giá thành thấp
số nước trong khu vực Đông Nam Á để có một
nhất cho mỗi người cũng như cho cộng đồng của
cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kê đơn thuốc
họ"(9). Sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm việc
ở các nước khác nhau.
sử dụng quá nhiều thuốc (polypharmacy); sử
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng không do
vi khuẩn; liều lượng trung bình thuốc kháng
Đối tượng khảo sát
sinh và các loại thuốc kê đơn không phù hợp với
400 đơn thuốc điều trị ngoại trú tại khoa
tình trạng bệnh nhân.
khám bệnh bệnh viện Đại học Y Dược Thành
Việc sử dụng thuốc không hiệu quả và hợp
lý là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí điều
trị cho người bệnh, tăng nguy cơ xảy ra các phản
ứng có hại của thuốc, kháng thuốc, giảm chất
lượng của điều trị. Kê đơn là một bước quan
trọng trong quá trình sử dụng thuốc, các thầy
thuốc thường rất thận trọng khi kê đơn để đơn
thuốc chính xác, hợp lý, hợp pháp có đầy đủ các
hướng dẫn cần thiết bảo đảm an toàn cho bệnh
nhân trong quá trình điều trị.
Hiện nay bệnh viện công lập ngày càng quá
tải do số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh ngày
càng tăng, áp lực công việc ngày càng cao dễ dẫn
đến sai sót trong kê đơn. Vì vậy để hạn chế sai
sót trong kê đơn, nhiều bệnh viện đã thực hiện
các biện pháp như kê đơn điện tử, quản lý theo
dõi đơn thuốc bằng phần mềm vi tính trong đó
có bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh cơ sở 2. Tuy nhiên, việc thường xuyên theo
dõi thực hiện tốt quy chế kê đơn và đánh giá các
chỉ số kê đơn theo WHO/INRUD (World Health
Organization and the International Network of
Rational Use of Drugs) vẫn phải được chú trọng
Chuyên Đề Dược
phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 trong tháng 6/2015.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang với phương pháp lấy mẫu
ngẫu nhiên phân tầng, sử dụng MS Excel 2010
và IBM SPSS 20.0 để phân tích thống kê, đánh
giá việc thực hiện quy chế kê đơn và các chỉ số
kê đơn.
Chỉ số kê đơn bao gồm số thuốc kê trung
bình trong một đơn, tỷ lệ phần trăm thuốc được
kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN), tỷ
lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh, tỷ lệ phần
trăm đơn kê có thuốc tiêm và tỷ lệ phần trăm
thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc
thiết yếu (10). Qua khảo sát 400 đơn thuốc ngoại
trú tại khoa khám bệnh BVĐHYD cơ sở 2, một số
chỉ kê đơn WHO/INRUD sau đã được sử dụng
trong nghiên cứu.
Số thuốc kê trung bình trong một đơn thuốc
Số thuốc trung bình/ đơn =
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
115
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
% đơn kê có kháng sinh =
x 100%
Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic
% thuốc được kê
tên generic=
x
100%
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong tổng số 400 đơn thuốc khảo sát, bệnh
nhân có giới tính nữ chiếm tỷ lệ 60,5% cao hơn
gấp 1,5 lần so với nam chiếm tỷ lệ là 39,5%. Xét
cơ cấu phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, bệnh
nhân có độ tuổi dao động từ ≤ 19 tuổi đến > 65
tuổi. Hầu hết các bệnh nhân có địa bàn cư trú ở
một số tỉnh miền Đông Nam Bộ (Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Vũng Tàu…) và Đồng
bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Cần Thơ…) chiếm tỷ lệ 54,75% trong khi
nhóm bệnh nhân cư trú tại TP.HCM chỉ chiếm tỷ
lệ 45,25%. Các đặc điểm nhân khẩu học cơ bản
của mẫu nghiên cứu được mô tả trong Bảng 1.
Bảng 1: Mô tả mẫu nghiên cứu
Đặc điểm nhân khẩu học
Giới tính:
Nam
Nữ
Nhóm tuổi
≤ 19 tuổi
20-29 tuổi
30-39 tuổi
40-49 tuổi
50-59 tuổi
60-65 tuổi
> 65 tuổi
Địa bàn cư trú
Đông Nam Bộ & Đồng bằng Sông Cửu Long
Thành phố Hồ Chí Minh
Trong khoảng thời gian tháng 06/2015 lấy
mẫu tại khoa khám bệnh Bệnh viện ĐHYD cơ sở
2, có 400 đơn thuốc được ghi nhận và đánh giá
theo các nội dung sau
Khảo sát và đánh giá việc thực hiện quy chế
kê đơn
Kết quả khảo sát thực hiện quy chế kê đơn
qua phân tích 400 đơn thuốc ngoại trú được
trình bày ở Bảng 2 và Hình 1.
Bảng 2: Kết quả thực hiện quy chế kê đơn
Số lượng
(%)
đơn
Tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
372
93
Chẩn đoán bệnh
400
100
Liều, số lần dùng thuốc, hướng dẫn
398
99,5
dùng thuốc
Ngày kê đơn
400
100
Thông tin về bác sĩ khám bệnh, kê
400
100
đơn
Thực hiện đúng theo quy chế kê đơn*
370
92,5
Nội dung
116
Tần suất
Phần trăm (%)
Phần trăm tích lũy (%)
158
242
25
78
84
68
84
28
33
39,5
60,5
6,25
19,5
21,0
17,0
21,0
7,0
8,25
39,5
100
6,25
25,75
46,75
63,75
84,75
91,75
100
219
181
54,75
45,25
54,75
100
*= tuân thủ các nội dung bắt buộc trong đơn thuốc (tên,
tuổi, địa chỉ bệnh nhân; liều, số lần dùng thuốc, thời
gian và hướng dẫn dùng thuốc; ngày kê đơn; thông tin
về bác sĩ kê đơn) (1)
Nhờ trang bị hệ thống vi tính có phần mềm
kê đơn điện tử nên việc kê đơn theo đúng quy
định đã được triển khai khá tốt ở bệnh viện, có
92,5% đơn thuốc khảo sát thực hiện đúng Quy
chế. Kết quả này tương đương với nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thanh Tâm về tình hình kê đơn
thuốc ngoại trú tại bệnh viện đa khoa trung tâm
An Giang (2012) là 93% đơn thuốc khảo sát thực
hiện đúng Quy chế kê đơn(6).
Thực hiện đúng theo Quy chế kê đơn là một
trong những tiêu chuẩn bắt buộc đảm bảo kê
đơn thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Mỗi đơn
thuốc phải có đầy đủ các nội dung như: thông
tin của bệnh nhân (tên, tuổi, giới tính, địa chỉ);
bác sĩ (trình độ chuyên môn, tên); ngày kê toa
cũng như các thông tin liên quan đến thuốc như,
Chuyên Đề Dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
dạng bào chế, tên thuốc, liều lượng, số lượng,
cách dùng và cuối cùng là chữ ký của bác sĩ kê
đơn (1). Đơn có ít nhất một nội dung bất kỳ bắt
buộc tuân thủ trong mẫu đơn nhưng không thực
hiện thì được xem là vi phạm Quy chế. Qua khảo
sát, có 7,5% đơn thuốc khảo sát thực hiện chưa
đúng đủ theo quy chế kê đơn. Sai sót gặp trong
đơn như thiếu thông tin bệnh nhân (địa chỉ),
hướng dẫn sử dụng thuốc. Địa chỉ bệnh nhân
phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn,
xã để tiện liên lạc với bệnh nhân nếu có bất kỳ
sai sót y khoa nào xảy ra hoặc thông báo kịp thời
cho bệnh nhân khi hãng sản xuất thông báo
thuốc đã kê có vấn đề cần thu hồi.
Nghiên cứu Y học
Hướng dẫn dùng thuốc phải được ghi đầy
đủ, rõ ràng nhằm tránh tình trạng bệnh nhân
dùng thuốc sai liều, sai thời điểm dùng thuốc
hoặc không tuân thủ điều trị dẫn đến hiệu quả
điều trị của thuốc bị giảm. Đơn không ghi hướng
dẫn dùng thuốc đầy đủ cụ thể có thể dẫn đến
việc bệnh nhân uống thuốc sai thời điểm hoặc
quá liều không tuân trị, từ đó dẫn đến việc điều
trị kém hiệu quả. Điều này chứng tỏ việc kê đơn
tại bệnh viện vẫn còn vấn đề cần được chấn
chỉnh.
Kết quả khảo sát thực hành kê đơn thuốc
Kết quả khảo sát số ngày dùng thuốc được
kê trong đơn được trình bày ở Hình 2.
Hình 2: Số ngày được kê trong đơn
Tùy theo bệnh cấp tính hoặc mãn tính, số
ngày kê đơn kéo dài trong khoảng từ 5- 30 ngày.
Số ngày kê trong đơn là 14 ngày chiếm tỷ lệ cao
ở một số bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do
Helicobacter Pylori, viêm mũi xoang mạn, bệnh
cơ xương khớp (47%). Đối với bệnh nhân mắc
một số bệnh mãn tính như tăng huyết áp, thiếu
máu cơ tim, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ,
viêm gan siêu vi thì số ngày được kê trong đơn
khoảng 20-30 ngày. Đối với nhóm bệnh cấp tính
nhiễm trùng tai mũi họng cấp, sau phẫu thuật
vẹo vách ngăn, cắt amidan thì số ngày kê đơn là
5-7 ngày.
Qua khảo sát nhóm thuốc chống loét dạ
dày tá tràng PPI (ức chế bơm proton) và kháng
sinh chiếm tỷ lệ cao 26% và 21,73%. Tiếp đến là
Chuyên Đề Dược
nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc giảm đau
kháng viêm không steroid và hormon (corticoid)
chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,10%; 11,18% và 9,90%.
Nhóm thuốc điều trị nấm chiếm tỷ lệ thấp nhất
là 0,5%. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại trường hợp kê
2 thuốc trong cùng một nhóm tác dụng dược lý
(8 đơn/2%) như sự kết hợp đồng thời 2 loại thuốc
trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai
là levocetirizin & fexofenadin (3 đơn) hay 2
thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid là
etoricoxib & celecoxib (4 đơn) và meloxicam&
piroxicam (1 đơn). Điều này càng tăng nguy cơ
xảy ra tác dụng phụ, giảm hiệu quả điều trị và
tăng chi phí điều trị trên bệnh nhân.
117
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nghiên cứu Y học
Kết quả nghiên cứu về các chỉ số kê đơn
Có 1739 thuốc được kê trong 400 đơn khảo
sát, số thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,35
thuốc/đơn. Tỷ lệ % đơn kê kháng sinh là 33,75%
trong khi 82,76% thuốc được kê tên generic. Các
chỉ số kê đơn đã được phân tích và so sánh với
mức khuyến cáo của WHO được trình bày ở
Bảng 3.
Bảng 3: Đánh giá chỉ số kê đơn theo WHO (n= 400)
Chỉ số kê đơn
Số thuốc kê trung bình
trong 1 đơn thuốc
Tỷ lệ phần trăm thuốc
được kê tên generic(%)
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có
kháng sinh (%)
Giá trị
Giá trị khuyến
khảo sát cáo theo WHO **
4,35
1,6-1,8
82,76
100
33,75
20,0-26,8
**= trích từ “The development of standard values for the
WHO drug use prescribing indicators,” (Geneva WHO,
2008) (3)
Như đã trình bày ở Bảng 3, số thuốc trung
bình được kê trong đơn là 4,35. Điều này có
nghĩa là trung bình một bệnh nhân được kê 45 loại thuốc/đơn khá cao so với mức khuyến
cáo của WHO (1,6-1,8) (3). Tỷ lệ này thấp hơn
so với nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Trần
Thị Giáng Hương về tính bất hợp lý trong chỉ
định thuốc tại các bệnh viện miền Bắc Việt
Nam là 4,9 thuốc/ đơn (BV tuyến Trung ương);
4,7 thuốc/đơn (BV tuyến tỉnh) (5).
Một nghiên cứu ở Malaysia cho thấy số
lượng trung bình của các loại thuốc được kê đơn
tại phòng khám y tế công cộng ở Kuala Lumpur
là 3,33 (7). Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế
giới cho thấy số thuốc trung bình trong một đơn
thuốc ở các nước phát triển là 1,3 - 2,2; ở các nước
đang phát triển là 1,4 – 4,8 (4). Để đảm bảo việc kê
đơn hợp lý an toàn, khuyến cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới là số thuốc trong một đơn là ít hơn 2 loại
thuốc. Tỷ lệ các phản ứng có hại tăng lên theo
cấp số nhân khi kết hợp nhiều loại thuốc (10). Việc
sử dụng quá nhiều thuốc trong cùng một đơn sẽ
làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng không
mong muốn cũng như tương tác thuốc ảnh
hưởng đến kết quả điều trị và thậm chí có hại
118
cho bệnh nhân sử dụng. Mặt khác kê nhiều
thuốc trong đơn sẽ tổn hại kinh tế cho người
bệnh và gây lãng phí không đáng có trong chi
phí y tế. Qua khảo sát 400 đơn thuốc tại khoa
khám bệnh BVĐHYD cơ sở 2 nhận thấy tỷ lệ
thuốc Generic chiếm tỷ lệ 82,76%. Tỷ lệ này là
khá cao so với nghiên cứu Holloway, K.A (2012)
ở Thái Lan là 67,4% (BV vùng) và 87,9% (BV
huyện) và gần mức khuyến cáo của
WHO/INRUD là 100% thuốc generic (2,3). Số liệu
thống kê số loại thuốc kê trong đơn cho mỗi
bệnh nhân/1 ngày trong 400 đơn khảo sát được
trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4: Số loại thuốc kê trong đơn/ bệnh nhân/ ngày
Số loại thuốc
1
2
3
4
5
6
7
≥8
Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%)
1,0
1,0
8,0
9,0
15,5
24,5
19,75
44,25
30,75
75
12,0
87
4,75
91,75
8,25
100
Như đã trình bày ở Bảng 4, vẫn còn tồn tại
việc kê quá nhiều thuốc trong đơn (≥ 8 loại
thuốc/bệnh nhân/ngày- 8,25%). Tổng số đơn có
kê thuốc kháng sinh là 135 đơn chiếm tỷ lệ
33,75% trong đó có 90 đơn kê 1 kháng sinh (với
tỷ lệ 22,5%), 42 đơn kê 2 kháng sinh (với tỷ lệ là
10,5%) và 3 đơn kê 3 kháng sinh (0,75%). Đơn
thuốc kê 3 kháng sinh gặp ở trong đơn chẩn
đoán viêm loét dạ dày, tá tràng do Helicobacter
pylori (H.pylori) được điều trị theo phác đồ 4
thuốc kết hợp 1 thuốc nhóm ức chế bơm proton
và 3 thuốc kháng sinh. Có 2 phác đồ điều trị H.P
được bác sĩ kê cho bệnh nhân:
Phác đồ 3 thuốc (Amoxcillin+ Levofloxacin+
Omeprazol).
Phác đồ 4 thuốc (Rapeprazol+ Bismuth+
Tetracyclin+ Metronidazol).
Tình trạng kết hợp nhiều loại kháng sinh tuy
chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể 0,75% nhưng
cũng rất đáng quan tâm vì nếu không có sự giám
sát chặt chẽ thì tỷ lệ này sẽ tăng lên một cách
nhanh chóng và đưa đến hiện tượng lạm dụng
Chuyên Đề Dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
kháng sinh. Sự phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết
trong các trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng
với kháng sinh trị liệu hoặc kết hợp kháng sinh
theo phác đồ ngoài ra không nên phối hợp
kháng sinh tùy tiện vì dễ gây đa kháng thuốc và
gây tăng chi phí điều trị. Do đó việc theo dõi kê
đơn, sử dụng kháng sinh và tình hình đề kháng
kháng sinh là rất quan trọng, thiết thực nhằm
cập nhật thông tin cần thiết giúp bác sĩ kê đơn
thuốc một cách an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Tỷ lệ đơn kê có kháng sinh 33,75% cao hơn
so với tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
Bạch Mai- Hà Nội (2013) là 29% (8). Theo nghiên
cứu Saleh, K. và Ibrahim, M. I. M. ở Malaysia cho
thấy tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh là 36,7% và
nghiên cứu Holloway, K. A. (2012) ở Thái Lan là
23,1% (BV vùng) và 44,6% ( BV huyện) (2). Một số
họ kháng sinh phổ biến kê trong đơn được trình
bày ở Bảng 5.
Bảng 5: Tình hình kháng sinh được kê theo họ kháng
sinh
Họ kháng sinh
Số lượt thuốc Tỷ lệ (%)
Phân họ Cephalosporin
70
38,25
Phân họ Penicilin
45
24,59
Quinolon
28
15,30
Nitro-Imidazol
12
6,56
Peptid
12
6,56
Macrolid
9
4,92
Cyclin
7
3,83
Tổng cộng
183
100
Họ kháng sinh Beta-lactam chiếm tỷ lệ cao
nhất 62,84% gồm 2 phân họ Cephalosporin và
phân họ Penicilin chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,25%
và 24,59%; 15,30% kháng sinh họ Quinolon, các
họ kháng sinh khác chiếm tỷ lệ thấp. Theo
nghiên cứu của Trần Nhân Thắng về tình hình
sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Bạch Mai (2013), kháng sinh họ Betalactam được sử dụng phổ biến nhất 44,98% trong
đó phân họ Cephalosporin 29,67%, tiếp theo là
họ macrolid và họ quinolon lần lượt chiếm tỷ lệ
là 20% và 14,01% (8).
Chuyên Đề Dược
Nghiên cứu Y học
KẾT LUẬN
Tình hình kê đơn thuốc tại Bệnh viện Đại
Học Y dược Tp.HCM cơ sở 2 là phù hợp với quy
chế kê đơn tuy nhiên để đảm bảo kê đơn thuốc
an toàn, hợp lý, hiệu quả, nâng cao hơn nữa
công tác chăm sóc sức khỏe người dân thì việc kê
đơn tại bệnh viện vẫn còn một số vấn đề cần
được chấn chỉnh như việc kết hợp quá nhiều
thuốc trong đơn và vẫn còn trường hợp kê 2
thuốc cùng một nhóm tác dụng dược lý. Điều
này làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ,
tương tác thuốc, giảm hiệu quả điều trị và tăng
chi phí điều trị cho bệnh nhân. Phần mềm ứng
dụng tin học tại bệnh viện chưa hỗ trợ việc giám
sát kê đơn thuốc và phát hiện tương tác thuốc,
sai sót trong kê đơn. Một sự đầu tư hợp lý để
nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động kê đơn thuốc, theo dõi tương tác
thuốc là một xu thế tất yếu giúp nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý, điều hành hoạt động
của bệnh viện từ đó cải tiến và nâng cao chất
lượng khám chữa cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Bộ Y tế (2008). Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày
01/02/2008 về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú.
Holloway KA (2012). Thailand Drug Policy and Use of
Pharmaceuticals in Health Care Delivery. Mission Report 1731 July 2012. Bangkok, Thailand: 1-47.
Isah A, Ross-Degnan D, Quick J, Laing R, Mabadeje A (2004).
The development of standard values for the WHO drug use
prescribing indicators. [Cited 2015 Oct 20]. Available from:
/>s/1a2_txt.htm.
Karimi A, Haerizadeh M, Soleymani F, Haerizadeh M, Taheri
F (2014). Evaluation of medicine prescription pattern using
World Health Organization prescribing indicators in Iran: A
cross-sectional study. J Res Pharm Pract, 3(2): 39–45.
Nguyễn Trần Thị Giáng Hương (2010). Nghiên cứu tính bất
hợp lý trong chỉ định thuốc và đề xuất giải pháp nâng cao
tính hợp lý trong sử dụng thuốc tại một số bệnh viện miền
Bắc Việt Nam. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp bộ, Đại
học Y Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012). Khảo sát tình hình kê đơn
thuốc ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang.
Luận văn tốt nghiệp dược sĩ CKI, Đại học Y Dược Hồ Chí
Minh.
Saleh K và Ibrahim MIM (2006). How to rational are drugs
used in Malaysian Primary Health Care sector. Malaysian
Journal of Pharmaceutical Sciences, 4:1-12.
119
Nghiên cứu Y học
8.
9.
10.
120
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Trần Nhân Thắng (2013). Khảo sát tình hình sử dụng kháng
sinh trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai. Y học
thực hành,8:84-88.
World Health Organization (1987). The rational use of drugs Report of the conference of Experts, Nairobi. 1985. [Cited 2015
Oct 20].
Available
from:
/>
11.
WHO (1999). How to investigate drug use in health facilities –
select drug use indicators, WHO/DAP/93.1. [Cited 2015 Oct
20].
Available
from:
/>
Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:
30/10/2015
20/11/2015
20/02/2016
Chuyên Đề Dược